K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2022

Đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đúng với khẩu hiệu của chúng ta trong thời đại ngày nay: Hòa nhập chứ không hòa tan, chúng ta hội nhập với sự phát triển của thế giới nhưng song song với đó vẫn giữ được những nét truyền thống, nét đặt trưng của dân tộc.

Tuy nhiên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, “nhốt” nền văn hóa dân tộc khỏi sự ảnh hưởng của bên ngoài mà nó đồng nghĩa với việc giao lưu hợp tác văn hóa để tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại tiến bộ làm cho nền văn hóa dân tộc giàu có hơn, hiện đại hơn, có sức sống mãnh liệt hơn, đề kháng trước những yếu tố phản văn hóa.

Chúng ta cần phải trang bị cho mình tình yêu nước, tự hào về dân tộc, có như vậy thì mới giữ được những nét đặc trưng của dân tộc mình. Bên cạnh đó, những tri thức đúng đắn về văn hóa đất nước cũng là điều vô cùng cần thiết. Phải hiểu đúng thì mới bảo vệ được nó, phải hiểu đúng thì mới không làm nó mất đi, mai một dần theo thời gian.

Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, chúng ta không thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Nhưng nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.

12 tháng 3 2022

tham khảo:

Học sinh cần  ý thức bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc. Không được xâm hại hay xúc phạm đến các di sản văn hóa. Không đập phá các di sản văn hóa. Không lấy cắp cổ vật về nhà.

Hà Tĩnh là vùng đất có bề dày văn hóa với nhiều di sản vật thể, phi vật thể. Gần đây, cùng với sự tích cực của các cơ quan chức năng trong việc sưu tầm và bảo tồn, những di sản càng phát huy giá trị trong đời sống .Nằm trên núi Hồng Lĩnh ở độ cao khoảng 650m so với mực nước biển, tương truyền chùa Hương Tích được xây dựng từ đời nhà Trần ở thế kỷ XIII. Chùa bao gồm một quần thể di tích với cảnh sắc tuyệt đẹp, như: chùa chính Hương Tích, động Tiên Nữ, am Bát cảnh, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên... Từ xưa, chùa Hương Tích được ca ngợi đứng đầu trong 21 danh lam thắng cảnh của vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh.Đại thi hào Nguyễn Du đã được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (1965) với gia tài đồ sộ về các tác phẩm văn học giá trị. Trong đó, Truyện Kiều được xem là kiệt tác không chỉ đối với nền văn học Việt Nam mà còn đối với nền văn học thế giới. Ảnh: Các ấn phẩm liên quan đến Truyện Kiều được xuất bản bằng chữ Nôm, chữ Hán và một số ngôn n

Bảo vật quốc gia: Bia Sùng Chỉ (xã Tùng Lộc, Can Lộc). Bia Sùng Chỉ hay còn gọi là “Sùng Chỉ bi ký” được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và nhân dân 4 thôn (Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc, Hựu Phúc), thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nay là xã Tùng Lộc (Can Lộc) nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với đất nước và quê hương.

gữ khác qua nhiều thời kỳ....

Có j bn đọc tham khảo nha. Học tốt !

4 tháng 4 2021

câu 1: 

 – Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

     – Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

     – Nghiêm cấm các hành vi:

+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản vãn hoá.

+ Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.

+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

câu 2:

Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:

+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ không vứt rác bừa bãi

+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

+ tham gia các lễ hội truyền thống.

~hoctot~

4 tháng 4 2021

thank pạn !!!

1 tháng 5 2022

2 di sản văn hóa vật thể : Hoàng thành Thăng Long , Phố cổ Hội An

2 di sản văn hóa phi vật thể : Ca trù;  Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

 Em sẽ làm để duy trì bảo vệ và phát huy các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở địa phương:

- Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh

- Nhắc nhở và tuyên truyền mọi người cùng giữ gìn những loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

- Tổ chức các buổi tham quan, tìm hiểu về các loại hình di sản văn hóa để mọi người thêm tự hào và có nhiều hiểu biết hơn về chúng

- Thông báo cho cơ quan chức năng hoặc công an nếu thấy có người phá hoại, bôi nhọ các di sản văn hóa

-..,

2 tháng 5 2022

2 di sản văn hoá vật thể là :

- Vịnh Hạ long

- phố cổ họi an

2 di sản văn hoá phi vật thể là :

- dân ca quan họ Bác Ninh 

- ca trù

em sẽ :

- duy trì các di sản văn hoá và bảo vệ chúng 1 cách tôt nhất 

- tuyên truyền cho mọi người phải bảo vệ di sản văn hoá

- nếu bắt đc trường hợp phá hoại di sản văn hoá thì báo cho công an

-ko tiếp tay cho những kẻ con ý định phá hoại di sản văn hoá

-.....

14 tháng 5 2023

Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa:

+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ không vứt rác bừa bãi

+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

+ tham gia các lễ hội truyền thống.

+Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn

16 tháng 4 2022

1.Thế nào là di sản văn hóa?

-Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.

2. Thế nào là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể?  Kể tên 4 di sản văn hóa vật thể và 4 di sản văn hóa phi vật thể.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

VD:

-Nhã nhạc cung đình Huế ...

-Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. ...

-Dân ca quan họ Bắc Ninh. ...

-Ca trù ...

Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

VD:

-Di sản văn hóa vật thể: Quần thể di tích cố đô Huế

-Di sản văn hóa vật thể: Khu đền tháp Mỹ Sơn.

-Di sản văn hóa vật thể: Phố cổ Hội An

.-Di sản văn hóa vật thể: Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa

-.Di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân. 1. Mọi di sản văn hoá trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị.

4.Là HS em cần phải làm gì để bảo vệ di sản văn hóa?

-Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:

+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ tham gia các lễ hội truyền thống.

chúc bạn học tốt nha.

1. Di sản văn hoá là những di sản, hiện vật mang tính chất lịch sử, mang ý nghĩa về tín ngưỡng, tâm linh của dân tộc Việt Nam. Có ý nghĩa ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử dân tộc, nhân loại,...

2. -Di sản văn hoá phi vật thể là những di sản không phải là hiện vật, ta không thể chạm tới chúng. Chúng thường chỉ mang ý nghĩa về tinh thần và tín ngưỡng,..

-Di sản vật thể là những di sản ta chạm tới được, ta có thể nhìn thấy chúng, chúng luôn hiện hữu trước mắt ta như một minh chứng tồn tại với lịch sử rõ ràng nhất,...

Phi vật thể:

-Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

-Ca trù

-Hát xoan

-Dân ca quan họ Bắc Ninh

Di sản vật thể:

-Phố cổ Hội An

-Vịnh Hạ Long

-Phong nha kẻ bàng

-Thành nhà Hồ

3. Quy định:

-Không cá nhân tổ chức nào có quyền mua bán, trao đổi các di sản

-Không ai được phép phá hoại các di sản

-Một vài di sản quá cũ phải được phục chế lại và treo biểm cấm chạm vào

.............

4. Em phải:

-Tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức hơn

-Không tự ý chạm vào các di sản

-Có ý thức giữ gìn

-Hiểu biết rõ quy định khi tham quan

-Thường xuyên đọc và học các quy định khi xem hiện vật

................

1. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của ai?2.Quyền bảo vệ của trẻ em là gì?3.Trong các di sản văn hóa sau loại nào là di tích lịch sử?A. Vịnh Hạ Long          C. Cồng chiên Tây NguyênB.Hồ Gươm                 D. Ca dao, tục ngữ4. Thế nào là di sản văn hóa? trách nhiệm của em như thế nào trong việc bảo vệ di sản văn hóa?5.Cho tình huống:Chiều thứ bảy được nghỉ học Nam...
Đọc tiếp

1. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của ai?

2.Quyền bảo vệ của trẻ em là gì?

3.Trong các di sản văn hóa sau loại nào là di tích lịch sử?

A. Vịnh Hạ Long          C. Cồng chiên Tây Nguyên

B.Hồ Gươm                 D. Ca dao, tục ngữ

4. Thế nào là di sản văn hóa? trách nhiệm của em như thế nào trong việc bảo vệ di sản văn hóa?

5.Cho tình huống:

Chiều thứ bảy được nghỉ học Nam đến nhà rủ Bắc đi bóng đá. Sáng đến nơi thấy ở góc bàn học tập của Bắc có dán một thời gian biểu với những việc cần là của mỗi ngày trong tuần rất chi tiết với thời gian rõ ràng cụ thể. Thấy Nam có vẻ hứng thú Bắc liền cười và bảo :"Mình làm thời gian biểu cho có ấy mà vì khi nào có thể thực hiện được đâu lúc lập kế hoạch thì hào hứng làm nhưng khi thực hiện mới thấy khó và cảm thấy bị gò bó rất nhiều"

Qua tình huống trên em rút ra kinh nghiệm gì khi lập và thực hiện kế hoạch đã đề ra

Giúp mik với mik cần gấp!!!

7
10 tháng 3 2022

1 :tham khảo 
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường  sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".

10 tháng 3 2022

tham khảo 
 

Em đã rút ra được nhữnh kinh nghiệm khi lập và thực hiện kế hoạch cho bản thân.

Điều đầu tiên là ta phải kiên trì. Trong quá trình lập hoặc thực hiện kế hoạch sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Và trong trường hợp đó thì đa số chúng ta đều cảm thấy chán nản và sau đó là bỏ luôn ngay cái bảng kế hoạch! Nhưng số khác lại kiên trì. Họ cố gắng để cải thiện những khó khăn mà bản thân gặp phải.

Và một khi đã kiên trì, để vượt qua những trở ngại ban đầu, ta sẽ lại cảm thấy : "Ôi! Thật sự thì khi lập bảng kế hoạch thì thấy rất dễ làm, nhưng sau bây giờ, khi đã thực hiện thì lại gò bó thế không biết!". Phải! Ta sẽ cảm thấy gò bó vì đa phần chúng đều lập cho mình bảng kế hoạch hết sức là... "gương mẫu"! Đại khái như 1 ngày chỉ chơi và xem TV trong 1 tiếng. Còn lại là học tập 10 tiếng. Ăn uống 2 tiếng. Rèn luyện thân thể 30 phút. Lao động, phụ giúp gia đình trong 3 tiếng tất cả. Vệ sinh cá nhân tất cả 30 phút 1 ngày. Ngủ 7 tiếng. Đấy! Học 10 tiếng và thời gian để chơi chỉ 1 tiếng. Nó quá là gò bó nên chỉ thực hiện 2-3 ngày là cảm thấy gò bó! Vậy nên khi lập bảng kế hoạch ta phải biết sắp xếp sao cho thật hợp lí và khả thi.

Thứ ba là ta phải có trách nhiệm với bảng kế hoạch mà mình lập ra là điều rất quan trọng. Lập bảng kế hoạch ra và không thực hiện, chỉ lập ra cho có thì tại sao phải lập làm gì? Một khi đã lập một bảng kế hoạch để tự rèn luyện bản thân mình thì ta phải có trách nhiệm với nó và thực hiện thật nghiêm túc.

Thứ nhất: Copy câu trả lời của nguồn khác thì ghi rõ chữ THAM KHẢO lên đầu đi bạn nhé.

Thứ 2: Không phải cứ sử dụng những câu trả lời nằm 'ẩn' dưới phần trang web nguồn khác thì câu trả lời của bạn sẽ không bị chú ý đâu.

(Nguồn:https://vndoc.com/theo-em-hoc-sinh-can-lam-gi-de-gop-phan-giu-gin-bao-ve-va-phat-trien-di-san-van-hoa-o-viet-nam-269200)

Mình cảnh cáo lần đầu cũng như lần cuối.

24 tháng 12 2023

....

1. Tham gia vào việc bảo tồn và phục hồi các di tích lịch sử, nhưng cần phải đảm bảo rằng quá trình này được thực hiện một cách cẩn trọng để không làm hỏng giá trị văn hóa của địa phương.

2. Tham gia các hoạt động xã hội nhằm tăng cường nhận thức về giá trị của di sản văn hóa, từ việc tổ chức triển lãm, buổi thuyết trình đến việc giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa.