Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn 1 | Đoạn 2 | Đoạn 3 | |
---|---|---|---|
Đặc điểm nổi bật | Dế Choắt gầy gò, ốm yếu | Vùng Cà Mau thơ mộng, hùng vĩ | Sức sống mùa xuân |
Câu văn liên tưởng, so sánh (chứa từ, hình ảnh) | - người gầy gòvà dài lêu nghêu như... - ...cánh chỉ ngắn củn... - Đôi càng bè bè... - Râu ria gì mà cụt... | - ...chi chít như mạng nhện - ...trời xanh,... - ...ngày đêm như thác, cá bơi... - ...con sông rộng hơn ngàn thước, ... rừng đước... | - ...sừng sững như một tháp đèn... - hàng ngàn bông hoa ... ngọn lửa hồng ... búp nõn ... ánh nến trong xanh... |
- Người viết cần có năng lực quan sát, liên tưởng, so sánh chính xác, tinh tế.
- Sự độc đáo của liên tưởng, so sánh : chân thực, tinh tế đồng thời gợi mở những hình ảnh liên tưởng đa dạng, phong phú.
Câu 3* (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Những từ bị lược : ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống, như hai dãy trường thành vô tận.
- Những từ đó tạo nên sự sinh động, giàu hình ảnh, gợi trí tưởng tượng.
Luyện tập
Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. (1) Gương bầu dục - (2) Cong cong - (3) Lấp ló - (4) Cổ kính - (5) Xanh um
b. Tác giả đã quan sát, lựa chọn hình ảnh đặc sắc tả về : mặt hồ, cầu Thê Húc, dền Ngọc Sơn, gốc đa, Tháp Rùa.
Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc : rung rinh, bóng mỡ; răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp; râu dài, cong; đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cần chú ý đến : - Vẻ ngoài
- Đồ dùng bên trong
Câu 4 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Hình ảnh liên tưởng quang cảnh buổi sáng :
- Mặt trời : quả cầu lửa, lòng đỏ trứng sáng lóa
- Bầu trời : Lăng kính xanh ngắt, chiếc lồng kính
- Hàng cây : những cái cột xanh lá biết rung rinh
- Núi : chiếc dùi chọc trời
- Ngôi nhà : chấm màu giữa không gian xanh
Câu 5 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Tham khảo :
Ấy là vào một chiều hè lộng gió, chiều chủ nhật, tôi được bố dẫn đến một khúc sông xanh ngắt, xa thành phố, xa ồn ào. Lần đầu tiên tôi được thấy tận mắt một nơi đẹp vậy. Nhìn từ xa dòng sông dài uốn lượn như mình con rắn bò trườn. Bến sông là những rặng tre um tùm, bờ bên kia một cánh đồng bát ngát những hàng ngô xanh bất tận tưởng như không bị cắt đứt, những bác nông dân đang cặm cụi chăm bón. Trên sông vài chiếc thuyền, chiếc đò thả, kéo nào cá nào tôm. Ở đây có một bãi cỏ rất rộng, xanh mượt, những đứa trẻ tầm trạc tuổi tôi đang chơi bóng, nghịch đất bên bờ sông. Một khung cảnh thôn quê thật thanh bình biết bao.
Câu 1 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Lớp học chuyển sang giờ tập viết, thầy Ha- men đã chuẩn bị sẵn cho mọi người những mẫu chữ thật đẹp treo trước bàn học như những lá cờ nhỏ “Pháp, An Dát”. Cả lớp ai cũng đều chăm chú hết sức, không gian xung quanh im lặng như tờ. Những học trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ với tấm lòng yêu mến tiếng Pháp. Trên những mái nhà lớp học, tiếng chim bồ câu gật gù khe khẽ…
Câu 2 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tả bằng miệng hình ảnh thầy giáo Ha-men
Mở bài: giới thiệu chung về thầy Ha-men
+ Người yêu nước tha thiết
+ Gắn bó với tiếng Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ
+ Là người làm gương giữ tiếng mẹ đẻ
Thân bài: Miêu tả chi tiết đặc điểm về thầy Ha-men
- Ngoại hình:
+ Thầy mặc lễ phục đẹp hơn mọi ngày ( áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn màng, chiếc mũ lụa đen thêu.
- Cử chỉ, hành động:
+ Thầy không đi lại trong lớp với cây thước cắp nách như ngày thường
+ Chốc chốc đang giảng thầy đứng lặng im, đăm đăm nhìn đồ vật quanh mình.
+ Nghe tiếng chuông nhà thờ điểm 12h, tiếng kèn của lính Phổ xâm lược, thầy tái nhợt, nghẹn ngào.
+ Thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết.
- Thái độ, lời nói:
+ Thái độ ân cần, âu yếm với học sinh, trò đến muộn, thầy không bộc lộ giận dữ mà chỉ bộc lộ yêu thương, trìu mến
+ Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên thầy vẫn đủ kiên nhẫn dạy tới khi hết chương trình.
Kết bài:
Cảm nghĩ của em về thầy Ha-men và tình cảm của em đối với tiếng mẹ đẻ.
Câu 3 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.
Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:
+ Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ
+ Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ
+ Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con
+ Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học
câu 1: - Lịch sử loài người cho ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người kể từ khi nó xuất hiện trên Trái Đất. Khoa học, đặc biệt là Khảo cổ học và Cổ sinh học, đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật cấp thấp lên động vật cấp cao. Đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.
Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, lá và cả động vật nhỏ. Xương hoá thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam.
- Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc) v.v… Ở Thanh Hoá (Việt Nam), tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của người cổ đó.
Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đối: tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn của loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, Người tối cổ đã là người. Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
- Cuối thời kỳ này, khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người tinh khôn hay còn gọi là Người hiện đại.
Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như chúng ta ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt, tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người. Di cốt Người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.
Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy từ vượn thành Người tối cổ. Cũng từ đấy, khi lớp lông mỏng trên người không còn nữa, ở Người tinh khôn lại xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, da đen và da trắng. Đó là ba chủng tộc lớn.
Câu 2:
Soạn bài: Vượt thác (Võ Quảng)
Xem thêm: Tóm tắt: Vượt thác
Câu 1 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Bố cục văn bản:
- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Câu 2 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)
+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng
+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”
+ Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình
- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ
-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
- Cảnh con thuyền vượt sông:
+ Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt
+ Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng
- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:
+ Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe
+ Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ
- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:
+ Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”
+ Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
+ Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà
=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách
Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.
-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.
-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
Câu 5 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.
- Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội
+ Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.
Câu 3:
1. "Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như [...] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên."
Câu văn trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa tả nhà văn Lê Lựu đã bị lược đi mấy chữ. Em lựa chọn hình ảnh nào trong các hình ảnh sau để thay vào chỗ có dấu ba chấm cho hợp lí :
A - một người nông dân
B - một người công nhân
C - một gã thợ cày
D - một anh thanh niên
2. Đây là đoạn văn của Ngô Văn Phú :
"Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy... "
a) Những hình ảnh sau đây so sánh mầm măng khác với cách so sánh của Ngô Văn Phú. Theo em, hình ảnh nào trong số những hình ảnh sau có thể vận dụng được để so sánh trong câu : Măng trồi lên nhọn hoắt...
A - như một cây mác khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
B - như một pháo đài xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
C - như một mũi tên khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
D - như một viên đạn khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
b) Hãy cho biết vì sao em lại chọn hình ảnh ấy để so sánh và vì sao những hình ảnh kia lại không dùng được.
3. Để miêu tả nhân vật hoàng tử và công chúa trong các câu chuyện cổ theo trí tưởng tượng của bản thân, một bạn đã liệt kê ra các chi tiết đặc sắc sau đây :
A - Thân hình mảnh dẻ
B - Đôi mắt sáng
C - Gầy gò, yếu ớt
D - Gương mặt vuông vức, cương nghị
Đ - Cưỡi ngựa, vai đeo cung, tay cầm gươm
E - Dáng đi lật đật, vội vã
G - Da trắng như tuyết
H - Đôi mắt tinh quái
I - Khuôn mặt dịu dàng, thanh thản
K - Người cao lớn, cường tráng
L - Tiếng cười hồn nhiên, trong sáng
M - Chân đi hài
N - Hàm răng đen nhánh
a) Từ sự tưởng tượng của mình, em hãy chỉ ra các chi tiết phù hợp với nhân vật hoàng tử và công chúa.
b) Theo em, những chi tiết nào không phù hợp với cả hai nhân vật trên ? Vì sao ?
Gợi ý làm bài
3. b) Trong các chi tiết nêu ở bài tập này, có những chi tiết không phù hợp với cả hai nhân vật hoàng tử và công chúa : chẳng hạn, chi tiết mái tóc bạc trắng thường dùng để chỉ người già, cao tuổi,... còn công chúa và hoàng tử thì rất trẻ, chưa thể có mái tóc bạc trắng được. Theo cách này, em hãy tìm các chi tiết không phù hợp còn lại trong bài tập.
Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả
I. Thế nào là văn miêu tả
Câu 1: Các tình huống
- Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà.
- Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại.
- Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó.
Trong cả ba tình huống trên, cần sử dụng miêu tả để giúp người giao tiếp với mình có thể hình dung được đối tượng được nói tới. Chúng ta có thể gặp rất nhiều những tình huống tương tự như thế này trong thực tế.
Câu 2: Hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt:
(1) Từ đầu cho đến "đứng đầu trong thiên hạ."
(2)Từ "Cái chàng Dế Choắt" cho đến "nhiều ngách như hang tôi."
a. Tác giả miêu tả để giúp người đọc hình dung ra được hình ảnh của hai chú dế một cách cụ thể, chân thực; khắc hoạ đậm nét đặc điểm tính cách khác biệt của hai nhân vật này. Dế Mèn khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ và có vẻ kiêu ngạo. Dế Choắt thì ốm yếu bẩm sinh, tính tình chậm chạp, nhút nhát.
b. Những chi tiết giúp em hình dung ra hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt:
– Dế Mèn: một chàng dế thanh niên cường tráng; đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở kheo nhọn hoắt, sắc như dao; đôi cánh dài kín tận chấm đuôi; người màu nâu bóng; đầu to, nổi từng tảng; răng đen nhánh, lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp; râu dài uốn cong…
– Dế Choắt: thân hình gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn củn đến sống lưng; đôi càng bè bè, nặng nề; râu cụt một mẩu; mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ; tính nết ăn xổi ở thì (qua đánh giá của Dế Mèn) …
II. Luyện tập
Câu 1:
a.
– Đoạn (1): tái hiện hình ảnh Dế Mèn với vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ…
– Đoạn (2): tái hiện hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên…
– Đoạn (3): tái hiện sinh động khung cảnh nhiều loài sinh vật trên một vùng bãi ven hồ ao ngập nước sau cơn mưa.
b.
– Để làm nổi bật hình ảnh cường tráng, mạnh mẽ của Dế Mèn, tác giả đã sử dụng các hình ảnh đặc tả ngoại hình: (xem chi tiết ở phần trên).
– Để làm nổi bật vẻ nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên của chú bé liên lạc, tác giả đã sử dụng các hình ảnh: loắt chắt, xắc xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, như con chim chích nhảy trên đường, …
– Để tái hiện cảnh ao hồ: nước dâng trắng mênh mông, nước đầy, nước mới; cua cá tấp nập; nhiều loài chim kiếm mồi; tranh mồi cãi nhau om sòm; anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào.
Câu 2:
a. Với yêu cầu này, khi viết có thể nêu ra các đặc điểm:
– Những cơn gió heo may đến như thế nào?
– Lá rụng, cánh đồng (đường phố) lạnh lẽo ra sao?
– Con người đón những cái rét đầu tiên trong một tâm trạng thế nào?
Gợi ý: Bầu trời xám xịt, nặng nề; cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ; gió lạnh buốt xương; …
b. Cần chú ý những đặc điểm sau của khuôn mặt mẹ:
– Hình dung về cả khuôn mặt (đẹp dịu hiền, …)
– Đôi mắt mẹ (thâm quầng do luôn thức khuya bận bịu, …)
– Những chiếc răng (nhỏ, trắng, xinh,…) gắn với nụ cuời duyên dáng, ...
– Sống mũi thẳng, hàng mi cong tự nhiên,…
Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả
I. Thế nào là văn miêu tả
Câu 1: Các tình huống
- Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà.
- Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại.
- Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó.
Trong cả ba tình huống trên, cần sử dụng miêu tả để giúp người giao tiếp với mình có thể hình dung được đối tượng được nói tới. Chúng ta có thể gặp rất nhiều những tình huống tương tự như thế này trong thực tế.
Câu 2: Hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt:
(1) Từ đầu cho đến "đứng đầu trong thiên hạ."
(2)Từ "Cái chàng Dế Choắt" cho đến "nhiều ngách như hang tôi."
a. Tác giả miêu tả để giúp người đọc hình dung ra được hình ảnh của hai chú dế một cách cụ thể, chân thực; khắc hoạ đậm nét đặc điểm tính cách khác biệt của hai nhân vật này. Dế Mèn khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ và có vẻ kiêu ngạo. Dế Choắt thì ốm yếu bẩm sinh, tính tình chậm chạp, nhút nhát.
b. Những chi tiết giúp em hình dung ra hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt:
– Dế Mèn: một chàng dế thanh niên cường tráng; đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở kheo nhọn hoắt, sắc như dao; đôi cánh dài kín tận chấm đuôi; người màu nâu bóng; đầu to, nổi từng tảng; răng đen nhánh, lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp; râu dài uốn cong…
– Dế Choắt: thân hình gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn củn đến sống lưng; đôi càng bè bè, nặng nề; râu cụt một mẩu; mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ; tính nết ăn xổi ở thì (qua đánh giá của Dế Mèn) …
II. Luyện tập
Câu 1:
a.
– Đoạn (1): tái hiện hình ảnh Dế Mèn với vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ…
– Đoạn (2): tái hiện hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên…
– Đoạn (3): tái hiện sinh động khung cảnh nhiều loài sinh vật trên một vùng bãi ven hồ ao ngập nước sau cơn mưa.
b.
– Để làm nổi bật hình ảnh cường tráng, mạnh mẽ của Dế Mèn, tác giả đã sử dụng các hình ảnh đặc tả ngoại hình: (xem chi tiết ở phần trên).
– Để làm nổi bật vẻ nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên của chú bé liên lạc, tác giả đã sử dụng các hình ảnh: loắt chắt, xắc xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, như con chim chích nhảy trên đường, …
– Để tái hiện cảnh ao hồ: nước dâng trắng mênh mông, nước đầy, nước mới; cua cá tấp nập; nhiều loài chim kiếm mồi; tranh mồi cãi nhau om sòm; anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào.
Câu 2:
a. Với yêu cầu này, khi viết có thể nêu ra các đặc điểm:
– Những cơn gió heo may đến như thế nào?
– Lá rụng, cánh đồng (đường phố) lạnh lẽo ra sao?
– Con người đón những cái rét đầu tiên trong một tâm trạng thế nào?
Gợi ý: Bầu trời xám xịt, nặng nề; cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ; gió lạnh buốt xương; …
b. Cần chú ý những đặc điểm sau của khuôn mặt mẹ:
– Hình dung về cả khuôn mặt (đẹp dịu hiền, …)
– Đôi mắt mẹ (thâm quầng do luôn thức khuya bận bịu, …)
– Những chiếc răng (nhỏ, trắng, xinh,…) gắn với nụ cuời duyên dáng, ...
– Sống mũi thẳng, hàng mi cong tự nhiên,…
Câu 1.
a. Kiều phương là người có tài năng về hội họa, rất hồn nhiên và nhân hậu.
- Hình ảnh :
+ Ngoại hình : nhỏ nhắn, mặt mày và quần áo luôn lấm lem nhọ nồi và các vệt màu.
+ Lời nói : rất hồn nhiên, không hề tỏ ra bực bội khó chịu với người khác.
+ Hành động : luôn hoạt bát, vui vẻ ; chăm chỉ với công việc sáng tác tranh. Khi bị rầy la thì xịu xuống một lúc rồi lại véo von ca hát và làm việc.
b. Anh của Kiều Phương là người hẹp hòi, ghen tị. Hình ảnh người anh trong bức tranh của Kiều Phương khác với người anh trong hiện thực. Tuy nhiên, bức tranh đã làm cho người anh hối hận và nhận ra mình phải phấn đấu hơn nữa.
Câu 2. Miêu tả người anh, chị hoặc em của mình.
- Ngoại hình ?
- Lời nói ?
- Hành động ?
- > Nhận xét ?
Câu 3. Miêu tả đêm trăng nơi em ở.
A. Mở bài : Giới thiệu không gian, thời gian ngắm trăng.
B. Thân bài :
Miêu tả đêm trăng :
- Bầu trời đêm ?
- Vầng trăng ?
- Cây cối ?
- Nhà cửa ? Đường ?
Trình tự miêu tả : trời vừa tối, tối hẳn, đêm khi về khuya.
c. Kết bài : Cảm nghĩ về đêm trăng.
Câu 4. Tả bình minh trên biển.
- Mặt trời đội biển nhô màu mới.
- Bầu trời như một tấm gương xanh được lau không chút bụi.
- Mặt biển êm ả, sóng gợn lăn tăn, vỗ vào bờ cát êm rì rào thật êm ả.
- Bãi cát phẳng phiu, những con còng gió với những chiếc càng lớn sặc sỡ nhưng chạy rất nhanh.
- Những con thuyền căng phồng cánh buồm nâu như những con bướm khổng lồ đang băng băng về phía mặt trời.
Câu 5. Từ truyện Thạch Sanh các em có thể tượng ra người dũng sĩ :
- Ngoại hình : to lớn, vạm vỡ, da màu đồng thau, chắc gọn, đặc quánh như chất sừng chất mun, ngực nở vồng lên như cánh cung lớn, những bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, săn chắc.
- Hành động : hướng về điều nghĩa rất tận tâm nhiệt tình ; tiêu diệt cái Ác một cách quyết liệt.
Dùng những thứ vũ khí khó ai sử dụng nổi. (Cây cung hàng chục người giương, cây gậy nặng hàng tạ…)
- Lời nói : thẳng thắn trung thực…
Câu 1 (trang 35 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Nhân vật Kiều Phương:
+ Hình dáng: gầy, mặt lọ lem, tóc ngang vai, dáng vẻ thanh mảnh
+ Lời nói: nhẹ nhàng, hóm hỉnh
+ Hoạt động: say sưa vẽ tranh, hoạt bát, khi bị mắng thì xịu mặt xuống rồi lại hát véo von và làm việc
b, Anh trai của Kiều Phương
+ Người anh của Kiều Phương là người ích kỉ, hẹp hòi, vô tâm. Người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương khác. Người anh trong bức tranh của Kiều Phương là người mơ mộng, trong sáng và suy tư.
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý kể về người anh/ chị mình:
- Mở bài: Giới thiệu qua về anh chị: tuổi, nghề nghiệp
- Thân bài: Kể và tả chi tiết:
Hình dáng: đặc điểm về khuôn mặt, dáng người, mái tóc, đôi mắt… (chọn ra đặc điểm nổi bật nhất đặc tả)
Tính tình: nêu những đức tính tốt của anh/ chị đó ( hiền hòa, cởi mở, hài hước, sâu sắc…)
Trong cách ứng xử với mọi thành viên trong gia đình
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với anh/ chị đó.
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
a,
- Mở bài: Không gian, địa điểm của đêm trăng
- Thân bài: Miêu tả chi tiết đêm trăng
+ Hình ảnh bầu trời: cao, nhiều sao
+ Vầng trăng: tròn, sáng tỏ mọi vật
+ Cây cối một màu đen, khi có trăng những phiến lá sáng lấp lánh
+ Nhà cửa sáng rực ánh điện, ánh sáng hắt qua các ô cửa kính muôn màu
b, Có thể sử dụng các hình ảnh so sánh:
+ Bầu trời được điểm tô bởi những ngôi sao nhỏ xíu như những viên kim cương lấp lánh đính trên một bộ váy đen tuyệt đẹp.
+ Vầng trăng tròn như chiếc đĩa bạc khổng lồ, lấp lánh.
Kết bài: Nêu cảm xúc của em về đêm trăng (cảm giác trong lành, thanh bình).
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Tả cảnh biển (chọn biển Nha Trang)
Mở bài: Dịp nghỉ lễ, nghỉ hè em theo gia đình tới biển Nha Trang nghỉ mát
Thân bài: Khung cảnh biển Nha Trang
+ Cảnh biển vào buổi sáng: mặt nước trong xanh, sóng nhẹ vỗ vào bờ, mặt trời nhô lên từ biển
+ Mọi người nô đùa, tắm biển đông vui, ồn ào
+ Cảnh biển khi mặt trời lên cao: bầu trời cao vời vợi, nước biển xanh ngọc bích, sóng dào dạt vào bờ.
+ Trên bờ biển vắng người, chỉ có những bãi cát dài lấp lánh dưới nắng, chỉ có những cánh hải âu trên không
Kết bài
Nêu cảm xúc của em khi được đi du lịch biển.
Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh người dũng sĩ trong trí tưởng tượng của em:
+ Người dũng sĩ sinh ra trong có ai đó gặp nạn
+ Hình dáng: cao to, vạm vỡ, gương mặt trẻ trung
+ Hành động: hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người yếu thế, tiêu diệt kẻ xấu
+ Dũng sĩ: có sức khỏe phi thường, có thể đánh bại mọi kẻ xấu
+ Phẩm chất nổi bật của dũng sĩ: dũng cảm, kiên cường, hào phóng, hào sảng.
Tham khảo nha:
=>
Bài tập 1
Gơi ý: Tả miệng theo đoạn văn của A. Đô - đê
Lưu ý : Giờ học gì?
Thầy Ha-men làm gì?
Học sinh của thầy làm gì?
Không khí trường, lớp lúc ấy như thế nào?
Âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý?
Bài tập 2
Gơi ý: Tả miệng chân dung thầy Ha-men
Lưu ý : - Dáng người, nét mặt, quần áo của thầy như thế nào?
- Giọng nói, lời nói, hành động của thầy ra sao?
- Cảm xúc cua bản thân về thầy Ha-men.
Bài tập 3
Gợi ý: Nói về phút giày cảm động của thầy, cô giáo cũ.
Tả kĩ buổi thăm thầy.
+ Em đi cùng ai?
+ Tâm trạng của em như thế nào?
+ Cảnh nhà thầy sau 5 năm gặp lại có gì đặc biệt?
+ Thầy đón trò như thế nào?
+ Nét mặt, lời nói, cái bắt tay, câu nói nào của thầy mà em nhớ nhất..?
Câu 1: Dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu đối tượng được miêu tả: cảnh lớp học trong giờ tập viết.
b. Thân bài
- Miêu tả chi tiết cảnh lớp tập viết:
+ Cảnh thầy Ha-men chuẩn bị cho giờ tập viết: những tờ mẫu chữ được treo trước bàn học; trong tờ mẫu có viết bảng "chữ rộng" rất đẹp.
+ Cảnh học sinh tập viết: Cả lớp hết sức chăm chú học viết; âm thanh (chỉ nghe tiếng ngòi bút sột soạt trên trang giấy, nghe thấy cả tiếng chim bồ câu gù khe khẽ trên mái nhà)
c. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về giờ tập viết này.
Câu 2: Tả lại bằng miệng về hình ảnh thầy Ha–men trong truyện ngắnBuổi học cuối cùng:
a. Mở bài
- Giới thiệu chung về thầy Ha–men:
+ Là người yêu nước tha thiết
+ Yêu tiếng mẹ đẻ: tiếng Pháp.
+ Là tấm gương trong việc giữ gìn, bảo vệ tiếng mẹ đẻ và tình cảm đối với quê hương, đất nước.
b. Thân bài
- Ngoại hình:
+ Để tôn vinh buổi học cuối cùng, thầy vận y phục đẹp khác hẳn so với những ngày bình thường.
+ Thầy mặc chiếc áo rơ–đanh–gốt mà xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng cho những hôm nào có thanh tra hoặc phát thưởng.
- Cử chỉ, hành động:
+ Không giống với những giờ học bình thường: Thầy đi đi lại lại với cây thước sắt cặt dưới nách. Rồi trong lúc giảng bài, chốc chốc thầy lại đứng lặng im, mắt đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy..thầy thấy tan nát lòng vì chỉ ngày mai thôi, thầy phải từ gãi tất cả những vật ấy, những khung cảnh ấy.
+ Nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm 12 giờ và tiếng kèn của bọn lính phổ xâm lước, người thầy Ha-men tái nhợt, thầy nghẹn ngào không nói được thành lời.
+ Việc làm của thầy trong buổi học cũng lạ hơn so với ngày thường: thầy để cho các dân làng vào dự lớp.
+ Buổi lên lớp cuối cùng này, thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng tất cả trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết vô bờ đối với tiếng mẹ đẻ. Bởi thế, giờ học có sức tác động lớn đến tâm hồn trẻ thơ. "Hôm nay ... hết sức chú ý". Thầy giảng giải "Khi một dân tộc ... chốn lao tù". "Tất cả những điều thầy nói ... kiên nhẫn giảng giải đến thế".
+ Hành động cuối cùng trong buổi học của thầy: "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM !" là hành động biểu hiện tập trung nhất lòng yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ của thầy.
- Thái độ, lời nói:
+ Thái độ ân cần, âu yếm, vị tha đối với học sinh. Thấy trò đến lớp muộn, thầy không giận dữ mà bộc lộ rõ cử chỉ yêu thương, trìu mến.
+ Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm và kiên nhẫn dạy cho hết buổi.
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về thầy Ha-men. Tình cảm của em với tiếng mẹ đẻ.
Câu 3: Lập dàn ý cho bài văn nói với đề văn sau:
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, em cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh người thầy ấy trong phút giây xúc động vì được gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.
a. Mở bài
- Em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ nhân ngày 20 – 11.
b. Thân bài
- Miêu tả thầy giáo với đặc điểm.
+ Khuôn mặt hiền từ, nhiều nếp nhăn, đốm đồi mồi.
+ Mái tóc rất nhiều sợi bạc.
+ Mắt đeo kính dày, nheo mắt vì không thấy rõ.
+ Miệng luôn nở nụ cười khi nhận ra học trò cũ của mình.
- Thái độ của thầy khi nhận ra học trò cũ của mình mừng rỡ, cái bắt tay êm dịu.
- Tập trung tả hình ảnh thầy giáo trong giây phút xúc động gặp lại người học trò cũ của mình:
+ Nỗi vui mừng đột ngột hiện lên trên khuôn mặt, thái độ và cử chỉ của thầy khi mẹ em đến chúc mừng thầy.
+ Nỗi vui mừng lắng lại trong tình thầy trò sâu nặng khi thầy cùng mẹ em ôn lại những kỉ niệm xưa.
+ Niềm tin tưởng ánh lên trong đôi mắt khi thầy tiễn mẹ con em ra về (Kết hợp tả ngoại hình, trang phục của thầy).
c. Kết bài
- Em nhớ mãi hình ảnh thầy giáo đáng kính của mẹ.
Luyen noi van mieu ta
I. hoat dong thuc hanh.
II. Thuc hanh luyen noi.
(----The and ----)