Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu em bé đang tuổi tập đi tập nói mà mình định miêu tả.
Thật hạnh phúc biết bao khi ước mơ của em đã trở thành hiện thực. Em đã có một đứa em gái thật xinh xắn, dễ thương. Cả nhà đặt tên cho em là Dương với ước mong em luôn biết hướng mình về phía ánh nắng mặt trời để đón nhận những điều tươi đẹp. Bình thường, em hay gọi Dương với cái tên trìu mến là Bông. Đã đến tuổi tập đi tập nói, nên Bông rất nghịch ngợm, tiếng nói cười bi bô của bé làm ngôi nhà thêm rộn rã.
II. Thân bài
1. Miêu tả hình dáng của em bé
- Bảy tháng tuổi, cái tuổi đang tập đi tập nói nên ngôi nhà luôn ngập tràn tiếng nói bi bô của bé, tiếng cười vui mừng của bố mẹ.
- Đầu nhỏ như trái dừa xiêm, tóc đen, mượt mà.
- Gương mặt bầu bĩnh như một chú gấu con.
- Nước da trắng hồng, mịn màng như những cánh hồng.
- Đôi mắt đen láy, to tròn như hai hòn bi ve, ánh lên vẻ thông minh, tinh nghịch.
- Chiếc mũi không cao lắm, chân mày dài, mờ mờ cong. Đặc biệt hai hàng lông mi cong vút khiến bao người phải ghen tỵ
- Hai má phính phính, có hai má lúm đồng tiền duyên dáng. Mọi người trong nhà hay đùa giỡn với em để có thể nhìn thấy hai má lúm ấy mỗi khi em cười.
- Cái miệng lúc nào cũng chúm chím như nụ hoa hồng còn e ấp với đôi môi hồng, hình trái tim, tươi tắn luôn nhoẻn cười để lộ mấy chiếc răng sữa nhỏ xíu, trắng muốt.
- Đôi tay và chân nhỏ xíu, dễ thương. Ở bàn tay và bàn chân ấy, em được mẹ đeo cho hai chiếc lắc bạc, có gắn một quả chuông nhỏ. Mỗi lần em nghịch ngợm, lắc lắc cái tay và cái chân, chiếc chuông lại vang lên những tiếng kêu vui tai.
2. Miêu tả hoạt động của em bé
- Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt ngày.
- Lúc đầu em chỉ nói được những từ đơn giản. Từ đầu tiên bé nói trong đời là “Me me”, nghĩa là gọi mẹ, khiến mẹ rất xúc động và vui sướng, đi khoe với mọi người.
- Bé hay xem chương trình thiếu nhi, nên cũng bắt chước các bạn nhỏ hát. Em cứ ngồi lí lắc, “ê a” theo giai điệu. Trông thật là dễ thương.
- Dần dần, bé nói được nhiều từ hơn. Có lần, bé nũng nịu: “Xin, xin” để đòi mẹ hộp sữa yêu thích.
- Bé còn lon xon tập đi. Đôi chân bé chập chững từng bước ngắn.
- Những lúc bố mẹ bận, không chơi với em được, em thương bám tay vào tường, chập chững những bước đi đầu tiên. Mấy lần đầu, em ngã còn nhiều, nhưng em luôn tự mình đứng dậy và tập đi tiếp.
- Tối tối, cả nhà thường quây quần bên nhau, xem em tập đi.
- Mẹ đặt bé cách mọi người một đoạn rồi để bé tự đi về chỗ mẹ.
- Lúc bé đi đến chỗ mẹ, lúc lại đến chỗ bố, có hôm bé đi đến chỗ em. Nhưng lần nào cũng thế, khi đến gần ai đó, bé đều giơ hai tay ra phía trước để chờ cái ôm cưng nựng của mọi người.
Nhìn bé cười tít mắt, ai cũng vô cùng yêu quý và tự hào.
Kỷ niệm với bé nếu có
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ và tình cảm của bản thân về em bé.
- Dương là niềm vui to lớn của gia đình em. Em mong bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn để trở thành một bé gái ngoan ngoãn, xinh đẹp và luôn tìm được cho mình những điều tốt đẹp trong cuộc sống như chính cái tên của em vậy.
- # Chúc bạn học tốt!
1, mở bài
Giới thiệu em bé định tả.
2, Thân bài
Tả bao quát
Em bé bao nhiêu tuổi?
Em bé là bé trai hay bé gái?
Tên em bé là gì?
Tả chi tiết
*Ngoại hình:
Gương mặt: bầu bĩnh, đáng yêu, hai má ửng đỏ.
Đôi mắt: long lanh, to tròn.
Miệng: như nụ hồng chúm chím, khi cười để lộ má núm đồng tiền vô cùng dễ mến.
Quần áo: bé mặc một chiếc áo dài truyền thống.
*Tính tình:
Bé rất hay cười.
Em rất ngoan, ai bế cũng được.
Gặp ai bé cũng vẫy vẫy tay ra vẻ chào.
Em rất thích kẹo, nhìn thấy kẹp là chạy ngay tới xin.
Được ai thơm má bé đều quay lại mở to đôi mắt rồi vẫy tay tỏ vẻ vui mừng.
* Hoạt động:
Đang tuổi tập nói nên thi thoảng bé phát ra những âm gọi non nớt: “mẹ…mẹ”
Bé mới biết đi nên thi thoảng còn hay ngã, cần người lớn phải dắt.
Dáng bé bước đi nghiêng ngả trông rất đáng yêu.
Thi thoảng đi mệt bé lại ngồi phịch xuống đất, huơ huơ tay đòi mẹ ra bế.
Tay chân bé lúc nào cũng hoạt động, dường như bé không thể ngồi im được.
* Kể lại kỉ niệm/ ấn tượng về em bé
Bé cố gắng mang hộp kẹo đến cho mẹ dù ngã mấy lần khiến ai cũng phải phì cười vì quá đỗi đáng yêu.
3, Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về bé.
Trả lời :
1. Mở bài:
Giới thiệu bao quát ngôi trường (từ xa tới gần):
- Trường nằm trên một khoảng đất rộng, giữa cánh đồng.
- Nhìn từ xa, có thể thấy ngôi trường khang trang với mái ngói đỏ, tường vôi trắng và những hàng cây xanh bao quanh
2. Thân bài:
Tả từng bộ phận của trường:
- Từ ngoài cổng sắt nhìn vào, ta sẽ thấy một khoảng sân bê tông thật rộng. Chính giữa sân là cột cờ, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào các sáng thứ hai và tập thể dục, vui chơi hằng ngày.
- Sân trường rộng rãi, mát mẻ bởi có những hàng cây toả bóng mát. Học sinh thường ngồi dưới bóng cây đọc truyện hoặc vui chơi.
- Ba toà nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, toà nhà nào cũng quay mặt ra sân.
- Các phòng học thoáng mát, có quạt trần đèn điện, có giá sách, giá trưng bày sản phẩm của học sinh. Từng lớp được trang trí những bức tranh màu sắc rực rỡ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ.
- Sau khu lớp học là vườn trường với nhiều loại cây, loại hoa... và một khu vui chơi với cầu trượt, đu quay, đu dây... Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh ra đây rất đông...
3. Kết bài:
- Trường học của chúng em to đẹp, hiện đại như vậy là nhờ công sức của nhân dân và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là ý thức giữ gìn, bảo vệ của thầy cô giáo và học sinh.
- Em yêu trường em vì ở nơi đây, em được giáo dục, rèn luyện để nên người.
~ HT ~
Tham khảo:
Mở bài:
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, là nơi thân thương đã cùng em đi suốt bốn năm miệt mài với sách vở con chữ. Trường học trong mắt em lúc nào cũng đẹp, nhưng em yêu hơn cả những khi được ngắm nhìn ngôi trường vào buổi sáng mùa thu trong veo với những nét đẹp man mác của sắc thu, gió dịu dàng, mây nhè nhẹ và nắng e thẹn những giọt nhỏ trên sân.
Thân bài:
- Sau một đêm, lá vàng đã phủ khắp sân trường. lá không khô xơ xác như trong tiết đông mà mang sắc vàng tươi của nắng, phủ lên sân những khoảng vàng rực rỡ như là nắng chiếu rọi.
- Những cây phượng, cây bàng, bằng lăng cũng đã đổi sắc, nửa vàng nửa xanh, đôi khi còn xen thêm vài chiếc lá đỏ khiến tán cây trở nên sặc sỡ nhưng cũng rất hài hòa và thanh tươi.
- Những chiếc lá ẩm ướt, những chiếc ghế đá cũng mang theo hơi nước của giọt sương thu đọng lại.
- Rải rác có học sinh đến sớm, đạp lên lá nghe xào xạc nhè nhẹ như tiếng thu khẽ nói với đất trời.
- Các lớp học vẫn còn yên ắng vì ít học sinh đến, cửa gỗ vẫn chưa mở ra, mọi vật đều im lìm như hòa vào không khí sớm thu dịu êm.
- Các song lan can cũng mơ màng trong lớp sương mỏng, thi thoảng có học sinh khẽ lướt tay qua khiến lớp sương tan đi và chảy nhẹ xuống nền gạch đá hoa.
- Các phiến lá cũng đã thức giấc, vươn mình lên đón đón nắng sớm.
- Cánh hoa hồng cũng sáng lên ánh phản chiếu của nắng và giọt sương đọng lại, nhìn như thể thu đã gắn lên hoa những hạt kim cương quý giá kết tinh từ bao tinh hoa của đất trời.
- Mới đầu còn thưa thớt, nhưng giờ đã đông đúc và nhộn nhịp hơn.
- Cánh cửa lớp cũng đã mở để đón học sinh vào, không khí thu vì có sự xuất hiện của con người mà không còn dịu nhẹ nữa, trở nên sôi động hơn.
- Nắng cũng đã lên cao và màu nắng cũng sậm hơn trên song cửa sổ, trống đánh những hồi báo hiệu vào lớp. Ngôi trường lại khẩn trương trong nhịp dạy và học của cô trò, những tiếng bàn bài, tiếng giảng lại vang lên trong buổi sáng mùa thu êm đềm.
- Kết bài:
Ngôi trường trong sáng mùa thu mang những nét dịu êm, nhẹ nhàng và yên bình như chốn đồng quê thanh tĩnh. Nét dịu êm ấy như thể nàng thu truyền vào gió, vào nắng, vào từng luồng không khí giăng mắc xung quanh ngôi trường, đem đến những phút giây thanh bình cho từng dãy nhà. Và cho cả tâm hồn những đứa học sinh yêu nét nhẹ nhàng này của trường mỗi sớm thu
Lưu ý: Không copy lại
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
1. Mở bài:
Giới thiệu bao quát ngôi trường (từ xa tới gần):
Trường nằm trên một khoảng đất rộng, giữa cánh đồng.
- Nhìn từ xa, có thể thấy ngôi trường khang trang với mái ngói đỏ, tường vôi trắng và những hàng cây xanh bao quanh
2. Thân bài:
Tả từng bộ phận của trường:
- Từ ngoài cổng sắt nhìn vào, ta sẽ thấy một khoảng sân xi-măng thật rộng. Chính giữa sân là cột cờ, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào các sáng thứ hai và tập thể dục, vui chơi hằng ngày.
- Sân trường rộng rãi, mát mẻ bởi có những hàng cây toả bóng mát. Học sinh thường ngồi dưới bóng cây đọc truyện hoặc vui chơi.
- Ba toà nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, toà nhà nào cũng quay mặt ra sân.
- Các phòng học thoáng mát, có quạt trần đèn điện, có giá sách, giá trưng bày sản phẩm của học sinh. Từng lớp được trang trí những bức tranh màu sắc rực rỡ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ.
- Sau khu lớp học là vườn trường với nhiều loại cây, loại hoa... và một khu vui chơi với cầu trượt, đu quay, đu dây... Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh ra đây rất đông...
3. Kết bài:
- Trường học của chúng em to đẹp, hiện đại như vậy là nhờ công sức của nhân dân và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là ý thức giữ gìn, bảo vệ của thầy cô giáo và học sinh.
- Em yêu trường em vì ở nơi đây, em được giáo dục, rèn luyện để nên người.
A. Mở bài: Giới thiệu chung về đồ vật được tả
- Đồ vật em muốn miêu tả là gì?
- Lí do em có quyển sách?
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.
B. Thân bài: Miêu tả quyển sách
- Tả bao quát:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.
- Tả chi tiết các bộ phận của đồ vật:
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.
Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: NGƯỜI CÔNG DÂN.
Trang bốn là chữ Tuần 19 với bài tập đọc Người công dân số Một. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc Những cánh buồm. Bài thơ bộc lộ cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu; ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
C. Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
A. Mở bài: Giới thiệu chung về đồ vật được tả
- Đồ vật em muốn miêu tả là gì?
- Lí do em có quyển sách?
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.
B. Thân bài: Miêu tả quyển sách
- Tả bao quát:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.
- Tả chi tiết các bộ phận của đồ vật:
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.
Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: NGƯỜI CÔNG DÂN.
Trang bốn là chữ Tuần 19 với bài tập đọc Người công dân số Một. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc Những cánh buồm. Bài thơ bộc lộ cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu; ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
C. Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
Trả lời :
1. Mở bài:
Giới thiệu bao quát ngôi trường (từ xa tới gần):
- Trường nằm trên một khoảng đất rộng, giữa cánh đồng.
- Nhìn từ xa, có thể thấy ngôi trường khang trang với mái ngói đỏ, tường vôi trắng và những hàng cây xanh bao quanh
2. Thân bài:
Tả từng bộ phận của trường:
- Từ ngoài cổng sắt nhìn vào, ta sẽ thấy một khoảng sân bê tông thật rộng. Chính giữa sân là cột cờ, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào các sáng thứ hai và tập thể dục, vui chơi hằng ngày.
- Sân trường rộng rãi, mát mẻ bởi có những hàng cây toả bóng mát. Học sinh thường ngồi dưới bóng cây đọc truyện hoặc vui chơi.
- Ba toà nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, toà nhà nào cũng quay mặt ra sân.
- Các phòng học thoáng mát, có quạt trần đèn điện, có giá sách, giá trưng bày sản phẩm của học sinh. Từng lớp được trang trí những bức tranh màu sắc rực rỡ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ.
- Sau khu lớp học là vườn trường với nhiều loại cây, loại hoa... và một khu vui chơi với cầu trượt, đu quay, đu dây... Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh ra đây rất đông...
3. Kết bài:
- Trường học của chúng em to đẹp, hiện đại như vậy là nhờ công sức của nhân dân và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là ý thức giữ gìn, bảo vệ của thầy cô giáo và học sinh.
- Em yêu trường em vì ở nơi đây, em được giáo dục, rèn luyện để nên người.
~ HT ~
Bạn tham khảo ạ:
I. Mở bài
- Giới thiệu đối tượng được miêu tả
- Những ngày tháng là học sinh tiểu học này chính là những ngày cuối cùng em được gắn bó với ngôi trường tiểu học Minh Đức của em. Thấm thoát thời gian như thoi đưa, ngôi trường đã cùng em trải qua bao bước chân đến với con chữ, đã cho em cả một bầu trời tri thức, đã để lòng em bao xúc cảm của nhớ của thương.
II. Thân bài
a. Tả bao quát ngôi trường
- Ngôi trường gồm ba dãy nhà: một dãy lớp học hình chữ U với ba tầng khang trang, một dãy nằm ngang gồm các phong chức năng và một dãy của nhà bếp và khu để xe.
- Trường nằm liền kề với khu dân cư, trong một con phố cũng mang cái tên Lê Hồng Sơn.
- Tất cả các khu nhà đều được sơn màu vàng nhạt với những dãy hành lang dài có lan can chắc chắn bằng inox trắng.
b. Tả chi tiết ngôi trường
- Sân trường
- Được tráng xi măng bằng phẳng sạch sẽ.
- Rộng, được trồng rất nhiều bàng và phương vĩ xen lẫn một vài cây bằng lăng.
- Các cây đều được trồng trong bồn riêng biệt, dưới gốc cây luôn được đặt hai ghế đá để học sinh có thể ngồi tận hưởng bóng mát của tán lá mỗi khi hè về.
- Lớp học
- Lớp học luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Bàn ghế đầy đủ, được kê thành các dãy ngăn ngắn.
- Bàn giáo viên được đặt ngay ngắn trên bục, có một lọ hoa giả trang trí, sổ sách cũng được bọn em xếp gọn gàng.
- Bảng xanh luôn được lau sạch sẽ, nếu bảng đã cũ thì sẽ được nhà trường thay mới ngay để đảm bảo việc học tập được diễn ra trong điều kiện tốt nhất.
- Các lớp còn được trang bị máy chiếu hiện đại, phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay.
- Phòng chức năng
- Có các phòng như phòng tin học, phòng thể thao cho các môn chơi trong nhà như bóng rổ, cầu lông, bóng bàn,...,phòng hội trường và thư viện.
- Các phòng luôn được nhà trường quan tâm hỗ trợ trang thiết bị đầy đủ và phù hợp. Nhà trường đặc biệt quan tâm đến phòng thư viện và luôn cung cấp cho thư viện nguồn sách lớn để mang tri thức từ sách đến cho học sinh.
- Phòng bếp, nhà xe
- Rộng rãi, ngăn nắp.
- Phòng bếp luôn được giữ vệ sinh chung, dụng cụ nấu ăn cũng được đảm bảo vệ sinh để đem lại bữa ăn lành mạnh nhất cho bọn em.
- Nhà xe rộng rãi, các lớp được chia theo khu vực để xe rõ ràng và hợp lý.
- III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường
- Ngôi trường đã gắn bó với em bốn năm rồi, chỉ còn nốt năm nay thôi là em sẽ phải xa mái trường tiểu học thân yêu. Những bước chân đến với tri thức của em đã được ngôi trường nâng đỡ, ngôi trường đã cho em một điều kiện học tập đủ đầy và khang trang, cho em bao hiểu biết bổ ích và thú vị. Trường sẽ mãi là hình bóng in đậm trong tâm trí em, mai này có đi đâu xa thì trong tim em vẫn mãi lưu giữ hình dáng của những dãy nhà chứa đầy kỉ niệm yêu dấu.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TẢ BÀ LỚP 6:
I. MỞ BÀI:
- Giới thiệu khái quát về đối tượng miêu tả: tả bà
II. THÂN BÀI:
- Tả ngoại hình: tuổi, dáng vẻ, mái tóc, gương mặt, hàm răng, đôi bàn tay,…
- Tả tính cách: hiền lành, phúc hậu, yêu thương mọi người xung quanh, chăm sóc con cháu
- Tả các hoạt động thường ngày: tập thể dục, đan khăn, chăm sóc gia đình em,…
III. KẾT BÀI:
- Tình cảm của em đối với bà
Bài làm
Gia đình em có năm người: bà nội, bố, mẹ, chị gái và em. Bố mẹ em hay đi làm về muộn, còn chị gái đi học đại học xa nhà nên người em thân nhất là bà nội. Bà yêu thương và chăm sóc em rất nhiều.
Bà nội năm nay ngoài 70 tuổi. Tuổi tuy đã cao nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Mái tóc bà dài ngang lưng nhưng đã bạc gần hết. Bà kể với em ngày xưa ông thích bà vì mái tóc bà dài, đen, óng ả mềm mượt như tơ. Bà nội có gương mặt phúc hậu cùng với làn da ngăm ngăm đen vì sương gió vất vả. Nổi bật trên gương mặt ấy là nụ cười hiền từ của bà. Mỗi khi cười để lộ hàm răng đen vì nhai trầu của bà. Nụ cười ấy ấm áp như nụ cười của bà tiên phúc hậu. Bà có đôi bàn tay gầy xương xương và có những vết chai sạn. Đó là minh chứng của sự vất vả tần tảo nuôi các con lớn khôn trưởng thành.
Mọi người xung quanh nói rằng bà nội em là người rất hiền lành và tốt bụng. Bà tuy hiền là thế nhưng khi dạy dỗ con cháu lại rất nghiêm khắc chỉ ra lỗi sai và nhắc nhở cẩn thận. Bà sống chan hoà với mọi người xung quanh nên ai cũng yêu mến bà. Bà hay giúp đỡ hàng xóm những việc từ nhỏ nhất. Mọi hoạt động trong xóm bà tham gia hết khả năng dù tuổi bà cũng đã cao. Bà nội yêu trẻ nhỏ lắm. Bà hay mua bánh, mua kẹo rồi chia cho đám trẻ trong xóm. Bởi thế mà lũ trẻ xóm em khi thấy bà đều gọi bà là “Bà tiên kẹo”.
Hàng ngày bà hay dạy sớm tập thể dục cùng các già trong ngõ. Có khi là chạy bộ, có khi là tập dưỡng sinh,… Tinh thần thể thao của bà rất cao mặc cho tuổi đã cao. Mẹ tôi trước khi đi làm đều mua sẵn thức ăn cho cô giúp việc nấu bữa nhưng thỉnh thoảng bà nội lại thích đi chợ và tự tay lựa những thức quà ngon sạch về nấu những bữa ăn dinh dưỡng và đậm chất đồng quê. Bà nội rất thích đan len. Tuy phải đeo kính để nhìn rõ nhưng những lúc rảnh bà thường đan khăn len hay áo len,…
Mặc dù năm nay học lớp 6 nhưng em vẫn thích ngủ cùng bà nội để hít hà hương trầu thơm dìu dịu và nghe bà kể chuyện cổ tích. Em yêu bà rất nhiều. Em mong bà nội sống lông trăm tuổi để em được ở bên bà thật lâu.
copy mạng nhé :))))))
1. Tả ngoại hình của bà nội
- Năm nay bà nội em 70 tuổi
- Dáng bà cao ráo, vì già nên giờ bà hơi khom khom
- Mái tóc bà bạc trắng
- Bà có khuôn mặt trái xoan, trông rất đẹp lão
- Vầng trán bà cao ráo
- Mũi bà cao và thẳng
- Bà có hàng long mày dày và rậm
- Đôi môi bà nhốm đỏ do nhai trầu
- Bà thường mặc đồ bà ba và búi tóc
- Bà có nước da đen ngăm ngăm
- Bà thường đi dép hài làm bằng nhung
2. Tả tính tình của bà nội
- Bà rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh
- Đôi lúc bà rất nghiêm khắc
- Bà luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh
- Bà luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn
- Bà yêu con nít và thương chúng
3. Tả hoạt động của bà nội
- Lúc chưa nghỉ hưu bà là giáo viên
- Khi về già bà vẫn còn yêu nghề, nên bà dạy em và lũ nhỏ trong xóm học
- Bà giúp bà con trong xóm thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bà nội
- Em rất yêu bà nội
- Em sẽ sống thật tốt để không phụ lòng bà
- Em sẽ cố gắng để trở thành một người như bà
okkkkkk
1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về biển mà em định miêu tả
+ Biển này có tên gì? Ở đâu?
+ Em có dịp đến đây và quan sát khi nào?
“Rừng vàng, biển bạc” Biển là tài nguyên tạo ra của cải, biển mang đến cho con người những giá trị lợi ích cao. Bố mẹ muốn em có hiểu biết sâu rộng về biển nên dịp hè vừa qua em đã du lịch đến biển Nha Trang. Qua chuyến du lịch, em đã có những cảm xúc và ấn tượng khó quên về nơi đây.
2. Thân bài
1. Miêu tả cảnh biển
Miêu tả biển theo trình tự từ xa tới gần:
- Bầu trời: trong xanh, từng đám mây trắng lẻ loi trôi trên bầu trời; có những đám mây xen lẫn nhau tạo nên hình thù đặc sắc, ngộ nghĩnh.
- Mặt trời: đỏ rực, tròn trĩnh như quả bóng ai “sút” lên đó mà quên không lấy xuống.
- Mặt nước: biển trong xanh, nhìn được tận dưới nước có những hòn sỏi nhiều màu sắc.
- Sóng biển: từng đợt sóng vỗ trắng xóa cả một vùng biển, vỗ ầm ầm vào những con thuyền đang “nghỉ chân” trên bờ biển.
- Bãi cát vàng óng ánh, trải dài như đến tận chân trời và bao bọc trọn vùng biển tươi đẹp này.
2. Hoạt động của con người
- Xa xa ngoài khơi, nhiều con thuyền tấp nập trở về đất liền sau chuyến đánh cá dài ngày. Khi họ cập bến vào bờ, trên khuôn mặt họ thể hiện rõ vẻ vui mừng thay vì vẻ mệt mỏi sau những đêm dài lênh đênh trên biển vì khoang tàu chứa đầy ắp “thành quả” nào là các loại cá, các loại cua,… vô vàn các loại hải sản.
- Mặt trời dần lên một cao hơn quá đỉnh núi, người người tấp nập ra biển dạo chơi sau một đêm dài nghỉ ngơi. Với những hoạt động khiến bờ biển thêm nhộn nhịp như đi dạo, nô đùa với cát (xây những lâu đài cát, đắp cát lên người), tắm biển,… hay đi chợ ngay trên bờ biển để mua những đồ hải sản tươi sống vừa được đem về từ những chuyến đánh bắt ngoài khơi xa.
- Khung cảnh biển càng trở nên náo nhiệt, rộn rã hơn so với khi biển chìm trong màn đêm.
- Cảnh vật như bừng tỉnh dậy, tràn đầy sức sống mới sau một đêm dài nghỉ ngơi.
- Một số người thưởng thức luôn hải sản được nhà hàng chế biến ngay trên bờ biển. Một cảm giác thật thích thú!
3. Kết bài
- Nêu nhận xét về biển
- Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về vùng biển…
Mở bài
- Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát. Cây đã có từ rất lâu rồi.
b) Thân bài
* Tả hình dáng vẻ đẹp của cây xà cừ
- Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng.
- Cây cao mấy chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay em ôm không xuể.
- Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng.
- Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây.
- Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó.
- Lá cây xà cừ không to lắm, nhưng cây nhiều lá và xanh ngắt. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyền sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông.
- Rễ cây xà cừ rất to, có những phần còn nổi hẵn lên trên mặt đất.
* Tác dụng của cây xà cừ
- Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi ở đó.
- Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng.
c) Kết bài
- Cây xà cừ là người bạn thân thiết của mỗi đứa chúng em, nó đã cùng chúng em lớn lên với những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng ngọt ngào.
- Em sẽ cùng với các bạn bảo vệ cây xà cừ thật tốt, chúng em sẽ không trèo lên cây hay làm gì có hại cho cây.
Bài làm :
Phần 1.Mở bài:. Giới thiệu cây phượng + quang cảnh sân trường
- Sân trường em có rộng không? trồng những cây gì?
- Cây phượng nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?
Phần 2. Thân bài:
- Miêu tả bao quát cây phượng
- Cao cao bao nhiều, tán lá có rộng không?
- Thân cây có sần sùi không?
b. Miêu tả cây phượng trong 4 mùa
+ Mùa hè
- phượng lặng lẽ, khoe những chiếc tán to tròn, đợi chờ HS đến, đỏ rực
+ Mùa thu
- Lá dần chuyển dần màu đỏ, học trò thích nhặt những là phượng, .... lá bay theo gió
+ Mùa đông
- lá phượng rụng, chỉ còn trơ lại thân cây, cành gầy guộc
+ Mùa xuân
- Nhưng chồi non mới mọc xinh xinh, lá xanh nõn,...lá me non
Phần 3. Kết bài: Kỉ niệm với cây phượng
Bài làm : Tả cây phượng vĩ
Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, đa, bằng lăng,...Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây phượng già ở giữa sân trường.
Cây phượng được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở. Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba trường em. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn, có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết nứt ngang. Từ thân chẽ thành ba nhánh giống cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Rễ phượng nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Phượng không trút lá như cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những chiếc lá già. Lá mới xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng. Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như một mâm xôi gấc. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm. Chúng em thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà. Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ. Khi tiếng ve kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống. Phượng nở thúc giục em một mùa thi cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui.
Qua hè, hoa phượng tàn dần. Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng em quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành. Quả phượng thuộc họ đậu.Hạt phượng mà rang lên, ăn bùi và ngon tuyệt. Cây phượng già lại, trở lại cái dáng vẻ mộc mạc thân quen.
Em yêu cây phượng, cây phượng như người ban lớn thân thiết. Dưới gốc phượng, chúng em tụ họp bạn bè. Mỗi lần phượng nở với tiếng ve kêu đánh dấu một năm học kết thúc, một sự trưởng thành để rồi chúng em lại náo nức bước vào năm học mới với ba
Mở bài: Cô Luân là cô giáo đầu tiên của tôi.
Thân bài:
hình dáng
Vóc người thon thả.
- Thường mặc áo sơ mi trắng khi đến lớp.
- Mái tóc dài, đen mượt.
- Khuôn mặt hiền từ.
- Hàm răng trắng, đều đặn.
- Cặp mắt to, sâu và sáng.
- Đôi bàn tay thon thon, ngón tay gầy gầy.
Tính tình:
- Rất tận tụy với học sinh, thường đi dạy sớm.
- Quan tâm đặc biệt đối với học sinh nghèo, học sinh yếu kém.
- Thân ái với đồng nghiệp; hết lòng với công việc.
- Gắn bó với trường lớp.
Kết bài:
- Em rất biết ơn cô.
- Em sẽ ra sức học tập để xứng đáng với sự dạy dỗ của cô.
hết
Mở bài
- Cô Hoa là cô giáo đang dạy em.
- Cô đã để lại ấn tượng tốt đẹp nhất trong em.
thân bài
Tả ngoại hình
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Vóc người mảnh khảnh.
- Thường mặc bộ áo đài màu xanh ngọc khi đến lớp.
- Dáng di nhẹ nhàng thong thả.
- Khuôn mặt tròn, đôi mắt màu hạt dẻ.
- Mái tóc dài ngang lưng thường bím đuôi sam.
- Đôi môi đỏ hồng, hàm răng trắng đều đặn.
- Nét mặt cô vui khi các em chăm ngoan học giỏi.
- Ánh mắt đượm buồn khi học sinh không chăm học, không hiểu bài.
. Tả tính tình, hoạt động
- Giọng nói ấm áp, có sức thuyết phục.
- Cô giảng bài rõ ràng dễ hiểu.
- Nét chữ thanh thoát, đều đặn trên bảng.
- Ân cần chăm sóc, dạy bảo học sinh.
- Quan tâm đến học sinh nghèo, học sinh học yếu.
- Hòa nhã với phụ huynh.
- Quan tâm gần gũi với đồng nghiệp.
- Tận tụy với nghề.
- Mến trẻ thơ.
kết bài
- Cô không quản khó nhọc để dạy chúng em nên người.
- Em rất biết ơn cô.
- Nguyện ra sức học giỏi để không phụ lòng cô.
Mở bài:
- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
Thân bài:
- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Con đường em định tả là con đường nào? (Nêu tên đường, nếu ở thành phổ; hoặc đường làng, xã... ).
- Em tả con đường ấy vào lúc nào? (Buổi sáng, lúc em đi học).
2. Thân bài:
*Tả con đường:
a/ Miêu tả những nét bao quát về con đường:
- Địa điểm nhà em, trường em.
- Con đường chạy qua những nơi nào?
- Nó có đã lâu hay mới mỏ? Hình dáng của nó như thế nào?
b/ Miêu tả các bộ phận của con đường:
- Mặt đường nhẵn nhụi hay gồ ghề? Được làm bằng gì?
- Hai bên đường có cây cối nhà cửa hay không?
- Cảnh đi lại diễn ra trên đường như thế nào?
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em gắn bó với con đường này ra sao?
II. Bài làm
Mùa khô năm ngoái, nhân dân địa phương em đã góp tiền, góp sức làm lại con đường nối xã Tân Long với các xã lân cận. Trường em nằm bên cạnh đường đi, cách nhà khoảng gần cây số. Sáng sáng, em cùng các bạn tung tăng cắp sách đến trường trên con đường giống như dải lụa hồng mềm mại uốn quanh thốn xóm.
Đường trải đất đỏ, được san ủi kĩ nên rất phẳng phiu, đủ rộng Đềhai ô-tô có thể tránh nhau. Mặt đường cao ở giữa và thoải dần sang hai bên cho dễ thoát nước. Hàng cây bạch đàn trồng ven đường dạo nào giờ đã vươn cao, thân thẳng
tắp, cành lá sum suê toả bóng mát. Mỗi khi có cơn gió thổi qua, lá cây lao xao, cành cây đung đưa như những cánh tay chào đón,
Lúc chúng em đi học cũng là lúc con đường nhộn nhịp, đông vui nhất. Dân trong vùng họp chợ cạnh đường, tíu tít bên những gánh rau tươi, những đống trái cây hay những bu gà vịt. Các cửa hàng ăn uống mở cửa, phục vụ mọi người. Trên đường, tiếng xe lam, xe ba gác máy làm náo động không gian của một vùng quê yên tĩnh. Các loại xe tấp nập chở hàng hoá lên chợ huyện.
Ra khỏi ngã tư với cảnh họp chợ tấp nập, con đường chạy giữa cánh đồng lúa và rau màu xanh tốt. Gần Tết, khí trời buổi sáng se se lạnh. Nắng sớm vàng rực trải trên màu xanh mỡ màng, non tươi của những liếp rau cải, cà chua, xà lách... Dăm ba cánh bướm trắng chập chờn trên vồng cải đơm hoa vàng tươi.
Gần hết cánh đồng, con đường cao dần rồi nối với một cây cầu gỗ bắc ngang dòng kinh trong mát, cung cấp nước ngọt quanh năm cho đồng ruộng. Từ đầu cầu bên kia, con đường đổ dốc một đoạn chừng hơn trăm mét là tới trường em. Ngôi trường nằm cách mặt đường khoảng vài chục thước, giữa một vườn cây um tùm suốt ngày ríu rít tiếng chim... Băng ngang qua cổng trường, con đường tiếp tục chạy dài qua hai xã nữa rồi thông ra quốc lộ.
Con đường đã trở nên thân thuộc với tất cả mọi người. Ngày hai lần đi về trên con đường này, chúng em đã khắc sâu hình ảnh của nó trong lòng.
a) Mở bài
Mỗi buổi sáng đi học tôi lại bước đi trên con đường thân thuộc, con đường từ nhà đến trường cảm giác trở nên ngắn hơn khi nó đã trở thành một phần thân thuộc. Không biết từ bao giờ con đường đã trở thành một người bạn thân thuộc mỗi khi tôi đến lớp.
b) Thân bài
* Tả bao quát
Nhìn từ xa xa con đường hệt như một con rắn khổng lồ dài ngoằn ngoèo.Con đường được bao phủ bởi một màu xanh tươi mát, hai bên là hàng cây xanh.
* Tả chi tiết
Tả cảnh:
– Sáng sớm, ông mặt trời đã đánh thức vạn vật.
– Cây cối xanh mơn mởn, đu mình đón ánh nắng sớm.
– Nắng nhè nhẹ hôn lên mái tóc bồng bềnh của những em thơ tung tăng vui bước đến trường. Hàng râm bụt trải dài ven đường đã bung cánh, bông hoa nở rực rỡ.
– Trên đường tấp nập, tiếng cười nói, tiếng động cơ phá tan đi bầu không khí buổi sớm.
– Chim chóc hót líu lo, đã tạo khúc nhạc đồng quê vui tươi, rộn rã.
Tả người:
– Con đường tấp nập xe cộ, ai cũng hối hả, vội vã cho kịp giờ đi làm. Các bạn học sinh đến trường đông, vui như đi hội.
– Các bạn nữ chiếc áo sơ mi trắng và chiếc váy của mình nhẹ nhàng, uyển chuyển như những nàng công chúa kiều diễm. Người thì đi làm, người thì đưa con cái đi học đã tạo nên một bầu không khí ồn ào náo nhiệt.
– Phía xa vài chú trâu đang gặm cỏ nơi bãi cỏ xanh mướt. Cánh chim chao liệng trên nền trời xanh.
– Các quán ăn đã đông đúc, kín chỗ. Ai cũng vội vã cho kịp làm công việc, có bạn học sinh sợ không kịp giờ học nên đã vừa đi, vừa ăn trông rất vất vả.
– Tạo nên bức tranh ngày mới nơi tôi sống như một bức tranh làng quê bình yên, thanh thản, mộc mạc mà đơn sơ nhưng ta vẫn thấy được sự tươi vui, tràn đầy sức sống.
c) Kết bài
Nêu cảm nghĩ, tình cảm bản thân về con đường đến trường.
– Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng. Em rất yêu con đường.
Con đường của em đi học mỗi ngày chính là người bạn thân thiết, con đường như dõi theo em từng ngày cho đến khi em trưởng thành, không có kỉ niệm nào sâu sắc bằng gắn bó với con đường thân yêu. K MIK NHAAAAAAAA