Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Danh từ: sách vở
Động từ: tâm sự, lễ phép, trìu mến
Tính từ: kỉ niệm, nỗi buồn, lo lắng, vui vẻ
Danh từ: sách vở
Động từ: tâm sự, lễ phép, trìu mến
Tính từ: kỉ niệm, nỗi buồn, lo lắng, vui vẻ
Hôm trước tớ cho cậu 300 đồng cậu không lấy bây giờ cậu lấy không
TK
Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.
Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.
Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.
Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.
Nhắc đến loài cây gợi nhớ tuổi học trò, bên cạnh cây phượng với sắc hoa đỏ thắm, không thể không nhắc đến bằng lăng với màu tím biếc thủy chung.
Bằng lăng là một loài cây thuộc họ cây gỗ. Thân cây không to lắm, một vòng tay em ôm cũng xuể. Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Cách mặt đất chừng một mét thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Trong từng nhánh ấy lại tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ vươn mình lên cao cùng với những chiếc lá xanh đón ánh nắng mặt trời. Nhìn từ xa, bằng lăng như một người lực sĩ khổng lồ đang vươn mình trong nắng và gió, mang sức mạnh phi thường.
Cây bằng lăng có nhiều tán lá xum xuê. Hè về cây tỏa bóng mát khắp các con đường. Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp. Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn. Lá bằng lăng thường dài, rất nhẵn. Mùa xuân, lá có màu xanh biếc ở hai mặt. Khi những dàn đồng ca ve sầu cất lên khúc hát mùa hạ, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn. Mặt dưới của chiếc lá có những đường gân xanh chia nhánh kéo dài kín chiếc lá nhìn như bộ xương cá.
Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc. Không cháy đỏ rực lửa như hoa phượng hay đài các kiêu sa như các loài hoa khác, hoa bằng lăng ngây thơ ngơ ngác giữa trời chiều. Hoa bằng lăng không nở rộ cùng lúc như nhiều loài hoa khác. Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm. Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng. Vì thế người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.
Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng, lớp nọ kế lớp kia, bông nọ tiếp bông kia duyên dáng đến diệu kỳ. Mỗi cành có đến hàng chục bông hoa cho nên người ta thường gọi là cành hoa bằng lăng chứ ít ai gọi bông hoa hay nhành hoa bằng lăng.
Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa. Khi hoa bằng lăng rụng thì bằng lăng bắt đầu ra quả. Lúc đầu quả nhỏ xíu, hình tròn, màu xanh thẫm, khi gần về già tự tách ra từng múi. Trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti. Những cơn gió mùa hạ xào xạc đến cuốn bay đi hạt bằng lăng rải rác khác mọi miền.
Học trò ai cũng tha thiết với sắc tím biếc thủy chung của hoa bằng lăng. Bằng lăng như gợi về những kỉ niệm mơn man của một thời áo trắng ngây ngô, hồn nhiên, trong sáng.
tk:
Cây cối đóng góp vào môi trường của chúng bằng cách cung cấp oxy, cải thiện chất lượng không khí, cải thiện khí hậu, bảo tồn nước, bảo tồn đất và hỗ trợ động vật hoang dã. Trong quá trình quang hợp, cây cối hấp thụ khí cacbonic và tạo ra khí ôxy mà chúng ta thở.
tham khảo
Cây cối đóng góp vào môi trường của chúng bằng cách cung cấp oxy, cải thiện chất lượng không khí, cải thiện khí hậu, bảo tồn nước, bảo tồn đất và hỗ trợ động vật hoang dã. Trong quá trình quang hợp, cây cối hấp thụ khí cacbonic và tạo ra khí ôxy mà chúng ta thở.
Tham khảo
Trên chuyến xe khách về quê ngoại cùng mẹ em đã ngồi trong xe ngắm nhìn biết bao cảnh đẹp bình yên của quê hương. Khi xe dừng nghỉ tại một trạm dừng ngay chân đê, em đã được thấy một chú bò đang thong dong gặm cỏ.
Trước đây em đã nhiều lần nhìn thấy bò nhưng chỉ nhìn từ xa, chưa lần nào em lại đứng gần với con bò như ngày hôm ấy. Với thân hình to lớn, con bò nổi bật giữa những đám cỏ và cánh đồng lúa xanh tít tắp. Chỉ có một mình con bò được cọc ngay tại đó còn những con khác đều đã đi ăn ở phía xa. Con bò có màu da nâu đỏ đặc trưng, vì phơi nắng nhiều nên màu da của chúng như bị cháy nắng. Trên đầu nó đang nhú lên hai chiếc sừng nhìn như những cục bướu nổi to.
Chú bò đang rất tập trung gặm bỏ, miệng của nó không ngừng gặm, giật và đưa cỏ vào trong nhai liên tục. Đôi tai to thi thoảng lai ve vẩy để đuổi ruồi, chiếc đuôi của nó cũng thế. Đuôi bó hoá ra lại có nhiều lông đến thế, riêng phần lông đuôi lại có màu đen, dài và hơi xoăn nhẹ, nhìn chẳng khác gì với tóc của con người. Chúng quất đuôi thật mạnh lên xuống vùng lưng và chân để đuổi ruồi muỗi làm phiền.
Chốc chốc chú bò lại ngừng ăn, ngóc đầu lên và vểnh tai lên như đang nghe ngóng, cảnh giác, nếu thấy an toàn chú lại tiếp tục bữa ăn của mình. Con bò chẳng biết sợ người, khi em tiến lại gần để nhìn ngắm con bò kỹ hơn, nó cũng chẳng có phản ứng gì, vẫn thong dong vừa bước đi vừa gặm cỏ.
Đối với em hình ảnh con bò đã gắn liền với hình ảnh quê hương thân yêu, con bò rất có ích vì giúp nhân dân lao động. Chúng hiền lành, thân thiện và rất chăm chỉ làm việc bất kể mưa nắng.
Hôm nay trên đường đi học về em và các bạn đang vừa đạp xe vừa nói chuyện cười đùa với nhau rất vui vẻ. Bỗng nhiên có một con chó lao ra đường khiến chúng em bị một phen hú vía, đứa nào đứa nấy nháo nhác suýt ngã xe.
Con chó đó là giống chó béc-giê của nhà bác Năm, cả xóm này ai cũng biết nhà bác hay nuôi những con chó to và biết giữ nhà. Em sau khi bình tĩnh lại mới nhìn thật kỹ con chó. Con chó có bộ lông màu nâu đen, phần ngực lông màu vàng trắng nổi bật hơn hẳn. Lông nó dài, nhất là lông ở đuôi trông như một cái chổi lúa.
Con chó to và mang vẻ hung dữ, nhớ lại từng bước chạy của nó em thấy giống như đang đuổi theo một tên trộm nào đó. Thân mình của con chó to và cao ngang với cái xe đạp của em, nhìn con chó phải nặng 30 đến 40 ki-lô-gam. Nó chạy xộc ra ngoài đường mà tiếng móng vuốt ở các bàn chân nghe chứ “quẹt quẹt”. Miệng nó thở hồng hộc, thè cái lưỡi dài và to ra bên ngoài miệng.
Đôi tai nó dựng đứng lên như đang nghe ngóng tình hình, đôi mắt nó mở to tròn như đang cố tìm kiếm thứ gì đó xung quanh. Con chó chạy rất nhanh, cùng với thân hình to lớn khiến ai cũng phải hốt hoảng. Mãi sau khi bác Nam quát lớn, con chó mới thôi tìm kiếm và chạy lại vào nhà, bác nói nó đuổi một con mèo lạ nên mới chạy như thế ra đường.
Con chó chạy ra đường thật nguy hiểm cho cả người và chính nó. Em mong mọi con chó sẽ luôn được bảo vệ an toàn và được đối xử thật tốt. Bởi chó không chỉ giúp ta canh giữ nhà mà còn là người bạn trung thành nhất của con người.
Con cá đối nằm trên cối đá.