Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Quá trình hình thành, phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI :
- Thế kỉ X, nhà nước độc lập của người Việt được xác lập trên vùng châu thổ sông Hồng.
- Thế kỉ X, tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan được thành lập.
- Dọc theo sông Mê Công và Chap Phray-a, nhiều vương quốc mới đã ra đời Lan-na (thế kỉ XIII), Su-khô-thay (thế kỉ XIII), A-giút-thay-a (thế kỉ XVI), Lan Xang (thế kỉ XIV)
- Thế kỉ XIII, trên đảo Gia-va, Vương quốc Ma-gia-pa-hít ra đời.
- Sự xâm nhập của Hồi giáo cũng đưa tới sự thành lập của các vương quốc Ma-lắc-ca (thế kỉ XV), A-chê (thế kỉ XV)
Quá trình hình thành và phát triển các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:
- Thế kỉ X, nhà nước độc lập, thống nhất của người Việt được thành lập.
- Các nhà nước đã ra đời trước thế kỉ X như: Cam-pu-chia, Pa-gan, Sri Vijava bước vào thời kì thống nhất và phát triển.
- Thế kỉ XIII, Đại Việt chặn đứng được cuộc xâm lược của quân Mông-Nguyên và bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ.
- Các quốc gia nói tiếng Thái như Sukhothai, Ayutthaya ở lưu vực sông Mê Nam, vương quốc Majapahit lần lượt ra đời.
- Đầu thế kỉ XV, vương quốc Malacca được thành lập và phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á.
- Một số quốc gia phát triển nông nghiệp thời kì này: Đại Việt, Cam-pu-chia, A-út-thay-a. Thương mại thì có Malacca, Mô-giô-pa-hít.
Những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:
Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm.
Tôn giáo: Hin-đu giáo có vị trí chủ đạo, Phật giáo dần phai nhạt trong đời sống tinh thần cư dân. Từ thế kỉ XIII, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa.
Kiến trúc: tiêu biểu nhất là đền tháp, phù điêu. Như tháp Pô Kơ-long, tháp Bánh Ít,..
Nghệ thuật ca múa đa dạng với các hình thức múa quạt, múa lụa,...
* Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á :
- Tôn giáo : Phật giáo, Hin-đu giáo, Nho giáo…. chi phối đời sống tinh thần và chính trị tại nhiều quốc gia.
- Chữ viết : + Trên cơ sở chữ Phạn, nhiều nhóm cư dân ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình, như: chữ Thái, chữ Chăm, chữ Khơ-me, chữ Mã Lai…
+ Trên cơ sở chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.
- Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, như:
+ Hoàng Thành Thăng Long (Đại Việt);
+ Đền tháp Ăng-co (Camphuchia).
+ Đền tháp Pa-gan, Chùa Suê-đa-gon (Mianma)
+ Đền tháp A-giút-thay-a (Thái Lan).
* Nhận xét : Các thành tựu văn hóa Đông Nam Á phản ánh sự kế thừa, phát triển thành tựu văn hóa nhân loại; đồng thời cho thấy sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng bản sắc riêng của cư dân khu vực.
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tôn giáo | - Phật giáo: vương quốc Pagan, Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái, Cambodia - Hồi giáo: thế kỉ XIII được du nhập vào Đông Nam Á |
Chữ viết | Xuất hiện sớm, nhiều nước có chữ viết riêng. |
Văn, sử học | Đám cưới Arjuna Wijaya (Java), Đại Việt sử ký (Đại Việt), sử thi Nagarakretagama (Majapahit)… |
Nghệ thuật | - Kiến trúc: kinh đô chùa Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long - Điêu khắc: điêu khắc đá của Campuchia, vẽ bích họa ở chùa Pa-gan |
* Nhận xét:
- Tại Đông Nam Á, các tôn giáo ngoại lai: Phật giáo, Hồi giáo phát triển mạnh mẽ.
- Sự xuất hiện sớm của chữ viết đã tạo cơ sở cho sự phát triển văn học, sử học...
- Nghệ thuật kiến trúc giai đoạn này phát triển rực rỡ với nhiều công trình lớn và được bảo tồn đến tận ngày nay.
tham khảo
- Nước Ý là nơi tập trung các đô thị phát triển vào thế kỉ XIV.
- Vùng ven biển Ban-tích là nơi tập trung các đô thị phát triển vào thế kỉ XV.
- Sự thay đổi này diễn ra vì: một số đô thị châu Âu tập hợp lại thành lập các hiệp hội buôn bán với mục đích bảo vệ tự do thương mại, thống nhất thị trường và an toàn cho thương nhân buôn bán đường dài.
* Chuyển biến về kinh tế - xã hội:
- Kinh tế:
+ Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu trở nên giàu có nhờ bóc lột tài nguyên ở thuộc địa và buôn bán nô lệ.
+ Xuất hiện nhiều xưởng sản xuất quy mô lớn, thuê mướn nhiều nhân công.
+ Các công ty thương mại và đồn điền rộng lớn đã ra đời.
- Xã hội:
+ Giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh thánh của Thiên Chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống. Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản sự phát triển của văn hóa, khoa học.
+ Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương xứng.
* Hệ quả:
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành và phát triển.
- Giai cấp tư sản đấu tranh chống lại tư tướng lỗi thời của giia cấp phong kiến cùng Giáo lí khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.
Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI:
- Kinh tế:
+ Thương nhân châu Âu trở nên giàu có nhờ bóc lột tài nguyên thuộc địa.
+ Giai cấp tư sản mở rộng kinh doanh, lập nhiều xưởng sản xuất quy mô lớn.
+ Các công ty thương mại và đồn điền rộng lớn ra đời.
Xã hội:
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành và phát triển
+ Giai cấp tư sản đấu tranh chống lại tư tưởng lỗi thời của giai cấp phong kiến và giáo lí của Giáo hội Công giáo.
Hệ quả của sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI:
+ Xã hội hình thành một nền văn hóa tiến bộ trong xã hội Tây Âu
+ Nền kinh tế phát triển, mở rộng với sự vươn lên mạnh mẽ của giai cấp tư sản.
Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí:
- Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới.
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ nên đi lại khó khăn.
Điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:
- Thế kỉ XV< các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất.
- Biết vẽ bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn.
- Kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ, tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn.
Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII:
+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc Pa-gan đã phát triển và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.
+ Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Chăm-pa, Vương quốc Campuchia của người Khơ-me trở nên cường thịnh.
- Vào thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người để chiến đấu chống ngoại xâm đã dẫn đến sự hình thành các quốc gia phong kiến thống nhất.
+ Người Thái lập ra các vương quốc Su-khô-thay và A-út-thay-a. Sau đó A-út-thay-a chinh phục Su-khô-thay thành lập quốc gia thống nhất (Thái Lan ngày nay).
+ Vương quốc Lan Xang được thành lập (Lào ngày nay).