K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2019

Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đấtnước trong Thơ mới thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một né đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín… Và một trong những bài thơ xuất sắc của phong trào thơ mới viết thành công với đề tài này, không thể không nhắc tới Thế Lữ với Nhớ rừng, Tế Hanh với Quê hương.

Viết về tình yêu quê hương đất nước, thứ nhất, hai bài thơ này ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.

Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ dựng lên hai khoảng không gian, đối lập : sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự chật hẹp, tù túng của vườn bách thú nơi con hổ đang sống. Thiên nhiên trong bài thơ hiện lên thật đẹp đẽ, ấn tượng. Đó là cảnh bóng cả, cây già với những ggào ngàn, nguồn hét núi:

"Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi"

Cảnh thiên nhiên ở nơi rừng xanh, nơi con hổ từng là chúa tể của muôn loài trái ngược với những cảnh giả tạo, bắt chước của vườn bách thú. Và đặc biệt, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, Thế Lữ đã rất thành công khi miêu tả hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo. Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm :

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan."

Còn đâu nữa những đêm vàng khi con hổ được thưởng thức ánh trăng kì diệu. Nhớ làm sao những đêm vàng mộng mơ ấy. Khi mà giờ đây nó đang bị gông cùm trong vườn bách thú. Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: “Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới” Mưa rừng không phải là mưa bụi phất phơ, mưa thu êm đềm mà là "mưa chuyển bốn phương ngàn". Mưa thật dữ dội làm sao. Thế Lữ thật tài tình khi lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài. Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc: “Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng” Khác với cảnh rừng mưa gió dữ dội ở trên, đến đây là những câu thơ êm ả, miêu tả một khung cảnh buổi bình minh tuyệt đẹp. Người đọc như đang được tắm mình trong khung cảnh nên thơ, huyền diệu ấy. Với tiếng chim ca, với ánh nắng, với màu xanh của cây. Mọi thứ trở nên thật êm ả, thanh bình. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng: “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” Bức tranh thiên nhiên đến đây thật độc đáo. Có màu màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta bây giờ không phải là đang thưởng ngoạn cảnh đẹp của chốn đại ngàn nữa mà là hiện nguyên hình là mãnh thú. Dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Quả thật, bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng cả, cây già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng của chúa sơn lâm mang vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh, chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn. Nếu như thiên nhiên trong Nhớ rừng là vẻ đẹp của sự hùng tráng, mạnh mẽ của núi rừng, thì thiên nhiên trong thơ Tế Hanh lại êm đềm, đằm thắm với cảnh sông nước bình dị. Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng là tâm điểm mà nhà thơ muốn ca ngợi qua bài thơ Quê hương của mình. Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : Nhớ con sông quê hương, Quê hương, Trở lại con sông quê hương. Mở đầu bài thư Quê hương, tác giả viết: "Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"

Hai câu đầu giới thiệu ngắn gọn “làng tôi”. Đây là hai câu thơ giản dị nhưng nếu thiếu lời giới thiệu này, quê hương sẽ trở nên trừu tượng, thiếu sức truyền cảm. Qua lời giới thiệu này, chúng ta thấy nhà thơ Tế Hanh rất tự hào về quê hương miền biển của mình. Niềm tự hào đó thể hiện sâu sắc tình yêu của ông dành cho quê hương.

Đến những câu thơ tiếp theo bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

"Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"

tình yêu quê hương đất nước qua bài thơ nhớ rừng và quê hương

Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Thiên nhiên trong thơ ông còn là bức tranh lao động rất đỗi bình dị, gần gũi nhưng đầy sức sống:

"Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"

Có thể nói, qua con mắt của một người con yêu quê nhưng phải sống xa quê, bức tranh thiên nhiên qua thơ Tế Hanh hiện lên thật đẹp, tràn đầy nhựa sống. Nó khác hẳn với cái vẻ buồn bã, thê lương đang hiện hữu trong thơ mới giai đoạn này.

Tiếp theo, chúng ta thấy, tình yêu quê hương của hai nhà thơ còn được thể hiện thông qua việc gửi gắm tâm sự thầm kín. Với Thế Lữ, ông gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiệ ntâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó. Đó là những con người đang ở trong vòng nô lệ, chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp và của xã hội phong kiến. Con hổ muốn được thoát khỏi song sắt chật hẹp của vườn bách thú cũng giống như tâm trạng của người dân muốn thoát khỏi cái vòng vây nô lệ đó:

"Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn"

Giấc mộng ngàn của chúa sơn lâm cũng là khao khát tự do thầm kín của con người được gửi gắm một cách tế nhị trong thơ.

Còn đối với Quê hương của Tế Hanh, tình yêu quê hương đất nước là nỗi nhớ quê hương da diết khi xa quê. Mười bảy tuổi, xa quê, Tế Hanh luôn nhớ về quê hương làng vạn chài của mình. Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ thật hay, thật đặc sắc:

“ Cánh buồm giương to như mảnh hồnlàng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sỹ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương. Và đặc biệt hơn cả, nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương được bộc lộ một cách trực tiếp ở khổ thơ cuối:

"Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

Nhớ về quê hương miền biển của mình, nhà thơ nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ con thuyền rẽ sóng và đặc biệt hơn cả là nhớ mùi vị mặn mòi của biển khơi – mùi vị đặc trưng mà chỉ có ở miền biển mới có được. Nối nhớ thiết tha trong xa cách là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bứctranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.

Quả thực, khi viết về tình yêu quê hương trong thơ mới, đặc biệt qua hai bài thơ Nhớ rừng Quê hương, chúng ta phải nhìn nhận rằng cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới. Và mặc dù tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.

BÀI LÀM

Thơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với các "hoàng tử thơ": Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v..v… Phong trào Thơ mới đã tạo nên một thời đại rực rỡ phong phú trong lịch sử văn học Việt Nam. Hoài Thanh đã viết trong Thi nhân Việt Nam : “… trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bào giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thất xuất hiện cùng một kần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Thơ mới là thời đại của những phong cách thơ độc đáo và một trong những nội dung tiêu biểu của thơ mới là tình yêu quê hương như một nhà nghiên cứu từng nhận xét: “Tình yêu quê hương đất nước một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới”.

Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đấtnước trong Thơ mới thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một né đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín… Và một trong những bài thơ xuất sắc của phong trào thơ mới viết thành công với đề tài này, không thể không nhắc tới Thế Lữ với Nhớ rừng, Tế Hanh với Quê hương.

Viết về tình yêu quê hương đất nước, thứ nhất, hai bài thơ này ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.

Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ dựng lên hai khoảng không gian, đối lập : sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự chật hẹp, tù túng của vườn bách thú nơi con hổ đang sống. Thiên nhiên trong bài thơ hiện lên thật đẹp đẽ, ấn tượng. Đó là cảnh bóng cả, cây già với những ggào ngàn, nguồn hét núi:

"Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi"

Cảnh thiên nhiên ở nơi rừng xanh, nơi con hổ từng là chúa tể của muôn loài trái ngược với những cảnh giả tạo, bắt chước của vườn bách thú. Và đặc biệt, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, Thế Lữ đã rất thành công khi miêu tả hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo. Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm :

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan."

Còn đâu nữa những đêm vàng khi con hổ được thưởng thức ánh trăng kì diệu. Nhớ làm sao những đêm vàng mộng mơ ấy. Khi mà giờ đây nó đang bị gông cùm trong vườn bách thú. Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: “Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới” Mưa rừng không phải là mưa bụi phất phơ, mưa thu êm đềm mà là "mưa chuyển bốn phương ngàn". Mưa thật dữ dội làm sao. Thế Lữ thật tài tình khi lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài. Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc: “Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng” Khác với cảnh rừng mưa gió dữ dội ở trên, đến đây là những câu thơ êm ả, miêu tả một khung cảnh buổi bình minh tuyệt đẹp. Người đọc như đang được tắm mình trong khung cảnh nên thơ, huyền diệu ấy. Với tiếng chim ca, với ánh nắng, với màu xanh của cây. Mọi thứ trở nên thật êm ả, thanh bình. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng: “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” Bức tranh thiên nhiên đến đây thật độc đáo. Có màu màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta bây giờ không phải là đang thưởng ngoạn cảnh đẹp của chốn đại ngàn nữa mà là hiện nguyên hình là mãnh thú. Dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Quả thật, bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng cả, cây già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng của chúa sơn lâm mang vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh, chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn. Nếu như thiên nhiên trong Nhớ rừng là vẻ đẹp của sự hùng tráng, mạnh mẽ của núi rừng, thì thiên nhiên trong thơ Tế Hanh lại êm đềm, đằm thắm với cảnh sông nước bình dị. Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng là tâm điểm mà nhà thơ muốn ca ngợi qua bài thơ Quê hương của mình. Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : Nhớ con sông quê hương, Quê hương, Trở lại con sông quê hương. Mở đầu bài thư Quê hương, tác giả viết: "Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"

Hai câu đầu giới thiệu ngắn gọn “làng tôi”. Đây là hai câu thơ giản dị nhưng nếu thiếu lời giới thiệu này, quê hương sẽ trở nên trừu tượng, thiếu sức truyền cảm. Qua lời giới thiệu này, chúng ta thấy nhà thơ Tế Hanh rất tự hào về quê hương miền biển của mình. Niềm tự hào đó thể hiện sâu sắc tình yêu của ông dành cho quê hương.

Đến những câu thơ tiếp theo bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

"Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"

Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Thiên nhiên trong thơ ông còn là bức tranh lao động rất đỗi bình dị, gần gũi nhưng đầy sức sống:

"Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"

Có thể nói, qua con mắt của một người con yêu quê nhưng phải sống xa quê, bức tranh thiên nhiên qua thơ Tế Hanh hiện lên thật đẹp, tràn đầy nhựa sống. Nó khác hẳn với cái vẻ buồn bã, thê lương đang hiện hữu trong thơ mới giai đoạn này.

Tiếp theo, chúng ta thấy, tình yêu quê hương của hai nhà thơ còn được thể hiện thông qua việc gửi gắm tâm sự thầm kín. Với Thế Lữ, ông gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiệ ntâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó. Đó là những con người đang ở trong vòng nô lệ, chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp và của xã hội phong kiến. Con hổ muốn được thoát khỏi song sắt chật hẹp của vườn bách thú cũng giống như tâm trạng của người dân muốn thoát khỏi cái vòng vây nô lệ đó:

"Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn"

Giấc mộng ngàn của chúa sơn lâm cũng là khao khát tự do thầm kín của con người được gửi gắm một cách tế nhị trong thơ.

Còn đối với Quê hương của Tế Hanh, tình yêu quê hương đất nước là nỗi nhớ quê hương da diết khi xa quê. Mười bảy tuổi, xa quê, Tế Hanh luôn nhớ về quê hương làng vạn chài của mình. Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ thật hay, thật đặc sắc:

“ Cánh buồm giương to như mảnh hồnlàng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sỹ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương. Và đặc biệt hơn cả, nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương được bộc lộ một cách trực tiếp ở khổ thơ cuối:

"Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

Nhớ về quê hương miền biển của mình, nhà thơ nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ con thuyền rẽ sóng và đặc biệt hơn cả là nhớ mùi vị mặn mòi của biển khơi – mùi vị đặc trưng mà chỉ có ở miền biển mới có được. Nối nhớ thiết tha trong xa cách là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bứctranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.

Quả thực, khi viết về tình yêu quê hương trong thơ mới, đặc biệt qua hai bài thơ Nhớ rừng Quê hương, chúng ta phải nhìn nhận rằng cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới. Và mặc dù tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.

Câu 1 : Đi đường của Hồ Chí Minh là bài thơ giàu chất trí tuệ mang tính triết lí . Bằng hiểu biết của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận định trên.Câu 2 :" Đọc bài thơ , ta thấy rõ tình yêu thiên nhiên, tinh thần  lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh gian khổ ngay cả nơi tù ngục cực khổ tối tăm ". Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ Ngắm trăng và Tức...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đi đường của Hồ Chí Minh là bài thơ giàu chất trí tuệ mang tính triết lí . Bằng hiểu biết của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 2 :" Đọc bài thơ , ta thấy rõ tình yêu thiên nhiên, tinh thần  lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh gian khổ ngay cả nơi tù ngục cực khổ tối tăm ". Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ Ngắm trăng và Tức cảnh Pác Bó của chủ tịch HCM em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 3 : Niềm khao khát tự do của nhân vật trữ tình qua 2 bài thơ Nhớ rừng ( Thế Lữ ), Khi con tu hú ( Tố Hữu).

Câu 4 : Bài thơ quê hương của Tế hanh là bức tranh quê với đường nét tươi tắn khỏe khoắn được họa lên từ tình cảm đậm đà , trong sáng của tuổi hoa  niên dành cko quê hương mình. em hãy làm sáng tỏ nội dung trên . Từ đó liên hệ tình cảm mình với quê hương.

Câu 5 : Hãy trình bày ý kiến của em về câu nói của Go-rơ-ki :" Hãy yêu sách vì nó là nguồn kiến thức . Chỉ có kiến thức mới là con đường sống" .

 

3
7 tháng 2 2017

Mở bài
(Đây chỉ là một cách)
- Nửa đầu thế kỉ XX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp => nhiều bài thơ hay về tự do, về tinh thần đấu tranh ra đời, trong đó có Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
- Nhận xét về hai bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau”.
2. Thân bài
2.1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.
a. Bài thơ “Nhớ rừng”
- Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do.
Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
+ Con hổ “nhớ rừng” – nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” - ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
KL: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.
b. Bài thơ “Khi con tu hú”
- Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
- Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ _ thơ ông là thứ thơ trữ tình - chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.
2.2. Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ
Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.
* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
- “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
- Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”
+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, …
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.
• Lí giải nguyên nhân khác nhau:
+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”
3. KẾT BÀI
- Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
- Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ.

22 tháng 9 2016

hỏi từng câu 1 thôi pn ei

29 tháng 9 2016

dài lắm !!!

30 tháng 9 2016

thế à mk hk văn bồi dưỡng lp 9 mà chưa bt phân tích như nào?

 

29 tháng 1 2018

Muốn làm được bài này thì

ĐÃ CÓ CHỊ GOOGLE CHỊ ĐÂY GIẢI QUYẾN MỌI VẤN ĐỀ