Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
VD như có hai đại lượng y và x thì trong tỉ lệ thuận, đại lượng y tăng thì đại lượng x cũng tăng, đại lượng y giảm thì đại lượng x cũng giảm. Ngược lại, đối với tỉ lệ nghịch thì khi đại lượng y tăng thì đại lượng x giảm, đại lượng y giảm thì đại lượng x tăng.
VD như là vận tốc càng nhanh thì thời gian càng ngắn => 2 cái này là TLN đúng ko
+ Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y=axy=ax hay xy = a ( với a là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a
+ Khi đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x thì x cũng tỉ lệ nghịch với y và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ nghịch với nhau
Ví dụ: Nếu y=−6xy=−6x thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỷ lệ là -6
Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì:
+ Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn luôn không đổi: x1.y1=x2.y2=...=xn.yn=a
+ Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỷ số hai giá trị truong ứng của đại lượng kia: x1x2=y2y1;x1x3=y3y1;...
+ Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (với là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ k.
+ Khi đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỷ lệ k (khác 0) thì x cũng tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 1k1k và ta nói hai đại lượng đó tỷ lệ thuận với nhau.
Ví dụ: Nếu y = 5x thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số 5, hay x tỉ lệ thuận với y theo hệ số 1515
Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì:
+ Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn luôn không đổi: y1x1=y2x2=y3x3=...=ynxn=ky1x1=y2x2=y3x3=...=ynxn=k
+ Tỉ số hai giá trị bất kì của hai đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia: x1x2=y1y2;x1x3=y1x3;...;xmxn=ymyn
Ví dụ 1: 1 que kem – 5000 đồng
3 que kem – 15000 đồng
Phương pháp làm:
Rút về đơn vị.Sử dụng tỉ số.Ví dụ 2: Cách 1. Rút về đơn vị
Tóm tắt
5 giờ - 135 km
7 giờ - ? km
Bài giải
Số kilomet ô tô đi được trong 1 giờ là: 135 : 5 = 27 (km)
Số kilomet ô tô đi được trong 7 giờ là: 27 x 7 = 189 (km)
Đáp số 189 km.
Cách 2. Sử dụng tỉ số
Số giờ và số km là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên số km đi được trong 7 giờ là;
Đáp số: 189 km
Hai đại lượng tỉ lệ nghịch
A và B là hai đại lượng tỉ lệ nghịch khi A tăng bao nhiêu lần thì B giảm bấy nhiêu lần.
Cách 1. Rút về đơn vị
Tóm tắt
10 người – 7 ngày
? người – 5 ngày
Bài giải
1 người làm xong công việc trong: 7 x 10 = 70 (ngày)
Số người cần làm xong công việc trong 5 ngày là: 70 : 5 = 14 (người)
Đáp số 14 người
nghịch là đối nhau, tăng cái này giảm cái kia, và tăng giảm 1 số nhất định = nhau(dễ hiểu nhất là qua hệ vận tốc, quãng đường thời gian, vận tốc và thời gian luôn tỉ lệ nghịch với nhau nếu đi cùng 1 quãng đường, đi càng nhanh thì mấ càng ít thời gian và ngược lại)
thuận là cùng nhau, tăng hay giảm cái này thì cái kia cũng tăng hoặc giảm nốt, tăng hay giảm 1 số nhất định = nhau (đơn giản nhất là điểm số, điểm kiểm tra và điểm trung bình là tỉ lệ thuận, nếu điểm kiểm tra càng cao thì điểm trung bình càng cao)
chỉ nói theo mình hiểu thui ~~
Bài 1
\(x\) tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ là a nên \(x\) = ay
y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ là b nên y = bz
Thay y = bz vào biểu thức \(x\) = ay ta có:
\(x\) = a.b.z
Vậy \(x\) tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ là a.b
Bài 2:
\(x\) tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ là m nên \(x\) = my
y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ nghịch là n nên y = \(\dfrac{n}{z}\)
Thay y = \(\dfrac{n}{z}\) vào biểu thức \(x\) = m.y ta có:
\(x\) = m.\(\dfrac{n}{z}\)
\(x\) = \(\dfrac{m.n}{z}\)
Vậy \(x\) tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ là m.n
bạn chỉ cần xét hai đại lượng trong bài nếu mà hai gái trị này cùng tăng thì là tỉ lệ thuận nếu mà 2 giá trị cái này tăng mà cái kia giảm thì là tỉ lệ nghịch Vd:: Một xe máy chạy từ A đến B với vận tốc 45 km/h hết 3 giờ. Hỏi xe máy đó chạy từ A đến B với vận tốc 60 km/h sẽ hết bao nhiêu thời gian?
Theo cách hiểu của t là thế
bài toán tỉ lệ nghịch có : chữ thuận /bài toán tỉ lệ nghịch có chữ thuận