K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

๖ۣۜV๖ۣۜIệ๖ۣۜT๖ۣۜ๖ۣۜN๖ۣۜA๖ۣۜM๖ۣۜ๖ۣۜVô๖ۣۜđị๖ۣۜC๖ۣۜH

Mấy bạn mê bóng đá ghê

19 tháng 11 2019

Từ láy : trằn trọc, bỡ ngỡ

Từ ghép : bạn bè

Nhớ bắc(huỳnh văn nghệ) Ai về bắc ta đi với Thăm lại non sông giống lạc hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời nam thương nhớ đất thăng long. Ai nhớ người chăng ôi!nguyễn hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vãn nghe trong máu buông xa xứ Non nước rồng tiên nặng nhớ thương. Vãn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vãn nhớ,vãn thương mùa vải...
Đọc tiếp

Nhớ bắc(huỳnh văn nghệ)

Ai về bắc ta đi với

Thăm lại non sông giống lạc hồng

Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời nam thương nhớ đất thăng long.

Ai nhớ người chăng ôi!nguyễn hoàng!

Mà ta con cháu mấy đời hoang

Vãn nghe trong máu buông xa xứ

Non nước rồng tiên nặng nhớ thương.

Vãn nghe tiếng hát thời quan họ

Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn

Vãn nhớ,vãn thương mùa vải đỏ

Mõi lần phảng phất hương sầu riêng

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên

Chinh nam say bước quá say miên

Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm

Muốn trở về quê mơ cảnh tiên.

Thực hiện các yêu cầu sau

Câu 1:xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2:nhân vật trữ tình trong văn bản đang ở đau và đang nhớ vùng đất nào?

Câu 3:nêu tác dụng của điệp từ "vãn" trong đoạn trích dưới đây

"Vãn nghe trong máu buông xa xứ

Non nước rồng tiên nặng nhớ thương

Vãn nghe tiếng hát thời quan họ

Xen nhịp từng câu vọng có buồn

Mõi lần phảng phất hương sầu riêng".

Câu 4:thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên.

1
18 tháng 3 2020

1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2. Nhân vật trữ tình đang ở phương nam và nhớ vùng đất bắc.

3. Vãn - nhấn mạnh, khẳng định nỗi buồn thương, nhớ tiếc.

4. Thông điệp: nhớ về quê hương. nơi gắn bó với mình.

I Đọc- Hiểu Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên…. Biển ồn ào, em lại dịu êm Em vừa nói câu chỉ mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên… Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên...
Đọc tiếp

I Đọc- Hiểu

Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới

THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên….

Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chỉ mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên…

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo dưới chum sâu sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên…

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên…

Vòm trời kia có thể sẽ không em

Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ

Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên…

Trần Đăng Khoa

Câu 1 Theo em, bài thơ thể hiện tình yêu của người lính hải quan dành cho những đối tượng nào?

Câu 2 Vì sao nhà thơ lại viết “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên”

Câu 3 Câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” mang đến cho em cảm nhận như thế nào về hình tượng nhân vật trữ tình?

Câu 4 Trong toàn bài thơ mỗi đoạn đều có câu “Biển một bên và em một bên…” Hãy xác định nghệ thuật và lí giải dụng ý của tác giả?

1
9 tháng 11 2019

1

Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ: Đối lập

2

Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa:

  • Nghĩa thực: vành khăn tang của những người dân có người chết vì thiên tai, bão tố.
  • Nghĩa biểu tượng: những nỗi đau mà đất nước đã từng trải qua không chỉ là nỗi đau thiên tai bão lũ mà còn là những mất mát của chiến tranh.

3

Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa: Khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời tổ quốc.

4

Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ tổ quốc.

6 tháng 7 2021

Vợ nhặt (Kim Lân) hoặc Sóng (Xuân Quỳnh)

#chúc các anh chị ngày mai thi tốt <3

6 tháng 7 2021

Vợ chồng A Phủ

5 tháng 10 2019

Thi đc hiểu là hành

a. Học là gi?

- Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….

- Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.

- Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.

- Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẻ phải của cuộc sống,….

- Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.

b. Hành là gì?

- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.

- Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

=> tại sao học phải đi đôi với hành?

- Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.

- Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao.

2. Lợi ích của “ học đi đôi với hành”

- Hiệu quả trong học tập

- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả

- Học sẽ không bị nhàm chán

3. Phê phán lối học sai lầm

- Học chuộng hình thức

- Học cầu danh lợi

- Học theo xu hướng

- Học vì ép buộc

4. Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”

- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn

- Nêu cách học của mình

- Thường xuyên vận dụng cách học này

- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này

5. Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.

26 tháng 8 2017
Trăng vào cửa sổ đòi thơ Chỉ một câu thơ mà nói rõ phẩm chất thi sĩ tuyệt vời của Bác. Không là thi sĩ đích thực, không mang một hồn thơ dạt dào nhạy cảm, không thể viết được một câu thơ như thế – nhất là trong những ngày bề bộn, căng thẳng của chiến trận. Câu thơ dịch của Huy Cận cũng đã "rất thơ", nhưng nếu đọc nguyên tác chữ Hán ta sẽ phát hiện ra những điều mới mẻ, độc đáo trong hồn thơ của Bác. Trong giấc Mộng Đẹp này trăng nhập hẳn vào thế giới con người (điều chưa từng có trong thơ trăng Bác Hồ), thân mật trong cử chỉ (thôi song – đẩy cửa sổ), tự nhiên trong cách ăn nói (thi thành vị? – thơ xong chưa?), rõ ra người bạn tri âm tri kỉ thường đến với nhà thơ vào những đêm trăng đẹp. Bác phải yêu trăng và yêu thơ đến mức nào thì trăng – thơ mới đi vào trong giấc mơ của Bác để thành giấc mộng đêm thu tuyệt diệu,của Người. Nhưng cái đẹp nhất của giấc mộng này không phải ở trăng – thơ mả ở chính con người. Yêu trăng và yêu thơ như thế, nhưng trăng và thơ đã lùi xuống hàng thứ hai để nhường chỗ cho điều mà, Bác quan tâm, lo lắng nhất – cũng là "ham muốn tột bậc" của Bác: Quân vụ nhưng mang vị tố thi (Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau) Và kì diệu biết bao, điều quan tâm lo lắng vì nước, vì dân ấy lại đến ngay cả trong giấc mơ khi Bác vừa chợp mắt sau một ngày làm việc căng thẳng. Bác tỉnh ngay cả ở trong mộng như xưa kia trong tù, Bác nhớ nước cả trong mơ. "Có đại giác thì mới có đại mộng" (Mai đình mộng kí) – đây là "đại mộng” của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong giấc mơ trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh, là sự hài hòa tuyệt điệu giữa tinh thần chiến sĩ và cốt cách thi sĩ trong con người Bác. Trong cuộc đời và trong thơ ca, từ xưa đến nay, có giấc mộng nào đẹp hơn thế nữa? Nhưng giấc mộng đêm thu ấy chỉ đẹp trọn vẹn với ý nghĩa sâu xa của nó chỉ tiếng chuông lầu báo tin thắng trận. Chuông lầu như cái bản lề nối liền Mộng và Thực, và bài thơ đã được phát triển theo cái tứ độc đáo: từ Mộng đẹp biến thành Thực đẹp: Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. Nếu Mộng đẹp tràn ngập ánh trăng lung linh huyền ảo thì Thực đẹp lại rộn vang tiếng chuông giòn giã báo tin thắng trận. "Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” – tiếng chuông lầu trên núi cổ kính như từ một thời xa xưa vọng về, lại mở ra một hiện thực sống động của cuộc sông đánh giặc ngày hôm nay, làm cho hiện thực ấy càng ngời sáng rực rỡ. Mộng đẹp và Thực đẹp ấy thống nhất với nhau trong cấu tứ thơ Đường: không trực tiếp mô tả sự việc mà chủ yếu là thống nhất hóa sự vật giữa hai mặt đối lập hay hai mặt tương ứng. Thơ trong tù của Bác thường thống nhất giữa hai mặt đối lập, còn thơ kháng chiến của Bác lại thường thống nhất giữa hai mặt tương ứng. Ở bài thơ này là sự thống nhất giữa Mộng đẹp và Thực đẹp, cũng là sự thống nhất giữa Tĩnh và Động, giữa Lãng mạn và Hiện thực. Từ Mộng đẹp mà có Thực đẹp; Thực đẹp là sự phát triển tự nhiên, lôgic, tất yếu của Mộng đẹp, là kết quả của Mộng đẹp đồng thời là sự minh chứng hùng hồn cho Mộng đẹp. Có Mộng đẹp thì mới có Thực đẹp, có "việc quân đang bận" trong giấc mơ trăng thì mới có ”tin thắng trận liên khu báo về" trong cảnh thực. Mộng và Thực hô ứng, xoắn xuýt, cộng hưởng với nhau hoàn chỉnh tứ thơ toàn bài. Và ta hiểu cái "tin thắng trận" này có nguồn gốc sâu xa từ con người mà trong giấc mơ trăng vẫn nhớ đến nhiệm vụ đánh giặc. Con người đẹp ấy có một giấc mơ đẹp và chính cái "đại mộng" này đã làm nên một bài thơ trăng vào loại đẹp nhất trong chuỗi ngọc thơ trăng của Bác: một bài thơ trăng đe báo tin thắng trận, một bài thơ đậm đà phong vị Đường thi nhưng lại ngời sáng tinh thần thời đại.
27 tháng 8 2017

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên thu báo về

=>Nhân hóa

=>Đây là một trong nét đặc sắc thi pháp thơ Hồ Chí Minh. Và đặc biệt cách cấu tứ này giúp ngươi đọc cảm nhận được một điều hết sức tinh tế nhưng vô cùng sâu sắc của Bác đối với trăng. Bác yêu trăng, tình yêu đó gắn chặt với tình yêu Tổ quốc. Đây chính là bài học sâu sắc người đọc thu nhận được khi đọc lại những vần thơ trăng của Bác.