K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2016

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên việt nam. Cụ thể:

- Bảo vệ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên: (1,0điểm)

+ Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralit chiếm ưu thế: ở độ cao dưới 700m ở miền bắc  và 1000m ở miền nam thì tính chất nhiệt đới gió mùa của khí hậu được bảo toàn. Do vậy cảnh quan là  rừng nhiệt đới gió mùa. Đai này rộng nên diện tích rừng nhiệt đới chiếm ưu thế. (0,5điểm)

+ Quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh và chiếm ưu thế (60%). (0,5điểm)

- Sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên: (1,0điểm)

Địa hình đồi núi tạo nên sự phân hoá cảnh quan theo đai cao và theo địa phương(đông- tây và bắc nam)

+ Theo độ cao: 3 đai..

+Theo bắc- nam.

+ Theo đông- tây

18 tháng 10 2018

Chọn: B.

Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta chủ yếu là do tác động của gió mùa (gió mùa đông bắc) với hướng các dãy núi (hướng Tây Bắc - Đông Nam).

19 tháng 6 2016

* Tình hình:

– Hoạt động XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt. 1992, lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới cân đối; từ 1993 tiếp tục nhập siêu.

– Tổng giá trị XNK tăng liên tục từ 5,2 tỷ USD năm 1990 lên 69,2 tỷ USD năm 2005.

– Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.

– 2007, VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức.

* Xuất khẩu:

– XK liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005.

– Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thuỷ sản, tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nặng nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

– Thị trường XK lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.

            * Nhập khẩu:

– Tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên 36,8 tỷ USD vào năm 2005ànhập siêu

– Các mặt hàng NK: tăng tỷ trọng nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng, nguyên liệu…

– Thị trường NK chủ yếu là khu vực châu Á-TBD và châu Âu.

            * Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng quyền XNK cho các ngành và các địa phương, tăng sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật.

------------------

 a/Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong phú và đa dạng, gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.

– Về địa hình có nhiều cảnh quan đẹp như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo. Địa hình Caxtơ với hơn 200 hang động, nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẽ Bàng…

– Sự đa dạng của khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là phân hóa theo độ cao. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng như thiên tai, sự phân mùa của khí hậu.

– Nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch như: hệ thống s.Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng). Ngoài ra còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách.

– Tài nguyên SV có nhiều giá trị: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia.

            b/Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm: di tích, lễ hội, tài nguyên khác…

– Các di tích văn hóa-lịch sử có giá trị hàng đầu. Cả nước có 2.600 di tích được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; di sản phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

– Các lễ hội diễn ra khắp cả nước, có ý nghĩa qưuốc gia là lễ hội đền Hùng, kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương…

– Hàng loạt làng nghề truyền thống và các sản phẩm đặc sắc khác có khả năng phục vụ mục đích du lịch

22 tháng 5 2016

+ ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta:

- Nằm ở gần trung tâm ĐN á, phía đông bán đảo Đông Dương, nơi giao nhau của nhiều đơn vị kiến tạo nên tạo ra sự khác nhau của địa hình.

- Nằm ở khu vực châu á gió mùa, hoạt động của các khối khí theo mùa tạo nên sự phân hóa của khí hậu, dẫn đến sự phân hóa của các thành phần tự nhiên. 

- Phía đông giáp biển với diên tích vùng biển lớn đã tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo đông tây.                                                            

- Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ dài 15 VT tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo hướng bắc- nam

- Vị trí địa lí nằm ở nơi giao thoa của nhiều luồng sinh vật nên sinh vật nước ta đa dạng và có sự phân hóa.                                                      

19 tháng 9 2016

nêu đặc điểm các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta theo công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982

 

17 tháng 8 2017

Đáp án: D.

Tính nhiệt độ trung bình năm=Tổng nhiệt độ năm/12 tháng

Nhiệt độ trung bình năm của nước ta = 298,3/12 = 24 , 9 0 C

3 tháng 4 2018

Đáp án: C.

Tính lượng mưa trung bình năm=Tổng lượng mưa 12 tháng.

16 tháng 10 2019

Đáp án: A.

Tính biên độ nhiệt năm của nước ta (tháng cao nhất –tháng thấp nhất).

Tháng cao nhất: tháng 5 = 28,5oC, tháng thấp nhất: tháng 1 = 19,2oC

→ Biên độ nhiệt = 28,5-19,2 = 9,3oC

22 tháng 5 2016

# Biểu hiện:Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:

-Đai nhiệt đới gió mùa:

+Giới hạn: Độ cao trung bình dưới 600-700m ở miền Bắc; dưới 900-1000m ở miền Nam

+Đặc điểm:

* Khí hậu nhiệt đới (biểu hiện), độ ẩm thay đổi tuỳ theo nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt

*Thổ nhưỡng: Gồm hai nhóm đất,  đất phù sa chiếm 24% S tự nhiên….; Nhóm đất feralit vùng đồi núi chiếm hơn 60% S…

*Sinh vật bao gồm các hệ sinh thái nhiệt đới: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp nhiều mưa, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng, phần lớn là cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật đa dạng phong phú; Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa như rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô…

-Đai nhiệt đới gió mùa trên núi:

+Giới hạn: ở miền Bắc từ độ cao 600-700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900-1000m đến 2600m

+Đặc điểm: *Khí hậu mát mẻ không có tháng nào nhiệt trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

*Thổ nhưỡng ở độ cao 600-700m đến 1600-1700m nhiệt độ giảm nên quá trình phong hoá, phá huỷ yếu do đó tầng đất mỏng chủ yếu là đất feralit có mùn, tính chất chua. Trên độ cao 1600-1700m hình thành đất mùn.

*Sinh vật: Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, các loại chim thú cận nhiệt phương Bắc có lớp lông dàynhw gấu, chồn, sóc…. Trên độ cao 1600-1700m thực vật kém phát triển chủ yếu là rêu và địa y, các loài chim di cư thuộc khu hệ himalaya.

-Đai ôn đới gió mùa trên núi:

+Giới hạn: Độ cao từ 2600m trở lên

+Đặc điểm: Kí hậu ôn đới quanh năm nhiệt độ dưới 150 C mùa đông xuống dưới 50C . Đất chủ yếu là đất mùn thô. Các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

# Nguyên nhân:

Do đặc điểm địa hình: (độ cao, hướng nghiêng) cùng với ảnh hưởng của các yếu tố gió mùa, biển Đông…

31 tháng 12 2018

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt:

a) Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa

   - Vùng biển rộng và có rất nhiềụ hòn đảo lớn nhỏ.

   - Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông, mở rộng, nơi quần tụ nhiều đào ven bờ và mở rộng của các đồng bằng châu thổ. Đường bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.

b) Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển

   - Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hổng, sông Cửu Long, đổi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.

   - Dải đồng bằng ven biển từ Móng Cái đến Hải Phòng và từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành nhũng đổng bằng nhỏ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.

c) Thiên nhiên vùng đồi núi

   - Ở vùng núi thấp Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm. Ở vùng núi thấp Tây Bắc, mùa hạ đến sớm, lượng mưa giảm.

   - Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô. Vào mùa mưa Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.