Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Vũ Nương là một người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung với chồng. Thật vậy! Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương một mình ở trong muôn vàn nỗi lo. Người vợ trẻ ở nhà trong đơn côi nhớ thương chồng nơi trận mạc. Nàng thủy chung vô cùng. Điều đó được nhà văn minh chứng trong những đoạn văn đầu tiên của bài. Biết Trương Sinh hay ghen, Vũ Nương hết mực gìn giữ khuôn phép. Đặc biệt trong những ngày chồng đi lính, sự thủy chung của nàng còn được tô điểm cùng những phẩm chất tốt đẹp. Từng lời nói của nàng với Trương Sinh khi bị chồng nghi ngờ làm ta thêm phần thương xót cho thân phận của nàng. Người vợ thủy chung ấy không được chồng tin tưởng dù nàng hết mực phân bua. Chua xót biết mấy cho những nghi ngờ của Trương Sinh. Nhìn Vũ Nương gieo mình xuống dòng Hoàng Giang, ta chỉ có thể nói đó là bi kịch của một kiếp người bị nghi oan, bị ruồng rẫy. Sự thủy chung của nàng được đặt vào trong một hoàn cảnh éo le và buộc nàng thử thách mình bằng việc chứng minh sự trong sạch. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương với vẻ đẹp là sự chung thủy và để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng bạn đọc.
tham khảo
Đối với những học sinh thì sao? Lòng dũng cảm được thể hiện trong sự vươn lên học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, rồi biết đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường. Trong các ngôi trường không thiếu những bạn học sinh đã mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái của bạn bè cũng như của giáo viên. Gần đây ở một số trường cao đẳng, đại học xảy ra tình trạng sinh viên dùng tiền để mua điểm, hay giáo viên có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp…làm xã hội rất bức xúc. Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó. Họ không một chút nghi ngại mà thẳng thắn trình bày trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch ngành Giáo dục. Là một học sinh thì không chỉ biết tránh xa những tiêu cực, mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng. Lòng dũng cảm cũng sẽ trở nên gần gũi hơn khi bạn biết nói ra những gì sai trái xung quanh mình.
Bài viết khá ổn. Tuy nhiên, nên chú ý một chút phần hình thức. Nếu như câu đầu tiên là câu chủ đề vậy thì không ổn. Bởi vì nó không nêu ra rõ ràng vấn đề cần bàn luận. Em nên thay thế câu này bằng định nghĩa về lòng dũng cảm hoặc nêu vấn đề như "Lòng dũng cảm là một truyền thống quý báu được lưu giữa và phát huy từ xưa cho đến nay."
Về diễn đạt, chú ý:
+ "rồi biết" sử dụng trong văn nói, không dùng trong văn viết.
+ "Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó." (nếu....thì....)
=> Sửa lại: Những người trong cuộc thường làm ngơ. Đó là bởi vì họ sợ rằng nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó thì sẽ bị soi mói, trả thù.
=> Câu tiếp theo, để nối tiếp thì phải là: Tuy nhiên, cũng có nhiều sinh viên không một chút nghi ngại, thẳng thắn trình bày vấn đề này trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch ngành Giáo dục.
Em xin phép giải câu hỏi trên vì e biết có một số bạn ko biết dù giờ đã quá muộn để trả lời câu hỏi của chị nhưng có lẽ vẫn còn sử dụng đc với những bạn cùng tuổi và các e muốn tìm câu hỏi ạ. Mong mọi người có thể xem và tham khảo ạ.
a) - Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"
-Tác giả : Nguyễn Thành Long
c) "hàm ơn" là mang trong mình cảm xúc biết ơn, cảm kích dành cho người khác.
d) "một bó hoa khác khác nữa'' là hình ảnh ẩn dụ chỉ những giá trị tinh thần tốt đẹp mà cô gái đã tìm thấy được ở anh thanh niên. Từ nhũng điều cô chứng kiến, cô nghe được, tù những trang sách cô đang đọc dở cô nhận thấy vẻ đẹp tâm hồn của anh. Anh trở thành tấm gương cho cô noi theo, cho cô yên tâm với nhũng lựa chọn của mình.
Trong quá khứ, em từng trốn học khiến mẹ phiền lòng rất nhiều. Vì chán học nên em đã bỏ tiết cùng bạn bè đi chơi. Ban đầu em cảm thấy rất vui vẻ và không lường trước được hậu quả sẽ xảy ra. Khi em về nhà, em thấy mẹ rất buồn. Hoá ra cô giáo đã thông báo về việc em bỏ lớp đi chơi về gia đình. Thấy khuôn mặt buồn rầu của mẹ, em cảm thấy tội lỗi vô cùng. Em thấy ân hận và tự dằn vặt bản thân vì đã hành động thiếu suy nghĩ như thế. Kể từ đó, em rút ra kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân, tuyệt đối không bao giờ muốn làm mẹ buồn nữa.
Tham khảo:
Phương định là một cô gái hồn nhiên yêu đời tự ý thức về giá trị bản thân. Phương Định là cô gái được Lê Minh Khuê khắc họa với những nét đẹp đáng trân quý. Là cô gái đến từ mảnh đất thị thành, cô rất quan tâm đến hình thức bên ngoài, biết có nhiều người thích nhưng cô vô kín đáo và tế nhị. Cô mang một tâm hồn mộng mơ và lãng mạn, thích hát những bài hát dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Hay nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào trong quá khứ hoặc say sư tận hưởng những cơn mưa. Cô hồn nhiên, trong trẻo như đóa hoa vừa chớm nở giữ sớm tinh khôi. Thế nhưng, khi đối diện với công việc, cô là người mang những phẩm chất anh hùng. Phương Định có tinh thần dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh thực hiện từng thao tác phá bom. Cô còn rất quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho đồng đội khi bị thương trong chiến đấu như chị em thân thiết một nhà. Một đóa hoa vẹn cả sắc hương, vừa mang nét duyên dáng, đáng yêu con gái nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất của người anh hùng cách
Tham khảo:
Là con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc, Phương Định mang theo những kỉ niệm đẹp của một thời học sinh vô tư lự bên người mẹ và những hình ảnh, những kỉ niệm thân thương của vùng đất Hà thành. Ở chiến trường 3 năm, cô đã quen với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng lại không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng, cỗ vẫn luôn mơ mộng, thích được ca hát. Cô xinh đẹp, đầy nữ tính, biết điệu đà làm dáng nhưng lại rất kín đáo, tế nhị, có chiều sâu trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. Biết mình được các anh lính để mắt, điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng cô không hề tỏ ra vồn vã, săn đón. Cô yêu mến đồng đội, đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ. Cô cũng yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn. Cuộc sống chiến đấu đối mặt với kẻ thù hàng ngày, thần chết luôn đe doạ từng giây phút đã rèn luyện cho cô gái Hà thành đức tính dũng cảm, gan dạ, tự tin để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Công việc hàng ngày của cô và đồng đội vô cùng nguy hiểm: phá bom, ít nhất là 3 quả, có ngày 5 quả nhưng trong giọng kể của cô lại là điều vô cùng hiển nhiên, dễ dàng. Vậy đấy, Lê Minh Khuê đã xây dựng một Phương Định vô cùng chân thực, sinh động trong mắt người đọc, và được coi là một trong các đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Em tham khảo bài này nhé:
Hình ảnh Phương Định một trong ba cô gái của "tổ trinh sát mặt đường" trong truyện ngắn "những ngôi sao xa xôi" đã được nhà văn Lê Minh Khuê khắc họa rất thành công. Thật vậy, hình ảnh Phương Định hiện lên vô cùng đáng yêu đáng mến, một cô gái Hà Nội xinh xắn nhưng chỉ khiêm tốn nhận mình là "khá" với "hai bím tóc dày, tương đối mềm", "cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn", còn đôi mắt, đôi mắt tuyệt đẹp đôi mắt mà các anh lái xe vẫn hết lời khen ngợi "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Một vẻ đẹp thật nữ tính và có chiều sâu! Bước chân vào chiến trường, hành trang duy nhất mang theo là những kỷ niệm về những ngày tháng hồn nhiên của thời thiếu nữ bên gia đình trong "một căn nhà nhỏ" để rồi cô chợt nhớ nhà, nhớ mẹ, "nhớ những ngôi sao to trên bầu trời thành phố", nhớ "cái vòm tròn nhà hát" hoặc "bà bán kem..." Tất cả như ùa về trong giây lát. Phải chăng chính những kỷ niệm hồn nhiên, trong sáng của thời thiếu nữ nơi quê nhà thân thương ấy đã làm dịu mát lòng cô ngay giữa chiến trường bom đạn ác liệt? Phương Định còn rất thích hát, cô thích "dân ca quan họ mềm mại dịu dàng", "thích Ca-chiu-sa của Hồng Quân Liên Xô", thích "dân ca Ý trữ tình giàu có", cô hát với một niềm lạc quan, yêu đời tha thiết, tiếng hát át tiếng bom, và cái ác liệt của chiến tranh cũng đâu thể ngăn cản được niềm vui thích rất đỗi ngây thơ đến trẻ con của Định, cô "vui thích cuống cuồng" khi bắt gặp một trận mưa đá trên cao điểm. Chao ôi, có ai ngờ rằng ở người con gái tưởng chừng như kiêu kì ấy lại có một tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn ruột thịt như chị em hơn bao giờ hết, và "thực tình trong suy nghĩ của cô những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ". Chẳng những Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng, nhiều mơ ước, nhiều xúc cảm mà cô còn là một nữ thanh niên xung phong hết sức can trường quả cảm nữa. Đáng khâm phục biết bao khi người con gái đất Hà thành ấy đã rời chiếc ghế nhà trường xung phong vào phục vụ tuyến đường Trường Sơn máu lửa để rồi từng ngày chạy trên cao điểm, từng giờ từng phút đếm bom rơi, bom nổ, ước lượng khối đất đá lấp vào hố bom, tâm chí phá bom nếu cần, thật nguy hiểm bởi ngày ngày phải đối mặt với Tử thần nhưng dường như cô không hề quan tâm đến cái chết, cô luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đầu và hoàn thành tốt công việc. Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như thấy được ở người con gái ấy hình ảnh của cả thế hệ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước "Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Những trang văn của Lê Minh Khuê đã khép lại nhưng hình ảnh một cô gái Hà Nội vớ "hai bím tóc dày" đang "ngồi bó gối mơ màng" bên khung cửa sổ vẫn còn mãi trong lòng người đọc.
Tổng phân hợp, diễn dịch hay quy nạp vậy bồ ơi ?