Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a/ Lấy mẫu thử và đánh dấu mẫu thử
Cho dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử
Mẫu thử có kết tủa trắng => chất ban đầu là NaCl
Mẫu thử có kết tủa vàng => chất ban đầu là NaI
Mẫu thử có kết tủa vàng sẫm => chất ban đầu là NaBr
Mẫu thử không có hiện tượng là NaF
b/ Lấy mẫu thử và đánh dấu mẫu thử
Cho BaCl2 vào các mẫu thử
Có kết tủa trắng => chất ban đầu là K2SO4
Cho dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử
Có kết tủa trắng => chất ban đầu là KCl
Có kết tủa vàng => chất ban đầu là KI
Còn lại: không có hiện tượng: KNO3
c/ Lấy mẫu thử và đánh dấu mẫu thử
Cho Ba vào các mẫu thử
Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng và khí là H2SO4
Cho NaOH vào các mẫu thử
Ta được: NaCl, NaI, NaBr, NaNO3
Sau đó tiếp tục cho dung dịch AgNO3 vào các sản phẩm rồi nhận giống câu a
d/ Lấy mẫu thử và đánh dấu mẫu thử
Cho quỳ tím vào các mẫu thử
Quỳ tím => đỏ: HCl, HNO3
Quỳ tím => xanh: Ca(OH)2
Quỳ tím không đổi màu: Na2SO4, NaNO3
Cho dung dịch Ba(OH)2 vào nhóm mẫu thử quỳ tím không đổi màu; kết tủa trắng => Na2SO4. Còn lại là NaNO3
Cho NaOH vào nhóm chất quỳ tím => đỏ
Ta được: NaCl và NaNO3, sau đó cho dung dịch AgNO3 vào.
Xuất hiện kết tủa trắng => chất ban đầu là HCl. Còn lại là HNO3
P/s: tự viết phương trình hh nha
1. Đưa giấy quỳ vào 4 dd. NaOH hoá xanh. H2SO4 hoá đỏ. Còn lại ko hiện tượng. Nhỏ AgNO3 vào 2 dd muối. NaCl có kết tủa, NaNO3 thì ko.
\(NaCl+AgNO_3\rightarrow AgCl+NaNO_3\)
2. Đưa giấy quỳ vào 4 dd. NaCl, NaI ko hiện tượng. NaOH hoá xanh. HNO3 hoá đỏ. Nhỏ AgNO3 vào 2 muối. NaCl kết tủa trắng, NaI kết tủa vàng đậm.
\(NaCl+AgNO_3\rightarrow AgCl+NaNO_3\)
\(NaI+AgNO_3\rightarrow AgI+NaNO_3\)
3. Tương tự câu 1, thay H2SO4 thành HCl.
4. Đưa giấy quỳ vào 4 dd. KOH hoá xanh. Nhỏ AgNO3 vào 3 dd còn lại. KCl kết tủa trắng. KBr kết tủa vàng. KNO3 ko hiện tượng.
\(AgNO_3+KCl\rightarrow AgCl+KNO_3\)
\(AgNO_3+KBr\rightarrow AgBr+KNO_3\)
5.
Lần lượt cho quỳ tím vào các dung dịch
Làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4
Làm quỳ tím chuyển xanh là NaOH
2 chất k làm quỳ tím đổi màu là NaCl và AgNO3
Dùng HCl để nhận biết 2 chất trên
Thấy tạo thành kết tủa(AgCl) khi cho phản ứng là AgNO3
K có hiện tượng là NaCl
\(PTHH:AgNO_3+HCl\rightarrow AgCl+HNO_3\)
6.
Lần lượt cho quỳ tím vào các dd
Làm quỳ tím chuyển xanh là NaOH
K làm quỳ tím đổi màu là NaCl
Làm quỳ tím hóa đỏ là HCl và HNO3
Dùng AgNO3 để nhận biết 2 chất trên
Thấy có kết tủa( AgCl) khi cho phản ứng là HCl
\(PTHH:AgNO_3+HCl\rightarrow AgCl+HNO_3\)
K thấy có hiện tượng gì là HNO3
7.
Lần lượt cho quỳ tím vào các dd
Làm quỳ tím hóa đỏ là HNO3
Làm quỳ tím chuyển xanh là NaOH
K làm quỳ tím đổi màu là NaCl và NaNO3
Dùng AgNO3 để nhận biết 2 chất trên
Thấy xuất hiện kết tủa(AgCl) khi cho phản ứng là NaCl
\(AgNO_3+NaCl\rightarrow NaNO_3+AgCl\)
K thấy hiện tượng xảy ra là NaNO3
a) lấy mỗi chất 1 ít làm mẫu thử . Cho quỳ tím lần lượt và từng mẫu thử, mẫu nào làm quỳ tím hoá đỏ là H2SO4 và HI; mẫu nào làm quỳ tím hoá xanh là Ca(OH)2. Không hiện tượng là Na2S , Na2SO4.
Nhóm làm quỳ tím hoá đỏ, ta cho AgNO3, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa vàng đậm là HI. Chất kia là H2SO4.
PTHH: HI + AgNO3 → AgI ↓ + HNO3
Nhóm không làm quỳ tím đổi màu, ta cho dd BaCl2 vào, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4.
PTHH: BaCl2 + Na2SO4 →BaSO4↓ + NaCl
Hai chất kia là KNO3 và Na2S. Tiếp tục cho Pb(NO3) lần lượt vào 2 mẫu còn lại, mẫu xuất hiện kết tủa đen là Na2S .Còn lại là KNO3.
PTHH: Pb(NO3)2 + NaS → NaNO3 + PbS↓
b) Trình bày tương tự. Cho quỳ tím vào ,quỳ hoá xanh là NaOH và Ba(OH)2; các chất còn lại không hiện tượng là NaNO3, Na2SO4, NaCl. Nhóm làm quỳ tím hoá xanh, cho dd H2SO4 vào .Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng là Ba(OH)2. Chất kia là NaOH.
PTHH: Ba(OH )2 + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O. Nhóm không làm đổi màu quỳ tím, cho AgNO3,mẫu xuất hiện kết tủa trắng là NaCl.
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3.
2 mẫu kia là Na2SO4 và NaNO3. Cho BaCl2 vào ,mẫu xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4.chất còn lại là NaNO3.
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → NaCl + BaSO4 ↓
c. Tương tự vậy.
a) Dùng quỳ tím nhúng thử vào các dung dịch trên
nếu quỳ tím chuyển đỏ thì là dung dịch HCl (dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ)
nhỏ vài giọt dd AgNO3 vào 2loj dung dịch còn lại
ta có PTHH:
AgNO3+NaCl→NaNO3+AgCl↓
dung dịch NaNO3 ko tác dụng với dung dịch AgNO3
nếu thấy kết tủa thì dung dịch là dung dịch NaCl , lọ dung dịch còn lại là dung dịch NaNO3
b) dùng quỳ tím thử các dung dịch
nếu quỳ tím ko chuyển đỏ thì là dung dịch NaCl, quỳ tím chuyển đỏ thì là dung dịch HCl hoặc H2SO4
nhỏ vài giọt dung dịch Ba(OH)2 vào 2 lọ dung dịch
ta có PTHH
Ba(OH)2+H2SO4→BaSO4↓+2H2O
Ba(OH)2+2HCl→BaCl2+2H2O
vậy nếu xuất hiện kết tủa thì là dung dịch H2SO4, ko có kết tủa thì là dung dịch HCl
a/ Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử
Cho quỳ tím vào các mẫu thử
Mẫu thử quỳ tím hóa đỏ: HCl
Mẫu thử quỳ tím hóa xanh: NaOH
Mẫu thử quỳ tím không đổi màu: NaCl, CuSO4
Cho dung dịch BaCl2 vào các mẫu thử quỳ tím không đổi màu
BaCl2 + CuSO4 => BaSO4 + CuCl2
Xuất hiện kết tủa trắng là CuSO4. Còn lại là NaCl
b/ Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử
Cho quỳ tím vào các mẫu thử
Mẫu thử quỳ tím hóa đỏ: HCl, HNO3
Mẫu thử quỳ tím không đổi màu: NaCl, NaBr, NaNO3
Cho vào các mẫu thử quỳ tím không đổi màu dung dịch AgNO3
Xuất hiện kết tủa trắng ==> NaCl
Xuất hiện kết tủa vàng sẫm => NaBr
Còn lại là NaNO3.
Cho vào các mẫu thử quỳ tím hóa đỏ dung dịch AgNO3
Xuất hiện kết tủa trắng: HCl, còn lại: HNO3
Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử
Nung nóng các mẫu thử trong điều kiện thiếu Oxi
H2S + 1/2 O2 (thiếu) => S + H2O
Xuất hiện kết tủa là H2S
Cho dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử còn lại
Xuất hiện kết tủa trắng: HCl, H2SO4
AgNO3 + HCl => AgCl + HNO3
2AgNO3 + H2SO4 => Ag2SO4 + 2HNO3
Còn lại: dung dịch H2SO3 (yếu nên không t/d)
Đem 2 kết tủa trắng ra ánh sáng:
Chuyển thành kết tủa đen (bị ánh sáng phân tích) là AgCl => chất ban đầu: HCl
Còn lại là H2SO4
Tham khảo ạ!
a) + \(KOH\) thì cho quỳ tím hoặc phenol vào : - Quỳ hóa xanh
- Phenol vào : Dung dịch hóa đỏ
+\(KNO_3\): Cho Cu và dung dịch \(HCl\) loãng vào : Hiện tượng : Dung dịch hóa xanh lam
+ \(K_2SO_4\) : Cho \(BaCl_2\) vào tạo kết tủa trắng
+ \(KCl\) : Không có hiện tượng
b) + Cho quỳ tím vào:
- \(HCl\): Quỳ chuyển đỏ
- Hỗn hợp A : \(NaOH;Ba\left(OH\right)_2\) : Quỳ chuyển xanh
- Không có hiện tượng :\(Na_2SO_4\)
+ Hỗn hợp A :
- Cho dung dịch axit \(H_2SO_4\) vào:
Tạo kết tủa :\(Ba\left(OH\right)_2\)
Không có hiện tượng: \(NaOH\)
c) - Trích mỗi mẫu thử 1 ít.
- Cho quỳ tím vào 6 dung dịch:
+ Nếu quỳ tím hóa xanh => dd Ba(OH)2 và dd KOH (Nhóm I)
+ Nếu quỳ tím hóa đỏ => dd HCl và dd HNO3 (Nhóm II)
+ Nếu quỳ tím không đổi màu => ddNaNO3 và dd NaCl (Nhóm III)
- Cho dd H2SO4 vào các dd nhóm I:
+ Nếu kết tủa trắng BaSO4 => dd ban đầu là Ba(OH)2.
+ Không có kết tủa => dd ban đầu là KOH
PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4 (kt trắng) + 2 H2O
- Cho dd MgCO3 vào 2 dd nhóm II:
+ Có sủi bọt khí CO2 => dd ban đầu là HCl
PTHH: 2 HCl + MgCO3 -> MgCl2 + H2O + CO2
+ Không có hiện tượng gì => dd ban đầu là HNO3
- Cho dd AgNO3 vào các dd nhóm III:
+ Kết tủa trắng AgCl => dd ban đầu là NaCl
PTHH:: NaCl + AgNO3 -> AgCl (trắng) + NaNO3
+ Không có kết tủa => dd ban đầu là NaNO3.
d) - Trích mỗi chất 1 ít làm mẫu thử.
- Dùng quỳ tím nhận biết các chất:
+ Qùy tím hóa xanh => Là dd NaOH (Nhóm I)
+ Qùy tím hóa đỏ => 2 dd: dd HCl và dd H2SO4 (Nhóm II)
+ Qùy tím không đổi màu => 3 dd: dd NaCl, dd NaBr, dd NaI. (Nhóm III)
- Cho dd BaCl2 vào các dd nhóm II:
+ Có kết tủa trắng BaSO4 -> dd ban đầu là H2SO4
PTHH: H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 (kt trắng) + 2 HCl
+ Không có kết tủa => dd ba đầu là HCl.
- Cho dd AgNO3 vào các dd nhóm III:
+ Có kết tủa vàng đậm AgI => dd ban đầu là NaI
PTHH: AgNO3 + NaI -> AgI (kt vàng đậm) + NaNO3
+ Có kết tủa vàng nhạt AgBr => dd ban đầu là NaBr
PTHH: NaBr + AgNO3 -> AgBr (kt vàng nhạt) + NaNO3.
+ Có kết tủa trắng -> dd ban đầu là NaCl
PTHH: NaCl + AgNO3 -> AgCl (kt trắng) + NaNO3