Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
D. Con cò phù hợp với tâm trạng muốn ca hát khi làm lụng của nông dân.
C. Giải thích vì sao và khi nào người nông dân mới liên hệ đến con trâu
Từ ngàn xưa, có thể nói lời ru thiết tha, ngọt ngào của người mẹ đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người. Ta từng bắt gặp trong ca dao dân ca viết về tình cảm gia đình và cho tới bây giờ các nhà thơ, nhà văn vẫn nối tiếp truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. Và đặc biệt tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho con đã để lại nhiều cảm xúc trong long các thi nhân để từ đó họ ru vỗ các tác phẩm ra đời. Đọc “Con cò” của Chế Lan Viên, tôi thật sự xúc động trước một tình thương sâu đậm của mẹ đối với người con:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Câu thơ cất lên mà rung động lòng người. Tình mẹ thật ấm áp mà bao dung. Từ khi còn nằm nôi con lớn lên bằng bầu sữa ấm nóng, trong vòng tay âu yếm của mẹ và đến khi trưởng thành, tình cảm đó vẫn không bao giờ thay đổi. Điệp ngữ “Dù ở” gần hay xa con mẹ vẫn luôn hướng về con đã khẳng định tình mẹ thắm thiết. Thành ngữ “Lên rừng xuống bể” được sử dụng thành công diễn tả những chông gai, thử thách trên đường đời, mẹ mãi luôn giúp đỡ, che trở và tiếp thêm sức mạnh để con có thể vượt qua. Qua đó, ta càng thấy bóng dáng mẹ thân thương thật đáng trân trọng. Hình ảnh con cò được nhà thơ sử dụng làm phép ẩn dụ. Mượn hình ảnh đó, Chế Lan Viên muốn thể hiện tình cảm sâu đậm của mẹ mãi làm nguồn động viên cho con. Từ “sẽ”, “mãi” khẳng định sự vĩnh hằng của thời gian, mẹ sẽ theo con, bên con suốt cuộc đời. Hai câu thơ cuối mang đầy ý nghĩa và đậm chất triết lí:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời long mẹ vẫn theo con.
Đối với mẹ, con dù khôn lớn trưởng thành vẫn là những bé thơ với những năm tháng trong nôi và mãi mãi không rời con trong suốt những chặng đường dài rộng của cuộc đời, lớp bụi thời gian có thể xóa nhòa tất cả nhưng có lẽ tình mẹ con – tình mẫu tử thiêng liêng ấy, vẫn luôn vĩnh cửu, còn mãi dù “đi hết đời”. Đọc đến đây, ta chợt nhớ về:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
Tuổi thơ ta thật hạnh phúc khi được lớn lên trong tình yêu thương của mẹ với những lời ru ngọt ngào, trìu mến. Ta như được trở về với tuổi thơ yêu dấu thân thương, với những cánh cò, cánh vạc của tuổi thơ, quá khứ đồng vọng.
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Hình ảnh Con cò trong khổ thơ không còn là con cò bay lả bay la, bay vào câu hát lời ru nữa, mà hình ảnh con cò đã hóa thân vào hình tượng mẹ. Cò và mẹ là một, dù xa cách về không gian, ở gần hay ở xa, lên rừng hay xuống biển, dù cuộc đời gặp nhiều giông tố, trắc trở.. mẹ vẫn tìm con, yêu thương con mãi mãi. Có thể nói trong tình cảm gia đình thì tình mẫu tử là thiêng liêng, gắn bó, vững bền nhất. Người mẹ mang nặng đẻ đau, khi đứa con đã có mặt trên đời, thì dù đời mẹ có phải chịu nhiều khổ đau, bể dâu, mẹ cũng không bao giờ bỏ con, xa cách, chia lìa. Đó không chỉ đơn thuần là bản năng của người phụ nữ làm mẹ, mà đó là thứ tình cảm sâu nặng, có tính truyền thống, lâu bền và bất diệt trong tâm hồn, tình cảm người mẹ Việt Nam. Hai câu tiếp theo, tiếp tục khẳng định chân lí vững bền, lớn lao ấy.Từ những câu thư bốn chữ nhịp ngắt phát triển lên câu tám chữ, nhịp điệu nhẹ nhàng, lan tỏa như bàn tay vuốt ve của mẹ, như lòng mẹ trải ra bao la, rộng lớn. Con dù nhỏ hay đã lớn vẫn là con của mẹ, đi hết cuộc đời gian khó này lòng mẹ vẫn theo con, đó là chân lí bất biến. Bởi mẹ là quê hương, là bờ vai ấm, là bến đỗ khi con gặp khó khăn, trắc trở trên đường đời. Hai câu thơ còn hàm ý chứa lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ – người con đối với mẹ, thấu hiểu được tấm lòng của mẹ, luôn hướng về mẹ, trân trọng, biết ơn, dù có đi hết cuộc đời này cũng không thể đền đáp hết công ơn to lớn đó của mẹ.
C. Giải thích vì sao trong ca dao hay nhắc tới con cò