K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2019

Sau hai bản hiệp ước năm 1883 và năm 1884, phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết quyết tâm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, thẳng tay trừng trị những kẻ thân Pháp và đưa Ham Nghi lên ngôi vua . Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phe chủ chiến.

Đêm ngày 4 rạng ngày 5 / 7 / 1885 phe chủ chiến phản công tại kinh thành Huế nhưng thất bại . Trong quá trình đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở ( Quảng Trị ) , ngày 13 / 7 / 1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra " Chiếu Cần Vương " kêu gọi văn thân sĩ phu yêu nước và nhân dân đùng lên giúp vua cứu nước .

Hưởng ứng " Chiếu Cần Vương " , một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần vương

12 tháng 5 2020

Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :

Cần Vương có nghĩa là giúp vua cứu nước
- Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng :
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...

12 tháng 5 2020

ai kb ko

17 tháng 6 2020

Câu 1 

Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX:

  • Cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ, được đông đao nhân dân tham gia, nhưng đều thất bại.
  • Đến đầu thế kỉ XX, cuộc vận động cứu nước của ta đã đi theo con đường dân chủ tư sản.
  • Sở dĩ con đường dân chủ tư sản trở thành con đường đi của nước ta vì Nhật Bản là nước đã đi theo con đường này và đã trở nên giàu có đã kích thích nhiều nhà yêu nước muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật. Hơn nữa, trong bối cảnh đất nước ta đầu thế kỉ XX, chúng ta có thể tiếp nhận được xu hướng mới này, khác với tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX.

Câu 2 

I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Phong trào Đông Du( 1905-1909)

  • Hoàn cảnh: Đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để duy tân tự cường.
  • Hoạt động của phong trào:
    • Năm 1904 lập ra Hội Duy tân.
    • Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện
    • Từ năm 1905 đến năm 1908, Hội phát động phong trào Đông Du
    • Tháng 9- 1908, Trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật
    • Tháng 3- 1909 Phong trào Đông Du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
  • Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam đã hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.
  • Bài học:
    • Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu viện là sai lầm
    • Cần xây dựng thực lực trong nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế chân chính.

2. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)

  • Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục
    • Người khởi xướng: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành
    • Thời gian hoạt động: Từ tháng 3 đến tháng 11/ 1907
    • Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
    • Mục đích: Mở trường học các môn Lịch sử, địa lí, khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo, tuyên truyền tinh thần yêu nước.
    • Kết quả: Đông Kinh nghĩa thục ngừng hoạt động
    • Ý nghĩa: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.

3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)

a. Cuộc vận động Duy tân:

  • Địa bàn hoạt động: Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
  • Người khởi xướng:  Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
  • Hoạt động chính:  Mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới, vận động và làm theo cái mới, cái tiến bộ.

b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)

  • Nguyên nhân:
    • Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế
    • Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân
  • Diễn biến: sgk
  • Kết quả: Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.

II. Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.

  • Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
  • Kinh tế: Trồng cây cộng nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái...
  • Chính trị, văn hoá: lừa bịp.

=>Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917).

(Đọc thêm)

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.

  • Năm 1911, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội tới các nước phương Tây.
  • Hành trình 6 năm, Người đã đi đến các nước Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu.
  • Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp, viết báo, truyền đơn…tố cáo thực dân và tuyên truyền cách mạng cho Việt Nam..

=>Những hoạt động yêu nước chỉ mới bắt đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

1 tháng 5 2016

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy. Mỗi quân thứ gồm 100 - 500 người, phân bố đồng đều trên địa bàn hoạt động.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương. Khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong trào Cần Vương kết thúc.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mộc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
-  Trình độ trang - thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn - đúc - chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường, tích trữ lương thảo...)
- Phương thức tác chiến: đánh du kích và vận động chiến; có sự chỉ huy phối hợp thống nhất và tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương.

2 tháng 5 2016

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương vì:
+ Đây là cuộc khởi ngĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng. 

+Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là các văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ- Tỉnh. 

+ Thời gian tồn tại 10 năm 

+Tính chất ác liệt chống Pháp và chính quyền phong kiến bù nhìn, tính chất cuộc khởi nghĩa có sự thay đổi : đó là sự xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và chính quyền phong kiến tay sai , tức nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ, chứ không còn là xung đột giữa đế quốc và phong kiến.

Nội dung

Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888)

Giai đoạn thứ hai (1888 - 1896)

Lãnh đạo

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

Văn thân, sĩ phu yêu nước.

Lực lượng

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Địa bàn

- Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…

 

- Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,…

Kết quả

Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

Đặc điểm

- Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “cần vương”.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

- Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

Mình đồng ý với ý kiến của Trang Linh.

9 tháng 3 2020

Điểm chung giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế là

 A:thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc.

 B:xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.

 C:dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu yêu nước.

 D:giúp vua cứu nước.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

9 tháng 3 2020

Điểm chung giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế là

 A:thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc.

 B:xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.

 C:dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu yêu nước.

 D:giúp vua cứu nước.

4 tháng 5 2016

- Giống nhau : Phong trào yêu nước trong cả hai giai đoạn đều thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.
- Khác nhau :

Bài 30 : Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

5 tháng 5 2019

Câu 2 

*Phong trào Đông Du ( 1905 - 1909 ) 

+ Nguyên nhân : 

- Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhớ đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu - Mĩ , lại có cùng màu da , cùng nền văn hóa Hán học với VN , có thể nhờ cậy 

- Phục Nhật , muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của các nước ở châu Á cuối TK 19 - đầu TK 20 , trong đó có VN 

+ Những nét chính về hoạt động của ptr Đông Du : 

- Năm 1904 , Duy Tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu . Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp , khôi phục độc lập 

- Năm 1905 , PBC sang NB vs mục đích cầu viện , rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học 

- Năm 1905 - 1908 , hội phát động ptr Đông du , đưa khoảng 200 học sinh VN sang Nhật học tập để xây dựng lực lượng chống Pháp 

- Tháng 9-1908 Pháp cấu kết vs Chính phủ NB , trục xuất ng VN ra khỏi đất Nhật

Tháng 3-1909 : Ptr tan rã , Duy Tân hội ngừng hoạt động 

+ Ý nghĩa : Cách mạng VN đã bắt đầu hướng ra TG , gắn vấn đề dân tộc vs vấn đề thời đại 

*Ptr Đông Kinh nghĩa thục ( 1907 )

+ Tháng 3-1907 , Lương Văn Can và Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục , trường dạy các môn khoa học thường thức , tổ chức các buổi diễn thuyết và bình văn , sản xuất sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nc ,...

+ Phạm vi h đ khá rộng : Hà Nội , Hà Đông , Sơn Tây , Bắc Ninh , ... Tuy nhiên đến tháng 11-1907 , Pháp ra lệnh đóng cửa trường học 

+ Thông qua các h đ , Đông Kinh nghĩa thục góp phần thức tỉnh lòng yêu nc , truyền bá tư tưởng dân chủ , dân quyền và 1 nền văn hóa mới ở nước ta .

#Hanie

5 tháng 5 2019
Xu hướng Chủ trương  Biện pháp  Khả năng thực hiện  Tác dụng  Hạn chế 
Bạo động của Phan Bội Châu  Đánh Pháp , giành độc lập dân tộc , xây dựng xã hội tiến bộ về kinh tế , chính trị , văn hóa Tập hợp lực lượng vũ trang đánh Pháp , trước hết là xây dựng về mọi mặt , kết hợp với cầu viện  Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân , nhưng chủ trương cầu viện NB khó thực hiện  Khuấy động lòng yêu nc , cổ vũ tinh thần dân tộc  Ý đồ cầu viện NB là sai lầm , nguy hiểm 
Cải cách của Phan Châu Trinh  Vận động cải cách trong nước - khai trí , mở mang công , thương nghiệp tự cường

- Mở trường học 

- Đề nghị cùng thực dân chấn chỉnh lại chế độ phong kiến , giúp VN tiến bộ 

 Không thể thực hiện đc vì trái vs đường lối của Pháp 

- Cổ vũ tinh thần tự lập , tự cường 

- Giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến 

 Biện phái cải lương , xu hướng bắt tay với Pháp , làm phân tán tư tưởng cứu nc vua nhân dân 

Câu 3

22 tháng 5 2020

Câu 1:

Giai đoạnDiễn biến chínhTên nhân vật tiêu biểu
1858 – 1862

- Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, Gia Định, nhân dân đã cùng triều đình chống giặc, là thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, ..
1863 – trước 1873- Sau Hiệp ước 1862, Pháp tiếp tục đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm…
1873 - 1884

- Pháp 2 lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh ... chống giặc.

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị ...
9 tháng 3 2020

Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế là do nông dân

 A:muốn giúp vua cứu nước.

 B:muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.

 C:bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.

 D:chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế là do nông dân

 A:muốn giúp vua cứu nước.

 B:muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.

 C:bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.

Đáp án D

 D:chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.