K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2019

Phân loại phó từ

Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:

– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.

– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

Các ví dụ

– Bởi vì chúng tôi rất chăm chỉ nên công việc hoàn thành nhanh.

“rất chăm chỉ” cụm từ chứa phó từ, phó từ đứng trước tính từ chỉ mức độ sự việc.

– Đừng đi vào khu vực trên, nơi đó bị cấm.

“đừng đi”, phó từ đứng trước động từ mục đích chỉ sự cầu khiến.

– Trời vẫn mưa lớn, nước đang lên nhanh.

“vẫn mưa” với phó từ “vẫn” đứng trước động từ “mưa” chỉ sự tiếp diễn tương tự đang diễn ra.

4 tháng 5 2019

Các loại phó từ là:

- Phó từ chỉ thời gian: đã, đang, sẽ

- Phó từ chỉ tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, còn, đều

- Phó từ chỉ mức độ: Thật, rất, lắm

- Phó từ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ

- Phó từ chỉ sự phủ định: không, chưa

- Phó từ chỉ kết quả và hướng: ra, vào

- Phó từ chỉ khả năng: được, thấy

k cho mik nhé~

Các phó từ là : Bấy giờ , ngày đêm

Phân loại : Các phó từ này đều thuộc loại phó từ chỉ thời gian

P/S : Ko chắc đâu nhé !!!

9 tháng 2 2019

Trả lời................

Các phó từ là:Bây giờ , ngày đêm

Phân loại:Các phó từ trên thuộc loại phó từ chỉ thời gian

.....................học tốt......................

Đừng chép mạng nhé!!!

14 tháng 1 2019

Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu.Trên trời xanh thoáng đãng ,cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm trồi nảy lộc ,mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian

14 tháng 3 2020

Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của các dạng thực vật rồi phân chia chúng thành các bậc phân loại.

 

14 tháng 3 2020

Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại.

19 tháng 12 2018

Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người càng được nâng cao thì các phương tiện đại chúng ngày càng nhiều. Và tin học ra đời đáp ứng hết những nhu cầu đó. Nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống nhất là đối với thanh niên những tương lai của đất nước.

Bài liên quan:
>>Suy nghĩ của em về hiện tượng sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài
>>Suy nghĩ của em về câu: “Một con người làm sao có thể nhận thức … giá trị của mình”
>>Nêu suy nghĩ của em về trang phục của nữ sinh ngày nay?

Thân bài: Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của tin học đối với thanh niên

Vậy tin học là gì? Chúng ta có thể hiểu tin học là một ngành khoa học công nghệ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính, điện thoại để lưu trữ khai thác thông tin một cách nhanh nhất, tốt nhất để cuộc sống thêm phần dễ dàng hơn. Nhất là việc quản lí thông tin không phải ghi chép hay tìm tòi một cách thủ công mà chỉ cần nhập trên máy tính, điện thoại chúng ta có thể tìm được.

Tin học ra đời có rất nhiều lợi ích như khai thác thông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn, phục vụ con người về mọi mặt trong cuộc sống hàng ngày. Nhất là các công ty, doanh nghiệp thì tin học giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lí tài liệu hay thống kê tiền lương. Chính vì vậy mà ngay khi còn là một học sinh nền giáo dục đã cho tiếp xúc sớm với môn tin học để các thế hệ trẻ phát huy sự sáng tạo của mình góp ích cho đất nước.

Tin học đóng vai trò quan trọng đối với thanh niên : giúp thanh niên tra cứu những thông tin về học hành, công việc một cách nhanh chóng và thuận tiện. Cung cấp cho thanh niên nhiều điều bổ ích trong cuộc sống. Mở đường cho thanh niên bước vào con đường khoa học hiện đại nhanh hơn đáp ứng cuộc sống nhiều hơn. Đặc biệt tin học phục vụ kịp thời, cần là có tốn rất ít công sức và thời gian.

Hiện nay tin học đã để lại rất nhiều thành tựu to lớn và cần thiết đối với cuộc sống. Sự phát triển ngày càng mạnh của tin học giúp cho xã hội có thêm nhiều nhận thức mới mẻ về khâu tổ chức và hoạt động xã hội. Đặc biệt tin học trong giáo dục giúp các thế hệ nâng cao ý thức dân trí. Đóng góp một phần lớn nền kinh tế quốc dân của nước nhà và kho tàng thế giới nói chung.

Tin học giúp cho thanh niên hiện nay rất nhiều như việc trao đổi một cách dễ dàng thuận tiện hơn dù có ở đâu, xa đến mấy. Tiết kiệm được nhiều thời gian để làm việc khác hơn. Tin học giúp làm việc trên máy tính giảm lao động chân tay và giảm bớt sự mệt mỏi hơn. Khi chúng ta mệt mỏi tin học giúp chúng ta giải trí để giảm sự căng thẳng hơn.

Nhưng trong thực trạng hiện nay việc sử dụng tin học vào cuộc sống vẫn còn bị hạn chế một phần thì thanh niên dễ lôi cuốn vào cơn nghiện của các trang mạng xã hội internet, game, facebook,…để từ đó trì trệ trong cuộc sống. Khi chúng ta dành quá nhiều thời gian cho những thứ không có lợi cho bản thân thì sẽ làm cho cuộc sống ngày càng trì trệ đi xuống. Chính vì thế chúng ta cần phải phải sáng suốt hơn, khi cái gì đó mang lại càng nhiều lợi ích thì lại càng nhiều mặt hại.

Đến với tin học là nhu cầu cần thiết đối với thanh niên nhất là trong quá trình hội nhập nền kinh tế. Mỗi thanh niên cần học tập, rèn luyện thành thạo kĩ năng tin học cho bản thân để từ đó có thể sử dụng tin học vào cuộc sống một cách tốt hơn, công việc cũng dễ dàng hơn.

Hiện nay khi đi xin việc người ta luôn quan tâm đến trình độ tin học của mỗi người có thành thạo hay không, tiếp thu công thuận tiện thì người ta mới nhận. Như vậy tin học là không thể thiếu trong xã hội ngày càng phát triển này.

Mỗi người hãy tự ý thức rõ tầm quan trọng của tin học, để từ đó cố gắng học tập, rèn luyện mình thành thạo trong tin học như đánh văn bản trên máy tính, cách lưu, cách khôi phục dữ liệu và quản lí dữ liệu. Dành ít thời gian cho những thứ không có lợi, không nên nghiện bất cứ một trang mạng xã hội nào bởi nó sẽ làm cho con người sống ảo.

Nhưng không có tin học là một điều đáng lo ngại trong cuộc sống nó sẽ làm cho cuộc sống con người không phát triển chỉ biết sống với những cái lạc hậu. Nếu như không có tin học thanh niên cũng không có phương tiện để tìm tòi, mở rộng kiến thức, các doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối hơn trong việc quản lí tài liệu và hay bị nhầm lẫn.

Nhưng con người cũng không nên quá lạm dụng vào tin học nó sẽ gây hậu quả khó lường. Có những người vì quá say mê vào các trang mạng không tốt mà vùi dập cả một cuộc đời. Làm cho cuộc sống trở nên tăm tối nhiều buồn phiền và làm cho cuộc sống không có ý nghĩa, xã hội vì thế mà không phát triển được.

Kết bài: Bài văn nêu Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của tin học đối với thanh niên

Là một thanh niên, tương lai tươi sáng của đất nước chúng ta hãy cùng nhau học tin học một cách có hiệu quả để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, xã hội ngày càng phát triển giàu mạnh để sánh vai hội nhập với các nước trên thế giới.

Câu 1: Phó từ là gì?A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ.D. Không xác định.Câu 2: Phó từ gồm mấy loại lớn?A. HaiB. BaC. BốnD. NămCâu 3: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?A. Mùa hè...
Đọc tiếp

Câu 1: Phó từ là gì?

A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.

C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ.

D. Không xác định.

Câu 2: Phó từ gồm mấy loại lớn?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 3: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?

A. Mùa hè sắp đến gần.

B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.

C. Da chị ấy mịn như nhung.

D. Chân anh ta dài lêu nghêu.

Câu 4: Câu “Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ…” có phó từ nào?

A. Đừng

B. Vào

C. Cả

D. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Câu văn: “Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.” có mấy phó từ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 6: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

A. Quan hệ thời gian; mức độ

C. Sự phủ định; cầu khiến

B. Sự tiếp diễn tương tự

D. Quan hệ trật tự

Câu 7: Xác định phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa phó từ đó: “Tôi không nhìn thấy bạn đi ở đường.”?

A. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

B. Phó từ “thấy”  biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

C. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự phủ định.

D. Không có đáp án đúng.

Câu 8: Từ nào không phải là phó từ chỉ sự cầu khiến?

A. Hãy

B. Vẫn

C. Đừng

D. Chớ

Câu 9: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”

A. Chung

B. Đã

C. Là

D. Không có phó từ

Câu 10: Phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa:

A. Chỉ mức độ

B. Chỉ khả năng

C. Chỉ kết quả và hướng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Từ nào là phó từ chỉ khả năng trong câu sau: “Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được.”?

A. Cũng

B. Không

C. Được

D. Cả A, B đều đúng

Câu 12: Xác định phó từ và ý nghĩa của chúng trong câu văn sau: “Vừa chén xong, chị ta tìm đến đứng chỗ mát rỉa lông, rỉa cánh và chùi mép.”

A. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa thời gian.

B. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa mức độ.

C. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa thời gian.

D. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa mức độ.

Câu 13: Câu “Em tôi đang ngồi học nên nó không đi chơi đâu.” có mấy phó từ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 14: Trong đoạn văn: […] nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” có bao nhiêu phó từ?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 15: Phó từ chỉ kết quả và hướng trong câu sau là gì: “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.”?

A. “nhôhụp

B. “giữađầu

C. “lênxuống

D. Cả ba đáp án trên

Câu 16: Những từ nào thuộc phó từ chỉ mức độ?

A. Rất

B. Lắm

C. Quá

D. Cả ba đáp án trên

giúp mk vs mk đang cần gấp

0
26 tháng 10 2018

+ Rễ cọc : có một rễ chính và nhiều rễ con mọc xung quanh ,thường có ở cây 2 lá mầm.

VD: cây bàng, cây ổi, cây phượng, cây bưởi ,cây mít , ....

+Rễ chùm : không có rễ chính, chỉ có nhiều rễ phụ mọc xung quanh gốc, thường có ở cây một lá mầm.

VD: cây hành, cây dừa , cây lúa

26 tháng 10 2018

+Rễ cọc: gồm 1 rễ cái to đâm sâu xuống lòng đất  các rễ con

+Rễ chùm: gồm các rễ con mọc ra từ gốc thân. ... 

+Rễ cọc có một rễchính  nhiều rễ con mọc chung quanh ,thường có ở cây 2 lá mầm +

Rễ chùm không có rễ chính , chỉ có nhiều rễ phụ ...

vd:

rễ cọc cây xoài, nhãn, bàng ,ổi, phượng, bưởi

rễ chùm lúa,ngô

8 tháng 9 2020

Phân biệt giữa từ và tiếng?
Tiếng dùng để cấu tạo nên từTừ được tạo bởi một hoặc hai tiếng trở lên.
Từ dùng để cấu tạo nên câu. Vai trò của từ được thể hiện trong mối quan hệ với các từ khác trong câu.

Một tiếng nào đấy được coi là từ chỉ khi nó có khả năng tham gia cấu tạo câu. Tiếng mà không dùng được để  cấu tạo câu thì cũng không mang ý nghĩa nào cả và như thế không phải là từ.

Câu 1 (0,5đ)

– Từ sai: điểm xiết.

– Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm.

– Chữa lại: thay bằng từ: điểm xuyết.

câu 2 (1,5 điểm )

Có 3 kiểu nhân hóa:

-Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật:

VD: Anh Bút Chì, cậu Thước Kẻ, cô Bút Bi là những thành viên trong căn nhà Hộp Bút.

-Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật:

VD: Ông trời

       Mặc áo giáp đen

       Ra trận

       Muôn nghìn cây mía

       Múa gươm

       Kiến

       Hành quân

       Đầy đường.

-Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người:

VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

14 tháng 3 2020

Câu 1: 

– Từ sai: điểm xiết.

– Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm.

– Chữa lại: thay bằng từ: điểm xuyết.

Câu 2: 

HOME

VĂN HỌC

THUẬT NGỮ

Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa Và Ví Dụ

THUẬT NGỮ

Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa và ví dụ

Tháng Bảy 23, 2019

Tìm hiểu nhanh về bài học nhân hóa là gì, khái niệm và phân loại các kiểu nhân hóa thường được sử dụng, đồng thời đưa ra các ví dụ về phép tu từ này. Mời các em theo dõi kiến thức bên dưới để hiểu rõ hơn bài học mà chúng tôi đề cập hôm nay nhé.

Nội dung [Ẩn]

  • 1 Nhân hóa là gì? Ví dụ
    • 1.1 Khái niệm nhân hóa
    • 1.2 Các kiểu nhân hóa
    • 1.3 Tác dụng nhân hóa
    • 1.4 Nhận biết nhân hóa trong câu
    • 1.5 Ví dụ về nhân hóa
    • 1.6 Luyện tập SGK

Nhân hóa là gì? Ví dụ

Khái niệm nhân hóa

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Các kiểu nhân hóa

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.

14 tháng 3 2020

Nãy mình làm sai, nên mình làm lại!

Câu 1: 

– Từ sai: điểm xiết.

– Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm.

– Chữa lại: thay bằng từ: điểm xuyết.

Câu 2: 

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.