K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2017

Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:

   + Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.

   + So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…

Thêm 1 câu cảm thán và 1 tình thái từ vào đoạn văn sau:“Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” được coi là một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta. Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. “Bình Ngô đại cáo” ra đời gắn với mốc...
Đọc tiếp

Thêm 1 câu cảm thán và 1 tình thái từ vào đoạn văn sau:
“Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” được coi là một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta. Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. “Bình Ngô đại cáo” ra đời gắn với mốc lịch sử vô cùng trọng đại của dân tộc. Mùa xuân năm 1428, sau chiến thắng giặc Minh, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết bài cáo để thông báo tới toàn thể nhân dân về chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Về nội dung, bài cáo là lời khẳng định đanh thép về độc lập chủ quyền, về chiến thắng Lam Sơn hào hùng và nền hòa bình dân tộc. Ngay từ những câu thơ mở đầu, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng "nhân nghĩa" của Nguyễn Trãi là làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc, vì dân mà đứng lên diệt trừ bạo tàn, xâm lược. Bằng giọng điệu hào hùng, khí thế, Nguyễn Trãi liên tiếp liệt kê hàng loạt yếu tố để xác lập trọn vẹn nền độc lập dân tộc. Đó là "nền văn hiến", "núi sông bờ cõi", "phong tục", "lịch sử" và "hào kiệt". Các cụm từ "từ trước", "vốn ", "đã lâu", "đã chia", "bao đời", "cũng khác" liên tiếp dồn dập nhấn mạnh tầm vóc lịch sử lâu đời của dân tộc Đại Việt. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi cũng điểm danh một loạt các triều đại của nước ta "Triệu, Đinh, Lý, Trần" song song với các triều đại phương bắc như "Hán, Đường, Tống, Nguyên". "Mỗi bên xưng đế một phương", dân tộc ta đứng ngang hàng, không hề thua kém. Với những yếu tố đó, Nguyễn Trãi đã nâng tầm chân lý độc lập và khẳng định vị thế dân tộc. “Bình Ngô đại cáo” vì lẽ đó trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta.

0
4 tháng 4 2018

Nếu thế kỉ XI lũ giặc Tống hồn siêu phách lạc khi nghe âm hưởng của bài thơ thần Nam quốc sơn hà vang lên bên bến sông Như Nguyệt; hay đến thế kỉ XX thực dân Pháp cũng chẳng còn cái cớ nào cho là "khai hóa, mẫu quốc" An Nam sau khi nghe những lời dõng dạc của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập, thì ở thế kỉ XV, sao chúng ta quên được áng "thiên cổ hùng văn" Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Ra đời sau chiến thắng giặc Minh của quân khởi nghĩa Lam Sơn, bài cáo đã vút cao tinh thần độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước mãi còn ghi nhắc đến muôn đời. Cho mãi đến ngày nay, Bình Ngô đại cáo vẫn là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc mình.

Một tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập thì trước hết tác phẩm ấy phải viết trong hoặc sau một cuộc chiến. Nội dung của bản tuyên ngôn bao giờ cũng có ba nội dung: khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc; tuyên bố thắng lợi; tuyên bố hòa bình. Đối chiếu với những tiêu chuẩn ấy, Bình Ngô đại cáo đáp ứng đầy đủ. Sau chiến thắng giặc Minh, vào mùa xuân năm 1428, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết bài cáo để thông báo nền độc lập dân tộc, chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn và tuyên bố nền hòa bình sau hai mươi năm ròng rã ách đô hộ và chiến tranh. Vì thế khúc tráng ca bất diệt ấy lại trở thành một khúc khải hoàn về một kỉ nguyên mới của dân tộc, kỉ nguyên hoàn toàn độc lập, tự do.

Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng, giọng điệu đầy hào hùng, khí thế, Bình Ngô đại cáo đã mở màn với những lời khằng định "Đại Việt là đất nước của chúng ta":

Như nước Đại Việt ta từ trước

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Với thủ pháp liệt kê qua hàng loạt các yếu tố như: nền văn hiến, núi sông bờ cõi, phong tục, lịch sử và hào kiệt đã xác lập một cách trọn vẹn về nền độc lập của nước nhà. Còn nhớ trong Nam quốc sơn hà, Lý Thường Kiệt mới chỉ khẳng định bằng một phương diện đó là lãnh thổ, nhưng lại ở sách trời. Đến Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã nâng tầm chân lý độc lập lên nhiều phương diện rất cụ thể chứ không mơ hồ. Tuy nhiên sức thuyết phục trong cách khẳng định độc lâp chủ quyền này ở chỗ, nhà văn chính luận kiệt xuất ấy đem đặt trong thế so sánh giữa hai quốc gia Đại Việt với Đại Hán. Không xét đến các yếu tố lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, mà xét theo việc có hay không, thì cả năm yếu tố nhà văn chỉ ra hai đất nước, hai dân tộc đều tương xứng. Cách khẳng định chân lý độc lập vì thế mà có giá trị cao hơn, vừa chắc chắn vừa nâng tầm vị thế của dân tộc ta ngang hàng với dân tộc, quốc gia Đại Hán. Hơn nữa, các từ ngữ từ trước, đã lâu, đã chia, cũng khác,bao đời,… liên tiếp nhau càng nhấn mạnh tới việc khẳng định nền độc lập, chủ quyền ấy đã có từ rất lâu, cũng lâu như thể sự tồn tại của đế cường phương bắc vậy. Bởi thế, bản đại cáo mở màn với lời khẳng định đầy đanh thép, chắc chắn "không thể chối cãi" mà lịch sử đã từng xem xét, còn ghi.

Bình Ngô đại cáo đã ghi nhận một chân lý độc lập đầy tinh thần nhân nghĩa. Độc lập ấy có được không phải do thiên định mà do nhân định. Chính nhân dân bao đời là người đã gây dựng nền độc lập. Bao xương máu đã đổ xuống, bao sự đồng cam cộng khổ, bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của nhân dân cả nghìn năm. Vì thế đó là điều "bất khả xâm phạm". Suốt cả sáu trăm năm khi đất nước độc lập tự chủ, lần đầu tiên chân lý chủ quyền dân tộc được vang lên một cách dõng dạc, khí thế, tự hào đến vậy. Đó chính là nền móng vững trãi, là cơ sở pháp lý, lí luận xác đáng để Nguyễn Trãi tiếp tục lên án những kẻ bạo ngược đã cố ý xâm phạm chủ quyền nước ta.

Bản "tuyên ngôn" Bình Ngô đã đanh thép kết án tội ác của giặc Minh đã gieo rắc tai vạ cho dân ta trải suốt hai mươi năm trời. Từ âm mưu thâm độc đến những hành động man rợ, bạo tàn, trắng trợn mà Nguyễn Trãi đã viết trong căm hờn, uất nghẹn:

Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bản thần nhân chịu được.

Vậy mà nén đau thương thành hành động, cả dân tộc cùng đứng lên:

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.

Cả bản đại cáo là bài tráng ca, anh hùng ca về những chiến công hiển hách, vinh quang mà dân tộc đã chung sức, chung lòng làm nên được. Đúng là chỉ có chân lý độc lập tự do mới đem đến khí thế, khát vọng cháy bỏng như thế. Nguyễn Trãi hẳn đã chờ, chờ suốt bao nhiêu năm để tự mình viết lên những khoảnh khắc lịch sử chẳng bao giờ quên ấy. Để hơn một lần ông khẳng định chắc chắn cuộc chiến này, sự đồng khởi này là xuất phát từ chính nghĩa. Dùng sức mạnh bạo lực của chính nghĩa để đập tan bạo lực phi nghĩa. Chiến thắng giặc Minh năm xưa một lần nữa ghi thêm vào lịch sử điếu phạt đối với những kẻ bạo ngược, vi phạm chủ quyền, tham công nên thất bại, thích lớn phải tiêu vong.

Cũng bởi vậy sau bao gian khổ mà vinh quang, dân tộc đã đã đón được "trái ngọt":

Xã tắc từ đây vững bền,

Giang sơn từ đây đổi mới.

Kiền khôn bĩ rồi lại thái,

Nhật nguyệt hối rồi lại minh.

Muôn thuở nền thái bình vững chắc,

Ngàn thu vết nhục nhã sạch lầu.

Giọng thơ có phần thư thái nhưng vẫn vút cao, vang dội. Vững bền, đổi mới, vững chắc… là những lời tuyên bố đầy hào sảng trong hân hoan, sung sướng. Quy luật của cuộc đời là vậy bĩ rồi lại thái, hối rồi lại minh, nhưng chắc chắn trải qua được quy luật ấy là sự nỗ lực của cả dân tộc bao đời để giữ vững nền độc lập. Các hình ảnh xã tắc, giang sơn, kiền khôn, nhật nguyệt cứ tăng dần về độ lớn có sức mạnh vũ trụ, dường như mới đủ đo được cảnh thái bình. Chân lý độc lập cứ thế mà vang xa, vang rộng mãi. Nhưng Nguyễn Trãi vẫn không quên ơn nhờ có sự giúp sức, phù trợ của trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới có kết quả thắng lợi to lớn như vậy. Lời tuyên bố còn chứa đựng cả đạo lý uống nước nhớ nguồn. Bởi vậy mới nói, tác giả của bài cáo không chỉ tài năng trác việt mà đức độ cũng vô biên. Giá trị độc lập, chủ quyền của bản đại cáo được thiết lập bởi những tư tưởng nhân văn, truyền thống đạo lý gốc rễ như vậy.

Trước tác của Binh Ngô đại cáo vốn là một văn kiện lịch sử và rồi tác phẩm còn được coi đó là một áng "thiên cổ hùng văn", áng văn chính luận bất hủ. Nhưng dù ở giá trị nào cũng không thể phủ nhận những đóng góp lớn lao của nó vào hệ tư tưởng độc lập dân tộc mang tầm vóc quốc tế. Tầm vóc lớn lao ấy của nó một lần nữa khẳng định đây là một bản tuyên ngôn độc lập đầy tự hào của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc muôn dân và khát vọng hòa bình của toàn nhân loại.

4 tháng 4 2018

Nguyễn Trãi mở đầu bài cáo bằng một nguyên lí chính nghĩa được các dân tộc thời kì trung đại mặc nhiên thừa nhận :

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Nhân nghĩa là mối quan hệ giữa con người với con người được xây dựng trên cơ sở của tình thương yêu và đạo lí làm người. "Nhân nghĩa" với Nguyễn Trãi là "yêu dân" và "trừ bạo". Có xuất xứ từ một quan niệm của Nho gia, song đến Việt Nam, Nguyễn Trãi đã biến nó thành một khái niệm đậm tính dân tộc.

Sau khi nêu nguyên lí "nhân nghĩa", Nguyễn Trãi viết những câu văn thật hào hùng, sang sảng, chất chứa lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Đoạn văn nêu ra hàng loạt những chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập của một lãnh thổ, một quốc gia. Đó là một đất nước được xây dựng lên từ lịch sử dân tộc có một nền văn hoá lâu đời :

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Tất cả đều mặc nhiên "vốn có" : từ núi sông vốn đã phân định rạch ròi đến "phong tục Bắc Nam cũng khác". Rõ ràng ta có đủ chủ quyền đất nước bởi từ cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán đến nền văn hoá, rồi lịch sử, rồi chế độ ta đều độc lập đứng trên một cái thế đối vững vàng cùng với nền văn minh phương Bắc. So với Nam quốc sơn hà thì Bình Ngô đại cáo thực sự là một bước tiến dài của Nguyễn Trãi trong việc hoàn chỉnh khái niệm về quốc gia, về dân tộc. Không có minh chứng nào thuyết phục hơn cho nguyên lí nhân nghĩa bằng chính "chứng cứ còn ghi" trong lịch sử. Sự thất bại của Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã làm tiêu vong những thế lực phi nghĩa. Cũng đồng thời khẳng định chiến thắng luôn đứng về những người đấu tranh cho chính nghĩa. Cách lập luận của Nguyễn Trãi thật hoàn thiện và cũng đầy sắc sảo.

22 tháng 3 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Văn bản Nước Đại Việt ta xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta.

22 tháng 3 2022

 tham khảo:

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Văn bản Nước Đại Việt ta xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta.

Cái này nếu bạn hỏi rồi và cũng đã có người trả lời nên bạn chỉ cần chuyển câu chủ đề xuống dưới đoạn văn là thành diễn dịch nhá