K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

II. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

III. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

1. Phát hiện những tín hiệu đặc trưng của mùa xuân trong khổ I. Quán tranh và con đò hiện ra trong cơn mưa xuân thế nào? Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ:

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng.

2. Hình ảnh "cỏ non tràn biếc cỏ" gợi lên điều gì?

3. Chỉ ra và cho biết tác dụng của việc sử dụng từ láy trong khổ thơ II. Cụm từ "cúi ăn mưa" theo em nên hiểu thế nào, tại sao?

4. Tìm nét tương đồng giữa hình ảnh đồng lúa ở khổ III và hình ảnh cỏ non trên đường đê ở khổ II. Theo em, gam màu nổi bật trong bức tranh là màu gì? Có thể thay cụm từ "lũ cò con" bằng "mấy con cò" được không? Vì sao?

5. Đọc khổ III và trả lời câu hỏi:

a. Cụm từ cô nàng yếm thắm dùng để chỉ ai?

Vì sao em biết điều đó?

b. Diễn đạt cụm từ in đậm trong câu thơ"Làm giật mình một cô nàng yếm thắm" bằng một câu mà nghĩa không thay đổi.

c. Chỉ ra sự khác nhau giữa 2 cách diễn đạt đó.

d. Con người được gợi tả như thế nào qua hình ảnh đó?

e. Nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

0
10 tháng 3 2022

- Biện pháp tu từ nhân hóa: “đò- biếng lười- mặc”, “ quán tranh- đứng im lìm” - Tác dụng biện pháp tu từ: + Biến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi hình, gợi cảm. + Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng, im lìm, bình yên nhưng cũng đượm buồn.

9 tháng 2 2023

2 nhé 

 

BẾN ĐÒ NGÀY XƯA Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át, Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt, Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ. Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo? Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Một bác lái ghé buồm vào hút điếu, Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho. Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ, Thúng đội đầu như đội cả trời...
Đọc tiếp

BẾN ĐÒ NGÀY XƯA Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át, Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt, Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ. Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo? Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Một bác lái ghé buồm vào hút điếu, Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho. Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ, Thúng đội đầu như đội cả trời mưa. Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở, Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa. Thực hiện yêu cầu sau: Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản Câu 2: Chỉ ra những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ thơ đầu Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo? Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Câu 4: Anh/Chị thấy được gì trong tâm hồn tác giả qua văn bản trên? Chỉ em với ạ 🥺

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: HỎI Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào ? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào ? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau. Làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào ? Tôi hỏi người: - Người...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HỎI
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào ?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào ?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau.
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?”
(Hữu Thỉnh)

Câu 1: Anh (chị) hãy giúp nhà thơ trả lời câu hỏi trong bài thơ trên bằng một, hai câu
ngắn gọn? (0.5đ)
Câu 2: Hãy nêu thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho bạn đọc? (0.5đ)
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản? Tác dụng? (1đ)
Câu 4: Cụm từ “đan vào nhau” có ý nghĩa gì? (0.5đ)
Câu 5: Tại sao nhà thơ lại đặt nhan đề bài thơ là “hỏi”? (0.5đ)
Câu 6: Từ thông điệp của nhà thơ, anh(chị) hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ gì
của mình về lối sống của con người trong xã hội hiện nay? (1đ)

1
10 tháng 3 2020

Câu 1 :

- Con người sống với nhau cần lòng vị tha và tình đoàn kết.

- Nhân ái và đoàn kết là sức mạnh của con người.

- Sống trên đời cần có một tấm lòng: nhân ái, vị tha, đoàn kết.

Câu 2 :

Với các câu trả lời nhắc tới thông điệp của nhà thơ về lối sống vị tha

của con người.

- Nhà thơ khuyên con người xây dựng cho mình lối sống đẹp: nhân

ái, vị tha, đoàn kết.

- Nhà thơ gủi gắm triết lý về lẽ sống cao đẹp.

- Nhà thơ phê phán lối sống cá nhân ích kỉ

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu: Lặp cấu trúc, điệp ngữ, câu

hỏi tu từ

- Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định sự gắn bó tốt đẹp của con người

bằng tình yêu thương, lòng vị tha, tấm lòng chân thành.

Câu 4:

- Nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, đoàn kết tạo nên sức mạnh.

Câu 5 :

- Niềm băn khoăn, trăn trở của nhà thơ về mối quan hệ giữa con

người với con người trong xã hội hiện nay.

Câu 6 :

- Mặt tích cực trong quan hệ giữa con người với con người: nhiều

con người trong xã hội đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, tình yêu

thương, vị tha họ làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn như:

giúp đỡ người nghèo, những người lầm lỡ trở lại hoàn lương…

- Bên cạnh đó còn không ít người mất lương tâm đối xử tàn nhẫn

với con người cả trong gia đình và ngoài xã hội(dẫn chứng)

- Quan điểm cá nhân về cách ứng xử giữa con người với con người.

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi...
Đọc tiếp

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

2
2 tháng 3 2020

1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )

=> Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh ⟶ sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.



2 tháng 3 2020

3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )

=> Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.


4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

27 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Biện pháp tu từ nhân hóa “…nàng trăng tự ngẩn ngơ”: Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa nhằm khắc họa tính cách của trăng y hệt như một người con gái đang suy nghĩ điều gì để rồi tự "ngẩn ngơ". 

- Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Đã nghe rét mướt…”. Việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả đã chuyển xúc giác sang thính giác để nghe "lời thu nói". 

→ Làm cho khổ thơ thêm sinh động và hấp dẫn. 

3 tháng 1 2018

Biện pháp tu từ: nhân hóa: mặt đất kiệt sức...

Điệp ngữ: “mưa mùa xuân”

Tác dụng: Miêu tả hình ảnh mưa mùa xuân đã mang lại cho mặt đất sức sống, tràn lên các nhánh lá mầm non. Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

chào ( ^_^)

 

phân tích bài thơ một nhành xuân của Tố Hửu Năm 20 của thế kỉ 20 Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ. Ồi những ngày xưa… Mưa xứ Huế Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi! Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời Đất lai láng những là nước mắt… Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt Trên dòng sông mù sương Tôi đã khô như cây sậy bên...
Đọc tiếp

phân tích bài thơ một nhành xuân của Tố Hửu

Năm 20 của thế kỉ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.
Ồi những ngày xưa… Mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!
Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Đất lai láng những là nước mắt…
Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt
Trên dòng sông mù sương
Tôi đã khô như cây sậy bên đường
Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời
Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!

(Một nhành xuân, Tố Hữu)

Câu 1. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
(2.0 điểm)
Câu 2. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trời và nước mắt trong đoạn thơ.
(2.0 điểm)
Câu 3. Từ nội dung bài thơ ở phần trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu danh ngôn: “Hãy hướng về phía mặt
trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”.

2
24 tháng 4 2020

Câu 1. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:
– Mặt trời: Tượng trưng cho tự do/ ánh sáng của lí tưởng/ cuộc sống tươi đẹp.
– Nước mắt: Tượng trưng cho sự thương đau/ mất mát/ nô lệ/ lẩm than/ cuộc sống tối tăm.

24 tháng 4 2020

Năm 20 của thế kỉ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.
Ồi những ngày xưa… Mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!
Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Đất lai láng những là nước mắt…
Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt
Trên dòng sông mù sương
Tôi đã khô như cây sậy bên đường
Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời
Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!

(Một nhành xuân, Tố Hữu)

Câu 1. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (2.0 điểm)

PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trời và nước mắt trong đoạn thơ. (2.0 điểm)

Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:
– Mặt trời: Tượng trưng cho tự do/ ánh sáng của lí tưởng/ cuộc sống tươi đẹp.
– Nước mắt: Tượng trưng cho sự thương đau/ mất mát/ nô lệ/ lẩm than/ cuộc sống tối tăm.
Câu 3. Từ nội dung bài thơ ở phần trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu danh ngôn: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”.

*Bạn có thể tham khảo các nội dung sau đây để viết đoạn văn:
– Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói.
– Mặt trời: chỉ ánh sáng rực rỡ, vẻ đẹp. Hướng về phía mặt trời: hướng về những điều tốt đẹp. Bóng tối: chỉ những xấu xa, u ám, đen tối.
– Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn: Khi hướng về những điều tốt đẹp, những gì xấu xa, khó khăn, u tối sẽ lùi lại phía sau.
– Ý nghĩa câu nói: Khuyên con người xây dựng thái độ sống lạc quan, tích cực.
– Hướng về những điều tốt đẹp là hướng về lí tưởng, ước mơ, mục đích, việc làm hướng thiện… (Dẫn chứng)
– Khi hướng về những điểu tốt đẹp, con người có động lực, có mục đích, sự phấn chấn, niềm tin, lạc quan,… Đó là sức mạnh giúp họ mau đi đến thành công, đẩy lùi những khó khăn thử thách, nỗi sợ hãi, chán nản, tuyệt vọng. (Dẫn chứng)
– Câu danh ngôn bao hàm một triết lí, một nhân sinh quan đúng đắn: Phải lạc quan tin tưởng ở tương lai, ở mục đích sống tốt đẹp.
+ Phê phán những con người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng về phía mặt trời – những điểu tốt đẹp. Họ dễ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự thất vọng, sợ hãi, trì trệ…
+ Khẳng định ý nghĩa câu danh ngôn và rút ra bài học cho bản thân.

2 tháng 4 2021

Trả lời:

Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương