Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…
- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:
+ Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
+ Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
-> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ
Đoạn thơ đã sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian trong đó có văn học dân gian. Từ các truyền thuyết vào loại xa xưa nhất của dân tộc ta như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, Hùng Vơng đến truyện cổ tích, nh Trầu Cau, đặc biệt là nhiều câu ca dao, dân ca, của nhiều miền đất nước:
Ví dụ: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” Là từ câu ca dao:
Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
“Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi” gợi nhớ đến câu ca dao:
“Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc anh ngồi anh ru”
“Biết quí trọng công cầm vàng những ngày lặn lội” là được rút từ câu ca dao:
Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng.
Chất liệu văn học dân gian đã được tác giả sử dụng vào đoạn thơ một cách linh hoạt và sáng tạo. Không lặp lại hoàn toàn các câu ca dao, dân ca, nhà thơ thờng chỉ dùng một hình ảnh hoặc một phần của các câu ca đó để đa vào tạo nên câu thơ của mình. Các truyền thuyết và truyện cổ tích cũng được sử dụng theo cách gợi nhắc tới bằng một hình ảnh hoặc tên gọi. Tác giả vừa đa người đọc nhập cả vào môi trường văn hóa, văn học dân gian đồng thời lại thể hiện được sự đánh giá, cảm nhận được phát hiện của tác giả về kho tàng văn hoá tinh thần ấy của dân tộc.
a, Lỗi: lí lẽ, dẫn chứng không khớp nhau, dùng từ thừa, câu văn lỏng lẻo
Sửa: Mặt khác tục ngữ thể hiện kinh nghiệm thông qua quá trình quan sát, đúc kết hiện tượng từ tự nhiên: “chuồn chuồn … thì râm”.
Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
- Dẫn chứng:
+ Công trình kiến trúc chùa Một Cột, các lăng tẩm của vua chúa đời Nguyễn, ....
+ Lời ăn tiếng nói của nhân dân trong tục ngữ, thành ngữ và ca dao: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe; Lời chào cao hơn mâm cỗ, ....
+ Có thể đối chiếu với thực tế đời sống của các dân tộc khác: sự kì vĩ của những Kim tự tháp (Ai Cập), của Vạn lí trường thành (Trung Quốc), ....
Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (Phật giáo và Nho giáo tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc).
- Để tạo nên bản sác văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: "Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát, mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt". Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
- Dẫn chứng trong văn học:
a. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Tư tưởng "nhân nghĩa", "yên dân", "điếu dân phạt tội" (thương dân, phạt kẻ có tội) có nguồn gốc từ Nho giáo (Đạo Khổng).
b. Thương thay thân phận đàn bàn Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Quan niệm về thân phận, số kiếp .... là do ảnh hưởng đạo Phật.
Nét độc đáo trong cách quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi:
- Chi tiết, hình ảnh miêu tả núi rừng đậm chất thơ
- Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động. Truyện có kết cấu, bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt lôi cuốn, sự đan cài chi tiết khéo léo
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng nhiều bút pháp khác nhau khắc họa được tính cách, số phận nhân vật: tả tâm lí, ngoại hình gắn với suy nghĩ thầm lặng
- Ngôn ngữ mang âm hưởng núi rừng, giọng điệu trần thuật có sự hòa kết giọng người kể với nhân vật tạo chất trữ tình
Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:
Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về | Chúng ta không thể nhắc tới |
… trong lúc nhàn rỗi rãi… | Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ |
Bác vốn chẳng thích làm thơ… | Thơ không phải mục đích cao nhất |
-… vẻ đẹp lung linh | Nhưng vần thơ vang lên ... nhà tù |
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ | … là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó |
- Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi
- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn
- Sửa lỗi dùng từ:
+ Nhàn rỗi → thư thái
+ Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ
+ Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý
+ Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao