Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cứ mỗi lần đọc bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, hình ảnh chú bé Lượm lại hiện ra trước mắt em. Đó là một em bé hồn nhiên yêu đời, có tinh thần dũng cảm đã hy sinh tại Huế trong thời kì đầu chống Pháp. Bài thơ đã đọng lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em vô cùng cảm phục, yêu mến và tự hào về Lượm - chú bé liên lạc gan dạ, anh dũng trong đoạn thơ:
Một hôm nào đó
........
Nhảy trên đường vàng.
Đó là đoạn thơ mà em thích nhất, xúc động nhất. Hình ảnh Lượm làm nhiệm vụ hiện dần trong đầu em. vẫn như mọi hôm, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai và bước nhanh trên con đường vàng nắng. Nhưng đường Lượm đi đâu có vàng nắng mãi. Lượm phải vượt qua nơi có chiến sự ác liệt đang diễn ra, bom đạn khói lửa mịt mù. Đạn bay vèo vèo qua đầu nhưng Lượm vẫn gan dạ:
Vụt qua mặt trận
Cái bóng bé nhỏ của Lượm thoăn thoắt qua từng đám lúa cao rì rào như muôn che đạn cho chú. Nhiệm vụ và tinh thần chiến đấu gan dạ của Lượm đã chiến thắng đạn bom đe doạ. Vì:
Thư đề: "Thượng khẩn”
Đây là lí do chính đáng khiến Lượm không quản khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ:
Sợ chi hiểm nghèo
Em thấy hồi hộp và lo lắng cho Lượm. Chắc lúc đó Lượm không hề nghĩ đến cái chết đang vây sát bên mình. Sao chú mạo hiểm thế? Em thầm hỏi và càng khâm phục lòng dũng cảm của Lượm. Có phải chính lòng dũng cảm ấy đã giúp chú hoàn thành nhiệm vụ, chú lại bước trên con đường vàng nắng:
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng
Nhưng:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi
Cả đoạn thơ bỗng ngưng lại như dòng suối đang chảy bị hòn đá chắn ngang. Em bàng hoàng như không tin vào lời tác giả. Một viên đạn lạc vu vơ đã găm trúng ngực Lượm. Chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi trào ra thấm đẫm làn áo mỏng. Lượm đã ngã xuống nhưng tay vẫn nắm chặt bông lúa, lúa ôm Lượm vào lòng hát ru vỗ về êm dịu.
Lượm đã hy sinh. Điều đó là sự thật ư? Trong em trào dâng một cảm xúc: đau đớn, xót xa vô hạn. Nhưng em vẫn nhận ra rằng: Lượm không xa rời quê hương, xa rời cánh đồng quê hương nơi chú sinh ra, lớn lên làm nhiệm vụ và hy sinh anh dũng.
Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Em tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu!
Tác giả cũng như em, như bao người đều mang trong lòng sự tiếc thương, đau xót vô bờ trước sự hy sinh anh dũng của Lượm. Lượm đã hy sinh dũng cảm như bao thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất thân yêu của quê hương. Nếu xưa kia cậu bé làng Gióng đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lượm quả là một con người ưu tú của một dân tộc anh hùng, nối gót Trần Quốc Toản, Kim Đồng... lập lên những chiến công hiển hách. Lượm đã xứng đáng là tấm gương kế tục sự nghiệp cách mạng của ông cha ta trong thời kì cách mạng tháng Tám.
Lượm ơi, còn không?
Một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài để nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm? Nhà thơ đã gián tiếp trả lời bằng việc khắc lại hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên trong hai khổ thơ cuối bài:
Chú bé loắt choắt
Cái sắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cải đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Lượm vẫn còn mãi mãi trong lòng dân tộc, trong tác giả và trong lòng em. Một chú bé liên lạc xinh xắn, nhanh nhẹn, hoạt bát, vẫn còn là con chim chích nhỏ nhảy trên đường vàng tươi đẹp.
Từ hiện thực của một đất nước anh hùng, Lượm là nhân vật tiêu biểu cho một thế hệ thiếu niên thời chống Pháp. Hình tượng nhân vật ấy có sức mạnh cổ vũ bao thế hệ đã qua xông vào cuộc chiến đấu đánh đuổi ngoại xâm và sẽ còn tiếp tục cổ vũ chúng em trên con đường xây dựng xã hội mới. Bài thơ Lượm của Tố Hữu đang và sẽ còn tạo được cảm tình tốt đẹp cho các thế hệ thiếu nhi Việt Nam.
Dòng sông quê em được mang tên là Sông Bồ. Buổi sáng, những ánh nắng ban mai soi xuống dòng sông, lúc đó dòng sông như một thảm lụa óng ánh. Hai bên bờ, những rặng tre còn đọng những giọt sương long lanh nghiêng mình xuống dòng sông. Mặt trời đã nhô lên cao chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông, dòng sông trở nên lung linh đẹp lạ thường. Những buổi trưa hè, chúng em lại rủ nhau đi tắm sông, tha hồ bơi lội thả mình trên sông như muốn tận hưởng hết sự mát mẻ, sự hiền hòa của dòng sông. Chiều về, mặt sông lửng lơ trôi, thi thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua làm cho mặt sông lăn tăn gợn sóng. Những đêm trăng sáng mặt sông mới đẹp làm sao, nó như một tấm gương phản chiếu những ngôi sao, những đám mây và ánh trăng xuống dòng sông. Tất cả thật lung linh, huyền ảo.
Yêu lắm dòng sông quê em, sông đã đem nước về nuôi sống cho những cánh đồng, bốn mùa tươi tốt, đưa cá về nuôi sống những người nông dân. Sau này dù có đi đâu xa em cũng sẽ không bao giờ quên con sông này.
Viết đoạn thân bài
Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.
Viết doạn kết bài
Đứng giữa cánh đồng màu của hợp tác xã mà em cảm thấy như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ. Cánh đồng mùa xuân như hứa hẹn một mùa bội thu.
AT - Không biết tự bao giờ tôi đã thích nghe tiếng ve sầu. Có lẽ từ lâu lắm rồi, thời còn học tiểu học, những ngày đầu hè là những ngày tôi thích nghe tiếng ve sầu nhất. Ngồi trong phòng học tôi thả hồn mông lung theo tiếng ve sầu. Cũng vì thích nghe tiếng ve sầu mà có lần tôi đã bị cô giáo phạt quỳ vì cô giáo hỏi mà tôi không nghe.
Tiếng ve sầu cứ ngân nga mãi trong ánh nắng chói chang, dưới bầu trời cao xanh lồng lộng của mùa hè, khiến những chùm hoa phượng vĩ vốn đỏ rực lại càng rực rỡ hơn, khiến bao cô cậu học trò tranh đua học hành chuẩn bị kỳ thi cuối năm và kỳ thi tuyển sinh.
Tiếng ve sầu làm tôi nhớ lại những trưa hè nắng cháy, bọn trẻ chúng tôi tụ tập dưới gốc phượng ở trường làng để hái hoa phượng chơi trò đá gà và tìm bắt ve sầu. Bắt được con ve sầu nào, chúng tôi bỏ ngay vào bao bóng để quan sát xem ve sầu kêu bằng cách nào. Quan sát xong, đứa thì bảo ve sầu kêu bằng miệng, đứa thì bảo tiếng kêu của nó phát ra từ đôi cánh... Chỉ có bấy nhiêu thôi mà chúng tôi cãi cọ la lối om sòm cả một góc sân trường. Cuối cùng chẳng có đứa nào lý giải được. Cũng may lúc đó có thầy giáo dạy môn Sinh vật đi qua, chúng tôi liền nhờ thầy giải thích giùm. Thấy chúng tôi tò mò, thầy ân cần giải thích: "Thực tế ve sầu không kêu bằng miệng. Miệng của nó vốn là một cái ống nhỏ dùng để cắm vào vỏ thân cây để hút nhựa. Tiếng kêu của ve sầu phát ra từ thắt lưng của nó. Ở cạnh bụng của nó có một cái màng giống như màng trống. Chính cái màng này đã phát ra tiếng kêu râm ran thật thú vị suốt cả mùa hè. Và chỉ có ve sầu đực mới kêu được, còn ve sầu cái thì không". Lời giải thích của thầy thật hấp dẫn, bọn trẻ chúng tôi cứ há hốc mồm nghe. Bấy giờ bọn trẻ chúng tôi mới tin là ve sầu phát ra âm thanh từ thắt lưng của nó. Từ hôm đó chúng tôi không còn tìm bắt ve sầu, cũng không tụ tập dưới gốc phượng hái hoa chơi trò đá gà giữa trưa hè nữa.
Tiếng ve sầu còn làm cho tôi nhớ lại những ngày tháng xa nhà, nhất là những ngày hè tham gia đội thanh niên tình nguyện lên vùng cao làm công tác giáo dục. Lúc đó tôi được bố trí ở nhà một bác nông dân ngoài sáu mươi tuổi. Nhà bác sát rừng dương nên suốt ngày chỉ nghe tiếng ve sầu và tiếng xào xạc của rừng dương khi gió thổi qua. Lần đầu tiên xa nhà đến ở nhà bác, tôi không sao ngủ được, nằm thao thức nhìn lên mái nhà, nghe tiếng ve sầu kêu râm ran như một điệu nhạc dài vô tận cứ ru hồn tôi vào giấc ngủ chập chờn. Rồi những trưa hè từ lớp học trở về tôi không ngủ trưa được, tiếng ve sầu râm ran làm tôi nhớ nhà đến ứa nước mắt. Tôi thấy hoàn cảnh nhà bác nông dân này sao giống hoàn cảnh nhà tôi quá. Nhà tôi cũng nghèo như nhà bác nhưng chị em tôi ai cũng học đến nơi đến chốn, còn bác thì con cái không đứa nào biết chữ. Tôi cảm thấy thương cho cha mẹ tôi mà cũng thương cho gia đình bác quá. Tôi nghĩ giá như ngày trước có đội thanh niên tình nguyện như bây giờ thì gia đình bác đâu đến nỗi... Tôi tự nhủ: "Thôi mình sẽ cố gắng giúp các con của bác biết được cái chữ. Ngày đêm tôi miệt mài đem hết trí lực của mình ra dạy cho các con của bác. Sau ba tháng hè, các con của bác đã biết đọc, biết viết. Tôi và bác mừng không thể tả.
Kết thúc đợt công tác, tôi trở về đơn vị cũ, khi chia tay bác tặng tôi một cuốn sổ tay, trên bìa in một chú ve sầu đang ca hát.
Từ đó trở đi tôi không còn thời gian để nghe tiếng ve sầu nữa. Hôm nay con trai của tôi bắt được con ve sầu đem về hỏi tôi: "Ba ơi! Ve sầu kêu bằng gì?". Câu hỏi ấy làm sống dậy trong tôi bao hoài niệm của một thời thơ ấu đã qua. Cái thời mơ mộng thả hồn theo tiếng ve sầu. Tôi lại giải thích cho con tôi bằng chính những điều đã học được từ thầy giáo dạy Sinh năm nào. Và tôi cũng không quên dặn các con không được trèo lên cây bắt ve sầu.
Mời bạn Tham Khảo nhé Mình là Hồ Trung Thạnh lớp 71 trường THCS Mỹ Thạnh
Ve..ve..ve... Mùa hè đã thoáng qua và mang lại một cảm giác đặc biệt mà có lẽ chỉ học sinh chúng tôi mới hiểu được. Tiếng ve sầu đã báo hiệu điều đó. Cứ mỗi mùa hè đến là lúc mà học sinh chúng tôi được nghỉ sân trường êm ả không còn cái âm thanh của tiếng trống hay tiếng các bạn nô đùa mà chỉ còn lại là những tiếng lá rơi hay chỉ là tiếng ve sầu kêu inh ả. Ve có thân hình nhỏ là côn trùng có đầu to hai cánh có nhiều vân thường sống ở thân cây to nó có một kỹ thuật lột áo cực nhanh khiến tôi càng thêm ngưỡng mộ loài côn trùng này. Có lẽ đối với nhiều người không thích ve nhưng với riêng tôi ve như người bạn một người nghệ sỹ đang kéo đàn ghi ta giữa cái mùa hè oi bức. Tiếng ve sầu làm tôi nhớ lại thời còn nhỏ hay nô đùa với đám bạn dưới gốc phượng chơi trò bắt ve rượt đuổi ấy thế mà vui khiến chúng luôn nhớ mã nhớ mãi không bao giờ quên. Từ nhỏ tôi thích nghe tiếng ve kêu lắm thích đến nỗi bị cô giáo phạt vì cứ nhìn ve kêu lại nhớ đến kì nghỉ hè năm trước mà quên cả cô đang giảng bài. trong suốt cuộc đời này tôi xẽ luôn nhớ mãi mãi không bao giờ quên được tiếng ve.
Cảm Ơn Bạn Đã Đọc Nhá Thank
mở bài gián tiếp :
"Ầu ơ dí dầu cầu ván đóng đinh
cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi..."
Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất và kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc đó là bà Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em,người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.
kết bài mở rộng :
Bà là người luôn sưởi ấm tâm hồn em. Cả gia đình em xem ba như một “ngọn đuốc soi đường”, luôn làm theo lời dạy bảo của bà. Có bà, ngôi nhà em ấm áp hẳn lên. Em vẫn thường tha thẩn bên bà, lúc quét nhà, nhặt rau, nấu cơm, múc nước giúp bà và em thầm mong sao cho bà đừng già thêm nữa.
làm xong rồi k đi nhá
Kham khảo
Tả người bà yêu quý của em - Dàn ý + 5 bài văn mẫu tập làm văn lớp 5 - VnDoc.com
vào thống kê
hc tốt
Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả
I. Thế nào là văn miêu tả
Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.
- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.
- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.
- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.
Câu 2 (trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 2)
- Đoạn văn miêu tả Dế Mèn “ từ đầu đến đưa cả hai chân lên vuốt râu”. Đoạn văn miêu tả Dế Choắt “ từ Cái chàng Dế Choắt đến nhiều ngách như tôi
a, Cả hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế
- Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi
+ Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.
b, Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
- Đoạn 1: Tả Dế Mèn, một chàng dế thanh niên cường tráng, vừa to khỏe, mạnh mẽ, càng mẫm bóng, vuốt sắc nhọn
- Đoạn 2: Miêu tả chú bé Lượm nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên.
- Đoạn 3: Tả một vùng bãi ngập nước sau mưa, một thế giới ồn ào, náo động của những loài sinh vật nhỏ bé
Bài 2 (trang 17 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Miêu tả về mùa đông, có đặc điểm:
- Trời ít nắng, thường âm u, có mây phủ
- Gió mùa đông lạnh, thỉnh thoảng kèm theo mưa phùn
- Cây cối trơ trụi lá
- Mọi người mặc nhiều áo ấm, hoặc sử dụng lò sưởi để tránh rét
Miêu tả về khuôn mặt mẹ, cần chú ý các đặc điểm sau
- Hình dáng gương mặt mẹ ( tròn, trái xoan…)
- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…
- Miêu tả nụ cười của mẹ
- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...
Soạn bài tìm hiểu chung về văn miêu tả I. Thế nào là văn miêu tả? 1. Các tình huống - Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà. - Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại. - Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó. - Nhận xét về văn bản miêu tả: Ghi nhớ trang 16. 2. - Đoạn văn miêu tả Dế Mèn: từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi”. - Đoạn văn miêu tả Dế Choắt: Từ “Cái chàng Dế Choắt” đến “nhiều ngách như hang tôi”. a. Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất tương phản. - Dế Mèn là chàng thanh niên cường tráng. - Dế Choắt là người yếu đuối bẩm sinh. b. Những hình ảnh và chi tiết. - Dế Mèn: đôi càng mẫn móng, những cái vuốt cứng đầu và nhọn hoắt: đôi cánh chấm đuôi; cả người phủ màu nâu bóng mỡ; ngứa chân đá anh Gọng Vó… - Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn hở cả lưng, sường; càng bè bè; mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ, chỉ đào được cái hang nông… II. Luyện tập 1. Đoạn 1: - Tái hiện lại hình ảnh chàng Dế Mèn cường tráng. - Xem lại các chi tiết ở phần trên. Đoạn 2: - Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc. - Chi tiết: + Tổng thể: nhỏ loắt choắt. + Mang cái xắc xinh xinh. + Rất nhanh nhẹn và ngộ nghĩnh : chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh ; mũ ca lô đội lệch ; mồn huýt sáo vang lửng. + So sánh với : con chim chích nhảy trên đường vàng. Đoạn 3 : - Tái hiện quanh cảnh ao hồ. - Chi tiết : + Nước dâng trắng mênh mông ; nước đầy ; nước mới. + Cua cá tấp nập. + Nhiều loài chim kiếm mồi. + Tranh mồi cãi nhau om sòm. + Anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào. 2. Đề luyện tập a. Những đặc điểm nổi bật của mùa đông. - Bầu trời xám xịt, nặng nề. - Cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ. - Gió lạnh buốt xương. - Đường lầy, ướt lép nhép. - Hoạt động đơn điệu của con người. - Người mặc đồ rét nên xù xì, chậm chạp. - …. b. Khuôn mặt mẹ cần chú ý : - Đẹp dịu hiền, thân quen, gần gũi. - Các chi tiết như tóc, mắt, miệng, má cần được miêu tả có nét đặc trưng không thể giông mẹ của bạn mìn được. Ví dụ : Tóc luôn búi cao để tiện việc gia đình ; mắt có quầng thâm bởi luôn thức khuya bận bịu, đặc biệt lúc em bị ốm đau ; miệng nhỏ luôn nở nụ cười ấm áp.
rảnh quá nhỉ
vak ak bn cx thi hsg văn ak