K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2017

a) Mở bài: Chiếc cặp của em (hay của bạn em)? Em có nó hoặc nhìn thấy nó trong hoàn cảnh nào?

b) Thân bài:

* Tả hình dáng bên ngoài: - Chiếc cặp làm bằng gì? Hình vẽ như thế nào? Cặp màu gì? Trang trí như thế nào? - Tả chi tiết quai xách hoặc dây đeo; quai xách (dây đeo) được làm bằng gì? Trông như thế nào? Đường khâu xung quanh mép ra sao? - Tả chi tiết nắp, khoá cặp: khoá cặp làm bằng gì? Trông như thế nào? Đóng mở khoá thế nào?

* Tả bên trong chiếc cặp: chiếc cặp có mấy ngăn? Vách ngăn được làm bằng gì? Trông như thế nào? Em đựng gì ở mỗi ngăn?

c) Kết bài: Cảm nghĩ của em về chiếc cặp? Những suy nghĩ, liên tưởng khác của em (nếu có)?

 

30 tháng 11 2017

a) Mở bài: Chiếc cặp của em (hay của bạn em)? Em có nó hoặc nhìn thấy nó trong hoàn cảnh nào?

b) Thân bài: * Tả hình dáng bên ngoài: - Chiếc cặp làm bằng gì? Hình vẽ như thế nào? Cặp màu gì? Trang trí như thế nào? - Tả chi tiết quai xách hoặc dây đeo; quai xách (dây đeo) được làm bằng gì? Trông như thế nào? Đường khâu xung quanh mép ra sao? - Tả chi tiết nắp, khoá cặp: khoá cặp làm bằng gì? Trông như thế nào? Đóng mở khoá thế nào? * Tả bên trong chiếc cặp: chiếc cặp có mấy ngăn? Vách ngăn được làm bằng gì? Trông như thế nào? Em đựng gì ở mỗi ngăn?

c) Kết bài: Cảm nghĩ của em về chiếc cặp? Những suy nghĩ, liên tưởng khác của em (nếu có)?

 

23 tháng 12 2018

I. Mở bài: giới thiệu về con diều
Thả diều là một trò chơi dân gian của người Việt Nam, đến bay giờ thì trì chơi này vẫn được duy trì. Dù sự phát triển của khoa học công nghê, các trò chơi điện tử, nhưng niềm yêu thương dành cho con diều vẫn không thể phai. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về con diều.

II. Thân bài: thuyết minh về con diều
1. Lịch sử tạo ra con diều:

- Thả diều có nguồn gốc vào thời cổ đại của người Trung Quốc cách đây 2800 năm.
- Chiếc diều đầu tiên có thể đã xuất hiện vào thời kỳ Xuân Thu do người thợ nước Lỗ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành
- Chiếc diều nhờ gió để bay lên, nên diều có ý nghĩa như sự vương lên trong cuộc sống, bay cao bay xa như diều
2. Các hình dạng, hình thù của diều
- Hình hộp
- Hình vuông
- Hình rồng
- Hình chim
- Hình người
3. Cách làm diều:
a. Chuẩn bị vật liệu làm diều:
- Giấy A2, để làm diều giấy bạn nên dùng loại giấy khổ lớn, không nên sử dụng giấy nhỏ như A4, A5...
- Thanh tre đã vót
- Dây cước
- Hồ dán
- Thước, kéo
- Dao rọc giấy
- Bút chì
b. Làm diều:
- Bước 1: cắt giấy theo hình mà bạn muốn
- Bước 2: dán thanh tre đã vót lên giấy để cố định
- Bước 3: Xong làm đuôi cho diều
- Bước 4: trang trí diều

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về con diều
Con diều như biểu tượng cho truyền thống của dân tộc Việt Nam
Chúng ta hãy cùng giữ gìn một trò chơi thú vị này.

20 tháng 12 2017

I. Mở bài

- Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của e, e đc bố tặng 1 chiếc xe ô tô điều khiển từ xa. Đó là thứ đồ chơi e thích nhất.

II. Thân bài

1. Hình dáng

- Làm bằng kim loại không gỉ, đc bao bởi 1 lớp sơn màu xanh lục rất chắc chắn

- Trông rất giống chiếc xe đua của 1 tay lái chuyên nghiệp

- Mui xe nhọn, sáng bóng, có hình đôi mắt

- bánh xe có 2 màu trawnfg và đen

- Trên thân xe có dòng chữ "BangTan" màu đỏ tuyệt đẹp

2. Công dụng

- Giúp e giải trí sau mỗi ngày học căng thẳng

- Làm bạn vs e những khi e buồn

- Luôn ở cạnh e, cùng e lớn khôn, trưởng thành

- Nó như ng bạn nhắc nhở e phải học tập thật tốt, nghe lời bố mẹ

3. Kỉ niệm

- Có lần đem xe về quê chơi, để quên xe ở nhà bác, bị e họ nghịch làm xước xe. 

- Đc bố sửa sang lại, trông xe lại như ms

III. Kết bài

- Rất yêu quý chiếc xe

- Sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận 

*Em lưu ý đây chỉ là dàn nên khi viết bài phải thêm các từ ngữ và câu nhé

16 tháng 12 2022

bạn tả cũng đúng

7 tháng 1 2018

Đề bài: Lập dàn ý và tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay

Dàn ý

a) Mở bài

Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: Là áo gì? Cũ hay mới? Đã mặc bao lâu?

b) Thân bài:

Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu ,….)

+ Áo màu gì?

+ Chất vải là gì? Tác dụng như thế nào?

+ Dáng ra sao? Tay áo như thế nào? Mặc thấy thế nào?

Tả từng bộ phận (thân áo, khuy áo, nẹp, khuy áo …)

+ Cổ như thế nào? Cứng hay mềm?

+ Áo có túi hay không? Tác dụng của túi thế nào? Túi đẹp hay xấu?

+ Hàng khuy màu gì và được khâu rất thế nào?

c) Kết bài:

Tình cảm của em với chiếc áo.

+ Em có thích hay không thích chiếc áo?

+ Em có cảm giác như thế nào khi mặc áo?

Bài làm

Trường tôi quy định: thứ 2, thứ 4, thứ 6 học sinh đến lớp phải mặc đồng phục; thứ 3, thứ 5, thứ 7 mặc tự do. Hôm nay là thứ 7, tôi mặc bộ quần áo bình dị như nhiều bạn khác.

Cha mẹ tôi là công nhân, không giàu có. Tôi sống quen nếp nhà nên ăn mặc giản dị. Tết đến mới có một bộ quần áo mới là hàng may sẵn. Áo quần tôi mặc phần lớn do chị Tâm để lại. Chị hơn tôi 2 tuổi và đang học lớp 8.

Hôm nay tôi mặc cái quần âu bằng vải Ka-ki xanh, cái áo màu hoa cà. Áo quần tuy cũ nhưng được mẹ giặt sạch, là ủi rất phẳng, mặc vào dễ coi. Cái cổ áo viền tròn rất xinh, nước da tôi trắng nên khá nổi. Mẹ vẫn nói: ”Cái cổ áo rất hợp với cái lúm đồng tiền của con gái rượu của mẹ”. Trên phía trái áo có thêu một bông sen hồng, hai lá sen xanh, một con cò trắng đang lò dò kiếm mồi. Mỗi lần tôi mặc chiếc áo này đến trường là cái Lan, cái Hương, thằng Cường … bạn tôi đọc như hát bài ca dao để chế tôi:

“Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lùa nhà ông hỡi cò!”

Thích nhất là cái áo có hai chiếc túi may hình quả trám rất xinh. Hai cái kho báu của tôi đấy. Có lúc tôi đựng cái nơ, cái kẹp tóc. Có lúc tôi đựng tờ giấy gấp 8. Lúc bỏ cái kẹo cao su. Đôi lúc có hai nghìn đồng bạc, tiền mẹ cho uống nước. Hàng cúc trắng như những ngôi sao.

Đặc biệt, cái áo tỏa ra một mùi thơm dễ chịu. Đó không phải là mùi thơm của nước hoa, mà là hương thơm của tình chị em. Cái áo đã thấm mồ hôi của hai chị em. Cái áo đã thấm hương thơm tình nghĩa. Chị Tâm học giỏi, tính chị hiền thảo, dịu dàng. Mỗi lần mặc áo đến trường, tôi thấy sung sướng, cảm thấy chị gái đã truyền cho tôi bao nghị lực và tình thương mến.

Cái áo tôi mặc đến lớp hôm nay tuy đã cũ nhưng rất đậm đà tình nghĩa và thật đáng yêu.

Tả chiếc áo hôm nay em mặc đến lớp - số 4

Học sinh trường em mặc đồng phục quần âu xanh, áo sơ-mi trắng. Chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay là áo sơ-mi trắng mẹ đã mua khi vào năm học mới.

Áo của em được may bằng loại vải cốt tông tốt, màu trắng tinh. Kiểu áo rất xinh, là kiểu cổ sơ-mi thắt nơ, tay phồng dành cho nữ. Cổ áo là cố sơ-mi cách tân có viền bèo ren, được lót vải cho đứng cổ. Lớp ren viền cổ tạo cho cổ áo một nét duyên dáng, thùy mị. Hai bên nẹp cổ đính một nẹp vải dài bốn mươi đề-xi-mét dùng để thắt nơ. Tay áo cắt ngắn rất phồng, tròn như đèn lồng. Thân áo may rất vừa vặn với người em. Lưng áo may liền một mảnh nhưng hai tà áo của thân trước có thêu hoa chìm rất mĩ thuật. Đinh áo lật lai ba xăng-ti-mét, đính sáu nút nhựa ánh bạc lấp lánh như màu vỏ ốc. Đường chỉ chạy viền tà sắc sảo, rất nhỏ làm cho lai áo mềm mại, uyển chuyển ôm sát thân mình. Trên ngực áo phía trái mẹ đính huy hiệu trường cẩn thận. Mặc áo vào, cài nút cẩn thận, em thắt nơ nơi cổ áo. Cái áo vừa vặn thoải mái, làn vải mềm mại, mơn man trên nền da tạo cho em cảm giác thật dễ chịu. Trong chiếc áo đồng phục em thấy mình thật chững chạc và xinh hơn. Chiếc áo thơm tho, êm ái như tình mẹ yêu con, ân cần bao bọc, chăm lo cho con. Em yêu mẹ và rất biết ơn mẹ đã mua cho em một chiếc áo đẹp như thế. Hằng ngày, sau buổi học em mắc áo vào móc áo, đến tối mẹ về giặt đồ cho cả nhà em mới đem ra nhờ mẹ giặt giúp. Mẹ căn dặn em phải giữ gìn áo như thế để màu áo luôn trắng mới không bị mồ hôi làm ố vàng.

Em rất thích chiếc áo đồng phục mẹ mua, em hứa sẽ học chăm ngoan, đạt thành tích tốt để ba mẹ vui lòng.

7 tháng 1 2018

Đầu năm học mới,mẹ đã mua cho em bộ đồng phục của trường. Ôi! Bộ đồng phục thật xinh làm sao nhưng em thích nhất là chiếc áo trong đồng phục này.

Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba,hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải cốt tông, sờ vào thật mịn màng.

Cổ áo có hình giống như trái tim. Tay áo lúc nào cũng phồng lên và ngắn hơn cổ tay em một chút. Trên tay có thêu logo của trường vì vậy nhìn vào ai cũng biết em là học sinh trường Tiểu học Cửu Long, đặc biệt những hình vẽ như ngọn đuốc, chiếc nón tốt nghiệp và quyển vở đề chữ Tiên học lễ – hậu học văn làm logo thêm đẹp lại càng đẹp hơn. Nẹp áo dày với hai lớp, bên trái, kế nẹp được thêu phù hiệu tên trường, tên lớp và tên học sinh, tên em thêu chỉ đỏ rất là ý nghĩa. Chính những đường chỉ đỏ đã làm nổi bật cái tên ấy. Hàng khuy may năm lỗ, luôn luôn theo chiều dọc và thẳng như các chiến sĩ hàng quân trong đội duyệt binh. Nút áo bằng nhựa,em rất thích những anh bạn nút, có khi các anh bạn này lại tinh nghịch vô cùng, lúc bị lỏng rồi thì đụng vào là nhảy xuống sàn nhà ngay, làm em tìm mãi mới thấy. Đường chỉ của áo được may đều đặn, thẳng tắp, không bị xéo cũng không bị nghiêng. Áo đã làm cho em có cảm giác rất thoải mái khi mặc vào.

Bạn áo cũng đã gợi cho em một kỉ niệm không sao quên được là có hôm,trên đường đi học về bỗng nhiên trời đổ mưa nhưng em lại quên mang theo áo mưa nên đã dầm mưa về nhà và bị bùn đất văng lên làm bẩn bạn ấy. Vì áo bẩn nên lúc về nhà em đã bị mẹ la nhưng la xong thì mẹ nói với em rằng: “Lần sau con nhớ cẩn thận hơn và mang theo áo mưa đấy,vì thời tiết dễ mưa lắm,nhé con!”. Lời nói ngọt ngào làm sao,nhờ lời nói ấy em lại có cảm giác là chiếc áo không giận em mà còn mỉm cười với em nữa.

Em rất yêu quý chiếc áo đi học này vì khi mặc vào bạn ấy đã giúp em có tinh thần sảng khoái trong học tập. Em hứa sẽ giữ gìn bạn áo cho thật sạch để mỗi ngày được mặc đến trường. Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba, hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải co tông, sờ vào thật mịn màng.

22 tháng 1 2017

a. Mở bài: Giới thiệu đồ vật cần tả: chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: áo sơ mi đã cũ, mặc hơn sáu tháng.

b. Thân bài:

Tả bao quát: màu trắng, vải cô tông.

Dáng rộng, tay vừa vặn, mặc thoải mái.

— Tả từng bộ phận: cổ lót cồn mềm — Áo có hai túi trước ngực, có thể cài bút - Hàng khuy trắng bóng xinh xắn và chắc chắn.

c. Kết bài:

Tình cảm của em với chiếc áo:

Tuy đã cũ nhưng em rất thích mặc. Chiếc áo gợi tình yêu mến, âu yếm của mẹ đối với em.

24 tháng 7 2017

a. Mở bài: Giới thiệu đồ vật cần tả: chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: áo sơ mi đã cũ, mặc hơn sáu tháng.

b. Thân bài:

Tả bao quát: màu trắng, vải cô tông.

Dáng rộng, tay vừa vặn, mặc thoải mái.

— Tả từng bộ phận: cổ lót cồn mềm — Áo có hai túi trước ngực, có thể cài bút - Hàng khuy trắng bóng xinh xắn và chắc chắn.

c. Kết bài:

Tình cảm của em với chiếc áo:

Tuy đã cũ nhưng em rất thích mặc. Chiếc áo gợi tình yêu mến, âu yếm của mẹ đối với em.

18 tháng 11 2019

Hướng dẫn giải:

Dàn ý:

a) Mở bài :

Giới thiệu chiếc áo đồng phục của em : Chiếc áo đó có từ bao giờ ? Đó là chiếc áo đồng phục của trường nào ?

b) Thân bài :

- Tả bao quát chiếc áo :

+ Áo có màu gì ?

+ Đó là áo sơ mi hay áo cộc tay (hoặc áo khoác) ?

+ Vải áo được may bằng chất liệu gì ?

- Tả chi tiết :

+ Hình dáng cổ áo trông như thế nào ?

+ Thân áo rộng rãi hay vừa vặn ?

+ Hàng cúc áo có đặc điểm gì ?

+ Tay áo trông ra sao ?

+ Huy hiệu trường nằm vị trí nào và có gì đẹp ?

c) Kết bài :

- Sau khi đi học về, ai sẽ giặt áo? Em gấp áo hoặc treo áo ở đâu ?

- Nêu tình cảm của em với chiếc áo : gắn bó, yêu thương và tự hào hơn về mái trường, …

 
12 tháng 12 2018

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc áo hiện đang mặc tới lớp: Chiếc áo có từ bao giờ? Mua hay may trong dịp nào? Ai mua, mua ở đâu?

Ví dụ: Đó là một chiếc áo sơ mi màu trắng – màu đồng phục của nhà trường mà mẹ đã dẫn em đi chợ nhà lồng thị xã mua cho nhân dịp đầu năm học mới.

b) Thân bài:

– Tả bao quát chiếc áo (kiểu áo, loại vải)

– Tả từng bộ phận:

+ Cổ áo hình dáng thế nào? Bình thường hay tròn như lá sen có viền đăng ten không? v.v…

+ Thân áo: Rộng hay vừa? Cúc áo có gì đặc biệt? Hai vạt áo phía trước có in hình gì không? v.v…

+ Tay áo: dài tay, cộc tay hay tay lửng?

– Thường ngày đi học về, ai giặt áo, ai là ủi áo xếp hay mắc vào móc áo, để ở đâu?

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chiếc áo.

tham khảo

12 tháng 12 2018

giúp mk vs các bn nhé !

14 tháng 12 2021

Nếu bài tả áo hôm nay em mặc đến lớp thì tả về chi tiết với màu sắc

VD tả áo:Hôm nay,em có môn thể dục/chào cờ đầu tuần.Bộ quần áo em mặc đến lớp hôm nay là một chiếc áo màu cam/trắng,trên đó gắn huy hiệu bác hồ/có túi nhỏ màu trắng gắn trên áo.Vành cổ áo là màu trắng,trên đó có hai cái cúc nhỏ được gắn theo chiều dọc.

VD tả váy hoặc quần:Tả quần:Ngoài bộ sơ mi trắng/bộ thể dục của em,thì em còn có một chiếc quần đùi/quần dài màu xanh.

Tả váy:Em còn có một bộ váy chấm bi rất đẹp,chúng có những chấm trắng và nền màu đen.

Trong bài này chỉ đc tham khảo,ko chép.