Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có các đặc trưng sau?:

A....">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2017

Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa) của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản

- Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật: phản ánh thế giới khách quan, sự cảm nhận chủ quan của thế giới người nghệ sĩ

- Văn học nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng nghề thuật

- Bản thân hình tượng ngôn ngữ đã chứa đựng những yếu tố gây cảm xúc, truyền cảm và lựa chọn ngôn ngữ thể hiện cá tính sáng tạo của người lựa chọn.

9 tháng 7 2019

Chọn đáp án: A

a) Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của hình ảnh trong thơ Đường luật?A. Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng caoB. Hình ảnh thể hiện tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.C. Hình ảnh mang tính cụ thể, sinh động, gắn với cuộc sống đời thường.D. Hình ảnh hàm súc, giàu sức gợi. b) Vần trong thơ Đường luật được gieo như thế nào?A. Vần chân,...
Đọc tiếp

a) Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của hình ảnh trong thơ Đường luật?

A. Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cao

B. Hình ảnh thể hiện tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.

C. Hình ảnh mang tính cụ thể, sinh động, gắn với cuộc sống đời thường.

D. Hình ảnh hàm súc, giàu sức gợi.

 

b) Vần trong thơ Đường luật được gieo như thế nào?

A. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).

B. Vần lưng, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).

C. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 3, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).

D. Vần chân, vần trắc, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).

 

c) Các phát biểu sau là đúng hay sai? (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào □ sau mỗi ý).

1) Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận                                

2) Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ, …)                                

3) Thơ Nôm Đường luật là thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm do cha ông ta sáng tạo ra trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca dân tộc.                                                                    

4) Thơ Nôm Đường luật phá bỏ hoàn toàn quy phạm của thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối, …                                                                                               

5) Thơ Nôm Đường luật có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ so với thơ Đường luật. 

6) Thơ Nôm Đường luật sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh đời sống mang bản sắc dân tộc.  

7) Chủ thể trữ tình là chủ thể phát ngôn trong bài thơ, có thể xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số ít hoặc số nhiều như: "tôi", "anh", "em", "ta", "chúng ta"…) hoặc phát ngôn dưới hình thức ẩn chủ ngữ, không có ngôi                                                                 

8) Trong thơ trung đại, chủ thể trữ tình chỉ xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều.                          

1
6 tháng 10 2024

C

4 tháng 5 2017

Trương Phi có tính cách nóng nảy. Sự nóng nảy ấy, ngoài ý nghĩa cá tính riêng, còn có nhiều ý nghĩa khái quát khác:

- Mạnh mẽ, quyết liệt,... (tính cách một võ tướng).

- Cương trực, đường hoàng, hồn nhiên, trung thực,.. (tính cách của một đấng trượng phu)

- Giàu tình cảm, trọng nghĩa khí... (trượng phu).

Theo ý nghĩa đó thì “nóng như Trương Phi” theo cách nói tiếng Việt mà được hiểu là “cá tính nóng nảy gàn dở” hay “nóng lòng muốn biết sự thật” đều không đúng.

Cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa khái quát nhất: chỉ những hành vi và thái độ quá nóng nảy (nhưng không gàn dở) hay “nóng lòng muốn biết sự thật” đều không đúng.

Cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa khái quát nhất: chỉ những hành vi và thái độ quá nóng nảy (nhưng không gàn dở và cũng không chỉ trong ý nghĩ).

Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi: 8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi:

8 – 3 – 69
Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chi li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách qua Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng.
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)
a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
b) Theo anh (chị), ghi nhât kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?
1
11 tháng 6 2019

Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong nhật kí Đặng Thùy Trâm:

- Tính cụ thể:

   + Về thời gian, địa điểm: đây cũng là đặc trưng chung khi viết nhật kí

   + Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với bản thân)

   + Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách

- Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại và tương lai đôi lúc giọng hơn trách, giục giã (nghĩ gì đấy Th. ơi?; Đáng trách quá Th ơi)

- Tính cá thể

   + Có nét riêng biệt của giọng điệu tâm tình đặc trưng của nhật kí: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ- tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b, Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt linh hoạt.

28 tháng 10 2019

Chọn đáp án: C

4 tháng 5 2017

Trong nguyên tác, hồi 28 có tiêu đề:

“Chém Sái Dương, anh em hoà giai

Hồi Cổ thành, tôi chúa đoàn viên”

Chữ uhồi” trong nhan đề đoạn trích (do người biên soạn đặt) có nghĩa là hồi trống (danh từ). Đây là hồi trống do Trương Phi gióng lên như một chi tiết có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo. Đây trước hết cũng là hồi trống trận như tất cả những hồi trống trận thông thường khác, nhưng có điều là người đánh trống không phải thuộc quân bên này hay quân bên kia, và hơn nữa, mục đích của hổi trống cũng không phải chỉ thúc giục kẻ giao chiến. Có thể thấy, hồi trống như trút hết tất cả tâm trạng đang đầy mâu thuẫn, sự xúc động, căng thẳng đến tột cùng của Trương võ tướng, từ sau ngày anh em thất trận, bặt vô âm tín, cho đến nỗi oán hận vì nghe tin thất thiệt về Quan Công, những hi vọng được gặp lại nhau, và những thất vọng vì hiểu nhầm về nhau... tất cả những tâm trạng ấy như đã được dổn nén để bây giờ vang lên, bùng nổ ra trong hồi trống cổ thành. Cho nên. ta như nghe thấy trong hồi trống ấy có cả tiếng khóc, tiếng cười, tiếng eám thét vì giận dữ của Trương Phi. Nó như một khúc ca, ca ngợi tấm lòns trượng nghĩa, tình huynh đệ bất diệt giữa những người anh em kết nghĩa vườn đào.

3 tháng 3 2023

Đáp án: A

- Miêu tả sẽ khiến cho văn bản thêm sinh động, dễ hình dung và giàu sức sống.

- Còn thuyết mình giúp cho văn bản cụ thể, rõ ràng và rành mạch.

4 tháng 11 2021

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (1,0 điểm): Người mẹ được tác giả miêu tả: đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng, lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng.

Câu 3 (1,5 điểm): Ý nghĩa 2 câu thơ: khắc họa nỗi vất vả, cơ cực trong cuộc đời mẹ bao năm trời bôn ba với gió sương để kiếm kế sinh nhai nuôi sống những người con của mình đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương và sự biết ơn, trân trọng trước công lao ấy của những người con.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

b. Thân bài

* Giải thích

Tự học là khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động mà không dựa dẫm vào ai.

* Phân tích

- Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.

- Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

- Tự học giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì.

- Tự học giúp mỗi chúng ta trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

* Chứng minh

Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

* Phản biện

Có những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

c. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của cá bống.

b. Thân bài

* Hoàn cảnh gặp gỡ Tấm Cám và chứng kiến câu chuyện

- Tôi sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi.

- Một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om.

- Lát sau tôi được quay trở về với dòng nước mát nhưng ở một nơi khác có hình tròn và chật chội hơn dòng sông. Tôi sống ở đó nhiều ngày liên tiếp.

- Có cô gái tên là Tấm hằng ngày đến cho tôi ăn, làm bạn với tôi; tôi chứng kiến cuộc sống của cô gái bất hạnh này.

* Diễn biến câu chuyện

- Một hôm, nghe tiếng gọi cho tôi ăn, tôi ngoi mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên.

- Hai người phụ nữ vẻ dữ dằn bắt tôi ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Tấm cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.

- Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Cô được Bụt giúp nên có bộ trang phục đẹp đẽ để đi dự hội. Không may làm rơi chiếc giày nhưng chính chiếc giày đó đã giúp nàng trở thành vợ của vua.

- Thế nhưng, trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm.

- Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường.

- Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.

c. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.