K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Không có gì tự đến đâu conQuả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựaHoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửaMùa bội thu trải một nắng hai sương.Không có gì tự đến, dẫu bình thườngPhải bằng cả đôi tay và nghị lực.Như con chim suốt ngày chọn hạtNăm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ…”(Trích Không có gì tự đến đâu con –...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Không có gì tự đến, dẫu bình thường

Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.

Như con chim suốt ngày chọn hạt

Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ…”

(Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn,

(Tuyển tập thơ Lời ru vầng trăng, XBN Lao động, năm 2000, trang 42)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. Em hiểu như thế nào về những câu thơ:

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Như con chim suốt ngày chọn hạt.
               Giúp mik nhanh với được ko, mik đang cần gấp!

0
I.Phần đọc hiểuĐọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Không có gì tự đến đâu conQuả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựaHoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửaMùa bội thu trải một nắng hai sương.Không có gì tự đến, dẫu bình thườngPhải bằng cả đôi tay và nghị lực.Như con chim suốt ngày chọn hạtNăm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.(Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng...
Đọc tiếp

I.Phần đọc hiểu

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Không có gì tự đến, dẫu bình thường

Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.

Như con chim suốt ngày chọn hạt

Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.

(Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn

Câu 1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Chỉ ra thể thơ của đoạn trích

Câu 3. Tìm thành ngữ trong đoạn và giải nghĩa thành ngữ đó?

Câu 4. Từ “ ngọt” trong câu thơ “Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 5. Cụm từ “ một nắng hai sương” thuộc cụm từ gì?

Câu 6. Giải nghĩa từ “ nghị lực” trong đoạn thơ?

Câu 7. Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 8. Hai câu thơ sau khẳng định điều gì?

                      Không có gì tự đến, dẫu bình thường

 Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.

Câu 9 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa?

Câu 10 (1,0 điểm). Em có cảm nhận gì về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ? ( Viết đoạn văn khoảng 200 chữ) 

    ai giúp mx đc k ạ

 

0
ĐỀ LUYỆN TẬP 3                Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:                         Không có gì tự đến đâu con..                        Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa                         Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.                         Mùa bội thu phải một nắng hai sươngKhông có gì...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP 3

                Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
                         Không có gì tự đến đâu con..
                        Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
                         Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
                         Mùa bội thu phải một nắng hai sương


Không có gì tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực!
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

Dẫu bây giờ
cha mẹ đôi khi,

Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu
con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!


Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu..
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có
con mới nâng nổi chính mình.
(Trích “Không có gì tự đến đâu con– Nguyễn Đăng Tấn)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ.............................................................

Câu 2: Bài thơ là lời nhắn nhủ ân tình, thấm thía của cha mẹ dành cho con cái. Em có đồng ý không?

A. Đồng ý                                                      B. Không đồng ý

Câu 3: Hai câu thơ Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
                        
         Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa  được mở rộng thành phần nào?

A. Chủ ngữ                 B. Vị ngữ                   C. Trạng ngữ              D. Cả A và B

Câu 4: Nội dung chính của hai câu thơKhông có gì tự đến dẫu bình thường.
                                                                Phải bằng cả bàn tay và nghị lực! là gì?

A. Không có điều tốt đẹp dù bình thường nào lại tự nhiên đến với chúng ta; chúng ta chỉ có được khi bỏ ra công sức (bàn tay) và nghị lực.            

B. Hai câu thơ nhấn mạnh vai trò của sức lực và nghị lực trong cuộc sống con người         C. Con có thể có tất cả khi có cha mẹ nâng đỡ.                            D. Cả A và B

Câu 5: Khổ  thơ thứ nhất  có sử dụng thành ngữ là:................................................

Câu 6: Lời khuyên của cha mẹ được thể hiện trong bài thơ?

A. Cha mẹ khuyên con hãy rèn luyện đức tính kiên trì, mạnh mẽ, quyết tâm, nghị lực.. B. Chính con sẽ là người tạo nên thành quả chứ thành quả không tự đến với con.C. Lời nhắn nhủ chân thành, đúng đắn, định hướng cho con phẩm chất tối đẹp D. Cả 3 phương án trên

Câu 7: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Như con chim suốt ngày chọn hạt,Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.A. Nhân hoá                          B. So sánh                  C. Ẩn dụ                     D. Cả A và B

Câu 8: Câu Chỉ có con mới nâng nổi chính mìnhđược hiểu như thế nào?

A. Chỉ có con mới làm được những gì mình muốn.                                             B. Chỉ có con mới đưa mình vươn lên đạt được những thành công trong cuộc sống.

            C. Chỉ có nghị lực và quyết tâm của con mới giúp con chắp cánh những ước mơ thành hiện thực, giúp con mạnh mẽ vươn tới thành công.

            D. Chỉ có con mới đưa mình lên cao và vươn xa trong con đường lập nghiệp.

Câu 9: Em như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:
                           Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
                           Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
                           Mùa bội thu phải một nắng hai sương.

 

 

 

 

Câu 10. Từ nội dung hai câu thơ "Không có gì tự đến dẫu bình thường - Phải bằng cả bàn tay và nghị lực", hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của nghị lực trong cuộc sống

hộ mik vs mik đang cần gấp

 

1
28 tháng 2 2023

1. Thể thơ tự do.

2. A

3. D

4. D

5. "Một nắng hai sương".

6. D

7. D

8. C

9. Em hiểu rằng:

- Muốn có thành công, ai cũng cần có thời gian. Có lúc vấp ngã, có lúc tiến thêm 1 bước nhưng sau cùng sự cố gắng bền bỉ của con người ta sẽ tạo nên được tương lai thành công của chính họ.

- Mọi sự thành công sẽ đến khi con người ta trải qua gian nan, thử thách, khó khăn.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khó khăn trước khi đến đích thành công.

- Khuyên nhủ chúng ta cần biết nỗ lực, cố gắng, sự kiên trì không ngừng nghỉ mới có được tương lai thành công tốt đẹp.

10. Một số ý chính.

- Giới thiệu 2 câu thơ.

- Nội dung:

+ Nói đến việc thành công, điều tốt đẹp không bao giờ đến với ta dù bình thường dù bất thường.

+ Con người ta muốn thành công phải bỏ ra công sức của chính mình và có một tinh thần nghị lực với công việc của mình.

- Nghệ thuật:

+ Lời thơ dịu dàng, câu thơ mang ý nghĩa sâu sắc nhấn mạnh vai trò của nghị lực trong cuộc sống.

- Nghị lực trong cuộc sống:

+ Là sự kiên trì, cố gắng không ngừng của ta khi muốn đạt được điều mình muốn.

+ Là tinh thần ý chí kiên cường, không nản, không bỏ cuộc bởi chút vấp ngã ban đầu.

- Vai trò của nghị lực:

+ Giúp làm giàu đẹp con người, tính cách, phẩm chất của ta.

+ Giúp con người ta có được thành công trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân em.

- Tổng kết lại suy nghĩ của mình: "nghị lực" là điều mà ai cũng cần có trong cuộc sống, chỉ khi đó cuộc sống ta mới có ý nghĩa mới đẹp đẽ.

Đáp án D 

14 tháng 12 2021

Theo em, bài thơ này nói lên sự cần cù, siêng năng làm việc, phải cố gắng thì mới có kết quả, chứ không phải chỉ nằm chờ sung rụng, ngày một ngày hai là có. Những vật được miêu tả trong bài thơ cũng thế. Chúng cũng phải chịu bao khó khăn, tháng ngày tích nhựa không ngắn, trải qua nắng lửa hay một nắng hai sương không dễ. Nhưng để có được quả ngọt, hoa thơm, mùa bội thu, thì chúng đã vượt qua những khó khăn này. Ai cũng thế, phải luôn chăm chỉ làm việc, học tập thì mới nhận được kết quả như mong muốn

14 tháng 12 2021

hai câu thơ đầu: nói về cây trồng lớn lên, sinh trưởng và phát triển

câu thơ cuối: mồ hôi, nước mắt của những người nông dân khi trồng cây hái trái

tất cả đều tớ nghĩ thế

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế đượcviệc đọc sáchb.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.c.Dưới cầu nước chảy...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được
việc đọc sách
b.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.
c.Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
e. Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

d. Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

g.Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu
nổi
h.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều
mảnh nhỏ.
i.Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát
rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung
lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những
cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả
k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh
“chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.
Câu 2: Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào?
a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng
đội, về mẹ, về em.
b.Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt
tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn
thín như quả bưởi. Cho nó sạch
c.Ông đến đểtìm sự ấm áp. Trong trái tim
Câu 3: Biến đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ
a.Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong
muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang
b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh
c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm
d.Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà
Câu 4: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống sau

a…trời mưa tầm tã…trời lại nắng chang chang
b…tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ
huyện

c…họ chạy về phía có đám cháy
d….em làm sai mất bài toán cuối
Câu 5: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã trình bày dẫn chứng
theo trình tự nào? Hãy nêu tác dụng của cách triển khai dẫn chứng theo trình tự đó?
Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với
việc diễn đạt?
Câu 7: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình
ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 8: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện
như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?
Câu 9: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:
a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử
b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải
thương nhau cùng”
Câu 10: Cho hai đoạn văn sau:
*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao
động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch
Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm
dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và
đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh
phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm
trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của
lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.
*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho
sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình,
chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội
lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý
Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám
phải tìm đến cái chết nghiệt ngã
Câu 11: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:
Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn
giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao
thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột
biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động
nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

0
Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế đượcviệc đọc sáchb.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.c.Dưới cầu nước chảy...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được
việc đọc sách
b.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.
c.Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
e. Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

d. Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

g.Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu
nổi
h.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều
mảnh nhỏ.
i.Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát
rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung
lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những
cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả
k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh
“chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.
Câu 2: Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào?
a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng
đội, về mẹ, về em.
b.Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt
tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn
thín như quả bưởi. Cho nó sạch
c.Ông đến đểtìm sự ấm áp. Trong trái tim
Câu 3: Biến đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ
a.Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong
muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang
b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh
c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm
d.Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà
Câu 4: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống sau

a…trời mưa tầm tã…trời lại nắng chang chang
b…tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ
huyện

c…họ chạy về phía có đám cháy
d….em làm sai mất bài toán cuối
Câu 5: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã trình bày dẫn chứng
theo trình tự nào? Hãy nêu tác dụng của cách triển khai dẫn chứng theo trình tự đó?
Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với
việc diễn đạt?
Câu 7: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình
ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 8: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện
như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?
Câu 9: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:
a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử
b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải
thương nhau cùng”
Câu 10: Cho hai đoạn văn sau:
*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao
động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch
Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm
dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và
đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh
phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm
trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của
lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.
*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho
sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình,
chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội
lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý
Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám
phải tìm đến cái chết nghiệt ngã
Câu 11: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:
Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn
giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao
thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột
biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động
nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

1
13 tháng 2 2020

Câu 1: 

a. Để thỏa mãn ... trí tuệ - bổ sung ý nghĩa về mục đích, tác dụng

b. Mùa thu - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

c. Dưới cầu, bên cầu - - bổ sung ý nghĩa về địa điểm, nơi chốn.

d.  Hồi nhỏ, hồi chiến tranh - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

e. Vì chuôm, vì chàng - bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân.

g. Trưa, chiều - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

h. Vì muốn mẹ sống thật lâu - bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân.

i. Tảng sáng - bổ sung ý nghĩa về thời gian

Ven rừng - bổ sung ý nghĩa về nơi chốn, địa điểm

k. Đánh xoảng một cái - bổ sung ý nghĩa về tính chất.

Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Bản lĩnh hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cảmột quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áogiáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không cònphải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bảnlĩnh là khả năng...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Bản lĩnh hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả
một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo
giáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không còn
phải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bản
lĩnh là khả năng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo.
Người bản lĩnh là người dám đương đầu với khó khăn gian khổ. Thất bại, tự họ sẽ
đứng lên. Cay đắng họ sẽ làm cho mọi thứ ngọt ngào. Họ dám làm những điều lớn
lao, kỳ vĩ, xoay trời chuyển đất. Ở những người có bản lĩnh, họ luôn có trái tim đầy
lý trí; có lòng quyết tâm cao độ với một lòng can đảm cùng với một nghị lực, ý chí
mạnh mẽ. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Ở họ, ta luôn tìm thấy cái kiên định
nơi đáy mắt và một nụ cười biểu trưng cho sự tự tin. Các cầu thủ U23 Việt Nam làm
nên kỳ tích trước các đối thủ lớn về thể hình, mạnh về tốc độ như Uzơ-bê –kit- tan,
I-rắc, Quata cũng là nhờ vào bản lĩnh. Người bản lĩnh, họ sẽ được mọi người yêu
quý, tin cậy; bản thân họ cũng sẽ hiểu được sứ mệnh của mình là chỗ dựa tinh thần
cho người khác. Vì vậy, người bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và dám thành
công. Tuy nhiên cũng có những người vừa mới thấy nhấp nhô gợn sóng đã vội vã

buông tay chèo, dễ dàng chấp nhận thất bại. Chắc chắn một điều rằng, những kẻ ấy
vĩnh viễn không thể tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội, mãi mãi chỉ có thể
sống dưới cái bóng của kẻ khác. Và bạn ơi, bản lĩnh khởi đầu như thế đấy! Khoan
nói đến những thành quả mà bản lĩnh đem lại, chỉ nói riêng đến quá trình rèn luyện
thôi cũng đã được xem là một thành tựu rồi. Đến đây, tôi chợt nhớ đến bông bồ
công anh mạnh mẽ nương mình theo gió để vươn đến những chân trời cao xa. Ngay
cả loài hoa mong manh nhỏ bé còn có thể tự luyện cho mình bản lĩnh, vậy còn bạn?
Bạn có chấp nhận kiếp sống còn thua kém cả một loài hoa?
a. Đoạn văn trên viết về vấn đề gì?
b. Tìm câu văn giải thích về vấn đề nghị luận?
c. Để chứng minh vấn đề nghị luận đoạn văn đã đưa ra mấy dẫn chứng? Em
hãy liệt kê các dẫn chứng.
d. Đoạn văn không chỉ sử dụng câu trần thuật mà còn sử dụng các kiểu câu
khác, em hãy chỉ ra các câu ấy và gọi tên kiểu câu mà người viết sử dụng.

0
Bên mẹ !Hoài niệm về những ngày bên mẹ...Chung quanh tôi, có ngàn vạn con người.Nhưng trong tôi, chỉ có một người thôi.Người ấy đã trao cho tôi cuộc sống này, và hơn thế, đã cho tôi hiểu vẻ đẹp của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống.Tôi gọi Người là Mẹ.Mẹ tôi là một cô gái trồng hoa nết na thuỳ mị, được hàng xóm láng giềng yêu mến, và tất nhiên, được rất nhiều chàng trai...
Đọc tiếp

Bên mẹ !
Hoài niệm về những ngày bên mẹ...
Chung quanh tôi, có ngàn vạn con người.
Nhưng trong tôi, chỉ có một người thôi.
Người ấy đã trao cho tôi cuộc sống này, và hơn thế, đã cho tôi hiểu vẻ đẹp của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống.
Tôi gọi Người là Mẹ.
Mẹ tôi là một cô gái trồng hoa nết na thuỳ mị, được hàng xóm láng giềng yêu mến, và tất nhiên, được rất nhiều chàng trai theo đuổi. Cuối cùng mẹ đã chọn bố tôi - một viên chức quèn thấu hiểu tâm hồn mẹ. Bố không thể cho mẹ nhiều thứ, tuần trăng mật: không, váy cưới: không, nhẫn cưới: cũng không. Nhưng theo lời mẹ thì bố tôi đã tặng cho mẹ hai món quà tuyệt vời nhất: một vườn hoa xinh xắn ở sau nhà, và tôi, tài sản lớn nhất của mẹ.
Mùa xuân, tôi chập chững theo mẹ ra vườn thăm những bông hoa vừa hé nụ. Mẹ bảo rằng nàng tiên mùa Xuân đã đánh thức cả vườn hoa, và mỗi bông hoa tươi là một nụ cười của cuộc sống. Bàn tay mẹ chăm sóc nâng niu cho muôn nụ cười nở rộ, đưa hương thơm náo nức khắp vườn. Mẹ còn dạy tôi ghi nhớ từng mùi hương riêng biệt trong vườn, vì hương thơm chính là linh hồn của cỏ hoa. Tôi chẳng thể nào phân biệt giỏi như mẹ và mọi loài hoa trong mắt tôi, tôi đều gọi chung là “hoa mẹ”.
Có lần, hai mẹ con ra vườn chơi từ lúc mặt trời còn chưa dậy. Mẹ ôm tôi vào lòng, hát những lời ru ngọt ngào như sữa, thủ thỉ các cậu chuyện cổ tích về cô công chúa Hoa, chàng hoàng tử Lá... và nói với tôi đôi lời vu vơ:
- Con có thấy hạt sương đang run rẩy trên cánh hồng kia không? - mẹ hỏi - Nó đang khóc đấy. Vì chỉ chút nữa thôi khi mặt trời lên, nó sẽ tan biến khỏi cõi đời này, sẽ không được ở bên hoa nữa. Hạnh phúc nhiều khi đơn giản lắm, con hiểu không?
Tôi không hiểu lắm những điều mẹ nói. Được sống bên cha mẹ như thế này, tôi cũng thấy hạnh phúc lắm rồi. Và hạnh phúc lớn nhất của tôi là hàng đêm được ngủ vùi trong mái tóc dài mượt mà thơm ngát của mẹ. Mái tóc mẹ có một hương thơm kỳ lạ: vừa nồng nàn đắm say, vừa nhẹ nhàng thanh khiết, có khi quấn quít không rời, lúc lại dịu dàng lan toả... Tưởng như tất cả các hương hoa trong vườn đã lưu lại trên tóc mẹ vậy.
Mùa hạ ùa đến với những tia nắng rát bỏng xen lẫn những cơn mưa dữ dội. Cảnh vật khô héo đi dưới sức nóng của mặt trời. Tôi ghét mùa hạ! Mùa hạ làm hoa lá ủ rũ và làm mẹ tôi mệt mỏi. Mẹ thường xuyên bị chóng mặt và ho dữ dội, có lần mẹ còn bị ngất khi đang cùng tôi tưới hoa. Tôi chỉ biết ngồi khóc cho đến khi mẹ tỉnh dậy. Vậy mà mẹ lại dặn tôi rằng không được kể cho bố, rằng mẹ chỉ thiếp đi một chút thôi, và mẹ sẽ tự dậy được ngay.
Nhưng đến lần thứ hai, mẹ đã không tự dậy được.
Mẹ được chuyển ngay vào Khoa cấp cứu của bệnh viện. Tôi chỉ được bố giải thích là mẹ bị ốm nhẹ, mẹ phải xa tôi một thời gian. Nhưng tôi chẳng tin đâu vì nếu bị ốm nhẹ thì mẹ tôi đâu phải nằm Bệnh viện, và bố tôi đâu phải lo lắng đến rộc cả người thế kia.
Ngày nào tôi cũng được bố đèo vào Bệnh viện thăm mẹ. Dù mệt mỏi nhưng mẹ vẫn tự tay vắt cam, pha sữa cho tôi uống. Mẹ cười rất tươi khi biết tôi vẫn chăm sóc cẩn thận cho những bông hoa ở nhà. Mẹ còn xin phép ông bác sĩ già được tặng vài giống hoa đẹp cho khu vườn của Bệnh viện. Thấy mẹ như vậy, tôi cũng an tâm phần nào. Tôi sà vào lòng mẹ và hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ có mệt lắm không? Mẹ phải nhanh khỏi ốm đấy nhé!
Mẹ âu yếm thơm tôi và trả lời:
- Ừ, được rồi, mẹ sẽ nhanh khỏi ốm để đưa con trai mẹ ra vườn chơi.
Thế nhưng lúc về, tôi thấy hình như mắt mẹ đẫm lệ.
Thấm thoát thu qua đông tới, thời gian trôi ngày một nhanh hơn và mẹ tôi ngày một yếu hơn. Vào thăm mẹ, tôi giật mình khi thấy mẹ xanh quá và tóc mẹ rụng từng mảng. Tôi cứ mếu máo ăn vạ mãi nên mọi người đành phải cho tôi ở hẳn Bệnh viện với mẹ. Một lần, trong giấc ngủ mơ màng, tôi loáng thoáng nghe tiếng mẹ thổn thức:



- Anh ơi, em sắp phải đi rồi... Em chẳng tiếc gì đâu, em chỉ tiếc con em thôi... Giá mà em được nhìn thấy con lớn lên, được đưa con đến trường, rồi con mình lấy vợ... Ước gì em sống thêm được vài năm, không, chỉ vài tháng, hay mấy tuần nữa thôi cũng được. Sắp đến Tết rồi, anh nhỉ? Em sẽ dắt con ra chợ mua lá dong về gói bánh chưng, sẽ mua cho con bộ quần áo mới...
Bệnh của mẹ tôi đã vào giai đoạn cuối. Tuy mẹ cố kìm những tiếng rên rỉ nhưng nhìn vẻ mặt mẹ, tôi biết mẹ đang đau đớn đến cùng cực. Tôi nghe trộm được ông bác sĩ già nói với bố:
- Tôi không hiểu vì sao cô ấy có thể trụ vững lâu đến như vậy. Thứ giữ cô ấy sống đến bây giờ không phải là thuốc men nữa rồi. Mà có lẽ... có lẽ là tình yêu thương...
Vì mẹ tôi yếu quá rồi nên mọi người không cho tôi được ở với mẹ nữa. Tôi một mình lầm lũi trở về khu vườn thân quen. Những cơn gió lạnh buốt sục sạo khắp nơi như muốn tiêu diệt nốt các mầm sống còn sót lại. Những bông “hoa mẹ” úa tàn đổ gục xuống, những cánh hoa héo hắt và giập nát phủ dày trên mặt đất, chốc chốc lại bị gió thổi tung lên, bay lả tả. Nhưng kìa, ở giữa khu vườn vẫn còn trơ trụi một bông hoa xinh đẹp, dẫu cành lá đã xiêu vẹo hẳn đi nhưng vẫn bất chấp giá lạnh mà kiên cường sống. Tôi chạy vội tới, dùng cả hai lòng bàn tay che chở cho nụ cười cuối cùng của cuộc đời. Một cơn gió sắc như dao lướt tới, bông hoa xinh khẽ run rẩy rồi gục xuống, trong bàn tay tôi chỉ còn những cánh hoa rời rụng. Tôi oà lên khóc. Mẹ ơi! Mẹ về đi! Con nhớ mẹ quá... Con chẳng thích bánh chưng đâu. Con chẳng thích quần áo mới đâu. Con chỉ cần mẹ thôi...
Một buổi tối, bỗng nhiên mẹ yêu cầu bác sĩ cho tôi được ngủ cùng mẹ. Buổi tối ấy, suốt đời tôi không quên được. Mẹ tôi lại xinh đẹp như ngày xưa, da mẹ hồng hào, mắt mẹ sáng long lanh. Trên khuôn mặt mẹ không còn những nét đau đớn nữa. Mẹ không nói gì cả, mẹ chỉ cười tươi như hoa và ôm tôi vào lòng, thật chặt. Tôi sung sướng áp đầu vào mái tóc thơm ngát của mẹ và ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, tôi bị đánh thức bởi tiếng gào thét và tiếng chân người chạy cuống cuồng. Tôi mở choàng mắt ra. Mẹ tôi vẫn nằm yên trên giường, miệng thoáng một nụ cười mãn nguyện. Bố tôi quì phục bên mẹ, thân hình cứng đờ như tượng đá. Tôi gào lên gọi mẹ, rồi gọi bố. Nhưng không ai trả lời... Cô y tá vội bế thốc tôi ra khỏi phòng nhưng trước đó, tôi vẫn kịp nhìn thấy vị bác sĩ già lôi từ hàm răng xô lệch của mẹ một chiếc khăn tay rỉ máu:
- Tội nghiệp! Cô ấy muốn thằng bé ngủ yên...

***

Nàng tiên mùa Xuân lại quay về đánh thức cả khu vườn. Những cánh bướm rập rờn nô đùa quanh hàng trăm bông hoa mơn mởn sắc hương. Chăm sóc cho cả vườn hoa ấy bây giờ chỉ còn bố và tôi, còn mẹ tôi lặng lẽ ngụ ở một góc vườn ngắm nhìn hai bố con. Tôi đứng trước những que hương vừa thắp trên mộ mẹ mà lòng chợt thấy bâng khuâng. Được sống mãi trong khu vườn này bên những người thân yêu, đó là tâm nguyện của mẹ. Bố khẽ thở dài và vỗ nhẹ lên vai tôi:
- Đừng buồn nữa con... Mẹ đã bay lên trời rồi nhưng mẹ vẫn yêu thương chúng ta như chúng ta yêu thương mẹ. Vì bố, mẹ và con mãi mãi là một gia đình, phải không?
Tôi im lặng. Một luồng hương ấm áp và thân quen bất chợt toả ra, ôm ấp lấy hai bố con. Mùi hương nhang khói ư, hay hương thơm của cỏ hoa? Hình như không phải... Đây là một hương thơm kỳ lạ: vừa nồng nàn đắm say, vừa nhẹ nhàng thanh khiết, có khi quấn quýt không rời, lúc lại dịu dàng lan toả...
 

 

1
7 tháng 3 2020

nguồn: olm.vn/hoi-dap/detail/8545520712.html