Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Giống nhau:
Cả hai ngữ liệu đều miêu tả mùa xuân 1 cách lãng mạn và sinh động.
* Khác nhau:
- Về thể loại: Vũ Bằng sử dụng thể bút kí. Còn Hàn Mặc Tử sử dụng thể thơ trữ tình.
- Về nội dung và nghệ thuật:
+ Đoạn văn trong Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng miêu tả mùa xuân Kinh Bắc, đẹp dịu dàng như người con gái. Đó là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng mái chèo từ xa vọng lại, có tiếng hát của người con gái đẹp như thơ như mộng. Đoạn văn có sử dụng nhiều phép so sánh, liệt kê để tạo ra ấn tượng cho người đọc về những nét đặc trưng của mùa xuân Bắc Việt.
+ Đoạn thơ của Hàn Mặc Tử lại miêu tả mùa xuân của miền trong với đặc trưng là miệt vườn, với làn nắng, mái nhà làm bằng giạ. Đoạn thơ của Hàn Mặc Tử lại sử dụng chủ yếu phép nhân hóa để nêu ra những nét đặc trưng nhất, độc đáo nhất. Là nắng (không phải nắng mới, nắng chói chang hay cái nắng hanh hao mà nắng ửng, hồng hào như đôi má của người thiếu nữ), là mái nhà (những mái nhà làm bằng giạ, là nếp nhà đặc trưng của miền vườn xứ Huế), là gió cùng giàn hoa thiên lí (gió dường như cũng tinh nghịch, hồn nhiên và trẻ trung trở lại khi xuân về, nên trêu đùa trên mái nhà, trên giàn hoa thiên lí, đón nàng xuân - nàng thơ trở về).
- Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ: từ láy, nhân hóa,
- Với sự cảm nhận tinh tế và cách lựa chọn từ ngữ độc đáo, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt ta một bức tranh xuân với các hình ảnh không gian rộng tràn ngập sắc vàng, tươi mới trong trẻo: Nắng, khói mơ, mái tranh. Từ láy “lấm tấm” là từ láy tượng hình, dùng để mtả những sự vật nhỏ, hình chấm, rải rác trên bề mặt. Câu thơ thứ nhất đã tái hiện vẻ đẹp của những giọt nắng rải qua vòm lá, in trên mái nhà tranh. Mùa xuân mang vẻ đẹp dịu dàng,
- Từ láy “Sột soạt” là âm thanh của những sự vật nhỏ, khô va chạm vào nhau phát ra tiếng động. Từ láy này gợi tả tiếng động nhỏ liên tục thu hút sự chú ý và tò mò. Từ láy không chỉ nói được cái chuyển động của gió, cái âm vang từ tà áo, mà còn diễn tả được cái rạo rực của lòng người. Cùng với đó là hình ảnh nhân hoá “trêu tà áo biếc”, câu thơ đã mang đến sự cảm nhận về sự chuyển động sức sống của mùa xuân. Cả hình bóng mùa xuân như soi mình kết tụ nơi giàn thiên lý thềm nhà đơn sơ. Đoạn thơ đã gợi một vẻ đẹp giản dị và một buổi mai ấm áp , bình yên của mùa xuân nơi làng quê Việt Nam .
Mỗi dòng thơ đều phảng phất hơi xuân, đều thấm đượm cái đẹp của tâm hồn thi sĩ. Mùa xuân bắt đầu từ cái nắng mới lạ thường:
"Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang".
Đúng là nắng xuân, chẳng phải tia nắng, hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là "làn nắng". Chữ "làn" như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tang, mềm mại trải đều trong thơ và trong không gian. Làn nắng lại "ửng" lên trong "khói mơ tan". Cảnh sắc nhẹ nhàng, đẹp dân dã mà huyền diệu. Sương khói quyện với nắng; cái "ửng" của nắng được tôn lên trong làn khói mơ màng đang "tan" ấy. Ngòi bút thi sĩ vẫn hướng đến một nét thơ truyền thống, cổ điển, cảnh như có hồn, như có tình chan chứa. Trân trọng đón lấy cái nắng mới tinh khiết ấy là "Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng'!. Sự hô ứng trong vần thơ tạo ra một cảm xúc ấm áp, cảnh vật cân xứng hài hòa, đầy thơ mộng. Vài nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế gợi cảm, dung dị mà đáng yêu. Chỉ có "đôi mái nhà tranh" hiện lên trong "làn nắng ửng" nhưng vẫn gợi lên một sức sống đang lay động, dân dã bình yên rất thân thuộc với mọi người. Nắng như đang rắc lên "đôi mái nhà tranh" chút sắc xuân và hương xuân
Sột soạt gió trêu tà áo biếc". Cái âm thanh của gió "trêu" tà áo và cái gam màu "biếc" của, lá ây là cái tình xuân. Một chữ "trêu" đáng yêu quá, thân thương quá, có gì như mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ thuở nào cứ ngân nga mãi trong lòng ta... Gió cũng chọn áo mà "trêu", phải chọn áo biếc mới thật thơ, thật đẹp. Mùa xuân là như thế, "chín" là như thế!
Từ cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát: "Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang". Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước... như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được Hàn Mặc Tử miêu tả rất tinh tế, đặc sắc. Trước hết, mùa xuân hiện lên với làn nắng ửng. Nắng ửng không phải là nắng gay gắt chói chang của mùa hè, cũng không phải là cái nắng hanh hao nứt nẻ khô gầy của mùa đông mà đó là cái nắng mới, nắng mang theo sức sống. "Nắng ửng" vừa gợi ra cái trẻ trung phơi phới, gợi ra đôi má ửng hồng của người thiếu nữ, lại vừa gợi ra sự dịu nhẹ, trong trẻo của màu nắng. Bên cạnh sắc nắng vàng dịu nhẹ đầy sức sống đó là sắc vàng của những nếp nhà. Đó là màu vàng của những nếp nhà mà mái được lớp bằng rơm rạ. Ta hiểu đó là bức tranh thiên nhiên của xuân của một miền quê nào đó. Trong câu thứ ba, nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với phép nhân hóa đã cho thấy được những thanh âm và sự sinh động của mùa xuân. "Gió" mà lại biết "trêu". "Tà áo biếc" ở đây là gì? Đó có thể là tà áo dài của người thiếu nữ du xuân hay đó cũng có thể là "chiếc áo" của thiên nhiên mùa xuân. Thiên nhiên đất trời khi vào xuân không còn màu u ám ảm đạm nữa mà như khoác trên mình màu áo mới, đầy sức sống. "Sột soạt" là từ láy gợi ra những âm thanh tươi vui. Thiên nhiên và con người hiện ra gợi tả và gợi tình. Nghệ thuật nhân hóa ở câu cuối đã cho thấy sự quan sát và hồn thơ tinh tế của Hàn Mặc Tử khi có thể nhìn ra được bước đi của mùa xuân. Nếu như Hữu Thỉnh trong Sang thu có thể nhìn thấy được "Đám mây vắt nửa mình sang thu" thì ở đây, Hàn Mặc Tử có thể nhìn thấy "bóng xuân sang". Giàn thiên lí là hình ảnh đẹp gợi ra sự tươi mát và khiến bức tranh thiên nhiên mùa xuân giàu sức sống. Như vậy chỉ qua một khổ thơ, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân vừa tràn đầy sức sống vừa gợi cảm, thơ mộng.
Tham khảo:
Mỗi dòng thơ đều phảng phất hơi xuân, đều thấm đượm cái đẹp của tâm hồn thi sĩ. Mùa xuân bắt đầu từ cái nắng mới lạ thường:
"Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang".
Đúng là nắng xuân, chẳng phải tia nắng, hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là "làn nắng". Chữ "làn" như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tang, mềm mại trải đều trong thơ và trong không gian. Làn nắng lại "ửng" lên trong "khói mơ tan". Cảnh sắc nhẹ nhàng, đẹp dân dã mà huyền diệu. Sương khói quyện với nắng; cái "ửng" của nắng được tôn lên trong làn khói mơ màng đang "tan" ấy. Ngòi bút thi sĩ vẫn hướng đến một nét thơ truyền thống, cổ điển, cảnh như có hồn, như có tình chan chứa. Trân trọng đón lấy cái nắng mới tinh khiết ấy là "Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng'!. Sự hô ứng trong vần thơ tạo ra một cảm xúc ấm áp, cảnh vật cân xứng hài hòa, đầy thơ mộng. Vài nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế gợi cảm, dung dị mà đáng yêu. Chỉ có "đôi mái nhà tranh" hiện lên trong "làn nắng ửng" nhưng vẫn gợi lên một sức sống đang lay động, dân dã bình yên rất thân thuộc với mọi người. Nắng như đang rắc lên "đôi mái nhà tranh" chút sắc xuân và hương xuân
Sột soạt gió trêu tà áo biếc". Cái âm thanh của gió "trêu" tà áo và cái gam màu "biếc" của, lá ây là cái tình xuân. Một chữ "trêu" đáng yêu quá, thân thương quá, có gì như mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ thuở nào cứ ngân nga mãi trong lòng ta... Gió cũng chọn áo mà "trêu", phải chọn áo biếc mới thật thơ, thật đẹp. Mùa xuân là như thế, "chín" là như thế!
Từ cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát: "Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang". Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước... như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.
a)Các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên:
+ Nhân hóa: "...trêu tà áo biếc"
+Đảo ngữ:"sột soạt gió trêu tà áo biếc"
+Từ láy tượng thanh:"sột soạt"
+Từ láy:"lấm tấm"
==) Khung cảnh mùa xuân thật huyền áo, đẹp đẽ, tạo nên sắc xuân sinh động như một bức tranh
b) Biện pháp tu từ có trong câu văn trên: so sánh"...nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi..."
==) Tác dụng: miêu tả trạng thái vui mừng, hồi hộp của tác giả khi lần đầu tiên đến trường.
c. Vì: Hai câu thơ trích trong bài thơ Mùa xuân chín của nhà thơ Hàn Mặc Tử đã miêu tả rất hay về mùa xuân. Với sự cảm nhận tinh tế và cách lựa chọn từ ngữ độc đáo, nhà thơ đã vẽ ra trớc mắt ta một bức tranh xuân với các hình ảnh không gian
rộng tràn ngập sắc vàng: Nắng, khói mơ, mái tranh. Từ láy lấm tấm là từ láy tợng hình, dùng để mtả những sự vật nhỏ, hình chấm, rải rác trên bề mặt. Câu thơ T1 đã tái hiện vẻ đẹp của những giọt nắng rải qua vòm lá, in trên mái nhà tranh. Mùa xuân không chỉ có vẻ đẹp dịu dàng, êm ả của các h/a thiên nhiên đầy gợi cảm mà còn có cả âm thanh. Sột soạt là âm thanh của những sự vật nhỏ, khô va chạm vào nhau phát ra tiếng động. Từ láy này gợi tả tiếng động nhỏ liên tục thu hút sự chú ý và tò mò. Cùng với hình ảnh nhân hoá trêu tà áo biếc, câu thơ đã mang đến sự cảm nhận về sự chuyển động sức sống của mùa xuân. Đoạn thơ đã gợi vẻ đẹp giản dị của một buổi mai ấm áp, bình yên của mùa xuân nơi làng quê VN.
Tìm thành phần trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra tác dụng thành phần trạng ngữ trong từng câu
a/Trong làn nắng ửng : Khói mơ tan
Trạng ngữ : Trong làn nắng ửng hồng
=> trạng ngữ xác định nơi chốn
b/Với trang sách và chiếc bút bi, Lan miệt mài học tập và ghi chép. Lan học giỏi toàn diện. Bạn bè rất quý mến và tự hào về người nữ sinh xuất sắc của lớp mình
Trạng ngữ : Với trang sách và chiếc bút bi
=> trạng ngữ chỉ cách thức
học tốt
cảm ơn bạn nha!!! Nhưng bạn làm có vẻ hơi lạc đề rồi đấy. Đề của mk là phân tích khổ thơ khác bạn à...
Hai câu thơ trong bài " Qua Đèo ngang " của Bà Huyện Thanh Quan:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Qua đây, em thấy Bà Huyện Thanh Quan là một người rất khéo léo trong việc lựa chọn từ ngữ. Từ " lom khom " , " lác đác " là 2 từ láy. Để cho bài thơ thêm sinh động, rõ nét hơn trc mắt người đọc, bầ còn sử dụng số từ " vài " và " mấy " để làm tăng lên sự vắng vẻ, leo lắt. Thiên nhiên thật rộng lớn và hùng vĩ, còn con người thì có phần nhỏ bé trước thiên nhiên.
Bài này trên lớp mình chưa học nhưng học đội tuyển từ hồi cuối lp 6 nên có nhớ chút, có thiếu j thông cảm nha, nhưng đây cụ thể và đầy đủ rồi nha
a,
Xác định trạng ngữ trong 2 câu thơ sau và cho biết ngững trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu:
" Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang "
Trạng ngữ Sột soạt chỉ cách thức
Trạng ngữ Trên giàn thiên lí chỉ nơi trốn
có nhiều hạt, nhiều điểm nhỏ và đều trên bề mặt
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí. đã xuất bản tập thơ “Gái quê” (1936) và tập “Thơ Hàn Mặc Tử” (1942). Cuộc đời Hàn Mặc Tử mãnh liệt một khát vọng sống, khát vọng yêu và khát vọng thi ca. Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử đã trải quan gần ba phần tư thế kỷ và càng ngày càng khẳng định là một trong số những bài thơ xuân đặc sắc của Việt Nam, thực sự chiếm lĩnh tâm hồn và có sức sống mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Đúng là nắng xuân, chẳng phải tia nắng, hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là "làn nắng". Chữ "làn" như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tang, mềm mại trải đều trong thơ và trong không gian. Làn nắng lại "ửng" lên trong "khói mơ tan". Cảnh sắc nhẹ nhàng, đẹp dân dã mà huyền diệu. Sương khói quyện với nắng; cái "ửng" của nắng được tôn lên trong làn khói mơ màng đang "tan" ấy. Ngòi bút thi sĩ vẫn hướng đến một nét thơ truyền thống, cổ điển, cảnh như có hồn, như có tình chan chứa. Trân trọng đón lấy cái nắng mới tinh khiết ấy là "Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng'!. Sự hô ứng trong vần thơ tạo ra một cảm xúc ấm áp, cảnh vật cân xứng hài hòa, đầy thơ mộng. Vài nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế gợi cảm, dung dị mà đáng yêu. Chỉ có "đôi mái nhà tranh" hiện lên trong "làn nắng ửng" nhưng vẫn gợi lên một sức sống đang lay động, dân dã bình yên rất thân thuộc với mọi người. Nắng như đang rắc lên "đôi mái nhà tranh" chút sắc xuân và hương xuân