K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2021

Trần Quốc Tuấn tức hiệu là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất, văn võ song toàn, có công lớn với dân tộc ta. Vào năm 1285, trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, ông đã viết "Hịch tướng sĩ" nhằm khích lệ, kêu gọi các tướng sĩ đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba.

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài hịch được thể hiện qua những cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau.

Ngay từ câu văn đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ. Trong đó có những người là tướng lĩnh, là bề tôi gần như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng; lại có cả những người bình thường, những kẻ bề tôi xa như Thần Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh. Cách nêu gương như vậy thật toàn diện! Nó có tác dụng khích lệ được nhiều đối tượng, ai cũng có thể làm người trung nghĩa "lưu danh sử sách, cùng trời đất, muôn đời bất hủ". Lịch sử nước Nam không thiếu anh hùng nhưng trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chỉ nêu những tấm gương trong Bắc sử. Điều đó thể hiện một cái nhìn rất phóng khoáng của ông: không cần phân biệt dân tộc, tất cả những người trung nghĩa dám xả thân vì chủ, vì vua, vì nước đều đáng được ca ngợi.

Sau khi nêu những tấm gương sử sách, Trần Quốc Tuấn quay lại với thực tế "thời loạn lạc", buổi "gian nan của đất nước" cũng là lúc lòng yêu nước của ông thể hiện cao độ. Đọc tác phẩm, ta cảm nhận được những lời lẽ đanh thép, vạch trần tố cáo bộ mặt của kẻ thù. Với bản chất ngang tàn, hống hách chúng không chỉ coi thường dân ta mà còn sỉ nhục, lăng mạ triều điều từ vua đến quan: "đi lại nghênh ngang ngoài đường", "sỉ mắng triều đình", "bắt nạt tề phụ", "đòi ngọc lụa", "thu ngọc vàng", "vét của kho có hạn". Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Hưng Đạo Vương thể hiện rõ trong những ẩn dụ chỉ "sứ giặc" như "lưỡi cú diều","thân dê chó", "hổ đói"; ông đặt chúng ngang với lũ súc sinh, không còn liêm sỉ. Từ đó Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục quốc thể bị chà đạp cũng như đánh vào lòng tự ái dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ.

Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình "Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" và tột cùng là "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm! Đoạn văn như trào ra từ trái tim thiết tha yêu nước và sôi sục căm thù như được viết nên từ máu và nước mắt. Để rồi nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm; dồn nén thì khát khao hành động giết giặc, tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và hình ảnh đã khắc họa được hình ảnh người anh hùng yêu nước, tác động sâu sắc vào tình cảm người tướng sĩ.

Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình: "không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,...". Từng đây thôi cũng đủ hiểu ông là một vị tướng như thế nào! Trên cơ sở, mối quan hệ đầy ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù "nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái dương để đãi yến ngụy sự mà không biết căm". Cái sai tiếp theo là hành động hưởng lạc: ham mê chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, lo làm giàu, quyến luyến vợ con,... Đồng thời ông cũng chỉ rõ hậu quả của tất cả những việc đó: tất cả sẽ mất hết, từ cái chung đến cái riêng, từ chủ soái đến tướng sĩ hay thiêng liêng hơn là danh tiếng, xã tắc tổ tông, mộ phần cha mẹ... Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhằm để đánh bại những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng và đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Cuối cùng ông nêu ra hai viễn cảnh: nước còn và nước mất, họa và phúc. Họa có thể đến nơi mà phúc như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều chúng khác nhau một trời một vực. Điều quyết định nằm ở thái độ, trong sự dứt khoát chọn con đường: ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động. Hành động ấy rốt cuộc là "chuyên tập sách này" - cuốn Binh thư yếu lược hay là khinh bỉ nó. Chăm chỉ học hành, tập luyện "mới chỉ là đạo thần chủ" còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người uy quyền thống lĩnh toàn quân "tức là kẻ nghịch thù". Một cách lập luận tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn! Những lời văn đó đã tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.

Lịch sử đã chứng minh, ngay sau khi bài Hịch được công bố, cả đêm hôm đó ba quân tướng sĩ không ngủ, họ mài gươm cho thật sắc, họ thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát", họ hoa chân múa tay đòi gấp gấp lên đường đánh giặc, trong tim họ như có một ngọn lửa đang rừng rực cháy.

"Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn là một áng văn bất hủ. Nó không chỉ là tác phẩm kết tinh lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt thời Trần mà còn là một mẫu mực về văn nghị luận trung đại: sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu hình tượng và cảm xúc, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trần Quốc Tuấn cùng với áng văn Thiên Cổ Hùng Văn sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.

27 tháng 5 2021

Mình ko có thời gian tả, nhưng góp cho bạn là mình thích đọc sách Tổng Hợp Về Hero Team đc bán ở Hải Dương

27 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Có những câu chuyện đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng không ít quyển sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lí tưởng và là bệ phóng hướng con người tới những chân trời tương lai tươi mới. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một quyển sách như vậy.

Tôi tin với bất cứ ai từng đọc tác phẩm này đều không thể quên được thế giới mông lung và đầy mơ mộng trong con mắt của cậu bé tám tuổi tinh nghịch. Nhưng thế giới ấy chẳng hề xa hoa, bí ẩn hay mĩ miều như trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà nó chính là góc khuất thầm kín trong tâm hồn, là những kí ức chân thật nhất, là tấm gương rọi vào quá khứ phản chiếu lại biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu đã qua.

Nguyễn Nhật Ánh đã tặng bạn đọc một tấm vé trên chuyến tàu đặc biệt để mỗi người chúng ta có thể lật lại trang sách thời gian nhuốm màu dĩ vãng này trở về dòng sông trong trẻo của tuổi thơ và gột rửa hết những bụi bặm, những bế tắc, những phù phiếm ở thế giới người lớn. Xin đừng vội nghĩ rằng đây chỉ là tác phẩm sáo rỗng, vô vị dành cho bọn trẻ con mà đánh mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình, tìm về chính bản chất đơn thuần nhất của cuộc sống, cũng như tác giả đã từng khẳng định “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”.

Xuyên suốt quyển sách là câu chuyện xoay quanh nhóm bạn bốn người với những “ông cụ, bà cụ non” khoác trên mình hình hài trẻ thơ gồm: nhân vật tôi (cu Mùi), con Tí sún, thằng Hải cò và Tủn - hoa khôi của xóm. Qua hành trình khôn lớn của những “bé con” đó, tôi như được chứng kiến một thước phim quay chậm lúc thì mờ ảo, nhiễu loạn nhưng có lúc hình ảnh về ngày tháng tuổi thơ lại hiện lên rõ nét, sinh động ngỡ như mới chỉ ngày hôm qua.

Những hồi ức ấy nào có phải toàn mang ánh hào quang rực rỡ, nào có phải là bản hùng ca với đầy chiến tích đáng tự hào mà với cu Mùi, nó đơn thuần chỉ là nỗi buồn không rõ nguồn gốc về cuộc sống cũ kĩ theo vòng tuần hoàn tẻ nhạt “Vẫn ánh mặt trời ấy chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà”.

Và hơn hết sự nghịch ngợm, ngổ ngáo của cậu nhóc lên tám còn thể hiện rất chân thật qua những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường với niềm vui thú đến lớp để tán gẫu, cãi cọ, cấu véo, ngủ gật hay chọn vị trí tối tăm cho ít bị kêu lên bảng trả bài. Ngay ở chương đầu tiên của quyển sách, chắc hẳn người đọc đã thoáng có chút giật mình, lắng đọng xen lẫn ngượng ngùng khi bắt gặp chính hình bóng của mình trong thời áo trắng qua nhân vật trữ tình.

Dù bạn có dám thừa nhận hay không thì ở cái tuổi ham chơi, hiếu động ấy thì việc học như một nghĩa vụ giam cầm ta trước bao nhiêu trò chơi hấp dẫn, trước bao nhiêu khung trời mới mẻ và giờ ra chơi chính là thời gian thần tiên để chú chim non sổ lồng tìm chút niềm vui ngắn ngủi.

Mạch liên tưởng độc đáo đó như thể là một chiếc chìa khóa vạn năng chạm tới mọi góc khuất riêng tư nhất trong miền kí ức của tôi, kí ức về cô học sinh lớp ba luôn thơ thẩn, mơ mộng về những bài toán chia dài ngoằng thành biết bao tòa cao ốc đồ sộ mà chính tôi là vị kiến trúc sư đại tài thiết kế nên hay những dòng chữ gà bới đang múa lượn trong quyển vở tập viết với tôi lại là món mì xoắn ốc mới mẻ, ngon lành dưới bàn tay khéo léo của đầu bếp cừ khôi…

Có lẽ tôi và rất nhiều “bạn nhỏ” khác cũng đã hoặc đang đánh mất rất nhiều năm học tập quý giá, đánh mất rất nhiều kiến thức bổ ích nhưng tôi sẽ chẳng chối bỏ tuổi thơ đó, chẳng chối bỏ lỗi lầm đó vì con người không ai có thể luôn hoàn hảo, nếu ta không đủ can đảm nhìn nhận quá khứ, nhìn nhận những thiếu sót của bản thân thì ta chỉ đang tự lừa dối chính mình bởi vỏ bọc hoàn thiện giả tạo.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã nêu triết lý “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”, thật vậy qua những lời kể chân thật về tuổi thơ đã qua, tác giả đã nhẹ nhàng gởi gắm những tư tưởng mang tính giáo dục sâu lắng, nhẹ nhàng gõ tiếng chuông vang vọng vào tiềm thức con người giúp ta khai phá nên những chân lý mới lạ.

Văn phong của tác giả nửa như giễu cợt, bông đùa, nửa lại mang hơi hướng triết lý sâu sắc truyền đạt tới đông đảo bạn đọc và đôi khi là các bậc cha mẹ nói riêng. Chắc ta không thể quên lời than phiền của cu Mùi “Người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt”, đôi khi vì quá yêu thương con mà cha mẹ vô tình thái quá sự phán xét và áp đặt trẻ bởi họ luôn muốn con mình nhận lấy mọi điều tốt đẹp và tránh xa những cạm bẫy.

Nhưng liệu có quá bất công khi chúng ta tước đi quyền được vấp ngã của con trẻ và ép chúng vào khuôn mẫu hoàn hảo chỉ chứa niềm vui và sự sung túc? Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nó cũng giống như một món ăn tuy ngon đến mấy nhưng ăn hoài sẽ thành chán ngán, tầm thương ví như bước đường ta đi nếu quá bằng phẳng và trải đầy hoa hồng thì hạnh phúc cũng trở nên nhàm chán, vô vị vì đời người chỉ được một lần sống, ta chỉ một lần được trải nghiệm hết những hỉ, nộ, ái, ố, đau thương.

Có đứa bé nào tập đi mà chưa từng vấp ngã, đứa bé chưa từng nói ngọng sẽ không thể phát âm tròn vành, rõ chữ vậy nên qua tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh còn muốn gởi thông điệp đến “những người lớn” hãy để con cái được phát triển tự nhiên nhất, ta chỉ nên khuyên răn chứ đừng ngăn cấm chúng khám phá thế giới dù biết trước đó là ngõ cụt bởi ta cũng đã từng được trải nghiệm nên hãy để trẻ con vươn tới tương lai bằng chính đôi chân nhỏ bé của bản thân.

Không chỉ vậy, trong “cho tôi một vé đi tuổi thơ” làm mỗi người lớn phải thốt lên khâm phục trước sự sáng tạo, mộng mơ của bọn trẻ mà cũng chính là của ta ngày xưa. Đó là mong ước muốn “đặt tên cho thế giới”, dùng trí tưởng tượng biến cái gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập, con chó thành bàn ủi, chiếc quạt máy thành cái tivi và thằng Mùi là Thầy hiệu trưởng…

Chúng không hề lố bịch, quậy phá mà bản chất của trò chơi “kì lạ” đó là ước muốn thầm kín được thay đổi thế giới xung quanh trở nên mới mẻ, tinh khôi như thể được sinh ra một lần nữa, để chúng khỏi chán ngắt với việc ăn, ngủ, đến lớp và học bài. Nhưng có lẽ trong tác phẩm người đọc thích thú nhất vẫn là cái tình cảm ngô nghê, hồn nhiên của cu Mùi với cô bạn Tủn mà thấp thoáng hiện lên lời bộc bạch rất ngây thơ.

“Sau này tôi biết đó là cảm giác ghen tuông, tất nhiên là ghen tuông theo kiểu trẻ con, còn lúc đó tôi chỉ cảm thấy khó chịu”. Đó là tình yên con nít mà có lẽ là trong sáng, thiêng liêng hơn cả vì nó không hề bị vẫn đục bởi vòng xoáy của tiền tài, danh lợi và không bị chi phối, bão hòa cảm xúc khi người lớn cố lập trình, lên kế hoạch để ép thứ cảm xúc vô hình vào khuôn khổ chặt chẽ.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ- một tác phẩm mở ra thiên đường trong trẻo, tràn ngập hoa nắng và tiếng cười giòn giã của trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã kết nối những trang hồi ức vô tình bị lãng quên hay thậm chí là đánh mất giữa dòng đời xô bồ, tấp nập này. Ông đã mang bạn đọc từ khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp lên chung một chuyến tàu về lại sân ga tuổi thơ để từ đó bắt đầu hành trình tìm lại chính mình, chính bản chất “nhân chi sơ tính bản thiện”.

Đọc tác phẩm mà mỗi hình ảnh, mỗi hành động, lời nói của bốn nhân vật đều để lại trong tôi một sự khắc khoải, ám ảnh sâu sắc, ám ảnh về dòng chảy hờ hững của thời gian đã mang đi mất của tôi rất nhiều thứ, mang đi mất những tháng ngày rong ruổi dạo chơi khắp xóm, mang đi mất những người bạn thân thiết đã từng là tất cả với tôi và hơn hết là mang đi mất chính hình bóng tuổi thơ thậm chí là biết bao hoài bão cháy bỏng mà tôi đã từng khát khao thực hiện cũng bị lớp bụi thời gian xóa mờ, vùi lấp.

25 tháng 2 2020

Trong hơi sương còn đang phàng phất đâu đây, biển mơ màng dịu dàng, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền mang theo cái vị mặn đặc trưng của biển. Đứng trước biển tôi cảm nhận được cái vì cái nồng nồng khó tả phả vào người. Trên không trung, những con hải âu trắng chao nghiêng đôi cánh, mải miết bay về phía chân trời xa thẳm, nơi bình minh hồng tươi đang hắt những tia nắng hình dẻ quạt xuống mặt nước. Từng đợt sóng nhẹ nhẽ vỗ vào bờ, nước biển trong xanh, bờ cát trắng trải dài tít phía xa. Tôi bước đi với đôi chân trần trên cát, cảm giác mát dịu xuyên thấu vào da thịt tôi. Một cảm giác lạ lan tỏa khắp cơ thể tôi. Từng hạt cát mịn màng, mát rượi lùi lại dưới đôi chân của tôi. Tôi tìm, nhặt nhạnh từng chiếc vỏ óc lăn lóc trên cat. Mỗi cái vỏ là nơi chứa đựng những kỉ niệm của quê hương.

  • Từ ghép: bình minh, trong xanh, mát dịu
  • Từ láy: nồng nồng
30 tháng 12 2016

Đề gì mà không rõ ràng gì hết. Có sử dụng châm biếm là sao

21 tháng 12 2017

Văn lớp 12 sao như kiểu văn lớp 6 z

Đêm đã khuya, con giật mk tỉnh giấc vì cơn gió lạnh ùa vào, bỗng con nghe thấy tiếng ho bên phòng làm việc của ba. Hé mắt nhìn qua khe cửa, con chợt nhận ra những nét nhăn đã dần xuất hiện trên khuôn mặt ba, Vết chân chim in sâu hơn bên khóe mắt. Mái tóc ba đã bị tuổi tác và nỗi vất vả chấm vài điểm bạc. Con bỗng thấy lòng mình xao xuyến. Con như nghe được từng hơi thở cuả ba. Con nhớ lại lúc ba cõng con trên lưng bò khắp phòng, tiếng cười khúc khích của con tràn ngập khắp ngôi nhà bé nhỏ. Lúc đó thật vui quá ba nhỉ! Ba còn dạy con về những điều hay, lẽ phải. Ba như vầng thái dương luôn soi sángsưởi ấm cho cuộc đời con. Tự đáy lòng mk, con muốn cảm ơn ba đã cho con tất cả, con yêu cha nhiều lắm!

Bạn thử tham khảo nhé. Chúc bạn học tốt vui

23 tháng 1 2021

Cuộc sống của mỗi người luôn có muôn vàn những khó khăn, chông gai ở phía trước, nhưng dù khắc nghiệt đến đâu mỗi chúng ta vẫn không bao giờ ngừng hi vọng, sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai, đó sẽ là chìa khóa thành công của mỗi người. Bởi trên đường đời, chưa ai không một lần vấp ngã. Điều quan trọng không phải ngã như thế nào, đau đớn ra làm sao mà là ta phải biết đối mặt với nó như thế nào. Nếu mất đi niềm tin, trở nên tuyệt vọng, không có ý chí vươn lên, ta sẽ mãi chìm trong vũng bùn tăm tối và chắc chắn sẽ đưa chúng ta đến bờ bực của những thất bại. Ngược lại, nếu trong tâm có hi vọng, ta luôn có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, tìm được sự bình an, thanh thản trong bất hạnh khổ đau. Đồng thời, thái độ sống lạc quan, vui vẻ sẽ giúp ta nhận được sự yêu quý, gần gũi từ những người xung quanh và không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Gần đây, chúng ta không khỏi cảm phục trước diễn viên Quốc Tuấn – người không từ bỏ hi vọng, đồng hành cùng con suốt mười lăm năm ròng rã. Để rồi, sau tất cả, hạnh phúc đã thực sự mỉm cười với anh và gia đình. Dù vậy, không phải ai cũng tìm được ngọn lửa hi vọng để thắp sáng tương lai của chính mình. Một số dễ dàng bi lụy trước khó khăn, từ bỏ ước mơ và sống một cuộc đời mờ nhạt. Số khác thì lại cứ lao theo những ảo vọng xa vời, những mộng tưởng phù phiếm mà dần lãng quên giá trị đích thực của cuộc sống. và cuối cùng họ trở thành cái bóng mờ nhạt trên chính cuộc đời của mình. Helen Keller từng nói: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hi vọng”. Vậy nên, tất cả chúng ta hãy tìm cho mình những hi vọng đúng đắn và sống hết mình từng giây từng phút để thực hiện những giấc mơ của bản thân.

 
28 tháng 5 2021

CẢ BÀI VĂN VÀ DÀN Ý ĐỀU Ở ĐÂY

K VÀ KB VỚI MIK NHA

Dàn ý miêu tả ngôi nhà - Mẫu 1

I. Mở bài

Giới thiệu chung vị trí ngôi nhà, cảm giác chung về ngôi nhà?

II. Thân bài

1. Những nét chung

  • Nhà có hàng rào, có vườn, có sân không? (Hàng rào bằng chất liệu gì? Có gì đặc biệt? Trong sân, vườn, có cây cối, hoa cảnh gì?... ).
  • Nhà rộng hay hẹp? Bằng vật liệu gì?
  • Nhà có bao nhiêu phòng? sắp xếp ra sao?

2. Đặc tả một số chi tiết

  • Phòng đầu tiên (hoặc phòng khách) được trang hoàng như thế nào? Có nét gì đặc biệt?
  • Phòng em học ở đâu? Phòng được sắp xếp như thế nào? Có gì thuận tiện hay trở ngại cho việc học tập của em?

III. Kết luận

Cảm nghĩ của em về ngôi nhà.

Dàn ý miêu tả ngôi nhà - Mẫu 2

1. Mở bài:

  • Giới thiệu địa điểm ngôi nhà
  • Giới thiệu những đặc điểm dễ nhận biết nhất của ngôi nhà

2. Thân bài

* Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà

  • Nhà lớn hay nhỏ? Cũ hay mới? Được làm bằng gì? (Xây kiên cố bằng gạch hay được làm bằng gỗ, bằng tre?)
  • Hình dáng của nó? (Chữ nhật, hình hộp, hình chữ L hay chữ T...)

* Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà:

(Miêu tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.)

  • Cổng nhà, cửa vào nhà, các cửa sổ... làm bằng gì?
  • Mái nhà lợp bằng gì? Màu vôi trần, tường? Nền nhà?...
  • Các phòng trong nhà: Mấy phòng? Những phòng nào? Cách bài trí trong từng phòng ra sao? Gắn bó với các sinh hoạt của gia đình và bản thân em như thế nào?

3. Kết bài:

Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà ấy.

Tả ngôi nhà thân yêu - Mẫu 1

Cuộc sống mang con người đi xa, tới nơi có những vùng đất mới. Nhưng sau tất cả, ta chỉ có một nơi để trở về, đó là mái nhà yêu thương, nơi ta đã lớn lên, nơi có gia đình thương yêu ta.

Ngôi nhà của em là một căn nhà 3 tầng trong một ngõ nhỏ của thành phố quê hương thân yêu. Phía bên ngoài nhà được sơn màu vàng nhạt, đi từ xa có thể nhìn thấy chiếc cổng màu xanh ngọc và ngôi nhà trong khoảng sân nhỏ bé đầy cây cảnh. Khi cánh cửa gỗ lim mở ra có thể thấy phòng khách mở ra ngay trước mắt. Tường phòng khách được sơn màu giống như phía bên ngoài. Bộ bàn ghế gỗ được kê sát tường, để trống một phía bên trái cho mọi người dễ dàng đi lại. Ngay bên cạnh bộ bàn ghế, sát cầu thang đi lên là tủ sập kê tivi. Trên kệ tủ ấy, bố em còn trang trí thêm một ông thần tài bằng đá và một lọ hoa rất đẹp. Trên tường phía đối diện bộ bàn ghế là bộ tranh tứ quý tùng, cúc, trúc, mai. Bố em nói treo bộ tranh này để nhắc nhở chúng em học tập những đức tính của người chính nhân quân tử. Ngửa mặt lên nhìn có thể thấy bộ đèn chùm treo chính giữa. Màu đèn kết hợp với màu tường nhà khiến cả căn phòng sáng bừng lên, tươi mới lạ kì. Phía bên trong phòng khách là phòng bếp. Phòng bếp nhà em không to lắm nhưng đầy đủ những vật dụng cần thiết . Bên tay trái đặt bếp, trạn, bồn rửa tay,... còn bên tay phải là bộ bàn ghế gỗ để gia đình em có thể cùng nhau quây quần mỗi bữa cơm.

Bước lên cầu thang lên gác có thể thấy có lối đi chia về hai hướng. Rẽ sang bên trái là phòng của bố mẹ em, còn bên phải là phòng của em trai em. Phòng bố mẹ lớn hơn một chút so với các phòng còn lại, được sơn màu hồng tím nhạt. Bố em sơn màu sơn này vì đó là màu yêu thích của mẹ. Phòng em trai em són màu xanh đậm. Đúng tính chất căn phòng của một cậu bé năng động, căn phòng ấy có đủ loại đồ chơi và hình dán các siêu anh hùng. Trên tầng 3 là phòng của em và hiên nhà, nơi để phơi và giặt quần áo. Em chọn căn phòng trên tầng cao nhất là vì từ đây có thể nhìn ra thành phố, không khí rất thoáng đãng, trong lành.

Em rất yêu ngôi nhà của mình, yêu cuộc sống nơi đây, nơi gắn bó với em từ lúc em sinh ra cho tới từng ngày em lớn. Mai này khôn lớn trưởng thành, ngôi nhà sẽ là điểm tựa cho em lớn lên từng ngày. Vì em biết, mỗi sáng tỉnh giấc, nơi đây luôn có người tiễn em ra cửa, và mỗi chiều khi trời xế bóng, luôn có người mở cửa chờ em

Tả ngôi nhà thân yêu - Mẫu 2

Nếu ai hỏi tôi khi mệt mỏi nhất, chán nản nhất tôi sẽ làm gì thì tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời đó là tôi sẽ trở về ngôi nhà thân yêu của mình. Cuối năm ngoái bố mẹ tôi vừa mới sửa sai tân trang lại ngôi nhà nên bây giờ trông nó đẹp hơn hẳn và tôi luôn tự hào khoe với các bạn về ngôi nhà mà tôi đang sống.

Thực ra nhà tôi không to lắm, chỉ vẻn vẹn hai tầng và một tum chứ không cao tầng như biết bao ngôi nhà khác nhưng nó lại vô cùng thích hợp cho gia đình tôi đủ ở và vô cùng ấm áp. Từ xa nhìn lại ngôi nhà như một chú robot khổng lồ khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm trông vô cùng bắt mắt và nổi bật. Phía trước cửa nhà là một chiếc sân khá rộng được lát gạch màu đỏ tươi, trên sân bố tôi trồng rất nhiều cây cảnh nào hoa hồng, hoa loa kèn, cây lộc vừng, cây xanh… Đặc biệt chiếc sân nổi bật là nhờ có hai bức tranh to được vẽ tỉ mỉ và kĩ càng trông rất đẹp. Bố tôi luôn tâm đắc về hai bức tranh này. Bước qua cửa kính chính là phòng khách của gia đình tôi. Căn phòng được trang trí khá giản dị nhưng lại rất tinh tế. Cả căn phòng được bố mẹ tôi sơn màu xanh lá trông rất mát mắt. Ở chính giữa phòng là bộ bàn ghế làm bằng gỗ bên trên có đặt một chậu hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và phía trước là một chiếc kệ nhỏ để đặt tivi và ông thần tài ở bên cạnh.Điểm nhấn của căn phòng là chiếc đèn chùm được treo ở trên trần nhà trông rất đẹp và thanh tao.Đây là căn phòng được bố mẹ tôi dùng để tiếp khách và cũng là địa điểm mà gia đình chúng tôi sum vầy sau mỗi bữa cơm để cùng nhau xem phim hay trò chuyện. Có lẽ chính vì vậy nên căn phòng tỏa ra rõ sự ấm áp sum vầy của gia đình tôi. Từ phòng khách đi sâu vào trong sẽ có nhiều phòng khác như phòng ngủ của bố mẹ, nhà vệ sinh, và nhà bếp. Và đi lên tầng hai của căn nhà chính là phòng ngủ của chị em tôi và một phòng thờ. Mỗi căn phòng đều có một chức năng riêng của nó và vô cùng tiện ích. Ví dụ như nhà bếp sẽ là nơi gia đình tôi tụ tập nấu ăn và ăn uống ở đây nên ba mẹ tôi đã đặt sẵn một bộ bàn ghế nhỏ trong nhà bếp. Đây cũng là nơi mà gia đình tôi được sum vầy quanh mâm cơm sau những giờ học tập hay làm việc căng thẳng. Hay nhà vệ sinh là nơi vệ sinh cá nhân của mỗi người; hay phòng ngủ là không gian riêng của mỗi người nên sẽ được trang trí theo ý của mỗi người trong gia đình.

Tôi yêu và tự hào về ngôi nhà của mình lắm.Đây chính là thân thiết và ấm cúng nhất mà tôi gắn bó suốt từ thuở ấu thơ. Bởi vậy nên những lúc rảnh rỗi tôi luôn cùng với mọi người dọn dẹp hoặc sửa sang lại ngôi nhà để nó thêm đẹp hơn.

28 tháng 5 2021

mình chỉ cho dàn ý thôi

15 tháng 4 2020

Day la de thi dai hoc nam 2019 cua tinh Giang To phai ko?