K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 7 2018

chửi j thì chửi đừng để nó học theo chửi lại mik thì cực kì khó chịu

4 tháng 7 2018

Hay :D

tui nghe oy !!!! Cx hay^^

11 tháng 10 2018

Cái này mik đọc rồi

Cảm ơn !

Vì đã cho bik những câu nói hay , có ích

# MissyGirl #

11 tháng 1 2019

:)) chính bạn làm bản thân bạn buồn thôi. 

mỉm cười được hay không là do bạn 

p/s: mong đây không phải là tl linh tinh >:

14 tháng 10 2019

THẰNG NÀY KHÁ

16 tháng 8 2018

Hs cắt Ox tại 3 điểm phân biệt <=> x^3 + 3mx^2 - 3x-3m+2 = 0 có 3 nghiệm phân biệt 
khi đó:Đề bài <=> (x-1)[x^2 + (3m+1)x + 3m - 2] = 0 
Vậy ta cần tìm m sao cho x^2 + (3m + 1)x + 3m -2 =0 có 2n phân biệt khác 1. Còn bạn hỏi gì đằng sau mình chịu

Thoát khỏi dòng văn học lãng mãn tô hồng cuộc sống, Nam Cao bước chân đến với những người nông dân nghèo, có số phận đáng thương. Và ông đã vô cùng thành công khi bước vào trái tim người đọc với truyện ngắn "Chí Phèo" - hình ảnh một người nông dân từ chất phác, hiền lành đến tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính. Khác với dòng ngôn ngữ bác học, văn phong chau chuốt, mượt mà, Nam Cao gây ấn tượng cho độc giả bằng hằng loạt tiếng chửi xuyên suốt tác phẩm. Tiếng chửi ấy để lại cho ta một nỗi thấm thía về một kiếp người nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người.

"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết."

Ngay mở đầu truyện ngắn, Chí Phèo gây ấn tượng cho ta bằng hình ảnh một kẻ ngật ngưỡng say, "vừa đi vừa chửi". Bình thường, người ta chỉ "chửi" khi đang tức giận một điều gì hay một người nào đó. Tiếng chửi gây mất hoà khí với mọi người xung quanh, nhưng đôi khi nó giúp chúng ta bớt căng thẳng vì "bõ tức". Nhưng, Chí có xích mích điều gì hay với ai mà lại phải chửi? Lia cận cảnh vào những đối tượng mà Chí đang xích mích, đó là "trời", "đời", "làng Vũ Đại', "ai không chửi nhau với hắn", "người đẻ ra hắn". Tiếng chửi của một kẻ tưởng chừng như say rượu ấy lại có lớp , bài bản, từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ không xác định đến xác định. Tuy nhiên, cái đối tượng tưởng chừng như xác định: "người đẻ ra hắn" thì "hắn không biết", "cả làng Vũ Đại cũng không ai biết". Thành ra, tiếng chửi ấy vu vơ, cất lên cao rồi lại lọt thỏm giữa không trung.

Thật vậy, hẳn chửi "trời" nhưng "trời có của riêng nhà nào". Đối tượng mở đầu của tiếng chửi là "trời". Bầu trời trong xanh, cao vời vợi yên bình, nhưng trong mắt hắn cũng thật đáng chửi. Vì bầu trời ôm trọn tất cả loài người vào lòng, không chừa một ai cả. Bầu trời ấy đã đón nhận hắn - một người nông dân lương thiện lại còn đón nhận thêm bá Kiến - người huỷ hoại cả cuộc đời hắn. Và phải chăng, bi kịch bị bà Ba gọi vào bóp chân khiến bá Kiến ghen tuông cũng là câu chuyện do "trời" sinh ra. Yếu tố tưởng chừng như duy tâm ấy lại phản ánh cả xã hội đương thời thối nát, không có chỗ cho người lương thiện dung thân. "Trời" như một câu cửa miệng, một thông lệ để kêu ca cho tất cả những số phận bi kịch.

Và rồi hắn chửi "đời": "đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai". Đời là cuộc sống, số phận của một con người từ lúc mới sinh đến khi ra đi. Chửi đời tức là chửi "tất cả", chửi không xót một thứ gì. Cứ ngỡ tưởng, hắn chửi đời người khác nhưng thực ra, hắn cũng đang chửi đời hắn. Hắn chửi từng câu chuyện, từng bước đi trong cuộc đời mình. Dường như, mọi thứ đổ ập trước mắt hắn đều đáng để cay cú, nhạo báng, chế giễu. Cũng phải thôi khi người ta sinh ra trong "chăn ấm nệm êm" thì hắn lại sinh ra bên "cái lò gạch bỏ không". Phải chăng, đó cũng là một dấu hiệu báo trước cho cuộc sống với hàng tấn bi kịch về sau. Đời đã bất công với hắn, đã đối xử tệ với hắn, nên hắn phải "chửi". Giá mà cuộc đời hắn được suôn sẻ, giá mà đời ưu ái hắn hơn thì biết đâu, tiếng chửi ấy đã thay bằng tiếng "cảm ơn".

Cha mẹ cho hắn hình hài của người nhưng cả làng Vũ Đại đã tước đi quyền làm người, biến hắn trở thành con quỷ dữ khiến người ta trở nên ghê sợ. Còn nhớ, từ lúc hắn sinh ra đến năm 20 tuổi, hắn lớn lên trong vòng tay bao bọc của người làng. Tuy nhiên, họ lại "chuyền tay" nhau - một người chỉ nuôi hắn trong một thời gian nhất định. Làng Vũ Đại chỉ nuôi cho "sống" , chứ không ai dạy Chí cách "sống". Chí hoàn toàn không được hưởng tình yêu thương hay sự chỉ bảo của bất kỳ một ai cả. Cuộc đời hắn là bức tranh với những mảnh ghép không hoàn hảo. Sự nuôi dưỡng mà làng Vũ Đại cho hắn là quá ít để hắn phải nhớ ơn suốt đời. Trái lại, cả làng ai cũng coi hắn là một sinh vật cần phải tránh xa, cần phải cự tuyệt. Ơn một, oán đến mười, đó là lý do vì sao hắn phải chửi. Chửi cả làng, tức là không chừa một người nào. Vậy mà ai cũng nghĩ: "chắc nó trừ mình ra". Cả làng Vũ Đại đều đáng chửi vì không cho hắn được sống như một con người. Hắn đã chai sạn cảm xúc đến độ thứ bật ra không phải là tiếng khóc mà lại là tiếng chửi.

Ta thấy, chỉ cần một bát cháo hành, một người con gái xấu đến "ma chê quỷ hờn" mà hắn đã "thèm làm hoà với mọi người biết bao". Có lẽ, con nhím ấy sẽ không còn xù lông nếu mọi người biết vuốt ve, xoa dịu những tổn thương trong trái tim nó.

Và rồi, hắn "chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn". Cả làng Vũ Đại có ai dại gì mà động vào hắn? Bởi vậy, ai cũng đều đang không "chửi nhau với hắn". Nực cười, lại có người chửi người không chửi nhau với mình sao? Như một đứa trẻ con làm nũng mẹ, chửi là một cách để Chí thu hút sự chú ý, sự quan tâm của người khác. Trong thâm tâm, Chí chỉ mong muốn có người đáp lại lời hắn dù bằng hình thức giao tiếp thấp nhất là tiếng chửi.

Người dân Việt Nam từ lâu đã gắn liền với đạo lý:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Tuy nhiên, Chí không những không "thờ mẹ kính cha" mà lại "chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn". Ở một khía cạnh nào đó, ngừoi ta nhìn vào hắn như một đứa con bất hiếu. Xong, trở lại với bậc cha mẹ, họ chỉ biết đẻ hắn ra rồi để hắn tự sinh tự diệt. Vậy, công cha có còn như "núi Thái Sơn", nghĩa mẹ có còn như "nước trong nguồn chảy ra"? Hắn không được hưởng chút nào từ tình yêu thương cha mẹ ngoài việc "đẻ hắn ra". Mà đẻ hắn ra rồi, hắn nào có sung sướng, hạnh phúc gì? Thà từ đầu đừng có hắn còn hơn. Hắn không hề biết ơn việc mình có mặt trên đời này khiến cho hắn cũng chẳng thiết tha gì việc trả nghĩa cha mẹ. Tiếng chửi đó không phải cảu một người con bất hiếu mà là của một ngừơi con bất hạnh. Thành ra, tiếng chửi đó có phần đáng thương hơn là đáng trách.

Chí chửi nhiều như vậy mà "không ai lên tiếng, không ai ra điều". Tiếng chửi của Chí không đơn thuần là muốn nhiếc móc hay hờn trách ai mà chỉ muốn được giao tiếp với loài người. Người ta thường nói "yêu nhau lắm cắn nhau đau" hay "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Chửi những cái "đau", những cái "roi vọt" không đơn thuần là ghét mà nó là một cách để tìm kiếm tình thương. Vậy mà không có một ai cho hắn cơ hội cả. Chỉ có một mình hắn cô độc đến đáng thương, tự chửi rồi tự mình nghe.

Và đó là vì sao hắn cảm thầy "tức", "tức chết đi được mất", "có khổ hắn không", "có phí rượu không". Nếu không uống rượu, chắc hắn cũng không cam đảm để làm như vậy. Thế mà uống rượu rồi, can đảm rồi, nhưng kết quả thu về lại hoàn toàn chẳng có gì. Chỉ có mình hắn với "ba con chó giữ". Đẳng cấp của một con người đã bị hạ xuống tận hàng con vật. Đây chính là sự coi thường, sự nhục nhã lớn nhất mà mọi người dành cho Chí. Dù trong cơn say, hắn vẫn nhận ra điều này và nó làm cho hắn "tức chết đi được". Bao nhiêu công sức mà hắn "tìm kiếm sự chú ý" đều đổ xuống sông xuống bể khiến hắn khổ tâm, đau đớn lắm.

Những cụm từ cảm thán như: "tức thật", "tức chết đi được mất", "mẹ kiếp",... cũng những cụm từ mang ý nghĩa phủ định như: "chắc nó trừ mình ra", "không ai ra điều", "không biết" đã diễn tả thành công giọng điệu phẫn uất, căm hờn của một cái tôi cô đơn, bị ruồng bỏ. Những cụm từ cảm thán ấy đã bộc lộ được cảm xúc của Chí một cách chân thực và rõ nét. Và khác với lối văn phong hoa mỹ, chau chuốt, Nam Cao sử dụng lối nói gần gũi, thân thiết với người đọc. Cũng phải thôi vì đối với một người như Chí, phải sử dụng cái tiếng chửi thô, sơ, nguyên bản mới thể hiện được hết con người. Cũng như ông Hai trong Làng của Kim Lân, Chí là một người nông dân với lối ngôn ngữ thuần Việt. Nhưng qua lối chửi của Chí, mùi lưu manh như hiện rõ trong từng câu từng chữ.

Nước mắt dường như đã gắn liền với truyện ngắn của Nam Cao. Ông tỏ ra sùng bái, tin tưởng vào giọt nước mắt - sự thiện lương của con người đến độ gần như không có một câu chuyện nào không có chi tiết giọt nước mắt. Giọt nước mắt chính là bi kịch cuộc đời của một nhân vật. Và phải chăng, tiếng chửi của Chí cũng là một hình thức khác của tiếng khóc. Hình thức này độc đáo hơn, tiêu cực hơn nhưng lại đậm phần chân thực, đau đớn hơn.

Đầu những thế kỷ XX, người ta đã coi chị Dậu là hình mẫu tiêu biểu cho những số phận khổ cực của người nông dân: bị ép buộc, phải bán con, bán chó,... Xong, Chí Phèo xuất hiện như một cơn sóng mới xô đi hình ảnh đó, chiếm lấy ngôi vị "người nông dân với số phận bi thảm nhất" : bị tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người. Có thể nói, Nam cao đã phản ánh thật xuất sắc xã hội đương thời thối nát, buộc con người muốn sống được thì phải tha hoá

23 tháng 5 2019

đọc thiếu đề hả bạn :  Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo và so sánh với tiếng chửi của trẻ trâu ngày nay -> Rút ra nhận xét.     

25 tháng 4 2019

Lời ăn tiếng nói không chỉ là phương tiện để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, duy trì những cuộc giao tiếp giữa người với người, mà còn có ý nghĩa quyết định đến hình ảnh của mỗi chúng ta trong mắt người khác , là một trong những biểu hiện cho vẻ đẹp của tiếng nói, ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Chẳng thế mà bài học đầu tiên các cụ dạy ta là: “Học ăn, học nói, học gói ,học mở”; “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.” Ngày nay, xã hội ngày phát triển với tốc độ chóng mặt, cùng với những thành tựu có ý nghĩa tốt đẹp thì bên cạnh đó còn nhiều hiện tượng xấu, đặc biệt là hiện tượng nhiều người nói tục chửi thề trong khi giao tiếp đang xuất hiện tràn lan khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, lo ngại về văn hóa ứng xử của con người đặc biệt của giới trẻ hiện nay. Sau đây là dàn ý và bài làm chi tiết về vấn đề nói tục chửi thề. Để làm bài tập này, chúng ta phải hiểu thế nào là nói tục chửi thề, thực trạng của nó trong xã hội hiện nay, tác hại, nguyên nhân và biện pháp để khắc phục tình trạng này

mk nha

“Thánh chửi”, “thánh chém” … không còn là hiện tượng mới lạ trên mạng xã hội. Không chỉ đăng status trên trang cá nhân, mà nhiều người đã ứng dụng công nghệ livestream “truyền hình trực tiếp” để “chém gió phần phật” trước quý vị khán giả. Càng nhiều người thả tim, like, theo dõi, “các thánh” càng phấn khích và không ít người đã có những lời lẽ gây sốc, lệch chuẩn,...
Đọc tiếp

“Thánh chửi”, “thánh chém” … không còn là hiện tượng mới lạ trên mạng xã hội. Không chỉ đăng status trên trang cá nhân, mà nhiều người đã ứng dụng công nghệ livestream “truyền hình trực tiếp” để “chém gió phần phật” trước quý vị khán giả. Càng nhiều người thả tim, like, theo dõi, “các thánh” càng phấn khích và không ít người đã có những lời lẽ gây sốc, lệch chuẩn, xúc phạm cá nhân, tổ chức, ... bất chấp mọi quy tắc xã hội, pháp luật. Là một quốc gia có tỷ lệ người dùng mạng internet, tài khoản mạng xã hội cao, chúng ta càng không thể để tồn tại kiểu phát ngôn “văng mạng” trên mạng xã hội.

Mỗi ngày, có rất, rất nhiều những lời nói đẹp, những câu chuyện hay, kết nối những thông điệp nhân văn được các cá nhân dùng mạng xã hội chia sẻ, truyền tải. Nó khiến giữa người với người nhanh hơn, gần gũi hơn. Thế nhưng, cũng trên mạng xã hội, lại có những người dùng trang cá nhân của mình để viết ra những lời lẽ khiến dư luận bất bình.

[..] Điều 8, Luật An ninh mạng quy định những hành vi bị cấm, trong đó nêu rõ: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” ...

Quyền tự do ngôn luận được pháp luật bảo hộ, kể cả trên không gian mạng. Thế nhưng, việc thể hiện quyền này như thế nào cho đúng trên mạng xã hội đòi hỏi mỗi người dùng phải biết và có trách nhiệm tuân thủ. Không ai có quyền xúc phạm người khác trên mạng xã hội và càng không được phép phát ngôn “bạt mạng” trên mạng xã hội.

(Theo Cao Hồng - Không để tồn tại kiểu phát ngôn “văng mạng” trên mạng xã hội - Báo CAND, ngày 15/6/2021)

câu hỏi: chỉ ra thái độ, tình cảm, cảm xúc của người viết với những hiện tượng xấu xí trên các trang mạng xã hội được thể hiện trong đoạn trích

1
6 tháng 7 2023

Trong đoạn trích, người viết thể hiện thái độ bất bình và lo ngại đối với những hiện tượng xấu xí trên các trang mạng xã hội. Người viết cho rằng việc sử dụng mạng xã hội để phát ngôn xúc phạm, lệch chuẩn và gây sốc là không chấp nhận được. Người viết cảm thấy rằng việc này vi phạm quy tắc xã hội và pháp luật, gây hoang mang trong dư luận và gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, người viết cũng nhấn mạnh rằng quyền tự do ngôn luận vẫn được bảo hộ, nhưng cần tuân thủ và không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trên mạng xã hội.

 
2 tháng 1 2019

là hiện tượng ko tránh đc,bố mẹ chửi còn ác hơn chứ nói j học sinh

thoy, đó là tật rồi

dell hiểu sao lun ý

Nói tục là không tốt nhưng nói tục cũng có 1 số mặt lợi như Bác Hồ có 1 câu nói:'' Là học sinh các cháu đéo được nói tục.''

24 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

I. Mở bài:
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì ? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.
2. Biểu hiện:
Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.
3. Tác hại:
– Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung:
+ “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.
+ Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu.
+ Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục… lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.
4. Nguyên nhân:
– Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
+ Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng” . Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ.
+ Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ.
+ Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.
5. Ý kiến đánh giá, bình luận:
– Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.
– Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
III. Kết bài:
Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với “Nói tục chửi thề”

24 tháng 3 2021

Tham khảo 

     “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” - câu ca dao trên đã nói lên tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Vậy mà ngày nay, hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề đang diễn ra rất phổ biến gây ảnh hưởng tới giá trị nhận thức của cộng đồng.

Nói tục, chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, văn hóa khi giao tiếp với bạn bè, người lớn tuổi thậm chí cả những lúc tức giận vô thức thốt lên lời chửi thề. Bất cứ lúc nào, bất kỳ cuộc nói chuyện với ai họ đều nói tục, với họ nói tục cũng giống như những lời nói bình thường trong giao tiếp.

Đôi khi là bạn học sinh này bắt chước bạn khác nói tục, chửi thề rồi dần dần trở thành một thói quen xấu khiến người giao tiếp với họ bực mình, khó chịu, không muốn giao tiếp. Và các bạn học sinh không nhận ra rằng khi họ nói tục, chửi bậy sẽ tạo ra phản cảm với người đối diện, trở thành người thiếu văn minh, kém hiểu biết trong mắt người khác. Người nói tục, chửi thể nghiễm nhiên không được mọi người yêu thích thậm chí là xa lánh.

Nguyên nhân chủ quan của hiện tượng này là học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói lịch sự. Họ nói cho vui miệng, nói như một cách để thể hiện bản thân mình khác, mình chất. Họ cũng chưa hiểu được nói tục chửi bậy là hành vi xấu, là biểu hiện của những người kém văn minh. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xét đến nguyên nhân khách quan là do từ nhỏ, những học sinh đó đã tiếp xúc trong môi trường sống không lành mạnh, toàn những người nói tục thô thiển khiến họ lây nhiễm tật xấu nói tục và chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề.

Vì vậy, để ngăn chặn hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề, thì bố mẹ và nhà trường có trách nhiệm rất quan trọng. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ dễ học những thói xấu đó từ bên ngoài cho nên bố mẹ cần có trách nhiệm không được để trẻ học những thói hư, tật xấu đó. Nhà trường cũng nên tuyên truyền cho các học sinh biết tầm quan trọng của lời nói, dùng lời hay ý đẹp trong giao tiếp và ngăn cấm triệt để hiện tượng học sinh ăn nói thiếu văn minh.

Như vậy, để trở thành một con người văn minh, tài giỏi thì trước hết bản thân mỗi người phải ý thức được tầm quan trọng của lời nói và không nói tục, chửi thề trong mọi trường hợp.

3 tháng 1 2019

Thứ nhất câu bạn trả lời phải đủ 3 dòng trở lên.

Thứ hai câu trả lời đó phải được người từ 15 điểm trở lên k

Thứ ba câu trả lời đó chỉ được cộng điểm 3 lần thui !

                                         HẾT

3 tháng 1 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.