Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dù cuộc sống đầy đủ sung túc, dù đi đâu về đâu nhưng con người ta cũng không toải mài bằng được ở trong ngôi nhà của mình. Dành dụm yêu thương để giữ trong tim mình là điều ai cũng làm được, và đã làm được. Hơn thế, dành tình cảm cho những người mà mình yêu thương, cho gia đình đó là một điều ý nghĩa biết bao. Có một câu nói: : “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. Liệu bạn có được nhà, được gia đình, được hạnh phúc không? Điều đó phụ thuộc vào chính bản thân các bạn.
“Nhà” là nơi mà ta có thể trú nắng, trú mưa bất cứ lúc nào. Nhà là nơi đợi ta về những lúc đi xa. Nhà là nơi chú giúp ta trưởng thành. Nhà là nơi mọi người trong gia đình chung sống với nhau. Mọi sinh hoạt của mọi người hầu hết đều diễn ra ở nhà. Ta có thể đi rất nhiều nơi, ở rất nhiều chỗ nhưng không thể bằng nhà của chúng ta, ta không được quên nơi sinh ra, lớn lên- đó là nhà. Dù đi đâu cũng phải nhớ đường vè nhà. Như vậy, ta đã “Có một nơi để về, đó là nhà”.
“Gia đình” là nơi chứa đựng những yêu thương mà ta dành cho những người thân yêu. Cuộc sống có bao lo toan, vất vả, cuộc sống xô bồ đã làm cho con người ta mệt mỏi, gục ngã. Việc đầu tiên mà người ta nghĩ đến đó chính là gia đình. “ Gia đình” là nơi có cha, có mẹ, có những người thân yêu nhất. Khi chúng ta gục ngã- gia đình, những người thân yêu sẽ nâng chúng ta dậy, sẽ giúp chúng ta đứng lên:
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Dù ta là ai, ta ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào thì gia đình, những người thân yêu vẫn dõi theo bước chân chúng ta trên đường đời nhiều chông gai, vất vả. “Gia đình” là nơi có những ngưới mà ta dành trọn thương cho họ. trong tim mỗi người, dù là người tốt hay xấu, dù bình thường hay tù tội, dù nghèo khổ hay giàu có,… thì họ đều dành trái tim mình những người mà họ yêu thương.
“Hạnh phúc” là gì hả bạn? “Hạnh phúc là một thứ gì đó không thành hình khối, cũng chẳng thể sờ thấy. Mà nó chính là cảm xúc của chúng ta. nếu một điều gì đó làm ta vui- ta sẽ cảm thấy “hạnh phúc”. Nếu ta làm một việc có ý nghĩa- ta sẽ cảm thấy “hạnh phúc”. Hơn tất cả có một nơi để về, có những người để yêu thương ta sẽ thấy hạnh phúc hơn hết. Yêu thương người khác giúp ta hạnh phúc hơn,giúp ta thấy cuộc sống này ý nghĩa biết bao. Nếu như: “ nhà to nhưng gia đình nhỏ” thì ta sẽ không cảm thấy hạnh phúc. Là khi những người trong gia đình không gắn kết, không có tình yêu thương giữa những người thân trong gia đình.
Hiện thực cuộc sống có những gia đình chỉ biết lo kiếm tiền, không chăm lo đến vun ven tình cảm giữa những người thân với nhau. Họ khiến cho con cái chỉ cảm thấy vật chất là đủ, còn tình cảm thi vô cùng thiếu thốn. Trong thực tế, có nhiều gia đình giàu có nhưng không chú trọng đến việc nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm cho con cái. Như thế sẽ khiến cho con cái cảm thấy mình không được coi trọng, không được quan tâm đến , chúng sẽ không muốn về nhà- nơi mà không có sự yêu thương. Những người cha, người mẹ cho rằng tiền có thể mua được tất cả.Nhưng họ hoàn toàn đã nhầm càng có nhiều tiền mà không có tình yêu thương thì con cái họ sẽ càng trở nên xa đọa tinh thần hơn. Có những gia đình nghèo vật chất nhưng lúc nào mọi người trong gia đình cũng đều cảm thấy vui vẻ, đầy đủ. Hạnh phúc là khi ta trở về luôn có những người mà ta yêu thương mở rộng vòng tay đón ta về. Hạnh phúc là khi chúng ta có một mái ấm ngập tàn tình thương. Hạnh phúc khi ta có nhà để về, có những người để yêu thương. Để ai cũng cảm thấy hạnh phúc khi có nhà, có gia đình thì những người thân hay cả xã hội hãy cho họ một ngôi nhà thật đúng nghĩa. Ngay cả những đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa thì xã hội đã có những trại trẻ mồ côi, viện dưỡng lão- những nơi có thể giúp họ hòa nhập với mọi người. Đến xã hội những người không quen biết còn có thể cho họ được có nhà, có gia đình. Vậy thì sao những người trong một gia đình lại không thể cho nhau một gia đình đúng nghĩa? Ông bà, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cháu nên người. Con cháu có nghĩa vụ hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ; phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu.
Bên cạnh những tấm gương tốt về lòng hiếu thảo thì còn có những đứa con bất hiếu, không nghe lời. Vậy hạnh phúc là khi ta có nhà, có gia đình một cách đúng nghĩa. Ở đó giúp ta phát triển không chỉ về thể chất, mà còn cả về tâm hồn của chúng ta; Ở đó định hướng cho ta về sự phát triển của tâm hồn. Nhà, gia đình giúp ta trút bỏ những gánh nặng, lo toan phiền muộn của cuộc sống; giúp ta có thể tâm sự, chia sẻ những buồn vui của cuộc sống. Cảnh gia đình sum vầy, quây quần bên nhau đây cũng là đề tài của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… Nhưng ý nghĩa của nó còn to lớn hơn thế. Vậy bạn đã có cả hai thứ ấy, đã có được hạnh phúc chưa? Và có biết phải làm thề nào để có được hạnh phúc không? Theo tôi nghĩ đó là tùy theo cách hiểu, cách nghĩ và cách thể hiện của mỗi người là không giống nhau. “… Đường tương lai nhiều chông gai và những lúc gian nan làm con ngã quỵ , để con nhớ rằng nơi ấy luôn có một góc bình yên luôn có mẹ cha chờ con tìm về”. Như thế mỗi chúng ta luôn có một góc bình yên của riêng mình. Các bạn hãy giữ hạnh phúc và một góc bình yên của mình bạn nhé!
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình
Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ.
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
"Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-nghi-luan-khoang-12-cau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-suc-lan-toa-cua-nhung-dieu
H/t
Bài viết tham khảo
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.
Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.
Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thăn vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.
tham khảo
Trong bài thơ Bác đến chơi nhà, tác giả đã thể hiện niềm vui của mình khi gặp lại người bạn. Trong câu thơ: Đã bấy lâu nay, bác đến chơi nhà, sự lúng túng khi gặp lại người bạn của mình (như) cậu bé mới được nhận kẹo vậy. Và không thể chuẩn bị đồ ngon cho bn mình chỉ vài món đơn giản nhưng bạn của tác giả ko hề chê bai. Đây là thể hiện một tình bạn ko hề có vật chất. Chỉ có tình bạn chân thành, thật ngưỡng mộ tình bạn của họ, dù (như) núi với mây rất ít khi gặp nhau nhưng tình bạn vẫn nên (như) núi trong xanh (như) mây nhưng khi gặp nhau thời gian đối với họ( như) ngưng đọng. Nói mãi vẫn ko ht, chỉ cần gặp nhau thôi trên môi ai cũng nở nụ cười khi gặp lại người bạn thân thiết của mình. Chân thành sẽ đổi đc chân thành tình bạn có sự chân thành thì sẽ bền lâu. Bài thơ với tình bạn đáng quý kết câu có phần hơi hóm hĩnh của tác giả, niềm vui của tác giả đã gây ấn tượng với người nghe khó mà quên đc tình bạn tuyệt vời này. Tình bạn của tác giả thật đáng khâm phục.
Tham khảo nha em:
Lê nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi". Vậy học là gì? Học là một quá trình tích lũy tri thức vô cùng gian khó và vất vả. Hơn thế nữa trong quá trình ấy người tiếp thu kiến thức phải có một tinh thần học tập đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả. Tiêu biểu chính là tự học. Thực tế cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tinh thần tự học. Như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách. Thật vậy, tự học đóng vai trò rất quan trọng trên con đường học tập của mỗi người. Nó sẽ giúp bạn có động lực và đưa bạn đến nhiều chân trời mới hơn. Ấy thế mà vẫn còn những bạn lười học, ỷ lại vào cha mẹ. Đáng xấu hổ! Chính vì vậy, mỗi người phải tự giác học tập. Cạnh đó hãy áp dụng những điều mình đã học vào thực tế cuộc sống, biến lý thuyết thành những bài học của riêng bản thân mình.
Tham khảo
Có lẽ trong các trường học đều có câu khẩu hiệu là: ''Học, học nữa, học mãi'' để khẳng định cho việc học hành. Học hay tự học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà là mãi mãi, là cả đời. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cả của các em là chăm ngoan, cố gắng học giỏi. Bởi vì sao? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Tự học là tốt cho bản thân. Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc tự học của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.
Tham khảo
Triết gia Pháp Rene Descartes từng nói “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua”. Sách là kết tinh của tri thức, trí tuệ và tâm hồn. Như một ngọn lửa bé nhỏ mà sáng rực, sách không những bồi đắp cho dòng chảy tri thức con người giàu phù sa, là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ mà còn có sức mạnh thắp sáng tâm hồn nhân loại. Xóa tan u buồn, thất vọng hay nhắc nhở những ai còn non trẻ tránh sai lầm là sứ mệnh của “người bạn trung thành” này, bởi lẽ sách sinh ra là vì sự tiến bộ không ngừng của con người. Bầu bạn với sách là cách dễ nhất để tâm tĩnh tại, tầm nhìn rộng mở để rồi khám phá được muôn điều hay, mới lạ, trong đó có cả cái hay của tác giả lẫn cái tốt của giá trị cuộc sống, tri thức từ xa xưa đến nay. Ôi! Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao với những tấn bi kịch người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám phải gánh chịu để hiểu rõ được bất công của xã hội và càng thấm thía hơn giá trị cuộc sống tự do, công bằng, bác ái. Hay “Hạt giống tâm hồn” với các câu chuyện cổ tích đời thường, bài học nhân văn, lời khuyên quý báu để ta vững chắc từng bước đi trên đường đời. Bên cạnh đó, vẫn còn những loại sách vô bổ đang làm xấu vầng hào quang trí tuệ, chúng ta cần có sự chọn lọc thích hợp để làm giàu Trí và Tâm một cách hoàn hảo nhất