Qua văn bản "Lão hạc"-Nam Cao hãy chứng minh,...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2021

Tham Khảo 
  '' Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy'' - Cái này không phải tự nhiên mà có, con người chúng ta tiến hóa từ loại vượn cổ họ bắt đầu cầm đá, cây để mưu sinh cho cuộc sống. Con người đứng đầu trong chuỗi động vật họ rất thông minh và họ biết buồn vui, biết khó đau. Họ biết quan tâm và biết tự trọng. Một người có lẽ ko sống được nếu mất đi danh dự. Có những người vô cùng liêm sĩ nhưng có những người họ sống là vì mọi người họ không hám ăn hám lợi, họ không đua đòi. Chẳng hạn như lão hạc ông mặc dù đã đến bước đường cùng , bị đẩy vào con đừng bần cùng nhưng tấm lòng nhân ái rộng lượng của ông là không mất, vả lại có thể là giàu lòng nhân ái. Dù có chết ông cũng phải hành hạ bản thân mình để hiểu thấu cảm giác mà Cậu Vàng đã trải qua. Một con người có tấm lòng nhân đạo trong xã hội cũ. ông là một con người đại diện cho sự nhân ái, nhân đạo, hiền từ , và đầy ấm áp. Và có lẽ cái '' máu'' nhân đạo của ông đã bị ăn mòn trong cốt tủy, dù chết thì xương vẫn còn đó sự nhân đạo.

24 tháng 11 2021

Vẫn còn thiếu phần liên hệ về tinh thần nhân đạo của O - hen - ri ấy em!

3 tháng 2 2019

'' Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy'' - Cái này không phải tự nhiên mà có, con người chúng ta tiến hóa từ loại vượn cổ họ bắt đầu cầm đá, cây để mưu sinh cho cuộc sống. Con người đứng đầu trong chuỗi động vật họ rất thông minh và họ biết buồn vui, biết khó đau. Họ biết quan tâm và biết tự trọng. Một người có lẽ ko sống được nếu mất đi danh dự. Có những người vô cùng liêm sĩ nhưng có những người họ sống là vì mọi người họ không hám ăn hám lợi, họ không đua đòi. Chẳng hạn như lão hạc ông mặc dù đã đến bước đường cùng , bị đẩy vào con đừng bần cùng nhưng tấm lòng nhân ái rộng lượng của ông là không mất, vả lại có thể là giàu lòng nhân ái. Dù có chết ông cũng phải hành hạ bản thân mình để hiểu thấu cảm giác mà Cậu Vàng đã trải qua. Một con người có tấm lòng nhân đạo trong xã hội cũ. ông là một con người đại diện cho sự nhân ái, nhân đạo, hiền từ , và đầy ấm áp. Và có lẽ cái '' máu'' nhân đạo của ông đã bị ăn mòn trong cốt tủy, dù chết thì xương vẫn còn đó sự nhân đạo.

3 tháng 2 2019

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1.Giải thích ý kiến:
– Người nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn”, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người.
– Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút, là tiêu chuẩn, điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn (chú ý cách diễn đạt: một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy – thể hiện rõ tính chất bắt buộc). Nói cách khác, nếu không có lòng nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính.
– Hơn nữa, Sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. Tình càm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của người cầm bút. Đó chính là cái tâm của người nghệ sĩ.

  1. Bình luận:

Ý kiến của T.Sê- khốp hoàn toàn đúng đắn vì:
– Tác phẩm văn học chân chính thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ, phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ đau của con người. Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa khi mục đích sáng tác của nhà văn là nhằm phục vụ cuộc sống con người (Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có)
– Một trong những chức năng cơ bản của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Trong thực tế, không gì có sức mạnh giáo dục con người bằng chính tình cảm của con người. Do vậy phải xuất phát từ tình cảm chân thực.
– Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo (Thơ phát khởi từ trong lòng người ta hay Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần). Nhà văn phải là người sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ, phải hòa với cuộc đời và viết văn vì cuộc đời, luôn giữ cho cái tâm trong sáng.
– Từ phía tâm lí tiếp nhận của độc giả: Độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của nhà văn. Chỉ những trang viết như thế mới có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Tác phẩm của nhà văn sẽ làm cho tâm hồn người đọc thêm trong sáng, phong phú.
– Ý kiến của Sê-khốp không có nghĩa là phủ nhận những phẩm chất khác của người nghệ sĩ mà muốn nhấn mạnh và đề cao tình cảm nhân đạo như là yếu tố đầu tiên không thể thiếu của người nghệ sĩ. (Chú ý cách nói phải có chứ không phải chỉ có).

Bản quyền bài viết này thuộc về https://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
  1. Chứng minh:Học sinh chọn một vài tác phẩm, phân tích làm nổi bật tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả. Tập trung vào những biểu hiện cơ bản:

a.Tố cáo tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tố cáo thế lực phong kiến chà đạp lên nhân phẩm của Thúy Kiều , bán con người thành thứ hàng hóa để trao đổi , mua bán (dẫn chứng-phân tích ).
Chí Phèo lên án chế độ phong kiến tước đoạt quyền được sống lương thiện của con người (dẫn chứng-phân tích ).
Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài lên án hai thế lực ở miền núi là cường quyền và thần quyền đã bóp nghẹt quyền sống của biết bao người lao động như Mị và A Phủ (dẫn chứng-phân tích ).
à Đó là những chế độ phi nhân tính .
b.Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người :
Qua những tác phẩm của mình , nhà văn đã hết lòng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của con người thông qua các nhân vật trong tác phẩm :
-Thúy Kiều không chỉ là cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn có những đức tính tốt đẹp như hiếu thảo , trọng tình , chung thủy v.v (dẫn chứng-phân tích )
Chí Phèo là con người có bản tính lương thiện nên cuối cùng cũng trở về với bản chất lương thiện của mình (dẫn chứng-phân tích ).
-Tràng , bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân là những con người nhân hậu (dẫn chứng-phân tích )
-Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Chân có một tình thương yêu vô bờ bến đối với những đứa con : thương con , yêu con chị chấp nhận tất cả . Mỗi lần chồng đánh , chị xin chồng lên bờ mà đánh để những đứa con không phải chứng kiến , không bị tổn thương về tinh thần . Chị không muốn li dị với chồng cũng bởi thương con ví “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba , để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con (…) Phải sống cho con chứ không thể sống cho mình” . Và ít ai ngờ rằng , niềm vui lớn nhất của chị là “lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no
c.Thể hiện những ước mơ , khát khao hạnh phúc , khát vọng vươn lên của họ :
Chí Phèo khao khát được sống lương thiện .
Mị trong Vợ chồng A Phủ khao khát sống , khao khát tự do , bừng dậy một sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân và khi quyết định cởi trói cho A Phủ .
Vợ nhặt : Kim Lân đã thắp lên trong các nhân vật niềm hi vọng về một cuộc sống mới , tốt đẹp hơn . Sống giữa không khí đói khát , chết chóc bủa vây nhưng bà cụ Tứ vẫn có một niềm tin mãnh liệt vào tương lai “may ra ông giời cho khá” , “không ai giàu ba họ , khó ba đời” và mọi người trong cái gia đình nhỏ bé ấy vẫn hăm hở thu dọn nhà cửa cho gọn gàng , sạch sẽ .
d.Các tác giả miêu tả , thể hiện những điều trên bằng một thái độ cảm thông , bằng tình cảm yêu thương , xót xa , bênh vực
-Nguyễn Du như hòa vào nỗi đau của Thúy Kiều :
-Chẳng vò mà rối , chẳng dần mà đau
-Đã cho lấy chữ hồng nhan …
-Đau đớn thay ….
-Giọng điệu Tô Hoài như hòa vào dòng tâm tư của Mị trong đêm tình mùa xuân
Phơi bày , tố cáo tội ác tàn bạo của bọn thống trị , nói lên nỗi khổ, đòi quyền sống cho những người lao động , những con người yếu đuối …cái nhìn của các nhà văn rõ ràng không phải là cái nhìn thương hại , mỗi câu văn của họ viết ra không phải để bố thí tình thương cho những kiếp người bất hạnh . Ta đọc được trong đó niềm cảm thông , yêu thương , xót xa đến tê tái cõi lòng của mỗi trái tim nghệ sĩ . Nếu không thấu hiểu , không đồng cảm sâu xa thì không bao giờ họ sáng tạo được những tác phẩm chân thực như thế .
Đánh giá
-T.Sêkhôp hoàn toàn có lí khi đề cao phẩm chất nhân đạo của nhà văn .
-Lí do :
+Tác phẩm văn học chân chính phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc , chứa đựng niềm vui , nỗi khổ của con người .
+Một trong những chức năng quan trọng của văn học là giáo dục , là cứu vớt con người . Do đó , phải xuất phát từ tình cảm chân thực .
+Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ .Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời , người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo .
+Về phía người tiếp nhận : cũng luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành .
Kết luận
Với những sáng tác trên và còn nhiều sáng tác nữa (chưa được bàn đến ở đây) người đọc có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con người của các nhà văn . Điều đó đã góp phần khẳng đinh ý kiến của T.Sêkhôp hoàn toàn đúng đắn .

23 tháng 12 2021

Em tham khảo:

     Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thời gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình(Câu ghép). Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

23 tháng 12 2021

có thể dài hơn 1 tý nx được k ạ 

 

6 tháng 11 2016

có vì cụ đã vẽ lên đc 1 kiệt tác cứu sống đc Giôn-xi

3 tháng 1 2017

đăng ảnh lên chi z

17 tháng 10 2021

e cần gấp

 

23 tháng 11 2021

Tham khảo!

Đọc lại lần nữa tác phẩm Chiếc lá cuối cùng em đã hiểu rõ hơn về nhân vật Xiu, càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý của cô với Giôn-xi, về tình người ấm áp hiếm hoi trong xã hội ấy. Chính vì chung sở thích, cùng với sự yêu nghề đã gắn hai cô thành một đôi bạn thân thiết. Họ thuê chung phòng và làm bạn với nhau. Nhưng trở ngại lớn nhất đã xảy ra, Giôn-xi bị ốm, cô mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính, căn bệnh mà lúc đó chưa có thuốc chữa trị. Giôn-xi đã không còn hy vọng về sự sống, cô còn gắn cuộc đời còn lại của mình cùng chiếc lá thường xuân cuối cùng ngoài cửa sổ rụng xuống. Trước tình trạng bệnh nặng, bế tắc cả về thể chất cũng như tinh thần của Giôn xi, Xiu vẫn tận tình chăm sóc, khuyên bảo bạn, và sau đó còn trách cứ Giôn-xi về cái ý nghĩ bi quan đó. Xiu ân cần nói: "Em thân yêu, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây?” Cuối cùng chính lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Cô đã thắng nhưng cô chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. Cô phải cho Giôn-xi ý thức rõ hơn nữa cái giá của sự chiến thắng này. Thật vậy, Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là cụ Bơ-men. Chị kể toàn bộ sự việc xảy ra về chiếc lá cuối cùng, đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”. Cùng với kiệt tác của cụ Bơ - men, không thể phủ nhận được tình thương và sự chăm sóc của Xiu đã giúp Giôn – xi thắng được bệnh tật, thắng được những yếu mềm.

5 tháng 12 2016

Với Chiếc lá cuối cùng, o. Hen-ri đã gởi lại cho thế hệ sau bức thông điệp viết trên màu xanh của lá cây: hãy thương yêu con người, hãy vì sự sống của con người. Đó là lẽ tồn tại cao nhất của nghệ thuật vì con người.

 

6 tháng 12 2016

thanks bn nhoa hihi

 

25 tháng 12 2016

Lão Hạc

  1. Tóm tắt:
    Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, chỉ có một mảnh vườn và người con trai. Vì không có tiền cưới vợ, con trai lão Hạc sinh phẫn chí đi lên đồn điền cao su với lời thề khi nào kiếm được bạc trăm mới trở về. Từ đó, lão Hạc sống thui thủi một mình với ***** Vàng làm bạn, bòn vườn sống qua ngày. Sau trận ốm dai đẳng, lão không còn sức đi làm thuê được nữa. Rồi lại bão mất mùa, lão rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cơ cực bội phần. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai về có cái sinh sống, Lão Hạc dằn vặt lương tâm mình khi quyết định bán đi ***** Vàng. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con trai và gửi tiền làm ma để không phiền hàng xóm. Lão Hạc xin ít bã chó của Binh Tư. Biết được chuyện này, ông giáo rất buồn vì nghĩ rằng con người như lão Hạc chỉ vì cái nghèo đói mà cũng bị tha hoá. Rồi lão chết đột ngột, dữ dội và đau đớn. Không ai biết vì sao lão chết trừ Ông Giáo và Binh Tư.
  2. Nội dung: ​​
  • ​Khắc họa thành công nhân vật Lão Hạc: Nghèo đói nhưng nhân hậu, tự trọng
  • Tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân trong xã hội cũ

​ 3.​Nghệ thuật:

  • Nghệ thuật kể chuyện: dẫn dắt, tạo tình huống, gỡ nút…
  • Bút pháp khắc họa nhân vật
  • Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm
  • Diễn biến câu chuyện được kể bằng nhân vật “tôi” ( ông giáo).
  • Tác phẩm có thể vừa tự sự vừa trữ tình, đặc biệt có khi hòa lẫn những triết lí sâu sắc
14 tháng 9 2017

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một ***** Vàng. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại " cậu Vàng ". Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy, bị ốm một trận khủng khiếp và từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. Lão mang tiền dành dụm được gửi cho ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão bỗng chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.