Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện trên là 1 bài học đắt giá. Cậu bé trong câu chuyện đã khéo léo xử lí tình huống rất chân thành và ngộ nghĩnh. Trước câu hỏi của người mẹ, cậu đã ko đắn đo nhường cho mẹ quả táo ngọt. Dù chỉ là 1 cử chỉ, hành động nhỏ nhưng nó mang lại ý nghĩa hết sức cao đẹp. Đố là sự quan tâm, chia sẻ..................( còn lại tự viết)
Tham khảo thoy nhé!!! Vận động đầu để thi đội tuyển văn nè <3
Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam,tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm,ngọt ngào trong ca dao,dân ca.Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ,tình cảm vợ chồng,...còn có nhiều bài nói về tình cảm anh em trong gia đình.Câu ca dao dưới đây nói về đạo lý làm người:
"Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy."
Trong ca dao dân ca,lối so sánh ví von được sử dụng khá phổ biến."Chân" và "tay" là những bộ phận trên cơ thể con người không thể thiếu được,không thể tách rời nhau.Thiếu chân hay tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế.Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp con người kể cả hình thể lẫn tinh thần.Cách nói so sánh rất hay,lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng,lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình,dòng họ.Anh em cùng được sinh trong một gia đình,cùng chung bác mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm.Anh em đâu phải người gì xa lạ,đều sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt,họ cùng chung huyết hệ,bên nhau từ thưở ấu thơ đến lúc về nhà.Từ mối quan hệ gia đình,nhân còn nói tới nghĩa vụ của anh em đối với nhau,đó là phải hòa thuận,giúp đỡ và yêu thương nhau.
a, Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay......
b,“Học ăn, học nói,học gói, học mở” Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc.
Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức th& igrave; giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc....
c, Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.
- Nem công chả phượng: chỉ món ăn ngon, quý hiếm.
- Sơn hào hải vị: món ăn ngon, quý, lấy từ rừng và biển.
- Khỏe như voi: rất khỏe.
- Tứ cố vô thân: xung quanh không có ai thân thuộc.
- Da mồi tóc sương: chỉ người già yếu, tuổi cao.
- Người ta có nhu cầu tạo lập văn bản khi giao tiếp có nhu cầu phát biểu ý kiến, thông báo sự việc, trao đổi thông tin, đề đạt nguyện vọng..
- VD muốn trao đổi thông tin về tình hình bản thân kèm theo những lời hỏi thăm, động viên, chia sẻ chúng ta có thể viết thư => Đây là điều thôi thúc người ta phải viết thư.
a) Những hình ảnh ấy khiến mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ
- Chủ ngữ: Những hình ảnh ấy
- Vị ngữ: khiến mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ:
+ Cụm C-V:
C: mọi người
V: xót thương và tìm cách giúp đỡ
~>Chức năng: Mở rộng cho thành phần phụ sau của động từ 'khiến'
b) Những nơi khuất, nơi công cộng lâu ngày rác cứ dồn lên khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả nặng nề (Dịch không biết đúng không, nhưng từ 'hiệu quả' dùng trong trường hợp này mình thấy không hợp lắm)
- Trạng ngữ: Những nơi khuất, nơi công cộng
- Chủ ngữ: lâu ngày rác cứ dồn lên
+ Cụm C-V:
C: Rác
V: Cứ dồn lên
~> Chức năng: Mở rộng ý nghĩa cho phần chủ ngữ
- Vị ngữ: khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả nặng nề
+ Cụm C-V:
C: nhiều khu dân cư
V: Phải chịu hậu quả nặng nề
~> Chức năng: Mở rộng cho thành phần phụ sau của động từ 'khiến'
c) Công việc này mong anh chị em thanh niên sốt sắng hết sức
- Chủ ngữ: Công việc này
- Vị ngữ: mong anh chị em thanh niên sốt sắng hết sức:
+ Cụm C-V:
C: anh chị em thanh niên
V: sốt sắng hết sức
~> Chức năng: Mở rộng cho thành phần phụ sau của động từ 'mong'
d) Vừa tới nhà tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng
- Trạng ngữ: Vừa tới nhà
- Chủ ngữ: tôi
- Vị ngữ: đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng
+ Cụm C-V:
C: một chiếc xe tải
V: đỗ trước cổng
~> Chức năng: Mở rộng thành phần phụ sau cho động từ 'nhìn thấy'
---
Mình không biết đúng hay sai đâu nha