Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày Tết quê em rất vui và ấm cúng. Từ gần một tuần trước đó, không khí năm mới đã rộn ràng khắp nơi. Mọi người tranh thủ thời gian dọn dẹp, giặt giũ nhà cửa cho thật sạch sẽ. Cỏ dại, lá khô ven đường cũng được quét sạch. Các khu chợ đông vui, tấp nập hẳn lên. Nào hoa, nào bánh, nào mứt, nào áo quần… đủ màu sắc, kiểu dáng làm hoa mắt người xem. Đến hai chín Tết, nhà nhà bắt đầu gói bánh chưng. Suốt đêm hôm đấy, nhà nào cũng đỏ lửa, tiếng nói tiếng cười ồn ã. Khi đúng những ngày Tết, mọi người xúng xính trong áo quần mới, mặt mày tươi vui. Mọi người bỏ qua những mệt nhọc, trăn trở của năm cũ để hồ hởi chúc nhau sự may mắn, thành công cho năm mới. Bầu không khí ấy khiến cho ngày Tết ở quê em thật tuyệt vời!
em dành thiện cảm cho cô em gái kiều phương hơn. Vì kiều phương có tài năng vẽ tuyệt vời và đặc biệt. cô bé rất yêu gia đình và nhất là người anh trai của cô. phương còn có tấm lòng nhân hậu, vị tha. mặc dù biết anh trai đã càng ngày xa lánh mik hơn nhưng kiều phương vẫn muốn cùng anh đi nhận giải. chính từ tấm long đó cô đã giúp anh trai mik nhận ra đc khuyết điểm của bản thân. em rất yêu nhân vật này
nhân vật mà gây thiện cảm cho em trong câu chuyện bức tranh của em gái tôi là nhân vật kiều phương .Vì Kiều phương là một cô bé có tài năng hội họa , dể thương , đáng yêu . Cô có tính tình vui vẻ , lạc quan . Tuy cô luôn bị anh trai mắng nhưng kiều phương luôn vui vẻ
Những ngày cuối năm trời vẫn lạnh, như thể mùa đông chưa đủ dài để cái lạnh kịp thấm vào da thịt, như thể mùa xuân vẫn cần lạnh se sắt để người ta chẳng chần chừ, ái ngại mà gần nhau. Bất giác lại giật mình, nhẩm tính tới lui chỉ còn vài ngày nữa là Tết.
Những ngày giáp Tết bỗng trở nên tấp nập xôn xao từ đường quê ra ngõ phố. Mai vàng đã bắt đầu hé nụ. Những cây đào từ miền Bắc dần dà cũng quen với khí hậu miền Trung nên sắp nở bung. Những chậu quất, những nụ tầm xuân đầy màu sắc trải dải từ mọi con đường. Phố bỗng rực rỡ khi khoác màu áo đủ đầy hương sắc mùa xuân.
Bỗng dưng, thấy ấm áp vì năm nay mình thôi làm người xa xứ, đỡ phải chộn rộn, nao lòng mà khấp khởi ngày về. Cũng chẳng lấn cấn để tiếc nuối khi nghĩ ngày trở lại. Thành phố lộng lẫy tươi vui đó nhưng mãi mãi là chốn xa lạ chẳng dành cho mình. Bình yên biết bao khi được đứng ở quê nhà nhìn mùa xuân đủng đỉnh ghé qua.
Bạn bảo đón Tết nghèo nghèo, thiếu thiếu ở quê vẫn vui hơn Tết đủ đầy, đông vui ở thành phố. Thành phố chật chội nên người ta cũng tiếc với nhau cả một lời thăm hỏi. Ở quê, ra đường đã nghe tiếng hỏi han, xách cái giỏ biết đi chợ vẫn đon đả hỏi thăm đi đâu. Người ta hỏi không phải để biết mà hỏi để kéo nhau lại gần. Thế nên, dầu đi đâu, ai cũng muốn quay về quê nhà trước đêm giao thừa là vậy. Ở đó có những người ta thương, có kỷ niệm, có máu mủ ruột rà.
Cuối năm, bao cơ quan đoàn thể tổ chức liên hoan tổng kết, rượu bia và hát hò rôm rả. Người vui kẻ buồn vì thưởng Tết, những lời hoan ca chúc tụng làm xôm tụ cả một góc phố. Sự no đủ, thiếu thốn, giàu sang, thấp hèn bắt đầu thể hiện qua mấy ngày này.
Bác làm công việc chở hàng cho tiệm nội thất. Cuối năm, người ta mua sắm nhiều lắm nên bác mừng vui vì kiếm thêm thu nhập. Người bác nhỏ thó, lọt thỏm sau khối hàng lớn. Mỗi ngày, bác gò lưng chở không biết bao nhiêu bộ bàn ghế đẹp đẽ mà cứ nhớ đến cái ghế khập khiễng ở nhà mình. Mới hay, Tết đâu hẳn công bằng với hết thảy mọi người, còn đó bao nhiêu gương mặt nhàu nhĩ, lo toan chất chồng bởi mưu sinh.
Đi chợ, gặp đúng buổi liên hoan của các tiểu thương, mấy cô bán cá, bán rau hàng ngày lên ca hát, nhảy múa vui như hội. Chợ chia làm đôi, nửa ăn tất niên trước, nửa ăn tất niên sau để còn buôn bán phục vụ mọi người. Thường ngày, chợ lam lũ, chật chội là thế, nay cũng khoác áo mới, sạch sẽ đẹp đẽ hơn nhiều.
Xóm lục đục cúng tất niên. Nghe ba và mấy chú trong xóm rủ rỉ bao chuyện vui buồn năm qua. Ờ thì hàng xóm láng giềng, những xích mích tủn mủn bỏ qua hết, lại bắt tay nhau, mỉm cười thân ái mà đón Tết. Tết đến, ai cũng cần bao dung và rộng lượng hơn.
Anh họ mua cho dì một chiếc máy giặt để những ngày lạnh đỡ vất vả, cũng là sắm sửa Tết. Nghe cái máy ấy đáng giá mấy tạ thóc mà dì hốt hoảng, xót xa vì tiếc của. Người quê là thế, mua cái gì cũng quy ra thành lúa, thành ruộng khoai, ruộng cải, thành đàn heo trong chuồng.
Giáp Tết năm nay, cánh đồng chỉ vừa gieo sạ. Mỗi lần ngang qua, lại thấy lòng nao nao khó tả khi bắt gặp những đôi chân lấm bùn dầm mình trong lạnh buốt, những bàn tay vàng sậm vì nước phèn đặc quánh. Có người du xuân về, vội vã thay bộ áo quần đẹp đẽ để lặn lội ra thăm ruộng lúa. Vất vả theo chân suốt cả năm trời.
Những ngày giáp Tết, mấy mẹ con tỉ mẩn ngồi cắt gọt đủ thứ củ quả để làm mứt. Ngồi bên bếp lửa canh nồi mứt, khói làm mắt cay xè nhưng lại vui vì thấy có không khí Tết hơn hẳn. Mấy cô em gái chờ nắng, thấy nắng yếu ớt mà reo vui. Lục đục đem mấy bộ bàn ghế ra sân, chùi rửa rồi đánh véc ni thơm láng. Nghe người này người kia vào chỉ trỏ khen ngợi, đứa nào đứa nấy vui hẳn, cắm cúi hăm hở làm.
Đưa ông táo về trời xong, mẹ bắt đầu lúi húi trong bếp làm mâm cỗ cúng tất niên. Độ này, nhà nào cũng cúng tất niên, quay qua nhà cậu đến nhà dì, sáng nhà chú chiều nhà bác. Cứ lần lượt ghé thăm nhau như thế, thì Tết về là để những cuộc sum vầy thêm vui.
Ngẩn ngơ, lại thấy mình chông chênh với những cảm xúc cũ mới. Thật thà tổng kết những thành quả một năm qua và lên kế hoạch cho năm tới. Khép lại đủ đầy những nỗi niềm cũ kỹ cần buông bỏ và trọn vẹn đón những cảm xúc bình an. Vừa hay, Tết đã về ngang ngõ.
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.
Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ. Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới.
Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên. Ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, Tết là do xuất xứ từ (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.
Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.
Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời.
“Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. “Từ thuở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội. Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Rõ nét nhất là không khí chuẩn bị nhộn nhịp khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về…Tết đến từ ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về Trời tâu việc trần gian thì không khí Tết bắt đầu rõ nét.
Tết cổ truyền Việt Nam là thế đơn sơ nhưng ấm áp và tràn đầy tình thương. Lòng tôi lâng lâng nhìn cây Đào đang ra hoa trước nhà lòng hân hoan mong chờ tết đến. Mong xuân về đẻ xóa tan cái giá lạnh của mùa đông và mang tia nắng ấm áp về với mọi người mọi nhà. Chúc mừng năm mới.
òng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, … nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
1) Nêu cảm nhận của em về cảnh Cô Tô
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác nhiều về đề tài cuộc sống mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Cô Tô là một bút kí in trong tập Kí, xuất bản năm 1976. Nguyễn Tuân đã ghi lại những ấn tượng tốt đẹp của mình về cảnh sắc tuyệt vời của quần đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ và hình ảnh những ngư dân cần cù lao động, góp phần làm giàu cho Tổ quốc, đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên và con người đằm thắm, thiết tha của mình qua thiên bút kí này.
Bài văn trong sách giáo khoa là đoạn cuối, gồm ba phần, mỗi phần miêu tả một cảnh thiên nhiên hoặc sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp tươi sáng, phong phú và độc đáo thông qua cảm nhận tinh tế và nghệ thuật miêu tả tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân.
Phong cảnh Cô Tô sau khi cơn bão đi qua hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Trên cái nền là bầu trời xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo.
Cảnh Cô Tô được miêu tả từ cao xuống thấp. Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nảy sinh trong lòng nhà văn một cảm xúc mãnh liệt: càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
Đọc đoạn trích này, người đọc không thể nào quên cảnh mặt trời mọc trên biển Đông. Đây là một bức tranh lộng lẫy, huy hoàng hiếm có. Cảnh mặt trời mọc được miêu tả trong một không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khôi: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc, ví mặt trời sau khi lên tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn… hồng hào, còn mặt bể là một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
Cảnh tượng ấy thật hùng vĩ, đường bệ y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Xa xa, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại… một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh báo hiệu bắt đầu một ngày mới tốt lành. Bức tranh với đủ màu sắc: đỏ, hồng, xanh, bạc… lấp lánh đan xen tạo nên vẻ đẹp muôn hồng ngàn tía.
Hoạt động trên đảo vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa vui vẻ, thanh bình. Quanh cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc… Người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền, chuẩn bị cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện ở suy ngẫm và liên tưởng của nhà văn trước hình ảnh: chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
Nguyễn Tuân cảm nhận rất tinh tế về sắc thái riêng của cuộc sống ở Cô Tô. Điều đó được thể hiện qua so sánh: Cái giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
Biển Cô Tô đẹp mê hồn! Sức hấp dẫn của biển cả và những sản vật mà nó hào phóng ban tặng cho con người đã thu hút biết bao chàng trai ra biển để làm giàu cho cuộc sống và cho Tổ quốc. Chủ nhân của vùng đảo tươi đẹp này là những ngư dân ngày đêm bám biển. Họ “ăn sóng nói gió” và đã quen chịu đựng những khó khăn gian khổ do thời tiết khắc nghiệt gây nên.
Kết thúc bài kí là cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi và chị Châu Hòa Mãn dịu con đứng trên bãi biển tiễn chồng. Đó là những hình ảnh tiêu biểu của cuộc sống lao động khỏe khoắn, vui tươi của những ngư dân cần cù, chất phác trên đảo Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người trên đảo và vùng biển Cô Tô dược miêu tả trong đoạn trích thật tươi đẹp, trong sáng và đa dạng qua ngòi bút điêu luyện, giàu cảm xúc của Nguyễn Tuân. Đặc biệt, cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh huy hoàng, lộng lẫy đầy chất thơ.
Đoạn trích trên đây đã giúp em hiểu thêm về một cảnh quan nổi tiếng của đất nước, từ đó càng thêm yêu mến, gắn bó và tự hào về Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.
2)Giới thiệu về quê em(4 -> 5 dòng )
Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ờ đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương.
3)Nhận xét về cache thiên nhiên Việt Nam
Đất nước Việt Nam ta ôi sao mà đẹp đẽ thơ mộng lạ kì! Qua những văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác;... mỗi nhà văn đưa em đi về một vùng đất mới, một vùng đất giàu có, hùng vĩ còn hoang sơ tràn đầy sức sống. Đến với vùng đất tận cùng của Tổ quốc- Sông nước Cà Mau, ta bắt gặp hình ảnh một vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Mỗi địa danh nơi đây với những tên gọi mộc mạc gần gũi như chính con người nơi đây vậy. Chợ nổi Năm Căn với nhiều sắc màu độc đáo là hình ảnh của cuộc sống đông vui, tấp nập trù phú nhưng cũng rất nghênh ngang của vùng đất rừng xanh của người dân nơi đây. Từ vùng đất nơi có con người miền Tây giản dị mộc mạc chất phác nơi tận cùng Tổ quốc, đọc tác phẩm Vượt thác ta lại được dịp đi thuyền ngược dòng sông Thu Bồn. Dòng sông ấy, chỗ thì hiền hòa, thơ mộng, chỗ thì dữ dội đầy thác nghềnh. Chính ở vùng sông dữ này, bản lĩnh của người miền Trung bộc lộ rõ nét nhất. Con người vững vàng, dạn dày, khỏe khoắn, dũng cảm nhanh nhẹn đầy kinh nghiệm khi chèo lái con thuyền vượt qua thác nghềnh. Em cảm thấy tự hào về con người và đất nước Việt Nam, tự hào vì mình là một người Việt Nam.
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
hok tốt nhé
Tết đã đến rồi nhỉ, một năm mới cũng đã đến và chào tạm biệt năm cũ, chia tay với những nỗi buồn và đón chào những niềm vui mới. Ngày Tết quả thật rất tuyệt vời.Người người về bên gia đình cùng đón Tết đến, có những người vì công việc mà ko về đc chắc họ buồn lắm. Riêng em , những ngày Tết ấy rất ấm cúng và hạnh phúc biết bao. Được người lớn lì xì , đc xúng xính trong những bọ áo váy mới, được đi chơi, đi chúc Tết, đi thăm họ hàng, ông bà, hay đi chùa....Ôi thật là vui!Tết đến nên mọi người ai ai cũng đều tất bật chuẩn bị.Mọi thứ như bận rộn cả lên. Ấy thế thôi nhưng thật là rất vui và hạnh phúc, đón giao thừa cùng mọi người hay cùng nấu bánh chưng thật là ý nghĩa biết bao.Cái Tết quê em là thế, thật sự truyền thống thế thôi nhưng chứa biết bao nhiêu tình thương tình yêu và cả những niềm vui và hạnh phúc.Có lẽ dù có đi đâu xa nhưng trong em cái Tết ở quê nhà vẫn thật sự tuyệt nhất!
TICK CHO MIK NHA!!
Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp. Trong không khí thật nồng nàn bởi tình xuân lan tỏa, trong chương trình phát thanh hôm nay, tập thể 10A3 xin gửi đến quý thầy cô và các bạn những chia sẻ của chính các bạn trong lớp về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Với bạn Trần Thị Luyên - Tết gắn liền với niềm vui trong cái ngát hương của đất trời. Bạn chia sẻ: “Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng và để lại trong lòng người một cảm xúc riêng. Mùa xuân thường nồng nàn, ấm áp, không nhẹ nhàng, lặng lẽ như mùa thu, không sôi động, rộn ràng như mùa hạ cũng không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Mùa xuân đến đánh thức trong ta những âm thanh vang động, những màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào, gieo vào lòng ta những thoáng dao động mơ màng gợi cho ta những suy ngẫm sâu xa về những gì đang xảy ra trong cuộc sống”.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược... muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn... xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mai vàng sống được trên các vùng đất từ Bình Trị Thiên đến Cà Mau. Hoa mai có đài xanh đậm, 5 cánh vàng óng như tơ tỏa ngát hương. Người xưa quan niệm, hoa mai là biểu tượng của sự thanh cao, đẹp đẽ trong tâm hồn. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết đối với Luyên thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Khác với bạn Luyên, với Thu Phương, ngày tết để lại trong bạn ấn tượng về những phong bao lì xì may mắn, về những câu đối đỏ đậm hồn dân tộc. Thu Phương nói rằng: “Xuân sang tết đến là lúc người ta nghĩ đến bánh chưng xanh, những cây hoa mai, hoa đào. Nhưng với riêng tôi, thứ đầu tiên tôi nghĩ đến chính là những phong bao lì xì nhỏ hay là những câu đối đỏ trang trọng.”.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, ... nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
Cuối cùng, để kết thúc bản tin ngày hôm nay, thay mặt tập thể lớp 10A3, kính chúc quý thầy cô và các bạn một mùa xuân tràn đầy hi vọng.Lời chúc mùa xuân này sẽ đến với tất cả mọi người vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới: “Chúc thành công, chúc may mắn, chúc mọi sự an lành, chúc cho những ước mơ trở thành hiện thực, chúc phú quý đại lợi, an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc: VẠN SỰ NHƯ Ý.