Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."
MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.
a: Mở bài
Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)
b: Thân bài
Biểu cảm cụ thể về người đó
- Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
- Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)
c: Kết bài.
Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.
Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.
Với một phong cách ẩm thực không cầu kỳ hay kiểu cách, Bún Hà Nội đã trở thành món ăn đặc sắc mà ai khi đi xa dù tận miền viễn sứ cũng nhớ về hương v***** quê nhà, hay đối với những du khách một lần đến và thưởng thức cũng để lại những ấn tượng khó quên!
Theo nhiều nhà ẩm thực học thì Hà Nội có vào khoảng trên dưới 15 món bún khác nhau và được chia thành hai dòng là dòng khô và dòng nước. Dòng khô có các món tiêu biểu như Bún Chả, Bún Đậu, ... Dòng nước có Bún ốc, Bún Riêu Cua, Bún Thang, Bún Cá... Năm tháng qua đi, phố phường ngày càng phồn hoa, đô hội, nhưng sự mộc mạc và bình d***** chính là phẩm chất nổi trội nhất của nghệ thuật nấu nướng và thưởng thức các món quà Bún này. Nhắc đến Bún thì đầu tiên phải kể đến món Bún Chả. Không ai biết rõ Bún Chả có từ bao giờ. Ông tổ của món ăn này chưa thấy được hậu thế ghi lại. Chỉ biết là từ rất lâu rồi, Bún Chả đã xuất hiện trên khắp các nẻo đường Hà Nội mà nổi tiếng là Bún Chả Hàng Mành. Trong cuốn “Hà Nội 36 phố phường”, bằng những cảm nhận tinh tế nhất, nhà văn Thạch Lam đã dùng những âm hưởng của thi ca để miêu tả về sự đặc sắc của món ăn này vào những năm 30 của thế kỷ trước: “Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long Bún Chả là đây có phải không?” Một món quà Bún khác tuy không phổ biến như món phở hay món Bún Chả ở trên nhưng nó vẫn được liệt vào danh sách những món ngon đặc sản của người Hà Nội, đó là món Bún Thang. Trước đây, Bún Thang vốn là một món ăn quý, chỉ được làm vào những d*****p lễ tết nhưng ngày nay nó đã được bình dân hoá để ngày càng có nhiều người được d*****p thưởng thức món ăn tinh tế này. Bún Thang Hà Nội ngon nhất là ở phố Cầu Gỗ, Hàng Hành để rồi đã có bao nhiêu du khách đến với Hà Nội, thưởng thức món Bún Thang và mang theo dư âm của món ăn về nơi xa ấy suốt đời. Trong muôn vàn hương v***** phong phú của các món ăn, món Bún ốc vẫn tạo được một sắc thái riêng và đã thực sự đạt đến “cái đích ăn ngon” của người Hà Nội. Bún ốc đi vào phong v***** ẩm thực Hà Nội với những đặc trưng ấn tượng nhất phải kể đến Bún ốc Phủ Tây Hồ, bún ốc Phù Đổng Thiên Vương và bún ốc Khương Thượng. Chính ở những đ*****a điểm này, Bún ốc đã đạt đến độ thăng hoa nhất và trở thành một món quà độc nhất vô nh***** của người Hà Nội. Tương tự như món Bún ốc, món Bún Riêu Cua cũng là một món ăn khoác lên mình nó nét quê mùa, chất phát từ ao hồ, sông suối, từ đồng ruộng ngàn đời. Chao ôi! Có đỡ bát bún riêu nóng bỏng và ngút khói trên tay thì mới có thể cảm nhận hết được tấm lòng của “người trao kẻ nhận” đối với món ăn giản d***** này. Để rồi dù trời nóng hay lạnh mà được *****át bún riêu cua nóng hổi, thêm chút ớt cay, vài ngọn rau sống thì quả là thích thú. Những người sành ăn có thể tìm đến các quán bún riêu ngon có tiếng ở phố Thi Sách hay bún riêu Thanh Hồng ở phố Hòa Mã, Hà Nội để thưởng thức đúng cái chất, cái v***** của bún riêu Hà Nội. Cũng giống như Bún bò Huế, mì Quảng, bún cá Hải Phòng từ lâu đã trở nên vô cùng quen thuộc với người Hà Nội. Ở mỗi góc phố, mỗi nhà hàng lại có một cách sáng tạo món ăn này với cách chế biến khác nhau sao cho phù hợp với khẩu v***** tinh tế của người Hà Nội mà vẫn giữ được cái cốt cách, cái hương v***** bún cá biển đặc sản đến từ thành phố Cảng. Có lẽ ở Hà Nội, không ở đâu mà món bún cá biển lại ngon, lại được sáng tạo thăng hoa như ở quán Bằng -Bún Cá Biển Cay ở đầu phố Trần Huy Liệu. Khi ăn, bát Bún Cá Biển Cay có v***** ngọt đậm của xương, v***** dai, ngậy, thơm của miếng cá và chả cá, v***** béo của th*****t móng giò, v***** cay nồng của ớt chưng, v***** chua d*****u nhẹ của nước me chua cộng với v***** thanh mát của bún và rau sống. Dù là cao sang hay nghèo hèn, ai cũng có thể tới đây để thưởng thức và cảm nhận hương v***** quện nồng của món ăn này. Nói về các món Quà Bún thì chẳng có giấy mực nào ghi lại cho hết được.
Chỉ có những thực khách đã từng thưởng thức và cảm nhận thì cho dù miền ký ức của họ không rộng lớn nhưng sẽ vẫn luôn có một khoảng trống vừa đủ để hướng đến và lưu giữ mãi mãi về những món Bún “độc nhất vô nh*****” của Hà Nội.
Bạn tham khảo nha!
Từ ngày xa gia đình lên Sài Gòn học, hai chị em tôi chưa xuống Long An thăm gia đình chú thím út của tôi. Ngày còn bé cứ rảnh rỗi chúng tôi lại về chơi với ông bà nhưng theo thời gian vòng xoay của cuộc sống ông bà không còn, chúng tôi phải học hành nên ít có thời gian về đó. Hôm nay là thứ 7, hai chị em tôi liền chạy xe về, vừa về thăm chú thím cũng xem như thay đổi không khí hai ngày cuối tuần ở vùng quê.
Không khí ở Long An mát và trong lành hơn hẳn so với cái nóng nực, khó chịu của Sài Gòn. Nhìn những ruộng lúa xanh ngát cùng hương thơm mùi lúa mới thật là dễ chiu. Sau hai tiếng chạy xe cuối cùng cũng chúng tôi cũng về đến nhà chú thím. Dù hai chị em thay nhau chạy xe nhưng chạy xe đường dài quả thật cũng hơi mệt mỏi trong người, lại còn đói bụng nữa chứ.
Lâu rồi tôi cũng chưa có dịp thưởng thức tài nấu ăn của thím tôi, hồi trước chú tôi phải lòng thím cũng nhờ tài nấu ăn của thím. Khi gia đình tôi ở chung với nội, chị em tôi mê thức ăn thím nấu lắm. Nếu giờ được ăn các món ngon thím tôi nấu thì thật là không còn gì bằng. Thím tôi nấu được rất nhiều món, mà món nào cũng thật là ngon, nhất là món bún măng vịt, cá kho riềng, gà nướng… . Nhưng món ăn làm tôi nhớ nhất là món bún riêu cua.
Chiều thứ 6 đi học về tôi gọi điện báo chú thím ngày mai hai chị em về chơi. Thím hỏi thích ăn món gì để thím chuẩn bị, tôi reo lên ngay: Bún riêu cua thím ơi. Thím cười thích thú đầy tự hào.
Cách nấu ăn của thím tôi cũng đặc biệt lắm. Bún riêu cua thím tôi chỉ làm bằng cua đồng nên nước bún riêu rất ngon, ngọt và thơm. Lần nào thím làm, tôi cũng đều chăm chú quan sát. Lên Sài Gòn tôi cũng có học nấu ăn và học làm món này nhưng mùi vị không sao ngon bằng của thím nấu. Chắc do tay nghề nấu ăn của tôi còn lâu mới đuổi kịp thím tôi.
Bún riêu cua đồng – Cua đồng làm sạch
Để làm món bún riêu cua thì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên là làm cua, khi mua cua về thím tôi thường ngâm cua trong nước gạo từ 1 đến 2 giờ cho cua nhả hết đất cát và xả lại bằng nước sạch. Sau đó đem cua làm sạch, phần mai cua thì dùng tăm khều hết gạch cua ra một cái chén.
Cho thịt cua vào máy xay cùng chút xíu muối. Xay nhuyễn và lọc lấy nước cua cho vào một cái nồi. Đặt nồi nước cua vừa lọc lên bếp đun nhỏ lửa để nước cua sôi cho đển khi phần cua đóng gạch. Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, thím mình còn dặn phải cho chút muối vào để khi sôi lên thịt cua đồng đặc lại sẽ có vị mặn vừa ăn, không thì nhạt mất.
Bún riêu cua đồng
Khi thịt cua đóng thành tảng, thím hớt ra bát để riêng. Cà chua cắt thành miếng vừa ăn, me cạo sạch vỏ, hành khô bóc vỏ thái mỏng. Đậu phụ thái miếng vuông nhỏ. Cho vào chảo dầu rán vàng các mặt. Vớt ra chén để riêng. Để có được nồi bún riêu cua ngon thì mỗi công đoạn đều phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, thím vừa nấu vừa căn dặn.
Phi thơm hành với dầu ăn, cho cà chua vào xào chín, thêm một thìa súp để cà chua mau mềm. Cho gạch cua vào xào cùng đến khi gạch tan ra hết. Dằm me chua ra bát chắt lấy nước chua bỏ bã. Khi nồi riêu cua sôi cho cà chua đã xào chín vào đun nhỏ lửa. Một loại gia vị không thể thiếu khi làm món ăn này đó là mắm ruốc, cho mắm ruốc vào tô, hòa với nước lạnh và đổ vào nồi. Khi nước sôi hạ bớt lửa.
Bún riêu cua đồng – Nấu nước dùng
Bún mua về nên chần sơ qua với nước sôi, xong xếp ra tô sẵn. Chan nước riêu cua vào dùng nóng thì không còn gì ngon hơn. Nhìn tô bún riêu cua nổi bật với màu vàng của nước dùng lẫn những sợi bún trắng tươi, màu đỏ của cà chua, vị chua thơm dịu của me và những miếng gạch cua nâu nâu, thơm nồng còn có cả đậu rán giòn ngon ngon nữa.
Tô bún riêu cua đồng sẽ đậm đà khó quên khi cho thêm mắm ruốc và ớt xào dầu vào ăn kèm thêm rau rổ rau thơm xanh rờn, có thể pha thêm chút mắm ớt tỏi rưới vào để món bún riêu cua thêm đậm đà hơn nữa.
Bún riêu cua đồng – Tô bún riêu thơm lừng
Bưng tô bún riêu cua nóng hổi tỏa khói nghi ngút cùng với mùi thơm lừng của mắm ruốc, ăn vào một miếng cảm nhận được vị ngọt của nước, cái ngọt beo béo của cua đồng, miếng đậu phụ giòn thơm ngon tất cả hòa quyện khiến mình ăn một lần cứ muốn ăn mãi. Chỉ với một tô bún riêu cua đã làm cho cái bụng của tôi được thỏa mãn rồi. Nhìn hai chị em tôi bưng hai tô bún húp xì xụp, ánh mắt chú thím tôi ánh lên niềm thương cảm. Ăn xong, thím nói cứ cuối tuần rảnh hai chị em về đây thím nấu cho ăn, thím còn nhiều món lắm, làm tôi cảm động sự chân thành của thím vô cùng.
Cháu cám ơn chú thím, hai tuần nữa cháu sẽ về Long An thăm chú thím
Bạn có biết? Để bún riêu có hương vị đậm đà, mắm ruốc là thành phần không thể thiếu đối với món này :-)?
Đặc điểm của các thể thơ trung đại :
1.Thể thơ :
- Thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc :
+ Thơ cổ phong
+ Thơ đường luật : . Thất ngôn tứ tuyệt
. Ngũ ngôn tứ tuyệt
. Thất ngôn bát cú
Thơ dân tộc : . Song thất lục bát
. Lục bát
2.Đặc điểm riêng của từng thể loại :
a ) Thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc :
* Thơ cổ phong : ( Ví dụ : Bài ca Côn Sơn – nguyên tác )
(Cổ thể ) – Thể thơ xuất hiện từ đời Đường, về sau không theo luật định, có số câu, số chữ, không hạn định.
* Thơ đường luật : Được đặt ra ở đời Đường, Trung Quốc.
- Dạng cơ bản :
+ Tuyệt cú ( Thơ 4 câu ) :
. Thất ngôn tứ tuyệt
. Ngũ ngôn tứ tuyệt
+ Bát cú ( Thơ 8 câu ) :
. Thất ngôn bát cú
+ Bài luật : Kéo dài số câu của thơ Đường luật
Thể thơ có niêm luật chặt chẽ, gò bó nhất trong lịch sử thơ ca.
Thể thơ : “Thất ngôn bát cú” được xem là thể thơ tiêu biểu.
* Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú :
- Số câu chữ : 7 chữ, 8 câu
( Thơ tuyệt cú : 7 chữ, 4 câu )
- Gieo vần :Một vần : Cuối câu 1,2,4,6,8.
( Thơ tứ tuyệt : Vần thường gieo cuối câu 1,2,4
hoặc 1,4
Niêm luật : + Nhất tam ngũ bất luận
1 3 5
Nhị tứ lục phân minh
2 4 6
T B T
B T B
- Ví dụ : Bước tới đèo ngang bóng xế tà
T B T
- Luật : Nếu chữ thứ 2 của câu 1 là thanh trắc (T)
=> Luật trắc
Nếu chữ thứ 2 của câu 1 là thanh bằng (B)
Luật bằng
Đối : Các cặp câu : 3 – 4
5 – 6 Đối ý, đối thanh
- Bố cục : Đề, thực, luận, kết.
( Thơ tứ tuyệt : Khai, thừa, chuyển, hợp )
***Lưu ý : Có những bài thơ thường không theo bố cục trên -> Sáng tạo .
b ) Các thể thơ có nguồn gốc dân tộc :
* Song thất lục bát : 2 câu, 7 chữ
-> Câu 6 chữ, câu 8 chữ.
Lưu ý : Có những trường hợp vị trí thay đổi.
( Câu 6,8 -> Câu 7,7 )
Kết hợp vần : Vần lưng + Vần chân
Cách ngắt nhịp : 3/4 hoặc 3/2/2 ( Câu 7 chữ )
3/3
Văn học viết Việt Nam được chia thành hai giai đoạn tùy thuộc vào thời gian ra đời và đặc điểm sáng tác đó là: văn học trung đại và văn học hiện đại.
Văn học trung đại hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.
Bạn muốn biết những tác phẩm bạn đang tìm có phải là văn học trung đại hay không thì phải dựa vào các đặc điểm sau:
Thời gian sáng tác: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Về thể loại: Trong văn học chữ Hán, có ba thể loại chủ yếu: văn xuôi(truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...); thơ(thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu(hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,...). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ(thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.
Về chữ viết: Phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm
Bài thơ "Phò giá về kinh" thể hiện lòng tự hào dân tộc qua những chiến thắng vang dội ở bến Chương Dương và cửa Hàm Tử, nhằm làm sống lại cái ko khí ở chiến trường.
Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm
Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược
Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.
Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được
Bả bay = Bảy ba
=> Bà chết năm 73 tuổi
Bà đó = Bò đá
=> Bà chết vì bò đá
Tương truyền trong lúc cuộc chiến đang hồi quyết liệt thì từ đền thờ Trương Hống, Trương Hát bên bờ sông Như Nguyệt vang lên tiếng ngâm bài thơ “Sông núi nước Nam” mà nhiều người cho rằng do Lý Thường Kiệt viết ra để khích lệ tinh thần tướng sĩ.
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,
Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ!”
Ngay từ đầu, với lời thơ ngắn gọn, rõ ràng, ý thơ mạnh mẽ ,đanh thép đã là lời khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam . Nước Nam là một nước đã có vua, mà ngày xưa vua là thay mặt tối cao cho một quốc gia. Mặt khác, biên giới nước Nam cũng đã được định rõ ở “sách trời”, đó là một chân lí không gì thay đổi được. Có thể nói đó là lời tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam, khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập , tự cường dân tộc. Chính nhờ có niềm tin ấy nên nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi bị giặc ngoại xâm, lịch sử đó đã được chứng minh từ thời Bà Trưng, Bà Triệu.
Giặc Tống ỷ mạnh, đem quân sang xâm chiếm nước ta gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến cho đất nước ta lâm vào cảnh điêu tàn, nhân dân phải sống cuộc sống lầm than, càng hun đúc ý chí quật cường, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình, nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân Tống, nhân dân ta sẵn sàng đáp trả những đòn đích đáng.
“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”
Là một lời buộc tội đanh thép, mạnh mẽ, là lời cảnh cáo quyết liệt dành cho giặc ngoại xâm. Chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng chúng ta cũng không hề khiếp sợ trước bất kì một thế lực nào khi chúng có âm mưu thôn tính nước ta. Dân tộc ta nhất định chiến thắng vì chúng ta có chính nghĩa, vì chúng ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, có tướng tài, quân giỏi. Kẻ địch nhất định thảm bại.
“Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ”
Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch sử.
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.
Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!
Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.
Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.
Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.