Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà Bà Hồng Gần Nhà Bà Đào...bài văn toàn dấu huyền
BÀI LÀM TOÀN HUYỀN
(372 chữ)
Nhà bà Hồng gần nhà bà Đào. Vì trồng nhiều cà mà nhà bà Hồng dành nhiều tiền và làm nhà nhiều tầng, dần dần thành bà hoàng làng này. Còn nhà bà Đào thì nghèo, vì chồng bà cù lần đòi trồng toàn bồ hòn, mà làng này thì cần gì bồ hòn, và bà Đào nghèo càng nghèo, nhà thì tồi tàn, toàn là lều và mùng. Nhà bà Hồng thì giàu vì nhiều gà và bò, còn nhà bà Đào thì nghèo vì vườn toàn chuồng gà.
Chiều chiều, bà Đào thường bần thần ngồi ngoài lều nhìn bà Hồng lùa gà và bò vào chuồng mà lòng buồn buồn vì thèm thuồng. Nhìn vào chuồng nhà mình, chuồng gì mà toàn ruồi, lòng bà Đào càng rầu rầu. Đường vào vườn nhà bà Hồng ngoằn ngoèo, hằng ngày mèo gà và bò thường lần mò tìm đường vào chuồng, nhà bà Hồng giàu thì càng giàu.
Rồi ngày kìa, bà Hồng vì thừa tiền làm nhầm nhà vào vườn cà mà thành nhà nghèo. Gà nhà bà Hồng vì mò nhầm đường mà lần vào chuồng nhà bà Đào. Bà Đào từ hồi nhiều gà, hằng ngày đều làm vài nghìn đề, dần dần dành nhiều tiền liền thành nhà giàu. Bà lừa chồng, cày vườn bồ hòn, trồng toàn dừa là dừa. Rồi vào mùa hè, dừa nhiều cùi, nhiều người thèm dừa tìm vào nhà bà, bà Đào càng ngày càng nhiều tiền.
Còn bà Hồng thì gầy mòn, ngày ngày vùi đầu trồng cà và ngồi chờ mùa cà, lòng buồn phiền vì nghèo nàn. Dù nhiều lần thèm dừa, bà đành thừ người nhìn vườn dừa nhà bà Đào, buồn buồn tình tình. Rồi bà nhìn vào chuồng gà nhà bà Đào, thì bàng hoàng vì toàn là gà nhà mình. Bà liền đùng đùng vào vườn nhà bà Đào, làm hàng tràng: “Đồ Đào đần, mày nghèo mà hèn, làm trò mèo lùa gà nhà bà vào chuồng nhà mày mà thành giàu!”. Bà Đào trừng trừng nhìn bà Hồng: “Mày đừng đùa? Nhà bà dù nghèo thì nghèo, thèm vào lùa gà nhà mày về, gà nhà mày toàn là gà đần, lần lần tìm đường mò vào chuồng nhà bà. Giờ nhà bà giàu rồi, cần gì gà nhà mày, mày làm gì thì làm, đừng nhiều lời!”.
Bà Hồng cần gì nhiều lời, lừ đừ lùa gà từ chuồng nhà bà Đào về chuồng nhà mình, hằng ngày bà đều trồng cà gần chuồng gà. Rồi dần dần, vườn cà vào mùa, vì thèm cà, bò và mèo hàng đàn tìm về, nhà bà Hồng giàu hoàn giàu. Còn nhà bà Đào thì vì chồng bà toàn đòi trồng bồ hòn mà vườn dừa còn vài hàng, nghèo hoàn nghèo.
----------Hết-----------
???????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????
??? ??? ?????? ???????? ?????? ? ? ??????? ? ? ??? ?? ???? ????? ? ? ????? ?? ??? ??? ????? ? ? ?? ?? ??? ????? ??? ? ??? ??? ??? ???? ???? ??? ??? ?? ???? ?? ??? ??? ??? ??? ??? ? ? ?????? ??? ? ? ?????? ??? ??? ??? ???? ???? ??? ?????????? ?????? ??? ?? ??????? ?? ?? ??? ??? ?? ??? ???? ? ? ?? ????? ?? ??? ???? ????? ? ? ? ????? ??? ??? ??? ??? ? ? ??? ??? ? ?? ? ??? ? ??? ? ? ? ?????? ???? ??? ??? ??? ?? ?????? ?? ? ? ? ? ? ???????? ? ??? ??? ? ? ? ?
Hè đến khi ve râm ran hát khúc ca trong từng tán lá, hè đến khi hoa phượng đỏ thắm góc sân trường. Mùa hè đến mang theo bao sung sướng của tuổi học trò. Chúng tôi có thể thở phào nhẹ nhõm và háo hức chờ những chuyến đi chơi xa cùng gia đình . Khi những chú ve sầu bắt đầu hát ca những điệu nhạc du dương , khi những chùm phượng vĩ nở đỏ rực cả góc sân trường,...đó là hình ảnh báo hiệu mùa hè mới bắt đầu .Ôi !Mùa hè đang về đấy !Hầu hết học sinh ai cũng yêu mùa hè, trong đó có tôi . Mùa hè - gợi cho tôi bao cảm xúc thân thương , bao ấn tượng khó phai. Nhưng cũng thật buồn khi phải tạm biệt sách bút thân yêu ,tạm biệt mái trường mến yêu. Tôi yêu cái nắng chói chang, oi bức, ngột ngạt của mùa hè. Tôi yêu những bản nhạc hoà tấu do nhạc sĩ ve sầu tạo nên giúp cho mọi người thư giãn giữa trưa hè , tôi yêu từng cánh hoa phượng vĩ nở đỏ rực trên nền trời xanh tươi , tôi yêu sự vui chơi thoả thích , ...tất cả , tất cả đều diễn ra vào mùa hè . Đó là lí do tôi yêu mùa hè . Mùa hè cho tôi những giây phút vui vẻ, thoải mái,...Thời gian cứ trôi đi , trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại . Rồi một ngày, hoa phượng lột xác chỉ còn màu xanh ôi thu sang, mùa hè đã qua rồi đấy!
Môn văn là môn học mà mình yêu thích nhất. Trong các môn học như môn toán, địa lý, lịch sử,.... thì môn văn là môn học đem lại cho mình nhiều hứng thú nhất. Cô Lan - cô giáo chủ nhiệm của mình là một cô giáo dạy văn rất giỏi. Cô chính là người đã kèm cặp và dạy dỗ mình. Ngày từ những ngày đầu bước chân vào lớp học mình đã cô chỉ bảo rất nhiều. Hằng ngày học bài trên lớp, cô chỉ bảo từng nét chữ, từng dấu chấm câu. Cách truyền đạt của cô thật hập dẫn, mỗi giờ học mình như được lạc vào một thế giới khác. Môn văn giúp mình có nhiều cảm nhận về thiên nhiên về con người, giúp mình biết yêu thương mọi người hơn, yêu quê hương hơn. Lớn lên mình có mơ ước trở thành một nhà văn thật vĩ đại.
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.
Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời. Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.
Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.
Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt. Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá dăm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.
Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây xà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.
Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hình ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.
Cạnh nhà em có nhà bác Phúc, bác ấy là một thợ mộc lâu năm, rất nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao. Một thanh gỗ sần sùi, lam nham được bác đặt lên một băng ghế dài gọi là con ngựa. Một chân buông thõng xuống đất, chân kia gác lên ghế, bác cúi rạp người xuống như phi ngựa để bào. Các dăm bào cuồn cuộn tuôn ra như từng lọn tốc xoăn tít thơm nồng mùi gỗ. Bác dừng lại, lấy chiếc bút chì trên vành tai xuống để kẻ rồi đo lại cho chính xác, bác tiếp tục bào, đánh giấy nhám, từng vân gỗ hiện lên rất đẹp mắt. Tỉ mỉ và khéo léo nhất là lúc bác đục các mộng để ráp khung. Rất chính xác và tài tình. Công việc cứ thế tiếp diễn đến khi hoàn thành sản phẩm. Chiếc tủ được khoác cái áo nâu bóng bằng lớp véc-ni được bác đánh rất đều tay. Có nhìn tận mắt mới thấy hết cái tài của người thợ mộc.
Anh Tạo ở cạnh nhà em là công nhân ở một công trường xây dựng. Vào một sáng chủ nhật, em được theo anh đến nơi anh làm việc.
Đây là công trường đang thi công xây dựng một ngôi nhà cao tầng. Mây chục công nhân đang lao động khẩn trương trên một khoảnh đất tương đối rộng. Góc này, mấy người đang đánh vữa, góc kia, đang đẩy xe gạch tiếp tế cho tổ xây, trong đó có anh Tạo.
Vóc người anh to lớn, khỏe mạnh, nước da đen sạm vì nắng. Anh đội mũ cối và mặt áo quần màu tím than mới được phát, tay đeo găng bằng vải bạt dày. Anh đang đứng vững chãi trước một bức tường dài xây dở dang, cao ngang thắt lưng. Dưới đất, bên phải anh là một xô vữa, bên trái là đống gạch. Thoạt tiên, anh dùng bay xúc một ít vừa, phủ đều lên hàng gạch trên cùng bức tường. Sau đó, anh lấy tay trái nhặt một viên gạch đặt ngay ngắn lên chỗ vữa vừa mới rải rồi một tay anh giữ viên gạch, tay kia dùng bay gõ nhẹ vào nó. Cuối cùng, anh đưa tay gạt gạt những chỗ vữa thừa nhô ra ở các viên gạch. Ngoảnh đi ngoảnh lại anh đã xây hết một hàng gạch. Chuyển sang hàng khác anh đặt một viên gạch đầu tiên so le với viên gạch hàng dưới. Anh chém một viên gạch ngang thành hai nửa ướm một chỗ để thêm vừa kín chỗ so le ở hàng đầu. Đôi tay anh liên tục hoạt động một cách nhịp nhàng, thoải mái. Anh là thợ xây chính, lâu năm nên rất thạo nghề. Mọi thao tác rất nhẹ nhàng và chính xác. Thỉnh thoảng, anh dùng sợi dây dọi để kiểm tra độ thẳng của bức tường đang xây. Tay cầm đầu dây đưa lên ngang tầm mắt, nheo mắt nhìn rồi mỉm cười một cách thoải mái. Đó là nụ cười của sự hài lòng với kết quả mình đã làm, không phải sửa đi sửa lại. Mặt trời càng lên cao, bức tường trước mặt cũng cao dần thêm. Anh nắng chỉếu những giọt mồ hôi long lanh trên gương mặt lưỡi cày xương xương của anh. Tiếng cười đùa rôm rả của anh làm vơi đi nỗi vất vả trong công việc. Những người làm hồ áo đẫm mồ hôi chạy đi chạy lại rối rít.
Thấy em đang ngước nhìn bức tường dài mà anh xây cứ cao dần thêm mãi và nhìn anh với vẻ đầy thán phục, anh đang huýt sáo bỗng ngừng lại, nở nụ cười tươi, nói vọng về phía em: “Chú có thấy mê cái nghề thợ xây của anh không?”.
Dấu hai chấm được viết là " : "
Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phói hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
VD:
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành ." Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.
Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phói hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
VD:
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành ." Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.
Trong câu a, dấu hai chấm cho biết phần sau là lời nói của Bác Hồ (ở đây dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép).
b) Tôi thở dài
- Còn đứa bị điểm không, nó tả như thế nào?
- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho có. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: "Sao trò không chịu làm bài"?
Trong câu b, dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó (bộ phận có dấu gạch ngang đầu lòng) là lời nói của nhân vật "tôi" và trích lời cô giáo (kết hợp dấu ngoặc kép)
c) Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum.
Rồi bà lại đi làm
Đến khi về thấy lạ :
Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ.
- Trong câu c, dấu hai chấm cho biết bộ phận đi sau là lời giải thích liệt kê rõ những điều kì lạ mà bà cụ nhận thấy khi về nhà, như sân quét sạch, đàn lợn đã được ăn, cơm nước đã nấu tinh tươm…
Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước , là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước . Các bạn trẻ hãy ý thức rằng : " Tử thần không ở đâu xa , mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số " Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác.
- Dấu hai chấm được viết là ":"
Tác dụng:
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
Trong các khổ thơ của bài Sắc màu em yêu của Phạm Đình Ân, em yêu thích nhất màu đỏ ở khổ thứ hai, vì màu đỏ tươi như máu trong tim cho ta sự sống, lớn khỏe từng ngày. Màu đỏ cũng gợi cho em về lá quốc kì của đất nước Việt Nam thân yêu, là sự hi sinh của đồng bào, của các chiến sĩ để nhuộm đỏ cho lá cờ Tổ quốc. Màu đỏ thắm cũng luôn nhắc em xứng đáng chiếc khăn quàng của người đội viên thiếu niên Tiền Phong.
Đó còn là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa, màu đỏ tía của đóa hoa mào gà, màu đỏ hây hây trên đôi má phúng phính của những em bé khỏe mạnh….
Nhớ đến tết trước, Thái Tuấn thấy mấy đứa lít nhít kéo đến phía nó, thấy hứng thú muốn đá bóng với chúng. Thấy bóng tới, mấy đứa đó éo đá, cố ý nhắm trúng đít Thái Tuấn đá mấy phát. Thái Tuấn thấy muốn tát chết hết mấy đứa lít nhít quá láo lếu. Mấy đứa lít nhít thấy khó có lối thoát, khóc thút thít, biếu Thái Tuấn mấy cái bánh pháo tép.
Đến tết tiếp đó, Thái Tuấn thấy các chú các bác đón tết khác với các tết trước. Lắm đứa muốn đốt pháo, thấy khó thế- biết các bác các chú cấm mấy đứa đốt pháo. Đến sát tết, thấy có lắm cái gió có lắm cái rét, thiếu vắng cái nắng… Mấy đứa đến chúc tết thấy đói đói chén muốn hết mấy cái bánh tét lớn, chén đến mấy cái rá bánh mới rán xuống, chén tiếp mấy gắp cá chép nướng cháy khét.
Muốn tránh rét, mấy đứa cứ bám sát lấy cái bếp khoác lác với tán phét. Hết đứa lớn đến đứa bé cứ nói đến mấy món trứng tráng, món sốt cá, món nhúng, món nướng… khiến Thái Tuấn thấy muốn chén tiếp quá… Cái bếp cứ tắt ngóm với có lắm khói thế, mấy đứa bé bé rút hết.
Tối đến, mấy đứa lớn hám gái thấy láo nháo có tiếng hát phía cuối xóm. Ngó đến phía đó thấy có ánh đuốc cháy sáng, thấy có ánh nến ánh đóm. Mấy đứa rón rén tiến đến thám thính, thấy mấy thím xúm xít ngắm nghía mấy cái áo mới sắm trước tết. Các thím môde quá, hot quá! Tóc các thím uốn xoắt tít, mắt các thím chớp chớp, ướt ướt. Có thím má lúm lúm, ngó cứ thấy ghét thế?! Có thím xúng xính áo khoác mới, váy mới, guốc mới, tất mới nốt (khuyến cáo: chớ có nói hết tuốt luốt- ví với nói đến yếm mới, áo lót mới với mấy thứ mới khác, chấm chấm chấm). Có mấy thím bế các bé gái má phúng phính. Các bé gái cứ hú hét kéo áo bắt mấy thím bế đến phía có mấy cái quán bán mứt tết, bánh rán, bánh nếp kế đó.
Mấy đứa hám gái đứng ngó mấy thím cứ thấy khoái khoái. Mấy đứa mới sán đến tán phét chém gió với mấy thím. Mấy đứa khoác lác đoán giá cái áo khoác, cái váy, cái guốc, cái tất, cái chấm chấm chấm… Có đứa muốn bế mấy bé gái mới mấy tháng khiến các bé hét toáng. Có đứa lén lén vuốt vuốt mái tóc các thím uốn xoắn tít, chấm chấm chấm… Có đứa cứ đứng ngó ngó cái má lúm khiến chúng thấy ghét thế?! Nói đến cuối, chấm chấm chấm… mấy thím thấy ghét mấy đứa hám gái hết biết, thấy mấy đứa oắt quá lếu láo, đúng đúng, quá đáng lắm, đúng thế đấy! Mắt mấy đứa hám gái cứ hấp háy, cứ chiếu tướng đến cái phía (chấm chấm chấm) dưới rốn các thím?!
Mấy thím thấy cú quá, xúm đến túm lấy mấy đứa hám gái nhúng xuống mấy cái hố nước đóng váng. Mấy đứa cố gắng tránh, có đứa uống hết mấy hớp nước ấy, có đứa cứ toái loái muốn ói lắm! Mới thấy, mấy đứa hám gái ướt lướt thướt, rét cóng, suýt chết! Mấy đứa hám gái hết dám tán phét, rón rén, lén lén trốn mất hút.
Thế mới biết, có hám gái đến mấy chớ có xớ rớ sán đến chém gió với mấy cái thím quá hot!
Thấy Nắng, Khói khoái muốn chết. Khói rón rén đến nói lí nhí với Nắng:
- Nắng! Khói thích Nắng lúc Nắng bé tý xíu, lúc Nắng bú má...
Nói tới đó Khói bí. Nắng nhướng mắt thốt:
- Nhớ lúc Nắng tắm suối nước nóng, Nắng thấy Khói lén lút ngó Nắng, lúc ấy, Nắng chán quá, Nắng ghét quá, Nắng muốn đánh Khói tới tấp mấy cái...
Thấy Khói quá bứt rứt, quá bối rối, Cóc bước đến nói với Nắng:
- Nắng, thấy Khói thế chứ Khói thích Nắng lắm đó! Nắng chớ bức bối, chớ mắng nhiếc, chớ đánh đấm, chớ đá đít Khói...
Nắng ngoái ngó Cóc, ngó Khói, nước mắt rớt xuống... hét:
- Cút, xéo, gấp!"
Rét quá, Khói với Cóc phóng mấy bước, Cóc nói với Khói:
- Quá quắt! Quá quắt! Khói cứ lết tới cuối phố nhé! Kiếm chút cháo, chút bánh tráng Thốt Nốt đớp mấy miếng hết đói, Khói cứ đứng đó, nếu thấy Nắng hết nóng, Khói cứ cố gắng nói tiếp, nói đến lúc Nắng hết gút mắc, hết thắc mắc nhé!
- Khói nhớ, Cóc cứ đến quán cóc phía đó ngắm nghía Khói, nếu Khói có té, Cóc cứ nhắn Tế đến nhé!