K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2016

1. Mở bài:

- Giới thiệu nụ cười của mẹ…
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…
Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...
2. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)

* Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:

- Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)
- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…
* Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…

- Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan
- Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương
- Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui
- Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…
- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…
* Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:

- Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm
- Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…
- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…
- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu
- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..
- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…
* Biểu cảm trực tiếp:

- Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…
- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…
- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…
- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…

3. Kết bài

- Nhận xét về nụ cười ấy…
- Bộc lộ cảm xúc của em…
- Nêu lời hứa, ước mong…
Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.

14 tháng 11 2016

a. Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.

b. Thân bài :

* Tả vài nét về mẹ:

- Tuổi, sức khỏe.

- Đảm đang, tháo vát.

- Tính tình hiền hòa, dễ mến.

* Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.

- Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.

- Nụ cười vui,thương yêu.

- Nụ cười khuyến khích.

- Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.

- Những khi vắng nụ cười của mẹ.

c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.

 

 

 

 

hehe .ngắn gọn,dễ hiểu,súc tích hehe

27 tháng 10 2016

ĐỀ 1: Cảm nghĩ vể nụ cười của mẹ.


a. Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
b. Thân bài :
* Tả vài nét về mẹ:
- Tuổi, sức khỏe.
- Đảm đang, tháo vát.
- Tính tình hiền hòa, dễ mến.
* Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
- Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
- Nụ cười vui,thương yêu.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
- Những khi vắng nụ cười của mẹ.
- Làm sao để luôn luôn nhìn thấy nụ cười của mẹ ?
c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.

Đề 2 : Cảm nghĩ về cha
1.. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

ĐỀ 3: Cảm nghĩ về người ông kính yêu.

a. Mở bài : Giới thiệu về người ông.
b. Thân bài :
- Ông rất yêu quý đàn cháu của mình.
- Ngày ngày, ông nhắc cháu tập thể dục và chuẩn bị đi học.
- Ông dạy các cháu nề nếp làm việc ngăn nắp, gọn gàng.
- Thái độ của ông nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng nghiêm khắc.
- Ông rất chăm lao động, thích trồng cây…
c. Kết bài:
- Tự hào về ông.
- Tình ông cháu đậm đà, thắm thiết.

ĐỀ 4 : Cảm nghĩ về tình bạn


a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
 

27 tháng 10 2016

Cảm nghĩ về cha

1.. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

12 tháng 10 2016
  1. 1.      Mở bài:

-         Giới thiệu nụ cười của mẹ…

-         Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…

Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...

  1. 2.      Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)
  • Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:

-         Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)

-         Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…

  • Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…

-         Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan

-         Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương

-         Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui

-         Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…

-         Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo

-         Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…

  • Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:

-         Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm

-         Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…

-         Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…

-         Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu

-         Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..

-         Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…

  • Biểu cảm trực tiếp:

-         Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…

-         Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…

-         Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…

-         Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…

  1. 3.      Kết bài

-         Nhận xét về nụ cười ấy…

-         Bộc lộ cảm xúc của em…

-         Nêu lời hứa, ước mong…

Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.

12 tháng 10 2016

a. Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
b. Thân bài : 
* Tả vài nét về mẹ:
- Tuổi, sức khỏe.
- Đảm đang, tháo vát.
- Tính tình hiền hòa, dễ mến.
* Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
- Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
- Nụ cười vui,thương yêu.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
- Những khi vắng nụ cười của mẹ.
- Làm sao để luôn luôn được thấy nụ cười của mẹ?
c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.

Chúc bạn học tốt!

20 tháng 12 2016

1. Nụ cười của mẹ

Nụ cười của mẹ mãn nguyện khi con bắt đầu chập chững bước đi. Nụ cười của mẹ rạng ngời khi con đạt điểm tốt. Nụ cười của mẹ hạnh phúc khi con đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, ... và cứ thế, nụ cười ấy đã đi sâu vào tận tâm hồn con, đưa con vượt qua những gian lao thử thách khó khăn nhất trong cuộc đời.
Nghĩ về nụ cười của mẹ là nghĩ về những gì tươi đẹp nhất trong cuộc đời con. Hình ảnh đẹp nhất ấy chính là đóa hồng thắm đỏ nở trên môi mẹ, rạng rỡ như nắng ấm trong những ngày đông băng giá.Lần đầu tiên con cảm nhận được tình yêu của mẹ trong nụ cười là ngày con tập đi. Ngày ấy xa lâu rồi nhưng con vẫn nhớ. Bất cứ lúc nào mẹ cũng cười. Mẹ nở nụ cười khích lệ nâng đôi chân bé nhỏ của con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Mẹ lại cười, nụ cười giống như vâng trăng sang nhất, mượn ánh sang của mặt trời để soi rõ đường con đi, càng sang hơn mỗi lúc thấy bước chân con them rắn giỏi. Đôi khi trong vòng tay yêu thương của mẹ, con thấy nụ cười của mẹ là tuyệt diệu nhất trên đời. Mẹ cũng cười như thế mỗi lúc con được điểm cao. Lần đầu tiên cầm bài kiểm tra điểm mười của con trên tay, mẹ vui sướng đến bật khóc. Con không muốn mẹ khóc đâu, nhưng vì cố ngắm rõ khuôn mặt mẹ mà con đã thấy nụ cười ẩn sâu trong dòng nước mặn. “Mẹ đẹp lắm!” Con nói nhẹ khiến cho nụ cười kia biến thành vòng tay ôm chặt con vào lòng. Mẹ cười cả những lúc con xin tiền mẹ cho ông lão ăn xin, nụ cười mẹ khen con đã lớn, khen con mang tấm long nhân hậu, biết thương người. Và nụ cười khiến cho lòng con ấm áp…
Mẹ của con đâu chỉ cười những lúc con vui, mà nụ cười của mẹ vẫn luôn hiện diện cả trong lúc con buồn, con that bại. Sao con quên được năm học lớp Ba, lần đầu tiên con đi thi học sinh giỏi của trường. Mẹ cũng nhớ chứ? Trong khi tất cả các bạn trong lớp con dự thi đều đạt giải cao thì con lại chẳng được gì. Không niềm vui, không sự an ủi và chia sẻ của các bạn. Nhưng mẹ đã đến bên con. Mẹ bảo rằng: “Con phải cố gắng lên, gắng mà học, gắng mà chiến đấu với thất bại, rồi có ngày con sẽ thành công”, rồi mẹ ban tặng cho con nụ cười đẹp nhất. Thử hỏi còn bông hoa diễm lệ nào đẹp hơn nụ cười ấy, còn hạt sương mai nào long lanh hơn vậy? Chỉ một thời gian ngắn sau hôm ấy, con đã đoạt ngay giải Nhì toàn quốc trong đợt thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”. Nụ cười của mẹ không chỉ mang con ra khỏi thất bại, mà với con, nó còn là điều kì diệu, ý nghĩa nhất trong đời.
Sau này, khi rời khỏi vòng tay mẹ, con sẽ bay khắp bốn phương trời bằng chính đôi cánh hạnh phúc được kết nên từ nụ cười của mẹ ngày xưa. Nhưng mẹ ơi, dù con có đi tới tận nơi chân trời góc biển, dù con có gặp những ánh mắt và nụ cười của bao người con yêu đi chăng nữa, thì nụ cười của mẹ vẫn mãi là đẹp nhất, mãi là hình ảnh cao quý, thiêng liêng mà con trân trọng nhất cuộc đời.
3. Bàn tay của mẹ
Đối với ***** là tình yêu thương bao la từ giọng nói cho đến ánh mắt, từ hơi ấm cho đến những cử chỉ nhẹ nhàng nhưng con yêu nhất là đôi bàn tay mẹ vì đôi tay ấy đã dìu dắt con khôn lớn,đôi tay mẹ không mềm mại mà nó khô ráp và chai sần vì con.

Mẹ còn nhớ không mẹ? mỗi lần ba đi công tác xa, con đã khóc, lúc ấy đôi tay mẹ đã đã ôm lấy ***** dỗ dành và bảo con đừng khóc rồi ba sẽ về và mua quà cho con. Trong vòng tay mẹ con hiểu con đang được chở che. Thế rồi ba đi mãi, ba ra đi để tìm hạnh phúc cho riêng mình. Lúc ba đưa tờ giấy gì đó con thấy được trong đôi mắt mẹ là một nỗi buồn và trong đó còn cả niềm vui nữa, bàn tay mẹ nắm chặt run run khi kí vào tờ giấy đó.

Khi ấy con còn quá nhỏ để hiểu hết chuyện gì đang xảy ra, sau này khi đã trưởng thành con mới hiểu. Mẹ vẫn thường bảo con rằng con không được trách ba vì ba luôn rất yêu thương con. Sau khi ba đi một mình mẹ nuôi con thật vất vả, mẹ phải đi làm kiếm tiền để con ăn học nên người, mẹ không muốn con phải sống cực khổ như mẹ, những đêm khuya mẹ cặm cụi bên ánh đèn tính toán chi phí cho những bữa cơm hằng ngày, tay mẹ vì thế mà cũng xấu hơn, chai sần hơn nhưng mẹ ơi, trong lòng con đôi bàn tay mẹ vẫn là đẹp nhất những vết chai sần càng làm con thêm yêu mẹ nhiều hơn.

Có thể nếu một ngày các bạn nhìn thấy đôi bàn tay của mẹ tôi, các bạn sẽ thấy nó vô cùng xấu xí nhưng với tôi đôi bàn tay ấy đã đem đến cho tôi một niềm hạnh phúc vô bờ bến và tình thương yêu bao la của người mẹ đối với con.

20 tháng 12 2016

… Mùa đông…gió rít từng hồi lạnh buốt…Ai cũng mặc áo bông mà vẫn cứ xuýt xoa. Nhật ký nè ! Mình mới có một “trải nghiệm” hết sức thú vị. Mình nhận thấy mùa đông không khó gần như mọi người vẫn tưởng mà ngược lại…mùa đông mang đến tình yêu thương giữa con người với… con người. Sáng nay, dậy muộn, mùa đông mà, mình toàn “ngủ nướng” thôi ! Mình bước vội khỏi nhà, mẹ chạy theo đưa mình chiếc áo khoác cùng một nụ cười thật tươi. Và khi ấy, vẫn bầu trời xám xịt, vẫn cơn gió lạnh lẽo mà sao mình cảm thấy ấm áp vô cùng bởi nụ cười của mẹ…

Mẹ ơi ! Mẹ có biết nụ cười của mẹ có ý nghĩa với con biết nhường nào không ? Trong bài văn tả mẹ, con đã viết : nụ cười của mẹ tựa như bông hoa mùa xuân đang chúm chím hé nở, nhưng ngay lúc này đây con lại cảm thấy nụ cười ấy không chỉ là bông hoa mà nó còn như ánh mặt trời sưởi ấm tâm hồn con. Hồi nhỏ, con nghe bố kể rằng : lúc con chào đời, mẹ đã nở một nụ cười thật mãn nguyện và khi ấy mẹ đã khóc. Lúc đó, con còn quá ngây thơ và hỏi bố : “Tại sao mẹ vui mà lại khóc hả bố ?” Bố đã trả lời con rằng : Mẹ khóc vì mẹ tự hào vì đã đem đến “một đoá hồng” rực rỡ cho cuộc đời, còn mẹ cười vì mẹ tin “thiên thần vừa chào đời” sẽ không làm bố thất vọng. Nghe bố nói con chỉ hiểu đơn giản : Nụ cười của mẹ đã đánh dấu một kỷ niệm quan trọng của đời con và sẽ mãi dõi theo con trên bước đường đời. Khi con chập chững những bước đi đầu tiên, một nụ cười đầy hy vọng đã nở trên đôi môi của mẹ, giúp con tự tin hơn trên con đường cuộc sống. Hồi ấy, nếu có người hỏi còn rằng : “Người mà con yêu nhất là ai ?” thì con chỉ biết nói : “Con yêu mẹ nhất trên đời”, bố đã chẳng ghen tị khi nghe con nói đó sao ?

Lớn hơn một chút, con đã ngắm nhìn mẹ và nhận thấy : … Khi mẹ cười, đôi mắt mẹ lonh lanh, dường như ánh sáng hào quang đang rọi vào trong con, khiến con cứ muốm ngắm mãi thôi. Con đã hỏi mẹ : “Mẹ có yêu con không ?” . Mẹ trả lời : “Yêu nhiều lắm, vì con là “nàng công chúa nhỏ” của mẹ mà ! Ngốc ạ !”

Con đến trường, cô giáo dạy con những nét chữ đầu tiên và con đã ngồi suốt cả buổi tối chỉ để viết thật đẹp chữ “MẸ”, vì con biết khi nhìn thấy nó mẹ sẽ cười, điều đó khiến con cảm thấy hạnh phúc. Ở trường con bị ngã nhưng con không khóc vì sợ bị bạn bè gọi là “Mít ướt”. Về nhà, nhìn thấy mẹ, chẳng hiểu sao nước mắt con cứ thế tuôn trào, hình như con làm nũng mẹ vì ở bên mẹ con luôn tìm được sự chở che và thấy mình nhỏ bé làm sao.

Lúc con được điểm cao, thật lạ, mẹ chỉ cười chứ không khen con, trong lòng con luôn có câu hỏi “Vì sao ?” Giờ đây, con đã đủ lớn để hiểu : Mẹ cười để chia sẻ niềm vui cùng con và khích lệ con tiến bộ, mẹ không khen con vì mẹ sợ con gái của mẹ “kiêu”. Và có lẽ, đôi lúc con cũng có chút kiêu căng thật, mẹ vẫn bảo chẳng có ai hoàn hảo mà. Nhưng con biết, con có quyền ngẩng cao đầu và tự hào vì con có một người mẹ thật tuyệt vời.

Khi con lên lớp năm, đi thi, giải mà con đạt được không cao, điều đó khiến con cảm thấy buồn, buồn vì công sức mình bỏ ra không được đền bù xứng đáng. Lúc ấy mẹ vẫn cười với con nhưng con biết mẹ đang buồn khi thấy con khóc nức nở. Nụ cười của mẹ khi ấy như bàn tay diệu kì nâng đỡ tâm hồn con và giúp con vượt qua khó khăn. Rồi đến khi con đạt giải cao, con lại nhìn thấy nụ cười của mẹ - một nụ cười đầy mãn nguyện. Niềm vui của con được nhân lên nhiều lần. Bên mẹ, con luôn tìm được tình yêu thương, tìm được sự bình yên sâu thẳm trong tâm hồn. Con chẳng biết nói gì ngoài ba tiếng : CON – YÊU - MẸ . Nếu mẹ là cây lớn toả bóng mát thì con chỉ muốn là bông hoa nhỏ dưới gốc cây để mãi được mẹ yêu thương.

Nhiều khi con nghĩ : Con chẳng muốn lớn, bởi khi con lớn lên, mẹ đâu còn ôm con, mẹ đâu còn kể chuyện cổ tích cho con nghe nữa. Nhưng bây giờ, con có thể hiểu : con phải lớn, phải lớn thật nhanh để đền đáp công ơn của mẹ, để nụ cười của mẹ mãi tười tắn trên môi… Mẹ có biết, mỗi khi mẹ về quê, chỉ hai, ba ngày thôi nhưng con vẫn cảm thấy thật trống trải. Một điều thật giản dị mà con nhận thấy : Con không thể thiếu mẹ, không thể thiếu nụ cười của mẹ…

Mẹ ơi ! Con đã biết con cần phải làm gì để nụ cười luôn nở trên đôi môi của mẹ. Mẹ hãy tin con – tin vào “thiên thần” mà cách đây mười hai năm – sáu tháng mẹ đã nở một nụ cười mãn nguyện để chào đón. Mẹ ơi ! “Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”…

23 tháng 11 2016

MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.

24 tháng 11 2016

Mở bài:

+) gián tiếp hay trực tiếp

Gián tiếp ==> lấy dẫn chứng ca dao

Trực tiếp ==> nâu cảm nghĩ, gt về mẹ

Thân bài:

* Tả bảo quát chung về hình dáng của mẹ

* Những nét đặc biệt ở mẹ mà mình yêu

* Công việc dù bận những thời gian mẹ dành cho mình ..........

* Mẹ nghiêm khắc với mình

* Những lúc mẹ mắng, cáu khi mình làm gì sai thì mình ghét mẹ thế nào,, tâm trạng lúc đó

* Lúc điểm kém, tâm trạng hình ảnh của người mẹ ( vui, buồn,............)

* Nụ cười bàn tay ấm áp của mẹ

* Khi mẹ đi xa thì nhớ đến những món ăn

* Nếu không có mẹ thì bản thân mình sẽ ra sao?

==> bộc lộ cảm xúc chân thật. tình cảm của mình dành cho mẹ ( từng lời nói phải tăng các từ ví dụ nhớ,......)

Kết bài:

+) Cảm nghĩ chung

+) Lời hứa

Chúc e hc tốt!hihi

14 tháng 10 2016

I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình

Time không có nhiều nên mình cho bạn bài này tham khảo nhé!

14 tháng 10 2016

Bạn tham khảo nhé mình không có time nên không làm cho bạn đc thông cảm nhé bạn

MB: Giới thiệu vật nuôi (vì sao em có nó, nó là con gì,..)
TB: +Nuôi nó trong nhà có ích: vd, nếu là chó thì trung thành, mèo bắt chuột,...
+Kỉ niệm của nó đối với em hoặc gia đình em
+Vật nuôi có ý nghĩa đối với em như thế nào
+Tình cảm dành cho nó

HOặc:

1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
KB: Khẳng định sự trung thành/... của loài vật đó ; tình cảm của em đối với nó và ngược lại

 

23 tháng 10 2016

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.

 

Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.

Nguyên văn chữ Hán:
 
Tĩnh dạ tứ
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
 
Dịch thơ:
 
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
 
Chủ đề của bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương). Đây là chủ đề quen thuộc trong thơ cổ, không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam, song cách thể hiện của Lí Bạch thật độc đáo.
 
Với những từ ngữ đơn giản mà chắt lọc, bài thơ đã thể hiện tình cảm tha thiết với quê hương của nhà thơ.
 
Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ.
Kể từ độ cất bước ra đi, suốt mấy chục năm trường, Lí Bạch làm sao nhớ nổi bao nhiêu lần mình ngắm trăng?! Trăng lung linh rải ánh vàng, ánh bạc trên sông hồ. Trăng buồn tê tái nơi quan ải. Trăng nhạt nhòa, huyền ảo trên mặt đất mênh mông… Đã có lần, thi sĩ uống rượu dưới trăng: Cất chén mời trăng sáng, Ta với bóng lạ ba. Đêm nay, trên đất khách, ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, như muôn chia sẻ cho vơi bớt nỗi cô đơn đang vây phủ tâm hồn thi sĩ:
 
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương).
 
Đây là bài thơ tứ tuyệt tương đối dễ hiểu. Song đơn giản, dễ hiểu không có nghĩa là hời hợt, nông cạn. Ngôn ngữ thơ ca bao giờ cũng chọn lọc và tinh luyện.
 
Trong hai câu thơ đầu, ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng nhân vật trữ tình. Ánh trăng dù đẹp đẽ và tràn ngập nơi nơi nhưng vẫn chỉ là đối tượng để thi sĩ cảm nhận.
 
Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương (Trăng đêm giống như sương thu).
 
Chi tiết trăng rọi sáng đầu giường là thực; còn ngỡ mặt đất phủ sương là ảo. Nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rớm quanh mi. Nỗi cô đơn tột đỉnh đang thấm lạnh cả tâm tình khiến sương dâng trong hồn, sương giăng trước mắt. Đọc hai câu thơ này, ta hiểu đằng sau từng chữ là cảm xúc bâng khuâng, da diết đang trỗi dậy trong lòng thi sĩ.
 
Trong thơ cổ có một biểu tượng truyền thống là trăng, vầng trăng tròn tượng trưng cho sự viên mãn đoàn tụ. Cho nên trăng càng sáng, càng tròn thì kẻ xa quê lại càng nhớ quê. Hình ảnh vầng trăng cô đơn trên bầu trời thăm thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh thường gợi nên nỗi sầu xa xứ. Ánh trăng thu bàng bạc trong đêm lạnh lại càng khêu gợi tâm trạng buồn thương.
 
Đêm khuya, thi sĩ trằn trọc không sao ngủ được. Mở mắt thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường, mừng như gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách. Nhưng mới nhìn thấy ánh trăng bàng bạc như sương phủ trên mặt đất chứ chưa thấy trăng, nhà thơ cố tìm bằng được vầng trăng quen thuộc:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).
 
Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương, còn lại đều là tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động.
 
Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!
 
Với bài thơ Tĩnh dạ tứ, nếu chỉ nói tác giả “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng; Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đôi nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư.
 

Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.

Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.

 
Bố cục bài thơ hết sức chặt chẽ, thể hiện tài năng của nhà thơ. Hai câu đầu diễn đạt ý: Ngỡ ánh trăng đầu giường là sương phủ trên mặt đất. Nghi là động từ liên kết ý của hai dòng thơ. Ngoài ra các động từ khác (cử, vọng, đê, tư) đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc liên kết các câu trong bài. Giữa các động từ có quan hệ chặt chẽ: Nghi (thị địa thượng sương) – Cử (đầu) – vọng (minh nguyệt)
– Đê (đầu) – tư (cố hương).
 
Trong bốn câu thơ, tuy các chủ ngữ đều bị lược bỏ nhưng người đọc vẫn có thể nhận ra chủ thể trữ tình là tác giả. Điều đó tạo nên tính thông nhất, liền mạch trong cảm xúc thơ.
 
Về mặt ngữ pháp, có thể xem đây là một hình thức câu rút gọn. Trong thơ, việc lược bỏ chủ ngữ – đặc biệt là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất làm cho sức cộng hưởng của thơ tăng lên rất nhiều. Ở Tĩnh dạ tứ, ta có hiểu chủ thể trữ tình là Lí Bạch, nhưng cũng có thể là bất cứ ai khác. Trong điều kiện xã hội tương tự, ở những tình huống tương tự, với quan niệm sông và vốn văn hóa tương tự thì đều có thể xuất hiện cảm nghĩ tương tự. Đó chính là tính chất điển hình của cảm xúc trong thơ trữ tình.
 
Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Tĩnh dạ tứ giản dị, tự nhiên, âm điệu nhẹ nhàng, sấu lắng. Tài thơ Lí Bạch là “tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc”. Hay như nhận xét của Hồ Ưng Lân, một nhà phê bình đời Minh: Thuận miệng nói ra mà thành thơ, tuyệt không có dụng ý dụng công, song không có chỗ nào là không tinh xảo.
 
Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.
 
Trương Minh Phi, một nhà phê bình thơ Đường đã nhận xét về bài thơ này như sau: “Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất cũng Ịà bài Tĩnh dạ tứ ấy”.
23 tháng 10 2016

Viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu thôi mà !!!!!khocroikhocroikhocroikhocroi

14 tháng 12 2016

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn.


 

14 tháng 12 2016

Hay quá, cảm ơn đã trả lời câu hỏi này.

 

6 tháng 11 2016
 
Bạn đã bao giờ ăn kẹo mầm chưa? Loại kẹo mà ở những làng quê xưa, bọn trẻ chúng tôi thích nhất. Điều thú vị hơn là nó được đổi từ tóc rối. Bà tôi, mẹ tôi và các cô tôi, mỗi lần chải đầu, gội đầu lại chải ra được một tí tóc rối. Đó là những búp tóc chỉ bé bằng đầu ngón tay thôi, ai chải đầu được tý nào cũng cuộn lại, gài lên mái gianh trước cửa nhà. Có lẽ đó là một quy định chung cho mọi người phụ nữ trong nhà, do bà tôi, hoặc ông tôi ra lệnh từ bao giờ chúng tôi cũng không biết.

Thường thì những ngày hai chín, ba mươi Tết, dù bận đến thế nào, những người phụ nữ cũng phải gội đầu để đón năm mới. Đó là những ngày có nhiều tóc rối cài lên mái nhà. Cả trước ngày rằm tháng giêng, mọi người chuẩn bị tắm gội sạch sẽ để lên chùa lễ Phật, ai chả phải gội đầu.

Và chỉ sau đó vài hôm, thế nào cũng có những bà hàng kẹo mầm đi thu nhặt những búi tóc rối ấy bằng cái nồi kẹo mầm, đổi kẹo cho trẻ con để lấy tóc rối.

Đó là những ngày hết Tết rồi. Trong mọi nhà chả còn một thứ bánh mứt, kẹo gì, bọn trẻ con chúng tôi mới mong những bà hàng kẹo mầm xuất hiện trên đường làng. Với tiếng rao: "Ai tóc rối đổi kẹo không nàỏ". Tiếng rao như một câu hỏi vu vơ cứ ngân dài trong những ngõ quê. Chắc người lớn chẳng ai để ý đến tiếng rao ấy. Nhưng bọn trẻ con chúng tôi thì cứ dỏng tai lên nghe, xem cái tiếng rao của bà hàng kẹo mầm đã gần đến ngõ nhà mình chưa. Và khi đã chắc chắn là bà hàng kẹo mầm đang đi về phía nhà mình rồi, anh em tôi bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tầu lá cọ moi ra những búi tóc rối. Chúng tôi gỡ gỡ búi tóc ra, vo lẫn vào nhau thành một nắm tưởng như to tướng trong lòng bàn tay, với hy vọng sẽ đổi được cái kẹo to.

Bọn trẻ ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, vừa xem, vừa chờ đến lượt mình, mỗi thằng cầm một nắm tóc rối bù xù. Bà hàng kẹo đỗ quang gánh, mở cái mẹt đậy thúng ra, lấy nồi kẹo mầm và một nắm que tăm để lên mẹt. Tay phải bà ta thoăn thoắt véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra như làm phép. Tay trái bà ta cầm cái que tăm, mỗi lần hai tay bà chập vào nhau là một đoạn của sợi kẹo lại dính vào đầu que tăm que bên trái. Những sợi kẹo nhỏ như tơ tằm, cứ chập vào lại kéo ra như người biểu diễn một điệu múa. Người xem đến hoa mắt không nhận ra hai tay bà hàng kẹo vừa xoay que tăm vừa dính sợi kẹo vào đầu que nữa. Bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng kêu rằng túm tóc của mình to, bà phải thêm kẹo. Bà hàng kẹo không bao giờ cãi lại bọn trẻ con, bà nhanh miệng làm vừa lòng bọn trẻ bằng cách càng kéo mỏng sợi kẹo ra và chập thêm vào đầu que tăm. Mỗi lần thêm như vậy, bà ta lại kèm thêm một câu nói: "Này to, này!... Này, nhiều này!...". Tay bà ta làm, miệng nói, cứ như người phù thủy bắt quyết và đọc thần chú. Bà hàng kẹo làm xong một que, đưa cho đứa nào bà cũng nói thêm một câu: "To nhớ!... Thích nhớ!" cùng với miệng cười tươi hơn cả cô đào đóng vai Thị Mầu.

Bà hàng kẹo làm rất nhanh, chỉ một lúc sau, hơn một chục đứa chúng tôi đứa nào cũng có trên tay một que kẹo. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trông thì to xù như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt ngày cũng không hết được. Nhưng chỉ cần cho vào mồm ngậm lại, xoay một cái là những sợi kẹo tóp lại dính vào nhau, chỉ to bằng cái quả xoan hay cái hạt táo.

Và đúng như lời bà hàng kẹo nói câu: "Thích nhớ", đứa nào cũng thích thật. Kẹo ngọt mát, tưởng như chẳng có thứ mứt tết nào bằng. Và chúng tôi coi đây là ngày "Tết" của trẻ con xóm quê vậy. Bởi đứa nào cũng vui tíu tít. Chúng tôi đứng nhìn theo bà hàng kẹo gánh hàng đi ngõ khác. Tiếng bà ta lại ngân dài trên đường làng: "Ai tóc rối... đổi kẹo kh..ộ.ông? Nà..àọ.?". Câu hỏi vu vơ bay vào trong các ngõ. Và lại có những đứa trẻ chạy ra, tay mỗi đứa cầm một nắm tóc rối.

Đó là những kỷ niệm của một thời thơ ấu, của lớp người bây giờ đã bạc đầu cả rồi. Ai còn sống trong những làng quê, ai đã đi ra thành phố? Ai đã đi nước lạ, quê người? Cuộc sống náo nhiệt, sung túc, tràn trề bánh kẹo ngoại hôm nay, có ai nhớ về quê làng cái thuở lắng tai nghe tiếng rao ngọt ngào, câu hỏi vu vơ bay trong lối ngõ quê hương?
 
 
17 tháng 12 2016

thank youhihi

9 tháng 12 2016

Bài văn cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong sống.

 

Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy.

Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được cuộc gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.

Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao.

Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...

Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...

Bài văn cảm nghĩ về vui buồn tuổi thơ

 

 
Thời gian qua đi thật nhanh, mới ngày nào còn tung tăng vô tư, chẳng chút suy tư nghĩ tưởng mà giờ đây mọi chuyện đã khác rồi. Đôi khi giật mình tự hỏi: thời gian là cái gì? Nó là cái gì mà sao trôi qua như một quy luật chẳng chờ đợi ai.....
Mới đó mà nhanh thật, 19 năm sống trên thế gian này, không biết 19 năm trước mình ở đâu nhỉ? Tại sao mình lại có mặt trên đời này chứ? Có cách nào thoát khỏi những phạm trù rắc rối này không? Muốn thoát khỏi vũ trụ ư, như mong muốn hồi thơ bé ư? Bản thân đã chìm nổi trong luân hồi sinh tử từ vô thủy vô chung kiếp rồi, sinh tử, tử sinh, không biết đến khi nào dứt......
Đôi khi cứ đấu tranh giữa những cái thực tại đời và đạo. Có những cái khi ta biết rồi, khó mà làm lơ theo hướng khác. Có người bạn nói thôi đừng suy nghĩ nhiều, cứ thoải mái mà sống, chết thì đến lúc đó tính sau. Nhưng vậy là làm ngơ chuyện sinh tử sự đại ư? Thôi thì tùy duyên vậy.
Nhớ hồi đó, tuổi thơ mình thì cũng không có gì đặc sắc cả nhưng nó thật sự rất ý nghĩa với mình. Đó là những ngày tháng nghịch ngợm, vô tư. Có lúc đi bắt những con bướm, con mối rồi ước ao được bay như nó, có lúc chơi nhảy dây cùng chúng bạn, có khi chơi chuyền....
Ôi! tuổi thơ! Hôm nay, mình sẽ nghĩ về một số kí ức đẹp về tuổi thơ để rồi khép nó lại...... và sống với hiện tại, lưu nó lại và sẽ mở ra những lúc cần thiết thôi.....
Ôi, tuổi thơ tôi! Tôi còn nhớ như in năm tôi 4 tuổi, có mấy ông chụp hình dạo đến chụp hình, vậy là tôi được cô Lê tô son, trên trán 1 chấm, 2 bên má 2 chấm, giống người Ấn Độ. Tôi mượn thêm đôi dép của bé Bi nhỏ bạn để mang và khoái chí chụp ảnh, mặc dù hơi run.. hì hì.....Đó là kí ức duy nhất năm tôi 4 tuổi mà tôi có thể nhớ, và thời gian cứ qua đi.....
Nhớ tết năm tôi 6 tuổi, chị tôi dắt tôi đi chơi tết và mua cho tôi con vịt có bánh xe, tôi kéo nó và đi trên vườn cao su với một niềm vui náo nức. Tôi còn nhớ những khi mẹ tôi đi, mẹ tôi gọi là đi công tác, đi làm để nuôi 2 chị em tôi, chị tôi phải giữ tôi, tôi nhớ mẹ và khóc, vậy là chị lấy cái áo khoác của mẹ cho tôi ôm ngửi mùi mồ hôi mẹ và ngủ, tôi ngủ tiếp đi và thời gian cứ qua đi....
Nhớ hồi đó tôi rất ít nói, chỉ cười, nên có người tưởng bị câm. Thật ra, tôi biết là tôi nói được, nhưng tôi không thích nói thôi, ghét! Nhớ ngày đó đi học lớp 1, tôi chẳng học mẫu giáo, nên cô giáo không nhận, nhưng sau đó học lại được giấy khen, vậy là vào ngày tôi đi nhận phần thưởng, chị tôi trang điểm cho tôi, tô lông mày thật đậm, tô son, tôi không biết gì đến trường thì tự nhiên bọn bạn xông tới nhìn như thấy sinh vật lạ, nhất là thằng lớp trưởng, nó cứ nhìn chằm chằm và cười tôi, vậy là tôi chỉ biết núp vào cái cột nguyên buổi hôm đó. Rồi thời gian qua đi.....
Rồi đi học, quãng thời gian đó thật đẹp!
Tôi cùng chúng bạn đi học và trải qua một tuổi thơ đầy ắp những kỉ niệm vui buồn, có những khi cùng chị bạn giữ trẻ trêu chọc bọn trẻ mà muốn cười bể bụng, rồi nhớ ngày hồi cấp 2 sao lại nghịch ngợm quá, rủ chúng bạn tắm suối, cứ canh hôm nào trống tiết là rủ nhau đi tắm suối, đùa giỡn dưới dòng nước mặc dù nước chẳng trong tí nào, thật vui. Rồi có hôm mải chơi, quên về nhà vậy là vừa đi về vừa sợ mẹ đánh và nghĩ ra cách nhảy xe càng. Nhớ lúc đó gan thật, xe công nông người ta chở cà phê đầy vậy mà từng đứa một nhảy lên khi xe đang chạy, con gái gì đâu mà gan quá trời, mà lúc đó tôi lại là đứa bày trò nhảy xe càng, ôi thôi nghịch quá! Có hôm, nhảy xuống xe chạy nhanh quá vậy là có đứa đứt dép ... he he.... Rồi nhiều trò nghịch ngợm khác mà tôi bày ra, và những trò nghịch ngợm mà đám bạn tôi chơi, ôi đầy ắp kỉ niệm ....
Rồi đến năm cấp 3, chúng tôi nhóm 8 đứa tung tăng với chiếc áo dài, đi trong vườn cao su mát rượi thân quen, chúng tôi cũng đã có những kỉ niệm vui, cũng như buồn mà tôi luôn nhớ. Rồi có lúc rủ nhau đi hái mít ăn, hái xoài, rồi những lúc đi làm, ôi thật là những kỉ niệm đẹp... Rồi khi chúng tôi lên BMT, cùng nhau học và nghe những bản nhạc, đến bay giờ đây, khi nghe lại, tôi vẫn còn nguyên cảm xúc...Nhiều lúc, tôi vui, nhưng tôi có những nỗi buồn riêng, nếu bất chợt bị ai đụng đến thì bỗng dưng tôi bật khóc thôi, nhũng rồi mọi chuyện cũng qua đi....
Rồi, cũng đến thời gian mỗi đứa một nơi, cũng đã đến lúc chúng tôi tự tìm hướng đi cho riêng mình. Mọi thứ đã lùi về quá khứ. Không biết có khi nào các bạn bỗng dưng ngồi ngẫm nghĩ và nhớ về những kỉ niệm đó không? Còn riêng N, mặc dù bản thân không nói ra, đôi khi có người nhận xét là sống vô tâm, nhưng sự thật, có những khi nghĩ về, tự nhiên lòng có những cảm xúc khó tả. Và tôi sẽ không bao giờ quên các bạn cũng như những ai đã từng để lại một chút ấn tượng cho tôi. Khi viết lại những dòng này, sống mũi cũng cay cay......
Ai ai cũng đều có những kí ức về tuổi thơ, có lẽ trong cuộc đời tấp nập này, bạn sống nhanh cho kịp với thời đại nhưng đôi khi hãy để cho mình một khoảng thời gian để nhớ về những kỉ niệm đẹp! Một khi thời gian qua đi, là không bao giờ trở lại, rồi cũng đến lúc chúng ta dồn hết tâm lực cho cuộc sống bon chen này, cho gia đình, người thân, rồi cũng đến khi chúng ta trở về với cát bụi, rồi dần dần, chúng ta sẽ vĩnh viễn không còn gặp nhau trên đời với cái thân xác này nữa, rồi cuối cùng trên thế gian này sẽ không còn ai nhắc đến chúng ta nữa..........Thời gian, ngay phút này đây rồi cũng trôi về quá khứ, rồi tương lai mình nhìn lại với những hình ảnh mập mờ trong kí ức mà thôi. Tôi học Phật, Phật dạy sống tỉnh thức, sống tốt với những phút giây hiện tại để khi nó trở thành quá khứ thì ta không phải hối tiếc, và khi ta sống tốt thì sẽ có tương lai tốt đẹp thôi, các bạn cũng vậy nha.....
Hôm nay, ngồi buồn, nhớ lại những kỉ niệm xưa, muốn lưu lại. Để rồi sống với những thứ hiện tại và được nuôi dưỡng với những kí ức đẹp trong quá khứ khi cần thiết. Đôi khi cần sống chậm lại, để cảm nhận cuộc sống này với tất cả tình cảm các bạn nhé, để rồi thời gian qua đi, ta có thể mỉm cười khi trở về với cát bụi..........
9 tháng 12 2016

tham khảo bài mk nha !

Trong gia đình, không ai có thể thay thế được người mẹ. Người mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc ta được như ngày hôm nay. Và thật hạnh phúc khi ta thấy được trên khuôn mặt mẹ là nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc.

Từ khi em nhỏ, nụ cười của mẹ đã khắc sâu vào tâm trí em, nụ cười của người phụ nữ đảm đang, nhân hậu. Nụ cười đó theo em trong suốt những năm học mẫu giáo, tiểu học rồi đến trung học. Nụ cười luôn khích lệ, động viên em, và cũng chính nụ cười đó đã an ủi em khi em vấp ngã. Nụ cười của mẹ thật là đẹp, nụ cười hiên hòa.

Và em chỉ mong sao nụ cười đó luôn thường trực trên môi. Mỗi khi em học bài khuya, mẹ thường đến bên em, xoa đầu và nở nụ cười động viên khích lệ: "Cố gắng lên con!" Những lúc đó, em cảm thấy như mẹ đã tiếp thêm sinh lực cho em trên con đường học tập. Và em thường chạy đến bên mẹ, ôm chặt mẹ vào lòng và nói:" Con yêu mẹ!". Mẹ đã lại cười xòa. Có lần em ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Từ việc móm cho em từng thìa cháo đến việc đút cho em từng múi cam. Nhưng em không còn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt tươi vui của mẹ mà thay vào đó là khuôn mặt ủ rũ, âu sầu. Luc đó, em chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để lại thấy được nụ cười của mẹ.

Ôi! Nụ cười! Nụ cười của mẹ! Nó theo ta suốt cuộc đời, động viên khích lệ ta vững bước trên đường đời. Và có lẽ đến hết đời, em sẽ không bao giờ quên được nụ cười nhân hậu của mẹ.