K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo !

Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Thể hiện đặc trưng của thể loại truyện truyền kì, đó là việc sử dụng các yếu tố ma mị, kì ảo.

- Làm nổi bật phẩm chất của Vũ Nương: chứng minh nàng trong sạch, dù bị chồng nghi oan nhưng vẫn trở về tạ từ: "Cảm tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về chốn nhân gian được nữa".

- Thể hiện bi kịch của nhân vật Vũ Nương: người con gái tư dung tốt đẹp như Vũ Nương nhưng phải chịu cuộc đời oan khuất. Dù được trở về nhưng chỉ xuất hiện trong chốc lát, mãi không thể có cuộc sống hạnh phúc ngay ở cõi trần. Đó là bởi nếu Vũ Nương có trở về sống thì những người độc đoán hồ đồ như Vũ Nương vẫn còn, xã hội phong kiến hà khắc vẫn còn tồn tại đó thì Vũ Nương có trở về cũng chẳng thể hạnh phúc. => chi tiết kì ảo không vì thế mà làm giảm bớt tính bi kịch cho câu chuyện.

- Thể hiện tài năng và tâm huyết của người cầm bút: Nguyễn Dữ rất trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vậy ông muốn nhân vật của mình, dù bị nghi oan thì sẽ được giải oan, ngay ở cõi này. 

18 tháng 11 2021

Các yếu tố kì ảo trong truyện người con gái Nam Xương:

- Vũ Nương đc cứu và sống dưới thủy cung

- Phan Lang gặp đc Vũ Nương ở động Rùa

- Vũ Nương trở về dương thế

26 tháng 7 2021

Em tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ là người Hải Dương, sống ở thế kỉ thứ XVI.

Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 trong số 20 câu chuyện được Nguyễn Dữ ghi chép lại trong cuốn Truyền khi mạn lục.

Dẫn dắt vấn đề: truyện có nhiều yếu tố kì ảo, đặc biệt là đoạn cuối của câu chuyện

2. Thân bài

Các yếu tố kì ảo xuất hiện trong truyện:Vũ Nương được Linh Phi, vợ vua Nam Hải, cứu và về sống tại thủy cung.

Khi Phan Lang nằm mộng, thả con rùa và lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương – người cùng làng đã chết oan, được sứ giả Xích Hỗn do Linh Phi sai đưa trở về.

Vũ Nương trở về dương thế.

Yếu tố kì ảo đặc sắc nhất của tác phẩm là hình ảnh Vũ Nương hiện ra khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang: lung linh huyền ảo với kiệu hoa, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện rồi loang loáng, mờ nhạt dần.

Các yếu tố kì ảo được trình bày đan xen với những chi tiết thực (địa danh, sự kiện lịch sử) làm tăng thêm sự gần gũi với đời thực, thêm tính thuyết phục.

Ý nghĩa của các yếu tố kì ảo

Tạo một kết thúc có hậu, mang đặc trưng của thể loại: ước nguyện của nhân dân “ở hiền gặp lanh”, “bị oan sẽ được giải oan”,…

Tô đậm bản chất tốt đẹp của Vũ Nương (nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, trọng danh dự, nhân phẩm,…)

Tạo kịch tính, tố cáo Xã hội Phong kiến nam quyền bất công buộc con người mà nhất là người phụ nữ phải chết trong oan ức, không có chỗ đứng của người lương thiện.

Lòng nhân đạo của tác giải: hạnh phúc không có trong ảo ảnh hay thế giới bên kia, hạnh phúc chỉ có thực ở trần gian và con người cần phải biết trân quý và gìn nó.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề: các yếu tố kì ảo đã góp phần làm cho câu chuyện thêm hay, kịch tính, khắc họa rõ tính cách nhân vật,…

Lòng nhân đạo của tác giả: thông cảm, trân trọng, bảo vệ,…

21 tháng 10 2016

Có ý kiến cho rằng, Kiều đã nhớ đến người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ, phải chăng là nàng đã đặt chữ "tình" lên trên chữ "hiếu"? Thực ra, việc Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng trước rồi mới miều tả nỗi nhớ cha mẹ là hoàn toàn hợp lí. Kiều không hề đặt chữ "hiếu" sau chữ "tình". Khi gia đình gặp tai biến, trước câu hỏi "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?", Kiều đã dứt khoát lựa chọn chữ "hiếu" bằng hành động bán mình chuộc cha. Giờ đây, khi cha và em nàng đã được cứu, người mà nàng cảm thấy mình có lỗi chính là Kim Trọng. Nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần day dứt:

Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Việc Kiều nhớ người yêu trước nhớ cha mẹ sau là hoàn toàn hợp vs tự nhiên nka bạn

 

22 tháng 8 2018

Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.

Yếu tố kì ảo: Vũ Nương trầm mình tự vẫn, gặp Linh Lang, linh hồn trở về dương thế gặp Trương Sinh

Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương không làm cho bi kịch tác phẩm mất đi vì người con gái tư dung tốt đẹp, phẩm chất cao đẹp vẫn không được hưởng hạnh phúc thật sự nơi trần thế, tính chất tố cáo xã hội, tố cáo chiến tranh phi nghĩa vẫn đậm nét trong tác phẩm này

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
15 tháng 8 2018

a. Truyền kì mạn lục: là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vốn được lưu truyền trong dân gian.

b. Các yếu tố kì ảo trong truyện:

- Vũ Nương chết được xuống Thủy Cung.

- Vũ Nương gặp Linh Phi (người cùng làng, nhân nằm mộng và cứu rùa xanh mà được cứu khỏi chết đuối)

- Vũ Nương trở về trong cờ hoa võng lọng, gặp Trương Sinh chốc lát rồi biến mất.

c. Chi tiết kì ảo cuối truyện tưởng như khiến chuyện có kết thúc có hậu nhưng vẫn nhấn mạnh tính bi kịch của truyện:

- Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan, gặp chàng để nói lời tạ từ, nhưng mãi chẳng thể trở về chốn dương gian.

- Bởi chế độ phong kiến hà khắc còn tồn tại, những người độc đoán gia trưởng như Trương Sinh còn đó thì Vũ Nương có sống lại thì cuộc sống gia đình cũng không được hạnh phúc, trọn vẹn.

=> Bởi vậy, mà người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có công dung ngôn hạnh như Vũ Nương, vốn chỉ mong cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc trước sau vẫn chịu kết cục bi thương. Tính bi kịch của câu chuyện không vì những chi tiết cuối truyện mà bị giảm đi. Đó chỉ là chút xót thương, bênh vực của tác giả, thể hiện mong muốn của nhân dân: có oan thì sẽ được giải oan, ngay trong cuộc sống thực, không phải ở cõi khác.