Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Dàn ý bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn như sau:
Mở bài:
- Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn)
Thân bài:
- Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa và trò)
- Giới thiệu về đền Ngọc Sơn (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa vai trò)
- Giới thiệu chung về khu vực bờ Hồ.
Kết bài:
Cảm nghĩ bản thân về các công trình trên.
tk
A, MB
- giới thiệu danh lam thắng cảnh: Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá.
- giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm.
B, TB
1, Hồ Hoàn Kiếm
- Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
- Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá.
2, Đền Ngọc Sơn.
- Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật.
- Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng.
- Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào.
- Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền.
- Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng.
- Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.
C, KB
Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.
BÀI LÀM
Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá. Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm.
Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá.
Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật. Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng.
Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào. Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền. Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.
Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.
Bài viết cung cấp cho người đọc:
+ Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)
+ Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.
+ Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn
+ Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...
Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.
Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ
Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay.
Hồ Hoàn Kiếm, hay còn thường được gọi là Hồ Gươm từ lâu đã đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và gắn liền với cuộc sống tinh thần của nhiều người. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Để rồi, bùng mình ngay giữa trung tâm phồn hoa, nhộn nhịp, Hồ Gươm trở thành một thắng cảnh tự hào của người Hà Nội – một lẵng hoa giữa lòng thủ đô.
Hồ đã có từ rất lâu, từ cái thuở song Cái còn nằm sâu trong lòng đất vài nghìn năm trước. Vào thời gian đó, hiện tượng song lệch dòng rất thường hay xảy ra. Sông Hồng cũng chuyển hướng chảy qua các phố mà ngày nay thường thấy như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt…rồi hình thành các phân lưu. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên Hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Ban đầu, hồ chưa có tên là Hồ Hoàn Kiếm mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Thuở xa xưa, do nước hồ quanh năm xanh ngát nên có tên là hồ Lục Thủy. Còn tên Hồ Hoàn Kiếm bắt đầu được gọi vào khoảng thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết rùa thần đòi gươm. Tương truyền lại rằng, trong cuộc chiến chống quân Minh (1417 – 1427), khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, ông tình cờ bắt được thanh gươm có niên hiệu là Thuận Thiên. Gươm này đã theo ông suốt mười năm trinh chiến, giành lại nền độc lập. Lên ngôi vua đầu năm 1428, Lê Lợi – bấy giờ là vua Lê Thái Tổ trong một lần đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào thì rùa liền ngậm gươm mà lăn xuống. Nghĩ rằng đó là trời cho mượn gươm dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa đến đòi gươm nên hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Có thời gian vào khoảng cuối thể kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng. Hồ Hữu Vọng sau này bị Tây lấp mất còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm mà giờ được phổ biến với tên gọi Hồ Gươm.
Cách đây 6 thế kỉ, dựa vào bản đồ thời Hồng Đức, Hồ Hoàn Kiếm gồm hai phần chạu từ phố nơi song Hồng chảy qua tới phố Hàng Chuối nối tiếp với nhánh chính của sông Hồng. Ngày nay, Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ như Tràng Thi, Tràng Tiền, Hàng Bài, Hàng Khay,…
Hồ có tổng diện tích 12ha, là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố. Hồ Gươm kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m hướng Đông Tây. Nhờ vị trí thuận lợi, lại nằm chính giữa trung tâm thành phố nên dù không phải là hồ lớn nhất song Hồ Gươm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong du lịch, đời sống và sinh hoạt văn hóa thủ đô. Ngoài ra, hồ còn gắn liền với các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc,…
Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 19, từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886. Nằm ở trung tâm hồ, trên gò Rùa (Quy Sơn), tháp chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Có thể thấy tháp có ba tầng và một đỉnh có nét như một vọng lâu vuông vức. Hai tầng đầu có kiến trúc giống nhau, gồm nhiều ô cửa hình vòm. Chiều dài có ba cửa, chiều rộng hai cửa. Tầng ba chỉ có một cửa hình vòm. Tháp Rùa ngoài giá trị là một công trình thẩm mỹ còn là nơi cho rùa phơi nắng và đẻ trứng. Đặc biệt hơn, đây là loài rùa lớn sống trong Hồ Gươm, hiếm khi nổi lên mặt nước. Tương truyền rằng hễ thấy rùa nổi lên thì tức là liên quan đến việc quốc gia đại sự. Năm 2011, loài rùa này được biết chỉ còn một cá thể sống sót, được gọi là Cụ Rùa đã được trục vớt và chữa trị vết thương. Rùa Hồ Gươm thuộc diện động vật quý hiếm đang được Nhà nước bảo vệ.
Hồ Gươm có hai đảo nhỏ, ngoài Quy Sơn thì đảo còn lại là đảo Ngọc – nơi được biết là vị trí tọa lạc của đền Ngọc Sơn. Đền nằm ở phía Bắc hồ, xưa kia có tên là Tượng Nhĩ, nghĩa tức tai voi. Sau này, đền được Lý Thái Tổ đổi là Ngọc Tượng khi rời đô ra Thăng Long và đến đời Trần mới được gọi là đền Ngọc Sơn. Dẫn vào đền là một công trình kiến trúc độc đáo khác của cây cầu cong màu đỏ rực. Đó là Cầu Thê Húc, nghĩa là nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm. Cầu do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng năm 1865.
Ngoài những công trình trên, hồ còn có nhiều công trình đặc biệt khác như: Tháp Bút, Đài Nghiên,… Vì vậy cũng có thể hiểu được lý do Hồ Hoàn Kiếm trở thành điểm du lịch ấn tượng, thu hút, là nơi những người Hà Nội xa quê nhớ về và là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận của những thi nhân, nhạc sĩ và văn nghệ sĩ. Trên tất cả, hồ gắn liền với huyền sử một thời, là biểu tượng khát vọng hòa bình và đức văn tài võ trị của toàn dân tộc.
Trên đà phát triển ngày nay, người ta có thể xây dựng nên vô vàn những kiệt tác kì vĩ. Nhưng người ta vẫn cảm nhận được đâu đây cái hồn cốt thủ đô, tâm hồn người Hà Nội giữa cái hồn nước mênh mang, mơ màng ấy. Dạo quanh hồ là những thảm cỏ cắt tỉa công phu, những kè đá quanh hồ, hàng cây bố trí, chăm sóc khéo léo cho ta thấy được vị trí của Hồ Gươm trong lòng nhân dân thủ đô. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần bảo tồn những di tích ấy để giá trị của chúng còn mãi với thời gian.
- Có thể sắp xếp lại trình tự giới thiệu về bài viết như sau:
+ Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
+ Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm:
+ Diện tích của hồ
+ Đặc điểm màu nước của hồ
+ Lịch sử của hồ
+ Cảnh vật xung quanh hồ
- Giới thiệu đền Ngọc Sơn:
+ Vị trí của đền Ngọc Sơn
+ Lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn
+ Quang cảnh của đền
- Giới thiệu về Tháp Rùa:
+ Vị trí Tháp Rùa
+ Lịch sử hình thành Tháp Rùa
+ Quang cảnh đặc sắc xung quanh Tháp Rùa
Là người dân Thủ đô Hà Nội đã hơn mười năm nay, nhưng những hiểu biết của tôi về mảnh đất ngàn năm Văn Hiến này còn rất ít ỏi. Nhân dịp nghỉ hè, tôi đã đặt ra cho mình một chương trình tìm hiểu Hà Nội với những cảnh sắc mang đậm chất văn hóa Hà thành. Điểm tham quan đầu tiên của tôi là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất Thủ đô – đền Ngọc Sơn.
Tôi bắt đầu khởi hành từ sáu rưỡi sáng. Khi đến nơi tôi rất bất ngờ về vẻ đẹp của Hồ Gươm và nét cổ kính của kiến trúc đền Ngọc Sơn. Đạp xe về phía đông hồ, trước mặt tôi là cổng đền Ngọc Sơn. Cổng đền gồm cổng chính ở giữa và hai cổng phụ hai bên. Qua cổng tạm quan, bên trái tôi là Tháp Bút nằm trên gò Ngọc Bội. Đúng như tên gọi, tháp mang hình dáng một cây bút lông. Bên phải là Đài Nghiên nằm trên cổng vòm. Tháp bút được đặt hướng lên trời, hơi nghiêng về một bên, trên thân tháp in nổi ba chữ Hán “Tả thanh thiên” (viết lên trời xanh). Những điều đó khiến tôi cảm thấy như có một vị văn sĩ nào đang nghiêng bút viết lên bầu trời những ý thơ tràn đầy cảm xúc. Qua một lớp cổng nữa là tới cầu Thê Húc. Tôi đang lướt trên từng nhịp cầu đỏ rực. Mặt rời thật khéo léo khi ban những tia sáng đỏ lửa của mình đậu xuống tạo thành một cây cầu dáng cong cong. Đó Cũng chính là ý nghĩa của từ “Thê Húc”. Chiếc cầu đỏ mang ánh sáng mặt trời ấm áp trên màu nước xanh rì, mát rượi của hồ Hoàn Kiếm; hai cảnh như đối lập nhau nhưng lại tương tác, hỗ trợ nhau, tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa hồ Hoàn Kiếm. Bước qua cầu, tôi đã đứng trước cổng chính của ngôi đền. Vậy là tôi sắp được bước vào nơi thờ cúng uy nghi. Đền được xây theo kiểu kiến trúc cổ ba lớp. Lớp đầu tiên là Bái đường, lớp thứ hai thờ Văn Xương đế quân – vị thần trông coi văn chương, khoa cử, lớp thứ ba thờ Trần Hưng Đạo và Quan, Công – những vị tướng võ có đức có tài. Những bức tượng các vị thần được đặt trong đền đều được tạc rất công phu, tỉ mỉ và đều toát lên thần sắc riêng của mỗi vị. Ra trước Bái đường, tôi đang đứng ở trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Từ trấn Ba Đình tôi có thể nhìn thấy ngọn Tháp Rùa và tận hưởng những làn gió mát rượi của hồ.
Đền Ngọc Sơn đã có lịch sử khá lâu đời. Theo lời một ông đồ già kể lại, tôi được biết: Trước khi có đền trên đảo Ngọc, cuối đời Lê có Điếu Đài là nơi vua thường ngồi câu cá, Sau đó trên đảo có lập đền thờ Quan đế (Quan Vân Trường – một võ tướng nổi tiếng thời Tam quốc bên Trung Quốc). Ông được thờ như một vị thần trấn áp cái ác. Vào năm 1802-1813, đầu thời nhà Nguyễn, một người mộ đạo Phật đã xây chùa Ngọc Sơn trên đảo Ngọc để thờ Phật, nhưng Quan đế vẫn được thờ. Trong hai năm 1041-1842, trí thức Thăng Long lập hội Hướng Thiện để chấn hưng văn hóa Thăng Long. Tiến sĩ Vũ Tông Phan là Hội trưởng, Phó Hội trưởng là Phó bảng Nguyễn Văn Siêu. Họ đã xin cải tạo chùa Ngọc Sơn thành đền Ngọc Sơn để thờ Văn Xương đế quân. Trong giai đoạn từ năm 1859 và 1862, đền Ngọc Sơn đã có những thay đổi đáng kể. Vũ Tông Phan mất, Nguyễn Văn Siêu lên làm Hội trưởng và ông đã tiến hành cuộc đại trùng tu đền. Tôi thật bất ngờ khị biết cách đây hơn 100 năm đền Ngọc Sơn đã có diện mạo như ngày nay: Nguyễn Văn Siêu cho xây thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc và trấn Ba Đình. Việc thờ thần trong đền cũng được coi trọng đầy đủ: trước đấy thờ thần quan văn là Văn Xương, thần quan, võ là Quan Vũ Đế. Đến năm 1891, thờ thêm Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) – vị anh hùng dân tộc được dân ta tôn lên bậc thánh bất tử.
Đầu tiên, các trí thức Thăng Long trong hội Hướng Thiện đưa hoạt động của ngôi đền vào việc giáo hóa còn người, nhân việc thắp hương mà giảng đạo lí, in sách nâng cao dân trí cho mọi người, hướng việc học hành thi cử của sĩ tử vào chấn hưng văn hóa, xây dựng đất nước. Điều đó thể hiện ở ba cặp câu đối khắc ở cổng chính vào đền, ý nói: từ khẳng định gốc của văn chương (nội dung giáo dục) là hướng thiện, qua đó vạch rõ con đường chân chính của kẻ sĩ là bọc hành, tu dưỡng, đến nghĩa vụ đóng góp cho đời của kẻ sĩ có thiện tâm và chí lớn.
Khi nghe ông đồ nói hết tôi càng tự hào về ngôi đền Ngọc Sơn. Đạo lí, đức sống và chí lớn của con người chính là giá trị bất tử của ngôi đền, mà con cháu muôn đời đến dâng hương tưởng niệm đều được truyền ngấm vào trong mình dòng máu tổ tiên.
Buổi tham quan đã kết thúc, tôi đã hiểu thêm về đền Ngọc Sơn và thán phục không chỉ cảnh quan, kiến trúc tinh xảo của ngôi đền mà hơn hết là giá trị văn hoá sâu sắc của nó. Tôi mong sao những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử của Hà Nội đều không chỉ tô đẹp cảnh quan Thủ đô mà còn là nơi khiến cho mọi người đến du ngoạn, tưởng niệm đều hướng theo cái thiện, theo đạo lí chân chính của cuộc sống, như tôi đã cảm nhận thấy ở đền Ngọc Sơn.
Xin chào mừng các bạn đã đến với di tích lịch sử văn hóa đền Ngọc Sơn. Trước tiên tôi xin tự giới thiệu tôi là ….. – thuyết minh viên tại điểm di tích đền Ngọc Sơn. Thay mặt cho Ban quản lý di tích xin gửi tới các bạn lời chúc sức khỏe, chúc các bạn có một buổi tham quan, học tập bổ ích, lý thú và thu lượm được nhiều kiến thức thực tế phục vụ cho công việc học tập của các bạn. Hôm nay tôi rất vinh dự được cùng với các bạn đến thăm quan điểm di tích nổi tiếng, hấp dẫn của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, đó là Hồ Hoàn Kiếm – Đền Ngọc Sơn. Để buổi tham quan được vui vẻ, an toàn và hiệu quả tôi xin lưu ý các bạn đền là nơi linh thiêng các bạn không nên nói to, nô đùa khi tham quan trong đền, trang phục lịch sự, không đội mũ, đeo kính râm và không thắp hương khi vào trong đền. Bây giờ, xin mời các bạn bắt đầu buổi tham quan.
Các bạn sinh viên thân mến, đúng là thiên nhiên đã ưu ái dành cho Thăng Long – Hà Nội cảnh đẹp tuyệt vời. Nơi chúng ta đang đứng đây chính là thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm – Đền Ngọc Sơn- một trong số những cảnh đẹp nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Cho phép tôi mở đầu buổi tham quan ngày hôm nay bằng những thông tin thú vị về Hồ Hoàn Kiếm. Hồ Hoàn Kiếm xa xưa vốn là một đoạn dòng cũ của sông Hồng. Nguyên có một thời Sông Hồng chảy lùi về phía Tây, sau đổi dòng mới dịch dần sang phía đông như bây giờ. Trước kia hồ có tên là hồ Lục Thuỷ vì nước hồ xanh ngắt quanh năm. Bên cạnh đó hồ còn có một số tên khác như hồ Tả Vọng, hồ Hữu Vọng và hồ Thuỷ Quân. Sở dĩ hồ có tên là hồ Thuỷ Quân là vì trước kia vào đời Trần nghĩa quân thường ra tập trận. Còn bây giờ hồ mang tên là hồ Hoàn Kiếm vì nó gắn với truyền thuyết của vua Lê trả gươm thần.
Chuyện cũ kể rằng:
Giặc Minh chiếm nước ta, đặt ách đô hộ, chúng tàn ác gây nhiều bạo ngược, lòng dân sôi sục căm thù. Lúc bây giờ ở đất Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Thận. Một đêm anh ta kéo lưới thấy nặng chắc mẩm được mẻ cá to, ai ngờ chỉ có một thanh sắt. Thận bèn vứt xuống nước rồi đi thả lưới ở một đoạn sông khác. Lần thứ hai lưới kéo cũng nặng tay và anh lại thấy thanh sắt nọ. Thận quẳng xuống sông. Đến lần thứ ba lại vẫn nó chui vào lưới. Thân lấy làm lạ bật mồi lửa soi, thì ra một lưỡi gươm. Sau Thận nhập vào nghĩa quân Lê Lợi. Một lần chủ tướng đến thăm nơi Thận ở, thấy trong góc tối có ánh sáng loé lên, cầm lên thì thấy lưỡi gươm có khắc hai chữ “Thuận Thiên”. Lần khác Lê Lợi qua một khu rừng thấy trên ngọn cây có ánh sáng lạ, ông trèo lên tìm được một chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Thận, ông cầm chiếc chuôi về lắp vào kiếm thấy vừa như in. Từ đó thành gươm thần theo Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành trong suốt 10 năm. Một năm sau khi dẹp xong quân xâm lược, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo chơi trên hồ Lục Thuỷ. Thuyền ra tới giữa hồ, bỗng có một con rùa vàng rất lớn nổi lên làn nước xanh. Vua đang đứng ở mũi thuyền thấy thanh kiếm đeo bên mình tự nhiên động đậy. Đến trước mặt nhà vua, Rùa vàng đứng thẳng trên mặt nước và nói. Bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân. Nhà vua hiểu ra, vội rút kiếm ra khỏi vỏ. Thanh gươm thần vụt rời tay vua bay về phía Rùa vàng. Rùa há miệng đấp lấy thanh gươm rồi lặn xuống hồ. Vua nghĩ rằng trước đây thần đã giúp mang gươm cho mình đánh thắng giặc, nay đất nước đã thanh bình, thần lấy lại gươm, nên vua đặt tên cho hồ là hồ Hoàn Kiếm.
Xin mời các bạn nhìn ra xa giữa lòng hồ đó là một ngọn tháp mà chúng ta quen gọi là tháp Rùa. Thực ra, tháp này không có ý nghĩa lịch sử, ở đó, trước kia là một đảo đất tự nhiên, vào ngày hè Rùa thường lên đây phơi nắng và đẻ trứng nên có tên là tháp rùa. Vào thế kỷ 15 có Đài câu cá của Vua Lê. Năm 1884, khi thực dân Pháp cai trị đất nước ta, một tay sai của Pháp là Bá Kim, lấy cớ xin xây tháp lên trên để làm “gồ đằng sau” cho ngôi chùa Báo Ân ở phía bờ sông. Hôm khởi công, hắn lén lút đưa hài cốt bố mẹ ra táng trộm ở đó, vì hắn rất mê thuật phong thuỷ. Đây là một vị trí tốt, nếu được như vậy thì hắn và con cháu hắn sẽ được giàu có, sung sướng. Nhưng nhân dân hay biết đã bí mật đào hai nắm xương ấy và quẳng xuống hồ. Bá Kim cay đắng vẫn phải tiếp tục xây tháp cho xong. Chính vì tháp Rùa được xây dựng trong hoản cảnh như vậy nên sau cách mạng tháng 8 – 1945 nhân dân định phá bỏ nhưng vì chính trên ngọn tháp này cờ cách mạng đã được cắm ở đó nên được giữ lại. Trải qua năm tháng nó trở thành hình ảnh quen thuộc, rất đỗi thân thương của người dân Hà Nội.
Trước khi chúng ta bước vào phần chính của buổi tham quan hôm nay, tôi xin giới thiệu với các bạn về sự hình thành của đến Ngọc Sơn. Xưa kia trong hồ nổi lên hai đảo đất, hòn to là đảo Ngọc, hòn nhò là đảo Rùa. Đảo Ngọc là nơi chúa Trịnh Giang cho xây cung Khánh Thuỵ đời Vĩnh Hựu (1735 – 1739) làm nơi yến ẩm, vui chơi ngày hè. Để làm đẹp thêm quang cảnh chúa cho đắp hai gò núi Đào Tài, Ngọc Bội ở bên bờ phía đông.
Họ Trịnh suy vong, Lê Chiêu Thống được Nguyễn Huệ trao trả quyền hành, năm 1786 đã hèn mạt trả thù họ Trịnh bằng cách đốt trụi Phủ Chúa và cung Khánh Thụy. Đầu thế kỷ 19, một ngôi chùa dựng trên nền cung điện cũ ở đảo Ngọc nên gọi là Ngọc Sơn Tự. Trước chùa có một lầu chuông khá cao. Năm 1843, hội hướng thiện quản lý đã chuyển chùa thờ Phật thành ra đền thờ Tam Thánh và cả anh hùng cứu nước Trần Hưng Đạo. Sau đó lầu chuông bị phá bỏ. Năm 1864, nhà văn nổi tiếng của Hà Nội là Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại toàn cảnh. Trong đền, ông đề cao việc thờ thần Văn Xương, vị sao chủ trông nom khoa cử theo tín ngưỡng Đạo Lão. Ông cho xây kè đá ở chân đảo, dựng đình Trần Ba ngày trước đền và trông thẳng ra đảo Rùa ở phía nam hồ.
Đền Ngọc Sơn hiện nay vẫn giữ nguyên quy mô kiến trúc từ thời Nguyễn Văn Siêu cho tu sửa lại. Đi qua Nghi Môn, lớp kiến trúc đầu tiên bên trái có tháp Bút, bên cạnh miếu sơn thần, qua cổng thứ hai một lối đi nhỏ dẫn đến cổng Đài Nghiên để vào đến Cầu Thê Húc, qua cầu Thê Húc dẫn vào lầu Đắc Nguyệt là đã vào đến ngôi đền chính. Trước đền là trấn Ba Đình và đền Ngọc Sơn với ba lớp kiến trúc Bái Đường, Trung Đường và Hậu Cung là nơi thờ Tam Thánh và Trần Hưng Đạo. Bây giờ, xin mời các bạn cùng bắt đầu vào thăm quan đền Ngọc Sơn.
Phía trước mặt đoàn chúng ta đây là cổng Nghi Môn, được dựng với bốn cây cột xây bằng gạch và hai mảng tường lửng. Trên đỉnh hai cột giữa được đắp nổi bốn con phượng chụm đuôi, xòe cánh. Hai cột bên là hình hai con nghê trầu vào. Những mô típ trang trí quen thuộc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Ở mỗi cột đều có đắp những cặp câu đối chữ Hán vừa làm tăng vẻ cổ kính của di tích vừa giúp khách tham quan hiểu thêm về lịch sử và cảnh quan cũng như cảm thụ chất thơ, chất văn học và cả ý nghĩa triết học ở đây. Ở hai cột chính câu đối chính diện bằng chữ Hán là:
“Lâm thủy đăng sơn nhất lộ tiệm nhập giai cảnh
Tầm nguyên phỏng cổ thử trung vô hạn phong quang”
Dịch nghĩa là:
“Đến cõi nước, trèo lên non, một lối dẫn vào cảnh đẹp
Tìm nguồn cội, hỏi chuyện xưa, trong chốn này biết mấy phong quang”
Đôi câu hối như lời chào mời du khách, hứa hẹn nhiều thú vị khi vào thăm di tích
Trên hai mảng tường ở hai bên có hai chữ Phúc, Lộc cỡ lớn, tô son như lời chúc mọi sự tốt lành. Bên phải của các bạn là chữ Phúc có nghĩa là hạnh phúc, là niềm vui. Bên trái là chữ Lộc là thình vượng, là hưởng thụ. Bên trên chữ Phúc còn có hai ba chữ “Ngọc ư tư” nghĩa là “Ngọc ở đây” đây là chữ được lấy từ sách Luận Ngữ “hữu mỹ ngọc ư tư” có nghĩa là có ngọc đẹp ở đây. Bên trên chữ Lộc có ba chữ “sơn ngưỡng chỉ” được lấy từ sách Kinh Thi: Cao sơn ngưỡng chỉ = ngửa trông núi cao. Ngọc là nói về phẩm chất cao đẹp của người quân tử, có đạo và núi cao là chỉ bậc hiền tài. Bây giời xin mời các bạn qua cổng Nghi Môn để chúng ta vào với không gian của lớp kiến trúc đầu tiên.
Xin giới thiệu với các bạn công trình kiến trúc độc đáo phía trước mặt đoàn chúng ta đây chính là Tháp Bút. Tháp được Nguyễn Văn Siêu cho dựng vào năm 1864 trên núi Độc Tôn. Núi này có đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông bằng đá, có năm tầng, cạnh đáy tầng một là 2m, lên đến tầng năm là 1,2m. Cả năm tầng cao 9m. Tháp Bút, theo ý tưởng của người thiết kế là “tượng trưng cho nền văn vật”, bởi theo như bài Bút Tháp chí do Nguyễn Văn Siêu soạn, khắc trên thân tháp ở tầng thứ ba mặt nhìn về hướng tây ghi lại thì có đoạn: “Ấy núi là biểu tượng của chiến công mà tháp là biểu tượng của văn vật. Tháp nhờ núi mà cao thêm, núi nhờ tháp mà truyền mãi…” Các bạn có thấy trên thân tháp còn khắc ba chữ Hán lớn đó là “Tả thanh thiên” có nghĩa là “viết lên trời xanh”, có rất nhiều cách giải thích về ý nghĩa của ba chữ này: nào là giãi bày tấm lòng với trời xanh, nào là cảm hứng đầy tráng khí, tâm hồn mở rộng bao la, đặt câu hỏi với trời xanh… Nhưng cách hiểu được nhiều người chấp nhận nhất là viết lên trời xanh. Ở đây, Nguyễn Văn Siêu ý muốn nói, mượn ngọn bút này, lấy ngấn nước hồ Gươm làm mực và trời xanh làm giấy mới đủ để viết hết nỗi lòng của các chí sĩ Bắc Hà đương thời.
Mời các bạn cùng hướng tầm mắt xuống bên cạnh chân tháp Bút, đó là miếu Sơn thần tức miếu thờ thần núi. Chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc, tại sao núi thì nhỏ mà cũng có miếu để thờ thần núi đúng không ạ? Vâng, theo thuật phong thủy cổ: cao nhất thốn giả vi sơn tức là chỉ cần cao một tấc thì cũng là núi rồi. Núi dù to hay nhỏ thì phải có một vị thần cai quản. Miếu dù nhỏ nhưng hai bên cửa cũng có cặp câu đối rất hay:
“Cố điện hồ sơn lưu vượng khí
Tân từ hương hỏa tiếp dư linh”
Nghĩa là:
“Điền cũ núi hồ lưu vượng khí
Đền nay hương lửa tiếp dư linh”
Phía trước đền đây còn có một tấm bia nhỏ trên có khắc năm chữ: “Thái Sơn thạch cảm đương”. Có người tưởng rằng năm chữ này ý nói là đá núi này dám sánh với đá núi Thái. Kỳ thực đây là một cụm từ, một thành ngữ Trung Hoa chỉ có ý nghĩa là hòn đá trấn yểm. Vì ở Trung Quốc xưa có tục dựng một hòn đá trước cửa chính để trấn yểm tà ma. Mà núi Thái Sơn là núi nổi tiếng nhất trong năm ngọn núi nổi tiếng của Trung Quốc, lại là núi có vị thần toàn năng, các triều đại vua chúa phong kiến xưa phải tới đây cúng tế nên đá của núi này cũng rất linh thiêng. Dựng hòn đá núi Thái là tà ma chạy dài.
Mời các bạn nhìn theo hướng tay tôi chỉ, hai bên của cổng thứ hai được đắp nổi đôi cáicâu đối đầy ý nghĩa khuyến cáo:
“Nhân gian văn tự vô quyền toàn bằng âm đức
Thiên thượng chủ tư hữu nhãn đơn khán đan điền”
Vế thứ nhất có nghĩa là: Ở chốn nhân gian này, cái quyền chân chính chính là sự tu dưỡng đạo đức
Vế thứ hai có nghĩa là: Trên trời kia, ông thánh coi việc khảo thí nhân gian (không tính đến lễ vật) mà chỉ soi xét chính lòng dạ con người
Các bạn có thể thấy, ở hai bên trụ xây hai cửa nách giả kiểu hai tầng tám mái cong. Mặt trước của hai cửa này đắp nổi một bên là rồng đang cuộn khúc đón đàn cá đang thi nhau vượt sóng bên trên có hai chữ Long Môn và một bên là một chú hổ trắng như đang tiến ra với người đời bên trên có hai chữ Hổ Bảng. Đấy là diễn ý các điển tích cổ. Long Môn, theo văn hóa Phương Đông là chỉ sự thành công trong thi cử xuất phát từ tích cá chép vượt Vũ Môn. Còn chữ Hổ Bảng nghỉa đen là bảng hổ, nghĩa bong là bảng ghi tên những người đỗ tiến sĩ. Điển tích này có từ đời Đường: có một khoa thi tiến sĩ có nhiều người trúng tuyển sau trở thành những danh nhân như Hàn Dũ, Âu Dương Thiềm…. khác nào những con rồng, con hổ trên văn đàn. Hai bên Long Môn, Hổ Bảng có đôi câu đối vừa giải thích ý nghĩa trên vừa xưng tụng tòa Tháp Bút trước mặt:
“Hổ Bảng Long Môn thiện nhân duyên tháp
Nghiên Đài Bút Tháp đại khối văn chương”
Có nghĩa là:
“Bảng Hổ, Cửa Rồng là để biểu dương nhân quả của người làm điều tốt
Đài Nghiên, Tháp Bút là để mô tả văn nghiệp của đất trời vĩ đại”
Như vậy, đã có Tháp Bút, phải có Đài Nghiên, mời các bạn chúng ta cùng vào tham quan cổng thứ 3, hay còn gọi là cổng Đài Nghiên.
Xin giới thiệu với các bạn phiến đá đặt trên nóc cổng kia chính là Đài Nghiên. Đài Nghiên cũng được Nguyễn Văn Siêu cho làm từ lần trùng tu năm 1864. Nghiên được tạc từ cả một tảng đá xanh, hình quả đào cắt ngang theo chiều dọc, khoét lõm lòng chảo, bề dài quả đào 0,97m, bề ngang 0,8m, cao 0,3m, chu vi chừng 2m. Đài Nghiên được ba con cóc đội như ba cái chân kiềng. Đặc biệt phía dưới Đài Nghiên, trong bức cuốn thư kia có khắc một bài minh của Nguyễn Văn Siêu. Chỉ có 64 chữ Hán nhưng ý tứ thật hàm súc. Hiện nay có nhiều bản dịch bài minh này, tôi xin đọc cho các bạn nghe bài dịch nghĩa của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: “Xưa kía lấy gốc đất làm nghiên, chú giải Đạo Đức Kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng. Không vuông, không tròn, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu. Không cao, không thấp ngôi ở chính giữa. Cúi soi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn Bút đá ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không”. Có thể đây là một quan niệm có tính chất bản thể luận về cái nghiên mực và cũng là về tư tưởng của người đương thời. Qua đây, có thể thấy được văn chương của Thần Siêu quả là hàm súc đầy ý nghĩa. Cột cổng Đài Nghiên có đôi câu đối tả cảnh quan chung:
“Bát đảo, mặc ngân hồ thuỷ mãn
Kình thiên, bút thế thạch phong cao”
Nghĩa là:
“Tràn quanh đảo, ngấn mực đầy hồ
Trên cổng Đài Nghiên còn có hình tượng ba con dơi quay đầu xuống đất. Theo tiếng Hán thì từ “dơi” khi đọc giống như từ phúc. Vậy là ở đền Ngọc Sơn có cả ba yếu tố – Phúc, Lộc, Thọ.
Bây giờ mời các bạn qua một cây cầu với cái tên rất lạ – cầu Thê Húc để vào đền Ngọc Sơn. Cũng như Hồ Gươm, Cầu Thê Húc đã làm cho ngôi đền hấp dẫn hơn đối với khách du lịch. Mời Các bạn nhìn sang hai bên cầu có ghi chữ “Thê Húc Kiều” Thê là đậu, Húc là ánh sang ban mai, có nghĩa là cầu giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Tuy nhiên, ban đầu cầu chỉ là những tấm ván đặt dọc theo mặt phẳng trên các hàng cột chon trong nước hồ, chưa có tay vịn. Có lẽ về sau, qua những lần tu bổ, người ta mới làm đẹp cho cầu, làm cầu cong lên như hình cầu vồng lại sơn đỏ cho hợp với tên gọi cũng như kết hợp với màu nước trong xanh của hồ Gươm làm nên sự hài hòa âm dương theo như quan niệm trong Kinh Dịch. Ngoài ra, để giải thích màu đỏ của cây cầu, người dân vẫn thường gắn với một câu chuyện rất hay là: Trong những năm đất nước ta bị giặc Pháp đô hộ, một số tên quan Pháp không hiểu gì về nền văn hiến Việt Nam dám ngổ ngáo dùng đền Ngọc Sơn làm nơi ăn chơi hưởng lạc làm ô uế chốn linh thiêng của đền. Người dân quanh đó rất lấy làm phẫn uất. Một cậu học trò tên là Giang Văn Minh ở phố Hàng Bông đã dùng mưu, đang đêm đốt cháy cầu khiến cho bọn Pháp hoảng sợ. Từ đó chúng không dám kéo nhau đến nơi đầy và cũng từ đó cầu được sơn thành màu đỏ để nhắc cho mọi người nhớ tới hành động dũng cảm của cậu bé. Cũng chính màu đỏ của cầu kết hợp với màu xanh của nước đã tôn thêm vẻ đẹp của ngôi đền.
Tiếp theo xin mời các bạn sang phía bên kia cầu.
Trước mặt các bạn đây là Đắc Nguyệt Lâu có nghĩa là lầu được trăng. Lầu nhỏ xinh xắn có hai tầng, tầng hai có hai mái, có những cửa sổ hình tròn. Bởi hình tròn tượng trưng cho dương còn nước tượng trưng cho âm. Đây là sự kết hợp âm dương, chỉ sự tồn tại và phát triển. Hai bên cửa sổ tròn có đôi câu đối ý tứ lãng mạn:
“Bất yểm hồ thượng nguyệt
Uyển tại thủy trung ương”
Có nghĩa là: Trăng trên hồ ngắm bao nhiêu cũng không chán, cứ như dầm mình trong làn nước miên man.
Mời các bạn nhìn sang hai bên cổng có hai bức tranh được đắp nổi gắn bằng mảnh sứ vỡ, bên phải các bạn đây là bức Long Mã Hà Đồ, bên trái kia là bức Thần Quy Lạc Thư. Ở bức Long Mã Hà đồ có đắp nổi hình con ngựa, đầu rồng, trên lưng có đep cái bát quái. Đấy là điển tích về thời vua huyền thoại Phục Hy ở Trung Quốc được đặt vào thời điểm cách ngày nay trên năm ngàn năm. Thủa đó chưa có chữ viết. Phục Hy một hôm thấy trên sông Hoàng hà nổi lên con long mã (đầu rồng, mình ngựa) trên lưng có vằn có nét. Phục Hy liền dựa vào các vằn nét đó mà lập ra bảng vẽ có tám quẻ thẻ gọi là Bát quái toàn đồ. Đời sau gọi là Hà đồ tức là đồ Bát quái rút ra từ sự tích long mã trên sông Hà. Đó là những con số đếm đầu tiên, cũng là những chữ viết đầu tiên của người Trung Hoa. Sau Phục Hy hàng vài trăm năm có huyền thoại Đại Vũ. Ông này trong khi đi trị thủy ở sông Lạc thấy nổi lên một con rùa trên lưng có những chấm đen trắng đặc biệt theo trình tự. Ông dựa vào các chấm đó mà tạo ra Cửu Trù (chin khoảnh). Đời sau gọi là Lạc thư tức bản viết từ rùa thần sông Lạc. Từ Bát quái và Cửu trù, những phát minh quan trọng về số học, đồng thời áp dụng vào việc tính toán, mở rộng ra có thể giải thích nhiều hiện tượng trước mắt và suy đoán những việc sẽ xảy ra trong vũ trụ, nhân sinh trong tự nhiên, xã hội và liên quan tới con người.
Tiếp theo xin mời các bạn theo tôi, chúng ta sẽ vào bên trong để tham quan khu vực chính của đền. Thưa các bạn, trước mắt các bạn đây chính là Đình Trấn Ba, một kiến trúc thanh thoát và đậm chất thơ. Được thần Siêu cho dựng cùng với Đài Nghiên và Tháp Bút năm 1865-1866 theo quan niệm “thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát quái”. Theo đó hình thành lên kiến trúc hình vuông với 2 tầng 8 mái.
Trấn Ba Đình trước kia có một tấm bia gọi là Bài ký sửa lại miếu Văn Xương ( Trùng tu Văn Xương miếu bi ký ),hiện nay không tìm thấy bia này trong khu vực đền Ngọc Sơn nữa. Bản dập của bia hiện nay ở trong kho dữ liệu Viện nghiên cứu Hán Nôm.
Theo đó, trấn Ba Đình được xây dựng với ngụ ý là đảm đương trào lưu văn hoá lớn hay còn có thể được hiểu theo một số ý kiến rằng Trấn Ba Đình như cột trụ chống lại văn hóa phức tạp giai đoạn giữa thế kỉ XIX.
Nhưng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ngôi đình đã bị đạn pháo phá sập. Và cho đến năm 1951-1952, một số nhà hảo tâm đã đóng góp công của cho dựng lại ngôi đền như nguyên mẫu.
Theo đó những câu đối khắc vào những cây cột đá cũng được phục chế nguyên văn. Đôi câu đối này khắc trên hai trụ đá quay mặt vào đền:
Miếu mạo sơn dung tương ẩn ước
Thiên quang vân ảnh cộng bồi hồi
Nghĩa là:
Dáng miếu hình non cùng ẩn hiện
Bóng mây ánh nắng cứ dùng dằng
Đôi câu đối này khắc trên trụ ngoảnh ra hồ:
Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy
Văn tòng đại khối thọ như sơn
Nghĩa là:
Kiếm ngậm khí thiêng ngời tựa nước
Văn hoà trời đất thọ như non
Và bây giờ, xin mời các bạn quay lại với điểm tham quan chính của chúng ta ngày hôm nay, ẩn hiện dưới những tán cổ thụ um tùm, chính là khu trung tâm của quần thể di tích đền Ngọc Sơn, cả về mặt kiến trúc cũng như thờ phụng.
Đền có 3 nếp nhà chính: nếp ngoài nơi bái đường – nơi hành lễ trước khi vào đền, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương, Quan Vũ và Lã Tổ, nếp sau là nơi thờ Trần Hưng Đạo. Các bạn thân mến! Không gian chúng ta đang đứng đây chính là nhà Đại Bái, chính giữa bái đường đặt một hương án lớn, đây là nơi hành lễ trước khi vào đền. Đặc biệt, hai bên hương án có đôi chim anh vũ tức chim vẹt. Vâng, chắc hẳn là các bạn đang rất thắc mắc tại sao trong khu nhà Đaị Bái lại thờ hai con chim vẹt phải không ạ? Tôi xin đc giải đáp, đó chính là con vẹt đã từng giúp nghĩa quân Lam sơn khi nghĩa quân bị bao vây trong rừng. Lúc ấy lương thực cạn kiệt, nghĩa quân chưa biết lấy gì ăn để thoát khỏi tềnh trạng đó vã bỗng dưng họ nhìn thấy vẹt ăn quả chín. Tướng quân bèn sai quân lính ăn thử và thấy không sao, sau đó họ lấy hạt đem gieo trồng. Nhờ vậy mà nghĩa quân Lam Sơn đã thoát nạn và đánh thắng kẻ thù. Chính vì thế mà hình tượng vẹt đc thờ trong đền. Theo quan niệm dân gian, thờ vẹt là cầu mong sự no đủ.Tiếp theo, xin mời các bạn theo tôi vào thăm khu trung đường.
Như các bạn có thể thấy phía trong cùng kia là tượng Văn Xương, ở giữa là Lã Tổ và ngoài cùng là Quan Vũ. Trước tiên tôi xin giới thiệu về Văn Xương Đế Quân hay còn gọi là Tử Đồng Quân, nguyên là vị thần ở Tử Đồng, Tử Xuyên đời Tần, họ Trương tên là Á Tử. Sau khi đạo thư “Thanh Hà Nội Truyền” – một cuốn sách viết về đạo giáo ở Trung Quốc đời Tống tuyên xưng Trương anh Tử thành tiên, thăng thiên đc Ngọc hoàng giao cho quản lí phủ Văn Xương, cai quản công danh, lộc vị dưới trần gian. Tương truyền vị thần này có thể cho các vị nhân sĩ khoa cử đc thuận lợi. Do vậy, các văn nhân, quan lại, nho sĩ đều tôn thờ. Trong những năm Chân Tông Hàm Bình thời nhà Tống (998 – 1003) được phong là Anh Hiển Vũ Liệt vương. Năm Hồng trị nguyên niên nhà Minh (1448) Trương Cửu Công Tần yêu cầu các học cung trong thiên hạ phải lập đền thờ Văn Xương. Và đền thờ Văn Xương có ở khắp nơi. Đến đời Lê Thánh Tông, aứ thần Việt Nam là Nguyễn Công Định đi sứ ở Trung Quốc mới đem tượng thần về thờ chung ở Chân Vũ Quán với Huyền Thiên Chấn Vũ. Đến năm 1843, hội hướng thiện mới rước thần về thờ ở đền Ngọc Sơn, hai bên tượng Văn Xương có thị nữ đứng hầu.
Bây giờ tôi xin được giới thiệu đôi chút về Lã Tổ. Lã Tổ tức Đồng Tân, cũng là thần của đạo giáo. Theo truyền thuyết ông là người đất kinh triệu đời Đường. Do hai lần đi thi nhưng không đỗ nên bỏ lên núi Chung Sơn tu luyện kiếm pháp, học thần thư và luyện đan chữa bệnh. Ông được coi là một trong 8 vị tiên được đời sau thờ cúng. Hai bên tượng Lã Tổ có tượng Thiên Khôi, Thiên Việt. Thiên Việt có hình dáng một ông lão đạo mạo. Thiên Khôi mang hình dáng một tiểu quỷ mặt xanh, có sừng, mình trần, quần ngắn, cổ tay, cổ chân đeo vòng, thắt lưng đỏ, tay trái cầm sách, tay phải cầm bút dơ ngang đầu, một chân đứng trên lưng con giao long, một chân giơ lên.
Và bây giờ xin mời các bạn vào thăm gian cuối của ngôi đền, đó là hậu cung. Gian này hẹp lòng nhưng cao hơn cả là nơi thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã ba lần đại phá quân nguyên sang xâm lược nước ta ở thế kỉ 13. Phía bên phải của tượng Trần Hưng Đạo là tượng Trần Liễu, cha của ông, phía trái tượng Trần Hưng Đại là tượng thần linh Thổ Địa. Việc thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc tuấn ở hậu cung – nơi thiêng liêng nhất – chứng tỏ tính trội của tín ngưỡng bản địa. Chắc hẳn các bạn đều biết Trần Quốc Tuấn là nhân vật lịch sử đích thực, từng là Tiết chế (tổng chỉ huy quân đội) đập tan các lần giặc Nguyên xâm lược ta hồi cuối thế kỷ XIII.
Trong tâm linh người Việt Nam, ngoài tư cách là vị anh hung dân tộc với nhiều chiến công mà nổi bật là trận Bạch Đằng vĩ đại lưu danh thiên cổ, người còn là đức Thánh Trần đầy tài trí uy lực diệt được mọi ma quỷ như khi sống người từng diệt con tà Phạm Nhan, một loại quỷ chuyên bức hại phụ nữ. Thêm vào đó với tước phong rất trọng thị là Thượng phụ thượng trật thượng tướng quân, bình Bắc đại nguyên soái Hưng Đạo đại vương. Người càng trở thành đối tượng được nhân dân nhiều đời nối tiếp thần thánh hóa và phụng thờ. Trong cấm điện có những hoành phi, câu đối ca ngợi người như: Hạp khí lăng tiêu (Hạo khí ngất trời) hay Thiên cổ vĩ nhân (vĩ nhân của muôn đời).
Vâng thưa các bạn như vậy sau 2 giờ thăm quan tôi và các bạn chúng ta đã cùng nhau thăm quan đền Ngọc Sơn một trong những điểm du lịch nổi tiếng củathủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến tự hào của chúng ta, hy vọng với những thông tin tôi vừa giới thiệu sẽ giúp các bạn tăng thêm sự hiểu biết của minh về văn hóa lịch sử con người Niệt Nam. Các bạn còn có những câu hỏi nào thăc mắc không ạ? Tôi sẵn lòng trả lời các câu hỏi của các bạn trong tầm hiểu biết của mình. Nếu như khong có câu hỏi thắc mắc nao nữa chúng ta sẽ kết thúc buổi thăm quan tại đây. Trước khi chia thay mặt cho ban quản lí khu di tích, tôi xin chúc các bạn luôn có sức khỏe, hạnh phúc, thành cồng trong học tập. Hy vọng chúng ta sẽ được gặp nhau trong các chương trình du lịch khác. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh
II. Thân bài
1. Vị trí địa lí và diện tích
a. Vị trí địa lí
- Trung tâm quận Hoàn Kiếm
- Tả ngạn song hồng
- Phía Đông Bắc: Đinh Tiên Hoàng
- Phía Nam: Hàng Khay
- Phía Tây: Lê Thái Tổ
b. Diện tích
Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m
2. Tên gọi
- LỤC THỦY: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo
- THỦY QUÂN: hồ dược gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.
- HỒ HOÀN KIẾM: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).
- TẢ VỌNG – HỮU VỌNG: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phíaNamlà Hữu Vọng.
3. Lịch sử
- Vào thời vua Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối.
- Thời Lê Trung Hưng chúa Trịnh xây dựng phủ Chúa
- Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi
- Thời Pháp thuộc, Pháp chiếm Hà Nội
4. Vẻ đẹp của Hồ
- Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ
- Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc
- Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc
5. Các công trình gắn liền với hồ
- THÁP RÙA
- ĐỀN NGỌC SƠN
- ĐỀN BÀ KIỆU (Thiên Tiên điện)
- TƯỢNG ĐÀI CẢM TỬ
- CHÙA BÁO ÂN- THÁP HÒA PHONG
- TƯỢNG ĐÀI LÝ THÁI TỔ
6. Vai trò của hồ
- Hồ có chức năng điều hòa khí hậu
- Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội
- Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao
- Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về Hồ Gươm
a)Bài viết giới thiệu hai danh thắng nào của thủ đô Hà Nội: hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn
b)Bài viết đc sắp xếp theo bố cục,trình tự nào? Bài viết còn có chỗ nào chưa hoàn chỉnh?
Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự là: giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm, giới thiệu về đền Ngọc Sơn, rồi giới thiệu chung quanh bờ hồ. Bài viết còn thiếu sót mở bài của phần bố cục.
c) Bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
Phương pháp thuyết minh ở đây là miêu tả và giải thích.
d) Muốn viết đc bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh,em cần phải làm gì?
Em cần phải chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hoá của di tích, thắng cảnh là giá trị văn hóa của các truyền thuyết về các di tích lịch sử.
a) Bài viết giới thiệu hai danh thắng của thủ đô Hà Nội :
Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn
b) Bài viết đc sắp xếp theo thứ tự thời gian tuy nhiên phần mở đầu ko rõ ràng , thiếu miêu tả vị trí , độ rộng hẹp của hồ , vị trí Tháp Rùa , đền Ngọc Sơn , cầu Thê Húc , thiếu miêu tả xquanh sảnh , xquanh cây cối màu nc xanh , thỉnh thoảng rùa nổi lên do đó nội dung còn khô khan
c) Bài viết đã sử dụng phương pháp giới thiệu , phương pháp nêu số liệu , phương pháp nêu ví dụ
d) Muốn viết đc bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi tham quan hoặc tra cứu sách vở , hỏi han những người hiểu bk về nơi ấy . Lời văn cần chính xác và biểu cảm . Bài giới thiệu nên có bố cục ba phần
CHÚC BẠN HỌC TỐT ! NHỚ TICK CHO MK NHA √
Bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm:
- Mở bài: Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
- Thân bài:
+ Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm
+ Giới thiệu đền Ngọc Sơn
- Kết bài: Giới thiệu về các danh lam thắng cảnh xung quanh hồ.