Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông nội kính nhớ!
Từ hôm hè đến nay đã ba tháng, cháu nhớ nội ghê! Nội vẫn khỏe ạ? Hằng ngày, ông vẫn ra sau vườn tập thể dục rồi tưới cây phải không?
Dạo này mưa nhiều, ông đi đứng nhớ cẩn thận ông nhé, ngoài vườn khá trơn đấy! Trên đây, gia đình cháu vẫn bình thường. Bố mẹ đều đi làm cả ngày. Cháu và bé Na học bán trú. Chiều về, cả nhà quây quần bên mâm cơm gia đình.
Ông ơi! ông có biết không? dạo này tai nạn giao thông diễn ra rất nhiều đấy ạ. Trên đường đi học về, cháu và bố gặp rất nhiều vụ tai nạn. Có những vụ còn có người mất đấy ông ạ, nhìn rất thương tâm.
Bộ giao thông mới ra điều luật mới, ra đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm và trong người không được có nồng độ còn trong người đấy ạ. Ông có biết điều này không ạ? Nếu ông chưa biết thì ông phải tìm hiểu kĩ ông nhé.
Ông cũng phải chấp hành đấy ông nhé. Ông không được đi uống rượu rồi tự lái xe máy về đâu ông nhé. Như thế là vừa nguy hiểm cho ông, vừa nguy hiểm cho người đi lại trên đường ông ạ. Mai cháu sẽ bảo bố cháu mua cho ông bà một bộ mũ bảo hiểm thật xịn, rồi gửi về cho ông, để ông đi xe ra đường thật an toàn ạ.
Ông bà nhớ giữ gìn sức khỏe thật cẩn thận ông nhé. Đến ngày quốc khánh gia đình cháu lại về thăm ông bà ạ.
Cuối thư, cháu chúc ông bà luôn luôn khỏe mạnh, sông lâu trăm tuổi và luôn yêu thương chúng cháu ạ.
Cháu của ông,
good luck!
Trong toán học, khái niệm hàm số (hay hàm) được hiểu tương tự như khái niệm ánh xạ. ... Ví dụ một hàm số f xác định trên tập hợp số thực R bằng biểu thức: y = x2 - 5 sẽ cho tương ứng mỗi số thực x với một số thực y duy nhất nhận giá trị là x2 - 5, như vậy 3 sẽ tương ứng với 4.
Đền Đại Nam hay còn được gọi là Kim Điện được khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 03 năm Quý Mùi (11/04/2003) và khánh thành vào ngày 02 tháng 9 năm 2005 với tổng diện tích xây dựng là 5000 m2 .
Trên tổng diện tích xây dựng là 9 hecta, Kim Điện có cổng chính hướng về Quảng trường Đại Nam, nay là Hoa viên Quan Thế Âm Bồ Tát. Quảng Trường Đại Nam đã từng đón tiếp hàng ngàn du khách đến tham dự các chương trình lễ hội với sân khấu nhạc nước hoành tráng - nơi đã từng diễn ra những Chương trình ca nhạc, Lễ hội tầm cỡ quốc gia; tiêu biểu như Lễ Chào mừng Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc – VESAK diễn ra vào ngày 05/05/2008; đã đón tiếp hơn 60.000 Tăng, Ni, Phật tử từ khắp nơi trên cả nước hoặc những đêm hội chính tại Khu Du Lịch Đại Nam, ... Không những thế, tại đây cũng đã từng diễn ra 2 màn trình diễn pháo hoa đặc sắc vào ngày Quốc tế Lao động 01/05/2010 và ngày Quốc Khánh 02/09/2010.
Kim Điện có điểm nhấn nổi bật là các pho tượng thờ, phù điêu và các vật dụng thờ cúng được dát vàng 24K. Kim Điện cũng được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là Ngôi đền lớn nhất Việt Nam vào ngày 15/08/2007.
Chính điện của Đền thờ Đại Nam có 3 pho tượng thờ là: Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Tổ phụ Hùng Vương và Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Bên trái điện là trang thờ: Mẹ Âu Cơ, Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Bách Gia Trăm Họ với 1068 dòng họ của 54 dân tộc Việt Nam. Bên phải điện là trang thờ: 18 đời Vua Hùng Vương, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và bàn thờ 4 vị: Thần Tài – Thổ Địa – Thành Hoàng – Tổ Đức.
Các pho tượng bên trong Kim Điện đều được làm bằng chất liệu nhẹ và bền, đó là composite và sợi thủy tinh. Hầu hết các pho tượng bên trong Kim Điện đều được dát vàng 24K bên ngoài.
Kim Điện được xây dựng theo mô-típ vuông tròn. Mái vòm hình tròn biểu trưng cho Trời có vẽ 108 con chim hạc với ý nghĩa: 54 con hạc bay thuận chiều kim đồng hồ tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam ở cõi trần, 54 con hạc bay ngược chiều kim đồng hồ tượng trưng cho 54 dân tộc ở cõi âm (bởi theo quan niệm dân gian, hạc là con vật tượng trưng cho sự vĩnh cửu, lại có âm dương kết hợp hài hòa sẽ tạo nên sự phát triển trường tồn bền vững). Chính giữa của mái vòm là điểm vọng âm. Đứng tại điểm vọng âm, âm thanh sẽ được khuếch đại và truyền đi khắp Kim Điện.
Hình vuông được thể hiện qua 4 vách của đền thờ, bao gồm 28 bộ cánh cửa với mỗi cánh cửa cân nặng 500 kg. Trên nền 28 bộ cửa được chạm trổ 28 bộ tranh lịch sử tiêu biểu, đánh dấu các mốc son lịch sử của Việt Nam bắt đầu từ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 – 43 sau Công Nguyên, cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542, ... cho đến thời kỳ hiện đại như Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự kiện Bác Hồ đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại Quảng Trường Ba Đình ngày 02/09/1945. Nối tiếp đó là những thành công khác như Trận Điện Biên Phủ năm 1954, Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972 và kết thúc bằng thắng lợi rực rỡ mùa xuân lịch sử 30/04/1975. Các cuộc khởi nghĩa thể hiện sự anh dũng của một dân tộc luôn đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ dân tộc.
Bên trong Đền Đại Nam có đặt hai cây nến với tên gọi Đại Hoàng Đăng, mỗi cây có chiều cao 2,7 m, đường kính 90 cm, được dự đoán có thể cháy trong suốt 1000 năm, với ý nghĩa luôn soi sáng con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam. Lối kiến trúc dân gian kết hợp thể hiện vẻ đẹp quy tụ của tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng; của Tứ Quý: Mai – Lan – Cúc – Trúc, và đặc biệt tôn vinh vẻ đẹp của hoa sen – loài hoa tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết.
Vào ngày 01/07/2010 (nhằm ngày 20 tháng 05 năm Canh Dần), ông Huỳnh Uy Dũng đã vinh dự thỉnh về được 2 viên Xá Lợi Phật (Xá Lợi Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ). Đến ngày 13/07/2010 (nhằm ngày 2 tháng 6 năm Canh Dần), ông đã an vị 2 viên Xá Lợi Phật vào thờ tại Tháp Lưu Ly ngay trong Kim Điện.
Bên cạnh những nét nổi bật của Kim Điện, Khu Thờ Tự còn thu hút du khách bởi khung cảnh đậm nét thiên nhiên có sự kết hợp độc đáo của núi, non, sông, hồ, cây cảnh. Dãy núi Ngũ Hành Sơn hay còn gọi là Bảo Sơn bao gồm 5 ngọn: Kim –Mộc –Thủy –Hỏa –Thổ, ngọn trung tâm cao 65,8m. Trước khi vào bên trong dãy Bảo Sơn, du khách sẽ được ngắm nhìn một quần thể thắng cảnh hùng vĩ bao quanh dãy núi Ngũ Hành. Trấn giữ ở phía tây của dãy Ngũ Hành Sơn là thần Bạch Hổ, phía Đông là Thần Núi và Thần Nông. Và đặc biệt, dãy núi Ngũ Hành là nơi cư trú của hàng ngàn con chim yến, biểu hiện của một vùng “Đất lành chim đậu”.
Vươn lên từ ngọn núi trung tâm Bảo Sơn là ngôi Bảo Tháp 9 tầng. Đây là nơi thờ phụng tâm linh và truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn và sự tôn vinh của thế hệ sau đối với tiền nhân. Mỗi tầng của tháp là nơi thờ phụng với những ý nghĩa khác nhau:
1. Tầng một là nơi thờ vong linh các anh hùng liệt sĩ, các chiến sĩ trận vong và đồng bào tử nạn.
2. Tầng hai là nơi thờ các chiến sĩ vô danh đã quên thân vì nước.
3. Tầng ba là nơi thờ đại anh hùng dân tộc Việt Nam - Hồ Chí Minh.
4. Tầng bốn là nơi thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
5. Tầng năm Thờ các vị nữ trung hào kiệt từ thời dựng nước tới nay, tượng trưng là các vị nữ anh hùng như: Trưng Trắc - Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân và Nguyễn Thị Định.
6. Tầng sáu là nơi thờ các vị có công với đất nước đã được phong thần.
7. Tầng bảy là nơi thờ 18 đời vua Hùng.
8. Tầng tám thờ tam cõi hội đồng bao gồm: Hội đồng chư Phật, Hội đồng Tứ Phủ và Hội Đồng Đất nước từ ngày dựng nước.
9. Tầng chín là nơi thờ Tổ Quốc.
Đứng từ tầng thứ 9 của Bảo Tháp, du khách có thể nhìn bao quát toàn cảnh Khu Du Lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến.
Hướng Đông và Tây của Đền Đại Nam được trấn giữ bởi hai bậc thiên tài quân sự trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là Thái Úy Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt trấn ở hướng đông và vua Quang Trung Nguyễn Huệ trấn ở hướng tây
Nhìn về Hướng Nam – Hướng Cổng chính của Khu Kim Điện là một Hồ Ngọc Bích với diện tích 2,7 ha có dòng nước trong xanh như màu ngọc lục bảo kết hợp với những ốc đảo nên thơ hữu tình
Đền Đại Nam là cụm công trình có giá trị tôn vinh, vọng ngưỡng tinh hoa của 4000 ngàn năm văn hiến của dân tộc và ghi dấu những mốc son rạng ngời trong lịch sử Việt Nam. Đây một địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh mà du khách không thể bỏ qua khi đặt chân đến tỉnh Bình Dương.
VD:Chơi game,chơi bóng đá,chơi cầu lông,chơi bóng chày,chơi đùa,chơi bịt mắt,chơi đuổi nhau,chơi chốn tìm,chơi điện tử,...
Từ nhỏ tôi đã ấp ủ trong mình một ước mơ, sau này sẽ thành cô giáo. Ước mơ ấy của tôi bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ những giờ học cô giáo say sưa giảng bài.
Thứ năm hàng tuần, lớp tôi có hai tiết Văn của cô. Bước vào lớp, dường như cô mang theo vào cả sắc trời thiên nhiên. Cô giáo tôi cao cao, dáng người mảnh dẻ và nước da trắng hồng nên mặc áo dài rất đẹp. Thiỉnh thoảng, cô mặc chiếc áo dài tím Huế càng tôn thêm làn da trắng. Những lúc như thế, cả lớp đứng ngây người nhìn cô, trầm trồ mến mộ. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống.
Giờ học bắt đầu. Cô nhẹ nhàng viết lên bảng những dòng chữ mềm mại, thẳng hàng. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ làm ảo thuật trên tranh vẽ của mình Chỉ một thoáng, hàng chữ đẹp đẽ hiện ra. Vào bài giảng, chúng tôi thấy dễ chịu bởi giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp và truyền cảm của cô. Giọng nói ấy dường như được xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn để chúng tôi cảm nhận được cái hay, cái đẹpcủa mỗi bài văn, bài thơ. Những lời cô giảng chúng tôi như muốn khắc sâu không bao giờ quên. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng giải. Bàn tay cô nhẹ nhàng đưa theo nhịp câu nói. Đôi mắt cô nhìn thẳng về phía học trò chúng tôi, ân cần, dịu dàng và âu yếm. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, tin tưởng với học sinh. Mỗi khi ánh mắt ấy lướt nhanh qua chỗ tôi ngồi, tôi cũng hiểu được sự trìu mến của cô Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt nhỏ nhắn, hiền từ đã thấm vài giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý, tập trung vào bài giảng, vào những đứa học trò yêu của mình. Có chú chim nhỏ đậu trên cửa sổ, sắp bay đi nhưng vì muốn nghe cô giảng bài mà nán lại thêm một lát...
Trong lúc giảng bải, bao giờ cô cũng lôi cuốn được cả học sinh cùng tham gia. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống phíacuối lớp, xem học trò ghi bài, xem chúng tôi thảo luận nhóm có khó khăn gì cô sẵn sàng gợi ý, giúp đỡ chúng tôi. Cô muốn cho học trò phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo được sự hấp dẫn với chúng tôi. Các câu hỏi từ dễ đến khó, từ câu hỏi đóng đến câu hỏi mở, bao giờ cũng kích thích sự suy nghĩ của tất cả mọi người. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, tôn trọng ý kiến học sinh, lắng nghe chúng tôi nói và cho chúng tôi trao đổi, thảo luận công bằng. Nhưng lúc nào cô cũng là người chỉ huy tài ba khiến học trò khâm phục. “Tùng.... tùng... tùng....” Giờ học đã kết thúc. Nhưng dường như đang say sưa với bài giảng của mình, cô không hay biết. Đến khi học trò các lớp đã ùa ra sân cô mới mỉm cười chào cả lớp.
Nhìn cô giáo say sưa đứng trên bục giảng giảng bài, tôi như có thêm động lực và quyết tâm hơn thực hiện cho được ước mơ của mình. Những lời cô giảng hôm nay sẽ là nền tảng cho tôi ngày mai.
Tham khảo bạn nhé!
- Tại sao ạ? - Tom mếu máo.
Mẹ cậu bé nghiêm giọng:
- Chỉ một món đã đủ cho con chơi mệt bở hơi tai rồi, mua hai món để làm gì?
Buổi tối đó, mẹ Tom nhắc nhở:
- Tom đến giờ học rồi, nên nhớ hôm nay con có hai bài tập về nhà đấy nhé.
Tom cúi gầm mặt đáp:
- Con sẽ làm một nửa thôi. Chỉ một bài tập đã đủ khiến con vắt sạch não rồi mẹ ạ.
- !?!
Ông già và cả dân làng ấy gọi cây ấy là cây thiên hương
Đêm nay bác không ngủ là một bài thơ hay của minh huệ
Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ thường được phản ánh rất đậm nét trong thơ ca. Đó là hình tượng những người lính có những vẻ đẹp khác nhau. Có khi hình tượng đó được xây dựng theo bút pháp lãng mạn, có khi lại được xây dựng theo bút pháp hiện thực. Nhưng dù được xây dựng theo bút pháp nào, tất cả đều có nét đẹp chung rất cơ bản. Ấy là những con người dũng cảm, anh hùng, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cho Tổ quốc và có sức động viên lớn đối với nhân dân ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng gian khổ và ác liệt. Tuy nhiên, mỗi hình tượng lại có những nét đẹp riêng. Tinh thần chiến đấu hi sinh và chất anh hùng ở mỗi hình tượng lại có những biểu hiện rất khác nhau. Đọc Tây Tiến – bài thơ được viết theo bút pháp lãng mạn nên hình ảnh người lính trong Tây Tiến xuất hiện trong một bối cảnh hoang vu, hiểm trở, vừa hùng vĩ, vừa dữ dội khác thường: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trởi Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Một hình thể gập ghềnh, cheo leo của dốc núi được tạo ra bởi những thanh trắc và cách dùng chữ rất bạo; nào là “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, “súng ngửi trời”… Rồi đột nhiên, dòng thơ như bị bẻ đôi để vẽ ra hai dốc núi vút lên và đổ xuống gần như thẳng đứng: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, rồi bỗng dưng, dòng thơ như bay ngang lưng trời bởi một câu thơ độc đáo toàn thanh bằng “ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Trong khung cảnh đó, ta tưởng tượng những người lính đang tạm dừng chân nơi những sườn núi chênh vênh, phóng tầm mắt ra xa, thấy nhà ai thấp thoáng ẩn hiện qua một không gian mịt mù sương rừng, mưa núi… Và bất chợt, trên cái nền hiểm trở và hùng vĩ đó, những người línhTây Tiến xuất hiện cũng thật oai phong và dữ dội khác thường: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Từ một thực tế gian khổ của người lính do thiếu thốn và bệnh sốt rét rừng hành hạ, da dẻ xanh xao, đầu trụi cả tóc, nhưng bằng ngòi bút lãng mạn, nhà thơ đã biến thành bức chân dung lẫm liệt oai hùng. Đặc biệt, hình tượng người lính trong Tây Tiến phảng phất bóng dáng của người anh hùng theo kiểu hình tượng các chinh phu, tráng sĩ cưỡi ngựa vung gươm, áo bào đỏ thắm, phong độ hào hoa, ra đi không hẹn ngày về trong thơ ca lãng mạn trước năm 1945. Vâng, nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa hình tượng người lính trong Tây Tiến như vậy. Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Những người lính Tây Tiến sinh hoạt và chiến đấu trong hoàn cảnh rất thiếu thốn, ngay cả lúc chết vẫn không có manh chiếu che thân. Nhưng dù thế, hình tượng người chiến sĩ trong Tây Tiến còn có thêm vẻ đẹp khác. Đó là nét hào hoa thanh lịch, chất thơ mộng lãng mạn: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Một tiếng reo thầm đầy vui sướng trước người đẹp trong xiêm áo độc đáo của vũ nữ dân tộc Lào. Vẻ đẹp đó càng rực rỡ hơn trong đêm liên hoan… Khác với Tây Tiến, hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được miêu tả dưới một bút pháp hiện thực. Người lính xuất hiện trong bài thơ trên một bối cảnh khác thường, mà đặc biệt xuất hiện trong một môi trường quen thuộc, bình dị thường thấy ở các làng quê còn đói nghèo xơ xác hồi ấy: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Mà làng quê Việt Nam xưa nơi nào chẳng có giếng nước gốc đa, nơi người dân quê gặp gỡ nhau hằng ngày. Đó còn là nơi “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
không có time nên các bn thông cảm cho mk nha