Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh lớn thứ tư về đường kính và lớn thứ ba về khối lượng. Sao Hải Vương có khối lượng riêng lớn nhất trong số các hành tinh khí trong hệ Mặt trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất và hơi lớn hơn khối lượng của Sao Thiên Vương (xấp xỉ bằng 15 lần của Trái Đất).[11] Sao Hải Vương quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách trung bình 30,1 AU, bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời. Sao Hải Vương được đặt tên theo vị thần biển cả của người La Mã (Neptune). Nó có ký hiệu thiên văn là ♆, là biểu tượng cách điệu cây đinh ba của thần Neptune.
Sao Hải Vương là hành tinh đầu tiên được tìm thấy bằng tính toán lý thuyết. Dựa vào sự nhiễu loạn bất thường của quỹ đạo Sao Thiên Vương, nhà thiên văn Alexis Bouvard đã kết luận rằng quỹ đạo của nó bị nhiễu loạn do tương tác hấp dẫn với một hành tinh nào đó. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1846,[1] nhà thiên văn Johann Galle đã phát hiện ra Sao Hải Vương ở vị trí lệch 1 độ so với tiên đoán của Urbain Le Verrier. Sau đó ít lâu, người ta cũng khám phá ra Triton, vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương, trong khi 13 vệ tinh còn lại của nó chỉ được phát hiện trong thế kỷ XX. Cho tới nay, tàu không gian Voyager 2 là tàu duy nhất bay qua Sao Hải Vương vào ngày 25 tháng 8 năm 1989.
Sao Hải Vương có cấu tạo tương tự như Sao Thiên Vương, nhưng lại khác biệt với những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc và Sao Thổ. Khí quyển của sao Hải Vương chứa thành phần cơ bản là hiđrô và heli, cùng một số ít các hiđrôcacbon và có lẽ cả nitơ, tương tự như của Sao Mộc hay Sao Thổ. Tuy nhiên khí quyển của nó chứa tỷ lệ lớn hơn các phân tử "băng" như nước, amoniac, và mêtan. Do đó các nhà thiên văn thỉnh thoảng phân loại Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương thành các hành tinh băng đá khổng lồ để nhấn mạnh sự khác biệt này.[12] Bên trong Sao Hải Vương chứa chủ yếu băng và đá, giống như Sao Thiên Vương.[13] Lõi hành tinh có thể có bề mặt tuy rắn nhưng nhiệt độ của nó có thể cao tới hàng nghìn độ và áp suất rất lớn.[14] Khí mêtan trong tầng ngoài khí quyển là nguyên nhân Sao Hải Vương hiện lên với màu xanh lam.[15]
Trái ngược với bầu khí quyển mờ đặc và gần như đồng màu của Sao Thiên Vương, khí quyển của Sao Hải Vương có những vùng hoạt động mạnh và dễ nhận thấy. Năm 1989, tàu Voyager 2 khi bay qua Sao Hải Vương đã chụp được hình ảnh của Vết Tối Lớn trên bán cầu nam có kích thước tương đương với Vết Đỏ Lớn của Sao Mộc. Những vùng hoạt động thời tiết này được duy trì bởi những cơn gió với tốc độ lên tới 2.100 kilômét trên giờ, mạnh nhất trên khí quyển trong các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời.[16] Do cách rất xa Mặt Trời nên lớp khí quyển ngoài cùng của Sao Hải Vương là một trong những nơi lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời. Nhiệt độ của những đám mây trên cao khoảng 55 K (-218 °C) trong khi nhiệt độ tại lõi hành tinh xấp xỉ 5.400 K (5.000 °C).[17][18] Sao Hải Vương có một hệ thống vành đai mờ và rời rạc (hay những cung), được phát hiện trong thập niên 1960 nhưng chỉ được xác nhận vào năm 1989 bởi Voyager 2.[19]
Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh lớn thứ tư về đường kính và lớn thứ ba về khối lượng. Sao Hải Vương có khối lượng riêng lớn nhất trong số các hành tinh khí trong hệ Mặt trời. Wikipedia
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Linh Thùy _5_ Ok..Vậy bạn nghĩ đây là câu hỏi nhố nhăng à????Tôi không có ý coi thường bạn nhưng đây chỉ là một trong những sự thật thú vị mà tôi muốn chia sẻ cho mọi người cùng biết thôi.Nếu thế thì cũng là học chứ nhỉ?????Bình luận của bạn có thể là đúng nhưng với tôi, đây là diễn dàn học mà???Đúng không??Mình cũng có thể chia sẻ kiến thức mà.Nếu đăng bài phạm quy thì mình đã bị giáo viên Online Math để ý rồi.Chưa kể đến việc bạn chỉ sao chép nội quy mà dán chình ình vào mặt tôi.Dù sao cũng cảm ơn bạn.Chúc một buổi tối tốt lành!!!!
Thiên sứ, còn gọi là thiên thần (Chữ "thiên" nghĩa là trời còn chữ "thần" nghĩa là cái gì đó linh thiêng, gọp lại thành chữ cónghĩa là cái gì đó linh thiêng từ trời), là những thực thể ở trên cao, được tìm thấy trong nhiều tôn giáo.
Có 18 đời Hùng Vương, từ Hùng Vương thứ nhất đến Hùng Vương thứ 18.
Dòng họ Hồng Bàng.
Vị vua Hùng đầu tiên là Hùng Lang, nối ngôi Lạc Long Quân, lấy hiệu là Hùng Quốc Vương.
Giải thích thêm: Dòng vua đầu tiên (Hồng Bàng) của Việt Nam gồm 20 đời: Kinh Dương Vương,
Lạc Long Quân, và 18 đời Hùng Vương (thứ 1 đến thứ 18).
~ học tốt~
Hình ảnh làng quê Việt Nam luôn gắn liền với những cảnh đẹp giản dị, quen thuộc như: cánh đồng làng, con đê xanh ngút tầm mắt…Còn với với em ấn tượng về đầm sen đang mùa nở hoa mãi là hình ảnh đẹp đầy thú vị trong kí ức mộng mơ của tuổi học trò.
Từ xa nhìn lại, đầm sen như một toà lâu đài màu xanh lấm tấm phấn hồng. Hương sen nồng nàn lan toả theo làn gió bay xa thơm ngát một vùng. Trong làn sương sớm mong manh, huyền ảo làm cho cả đầm sen như khoác lên mình tấm áo choàng bằng voan trắng, có đính thêm những hạt kim cương lấp lánh. Mặt trời từ từ nhô lên chiếu nắng xuống cho đầm sen càng thêm lóng lánh. Gió lùa vào đầm sen như bàn tay người mẹ nhẹ nhàng đánh thức đàn con nhỏ bé. Đầm sen như sực tỉnh giấc vẫy những cánh tay mềm mại chào đón ông mặt trời.
Đến bên đầm sen vào mùa hoa nở mới thấy hết vẻ đẹp diệu kì mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Bao quanh đầm sen là bờ cỏ xanh mượt mà, uốn lượn như nét vẽ mềm mại. Mặt đầm phủ kín một màu xanh, lấp ló những đoá sen hồng, sen trắng. không biết sen ở đây được trồng từ bao giờ mà sen cứ mọc chi chít dày đặc không trông thấy mặt nước, từng đoá hồng, đoá trắng thi nhau khoe sắc, toả hương. Sen hồng kiều diễm như đôi má ửng hồng của nàng thiếu nữ. Sen trắng giản dị thanh khiết vươn lên đón ánh bình minh như muốn phô ra tất cả sự trong trắng tinh khiết của mình.
Còn các nụ sen mới đẹp làm sao, từng búp, từng búp tròn lẳn, mũm mĩm tràn trề sức sống, e thẹn núp mình sau những chiếc lá ngắm nhìn những bông hoa mà lòng thầm ngưỡng mộ: Các chị hoa thật lộng lẫy, các chị ấy nở bung những cánh tròn xoe xoe, bao cánh hoa úp vào nhau đều đều, xinh xắn là bầy nhiêu chiếc má xinh xin bầu bĩnh. Mỗi bông hoa là một cô thôn nữ xinh đẹp. Các cô đang cố khoe cái nhị vàng anh ánh toả hương thơm lừng mời gọi bướm ong.
Xung quanh các bông hoa là những chiếc lá mập mạp, cứng cáp vươn cao như người lính gác ngẩng cao đầu hãnh diện vì mình được đứng bên bảo vệ những nàng hoa xinh đẹp. Còn những gương sen nằm nghiêng nghiêng trên cuống như người có tuổi ung dung ngồi trên ghế mỉm cười ngắm nhìn đàn cháu. Hương sen thoang thoảng bay theo chiều gió lúc đậm, lúc nhạt, cáy mùi thơm dìu dịu ấy xua tan cái nóng bức oi ả của mùa hè. Một vài khách du lịch dừng lại bên bờ chụp ảnh.Giữa đầm các cô các chị đang bơi thuyền thúng hái hoa sen nét mặt ánh lên miềm vui sướng. Sen có thể dùng vào nhiều việc, lá sen dùng để gói hàng, hoa sen dùng cắm lọ, ướp trà, hạt sen dùng để nấu chè hay làm mứt đều ngon…
Hoa sen tượng trưng cho cốt cách, tâm hồn người Việt thanh tao mà giản dị. Ngày xưa ông Mạc Đĩnh Chi làm bài phú "Hoa sen giếng ngọc" nên dù dung mạo xấu xí vẫn được vua trọng dụng, quí mến. Ngày nay hoa sen được chọn làm "Quốc hoa" biểu tượng của đất nước bốn mùa xanh tươi hoa lá.
Thiên nhiên thật kì diệu sinh ra một loài hoa tuyệt đẹp như hoa sen. Vẻ đẹp dịu dàng thanh khiết của đầm sen đang mùa hoa nở luôn neo đậu trong trái tim em, dù đi đến bất cứ nơi đâu, được thấy bao nhiêu cảnh lạ thì em cũng không thể quên được vẻ đẹp của đầm sen
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ. Sao Thiên Vương có thành phần tương tự như Sao Hải Vương, và cả hai có thành phần hóa học khác so với hai hành tinh khí khổng lồ lớn hơn là Sao Mộc và Sao Thổ. Vì lý do này, các nhà thiên văn thỉnh thoảng phân chúng vào loại hành tinh khác gọi là "hành tinh băng khổng lồ". Khí quyển của Sao Thiên Vương, mặc dù tương tự như của Sao Mộc và Sao Thổ về những thành phần cơ bản như hiđrô và heli, nhưng chúng chứa nhiều "hợp chất dễ bay hơi" như nước, amoniac, và mêtan, cùng với lượng nhỏ các hiđrôcacbon.[10] Hành tinh này có bầu khí quyển lạnh nhất trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, với nhiệt độ cực tiểu bằng 49 K (−224 °C). Nó có cấu trúc tầng mây phức tạp, với khả năng những đám mây thấp nhất chứa chủ yếu nước, trong khi mêtan lại chiếm chủ yếu trong những tầng mây phía trên.[10] Ngược lại, cấu trúc bên trong Thiên Vương Tinh chỉ chứa chủ yếu một lõi băng và đá.[9]
Giống như những hành tinh khí khổng lồ khác, Sao Thiên Vương có một hệ thống vành đai, từ quyển, và rất nhiều vệ tinh tự nhiên. Hệ thống Sao Thiên Vương có cấu hình độc nhất bởi vì trục tự quay của hành tinh bị nghiêng rất lớn, gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh. Do vậy cực bắc và cực nam của hành tinh này gần như tại vị trí xích đạo so với những hành tinh khác.[14] Năm 1986, những ảnh chụp của tàu không gian Voyager 2cho thấy Sao Thiên Vương qua ánh sáng khả kiến hiện lên với một màu gần như đồng nhất mà không có các dải mây hay cơn bão như những hành tinh khí khổng lồ khác.[14] Các nhà thiên văn thực hiện quan sát từ mặt đất phát hiện ra dấu hiệu của sự thay đổi mùa và sự gia tăng hoạt động thời tiết trong những năm gần đây khi nó tiếp cận đến vị trí điểm phân trên quỹ đạo. Tốc độ gió trên Sao Thiên Vương đạt tới 250 mét trên giây (900 km/h).[15]
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ. Sao Thiên Vương có thành phần tương tự như Sao Hải Vương, và cả hai có thành phần hóa học khác so với hai hành tinh khí khổng lồ lớn hơn là Sao Mộc và Sao Thổ. Vì lý do này, các nhà thiên văn thỉnh thoảng phân chúng vào loại hành tinh khác gọi là "hành tinh băng khổng lồ". Khí quyển của Sao Thiên Vương, mặc dù tương tự như của Sao Mộc và Sao Thổ về những thành phần cơ bản như hiđrô và heli, nhưng chúng chứa nhiều "hợp chất dễ bay hơi" như nước, amoniac, và mêtan, cùng với lượng nhỏ các hiđrôcacbon.[10] Hành tinh này có bầu khí quyển lạnh nhất trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, với nhiệt độ cực tiểu bằng 49 K (−224 °C). Nó có cấu trúc tầng mây phức tạp, với khả năng những đám mây thấp nhất chứa chủ yếu nước, trong khi mêtan lại chiếm chủ yếu trong những tầng mây phía trên.[10] Ngược lại, cấu trúc bên trong Thiên Vương Tinh chỉ chứa chủ yếu một lõi băng và đá.[9]
Giống như những hành tinh khí khổng lồ khác, Sao Thiên Vương có một hệ thống vành đai, từ quyển, và rất nhiều vệ tinh tự nhiên. Hệ thống Sao Thiên Vương có cấu hình độc nhất bởi vì trục tự quay của hành tinh bị nghiêng rất lớn, gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh. Do vậy cực bắc và cực nam của hành tinh này gần như tại vị trí xích đạo so với những hành tinh khác.[14] Năm 1986, những ảnh chụp của tàu không gian Voyager 2 cho thấy Sao Thiên Vương qua ánh sáng khả kiến hiện lên với một màu gần như đồng nhất mà không có các dải mây hay cơn bão như những hành tinh khí khổng lồ khác.[14] Các nhà thiên văn thực hiện quan sát từ mặt đất phát hiện ra dấu hiệu của sự thay đổi mùa và sự gia tăng hoạt động thời tiết trong những năm gần đây khi nó tiếp cận đến vị trí điểm phân trên quỹ đạo. Tốc độ gió trên Sao Thiên Vương đạt tới 250 mét trên giây (900 km/h).[15]
kick mk nha mn