Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi:
- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầy trời quang đãng.
=> Tác dụng: So sánh cảm xúc khi nhớ về buổi tựu trường với “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Phép so sánh này diễn tả niềm vui, sự náo nức trong trẻo trong tâm hồn của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kí ức mơn man của buổi tựu trường.
- Ý nghĩ thoáng qua ấy trong trí óc thôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
=> Tác dụng: So sánh những “ý nghĩ thoáng qua trong trí óc” với “làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Phép so sánh này diễn tả những suy nghĩ thoáng qua mơ hồ đầy non nớt của nhân vật tôi khi lần đầu tiên đi học, với đầy những bỡ ngỡ.
- "Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi … giữa bầu trời quang đãng": Cảm nhận trong trẻo, hồn nhiên, mới mẻ trong ngày đầu đi học.
- "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang": ý thức về sự trưởng thành thoáng xuất hiện.
- "Trước mắt tôi sân trường làng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, oai nghiêm… đình làng Hòa Ấp": cảm nhận vẻ đẹp, sự trang nghiêm của ngôi trường.
Em tham khảo:
a. Những hình ảnh khiến tác giả nhớ về ngày đầu tiên đi học:
''Lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc'' → những dấu hiệu đánh dấu đất trời đang chuyển mình sang thu - đồng thời cũng là mùa tựu trường của học sinh .
''mấy em bé rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường ''.
⇒ Tất cả đã gợi nhắc tác giả về những kỉ niệm khó quên của buổi tựu trường đầu tiên của mình
Những kỉ niệm của nhan vật ''tôi'' được diễn tả theo trình tự : thời gian, cụ thể:
Từ con đường đến trường với ''sớm mai đầy sương thu và gió lạnh '' và ''con đường làng dài và hẹp ''.
Khi tập trung ở sân trường nghe ông đốc đọc tên những học sinh mới .
Cuối cùng là lúc vào lớp , chuẩn bị học bài học đầu tiên .
- Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào:
+ Lời nói: Cách nói xưng hô với tía, má: tía - con, má - con; cách xưng hô với thằng Cò: mày - tao; không đôi co với Cò ("Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.").
+ Suy nghĩ: suy nghĩ về cách nuôi ong trên khắp thế giới.
+ Cảm xúc: cảm nhận về vẻ đẹp của khu rừng (ánh sáng, làn gió, loài vật,....)
+ Mối quan hệ với các nhân vật khác: đối với Cò: có lúc tự ái và sợ bị khinh, không dám hỏi nhiều; đối với tía, má: hỏi má nhiều, nói chuyện lễ phép với tía, má.
=> An là một cậu bé tò mò, ham hiểu biết, có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, có những cảm nhận đẹp, lãng mạn và nhạy cảm.
Câu 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
a. Mẹ muốn con tự lập và tự bước đi trên con đường của mình. Điều này thực tế mà cũng thể hiện tâm lí của mẹ: Mẹ muốn che chở bao bọc con nhưng cũng muốn con tự bước đi bằng đôi chân của mình.
b. Mẹ tưởng tượng rằng khi đưa con bước qua cánh cổng trường sẽ nói với con: "đi đi con..." => mẹ muốn con bước từ không gian nhỏ hẹp, yên ấm là gia đình tới không gian rộng lớn hấp dẫn và giàu tri thức là nhà trường. Trường học sẽ là nơi mở ra cánh cửa kì diệu: của tri thức, tình bạn, tình thầy trò và sự trải nghiệm. Đó là những điều mà mẹ muốn con tiếp nhận với sự nỗ lực, can đảm và hứng thú nhất. Đó là những điều mẹ muốn nói với con.
Câu 2. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
a. Tác giả đặt tên là Cuộc chia tay của những con búp bê mặc dù tác phẩm kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy bởi vì:
- Nhấn mạnh sự hồn nhiên, ngây thơ, bé bỏng và đáng yêu của những đứa trẻ (như Thành và Thủy)
- Làm tăng tính khái quát và bi kịch cho câu chuyện. Đó không chỉ là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy mà còn nói đến cuộc chia tay của những đứa trẻ có cha mẹ li hôn.
=> Từ đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp: trẻ em ngây thơ, non nớt và cần được che chở. Đừng vì những mâu thuẫn của người lớn làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ em.
b. Chi tiết tương phản giữa cảnh vật với tâm trạng của Thành cho thấy sự chảy trôi của dòng đời. Hai anh em bất hạnh đến vậy nhưng dòng đời vẫn trôi, không có gì thay đổi.
Câu 3.
a. PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình)
b. Nội dung: Công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Qua đó câu ca dao như lời nhắc nhở mỗi đứa con phải biết ơn và kính yêu cha mẹ.
c. Câu ca dao sử dụng phép so sánh. So sánh cái trừu tượng không thể đong đếm với những hình tượng cụ thể, lớn lao: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn. => Nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái là không thể đong đếm.
Câu 4.
a. Các câu ca dao thường bắt đầu với cụm từ "thân em" để bày tỏ sự bất hạnh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bởi những luật lệ hà khắc, những hủ tục khiến họ bị hạn chế nhiều quyền lợi và phải chịu nhiều bất công ngang trái. Việc sử dụng cụm từ này trong nhiều bài ca dao, một mặt tố cáo xã hội bất công, một mặt thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với số phận của người phụ nữ và cũng để thể hiện sự trân trọng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
b. So sánh:
- Giống: Cả hai cụm từ "thân em" đều được gắn với một đối tượng cụ thể. Việc mở đầu bằng cụm từ này vừa thể hiện sự thấu hiểu cảm thông vừa thể hiện thái độ lên án phê phán tố cáo xã hội còn nhiều bất công ngang trái.
- Khác:
+ Hình ảnh "trẽn lúa đòng đòng" vừa thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Trẽn lúa lên đòng ý chỉ người con gái ở độ đuổi trẻ trung, duyên dáng nhất. Nhưng lại mỏng manh và "phất phơ" giữa dòng đời chảy trôi.
+ Hình ảnh "trái bần trôi" thể hiện sự bèo bọt, trôi nổi của người phụ nữ. Họ long đong, lận đận, sống mà không có quyền được quyết định cuộc đời mình, họ bị xô đẩy, bị vùi dập giữa dòng đời bạc ác.
=> Cả hai hình ảnh "thân em" đều bổ sung vào chùm ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em những hình ảnh, cung bậc khác nhau của người phụ nữ trong xã hội cũ.
cánh diều hay kết nối tri thức??
Hình ảnh so sánh: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang Ý nghĩ thoáng qua ấy trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi Trước mắt tôi trường Mĩ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp” - Những hình ảnh so sánh giúp cụ thể hóa cảm xúc bâng khuâng, bồi hồi của nhân vật tôi ngày đầu đến lớp. Làm bài văn giàu hình ảnh và sinh động hơn.