Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
LÃO HẠC
*Tóm tắt
-LH là 1 ng nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai vì k lấy đc vợ nên bỏ đi đồn điền cao su
-Lão sống 1 mk vs con chó
-Lão ốm 2 tháng 18 ngày nên k làm đc việc nặng, làng lại hết việc nên phả bán cậu vàng
-Lão gửi ông giáo 30đ nhờ hàng xóm lo ma chay và nhờ ông trông coi mảnh vườn cho con trai
-Cuối cùng lão ăn bả chó tự tử
*Nội dung
-Số phận đau thương và phẩm chất cao đẹp của ng nông dân trc cách mạng tháng 8
-Tố cáo, phê phán chế độ xã hội, đẩy ng lương thiện đến cái chết
-Tấm lòng yêu thg trân trọng đvs ng nông dân của nhà văn
- Nội dung: Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người..
- Nghệ thuật:
+ Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn
+ Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc
1. Đây là « bức thông điệp màu xan » gây cho chúng ta một ấn tượng đặc biệt về lòng nhân ái của con người. Ở đây tình bạn bè, tình chị em, lòng nhân hậu, bác ái, đức hi sinh của người họa sĩ già làm cho ta tin yêu và kính phục. - Bức thông điệp gửi lại cho nhân loại : Hãy đem nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống con người. Hãy vì con người ! - Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm văn học nước ngoài, nhưng sẽ mãi mãi rung động tâm hồn chúng ta bằng hình tượng Bơ-men bất hủ, đem đến cho chúng ta nhiều điều suy nghĩ và hứng thú.
2.Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề.
Lão Hạc
- Tóm tắt:
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, chỉ có một mảnh vườn và người con trai. Vì không có tiền cưới vợ, con trai lão Hạc sinh phẫn chí đi lên đồn điền cao su với lời thề khi nào kiếm được bạc trăm mới trở về. Từ đó, lão Hạc sống thui thủi một mình với ***** Vàng làm bạn, bòn vườn sống qua ngày. Sau trận ốm dai đẳng, lão không còn sức đi làm thuê được nữa. Rồi lại bão mất mùa, lão rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cơ cực bội phần. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai về có cái sinh sống, Lão Hạc dằn vặt lương tâm mình khi quyết định bán đi ***** Vàng. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con trai và gửi tiền làm ma để không phiền hàng xóm. Lão Hạc xin ít bã chó của Binh Tư. Biết được chuyện này, ông giáo rất buồn vì nghĩ rằng con người như lão Hạc chỉ vì cái nghèo đói mà cũng bị tha hoá. Rồi lão chết đột ngột, dữ dội và đau đớn. Không ai biết vì sao lão chết trừ Ông Giáo và Binh Tư. - Nội dung:
- Khắc họa thành công nhân vật Lão Hạc: Nghèo đói nhưng nhân hậu, tự trọng
- Tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân trong xã hội cũ
3.Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện: dẫn dắt, tạo tình huống, gỡ nút…
- Bút pháp khắc họa nhân vật
- Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm
- Diễn biến câu chuyện được kể bằng nhân vật “tôi” ( ông giáo).
- Tác phẩm có thể vừa tự sự vừa trữ tình, đặc biệt có khi hòa lẫn những triết lí sâu sắc
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một ***** Vàng. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại " cậu Vàng ". Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy, bị ốm một trận khủng khiếp và từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. Lão mang tiền dành dụm được gửi cho ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão bỗng chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
Trong nhịp sống hối hả, tất bật, quay cuồng, những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính liệu có cuốn con người vào guồng quay lạnh nhạt? Không! Ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ tỏa sáng. Ngay trong khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O.Henry bằng tấm lòng chân thật của mình đã diễn tả biết bao vẻ đẹp của tình yêu thương giữa những con người, đặc biệt thầm kín qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng.
Có một tình đời trong chiếc lá…
Chiếc lá dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ thôi nhưng được trở đi trở lại rất nhiều lần trong tác phẩm. Vừa là biểu tượng của tình thương, vừa là biểu tượng của đức hy sinh cao cả… Chiếc lá ấy có thể là chiếc lá thực sự còn sót lại trên cây thường xuân. Nó đã dũng cảm bám chắc vào cuống lá, mặc cho mưa tuôn bão thổi, mặc cho gió lạnh hoành hành. Chiếc lá bị vùi dập dưới cơn mưa mà vẫn kiên cường, trút hết sức sống còn lại cố níu cành, để làm mẫu vẽ cho một con người cao cả, để một chiếc lá khác trỗi dậy sức sống mới. Khi chiếc lá cuối cùng trên cây vừa lìa cành cũng là lúc một màu xanh từ một chiếc lá khác rung rinh. Chiếc lá ấy chính là tác phẩm hội họa, là kiệt tác của cụ Bơ-men trong đêm mưa rét. Tuổi cao sức yếu mà lại dám đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc lặng lẽ âm thầm như vậy quả thực dũng cảm. Trong một phút xuất thần, bằng tình yêu thương vô bờ đối với Giôn-xi, bằng sự quyết tâm mãnh liệt để cứu sống một cô gái, cụ Bơ-men đã vẽ thành công tác phẩm, thỏa nguyện những ước mơ ám ảnh cả một đời. Tiền đề cho chiếc lá ấy tồn tại, chính là tình đời…
Có một tình đời trong chiếc lá…
Người họa sĩ già đã lặng lẽ ra đi, sau khi dồn hết sức lực, trút bỏ mọi hơi thở còn lại của mình để giành lại tuổi trẻ và sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng ấy mang một màu xanh của hy vọng, hy vọng trả lại màu xanh cho chiếc lá đã rụng, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ gần như đã gần tuyệt vọng, trả lại niềm tin, nghị lực cho những con người yếu đuối. Chính sức sống kiên cường ấy đã thổi vào tâm hồn Giôn-xi hơi ấm của niềm tin, kéo cô từ vực thẳm vô vọng lên chiến thắng bệnh tật. Nhưng điều quan trọng và đẹp đẽ nhất trong chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh ấy là tình yêu thương bao la của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Trong đêm đông giá rét, đôi tay người họa sĩ cũng theo đó mà run rẩy, mà cứ run rẩy như vậy thì muốn vẽ hoàn thành một bức tranh cũng thật khó. Nhưng bức tranh không chỉ được vẽ bằng bút lông, bằng màu mà còn được vẽ bằng tình yêu thương, sự hy sinh cao cả, thầm lặng. Cụ Bơ-men đã ra đi, nhưng tình đời trong chiếc lá thì còn sống mãi…
Có thể nói, với hình ảnh chiếc lá cây thường xuân, O.Henry đã ngợi ca tình yêu thương, tấm lòng vị tha của những con người đồng cảnh ngộ. Ngòi bút O.Henry không trực tiếp kể chuyện và cũng không kể lại cái đêm chiếc lá được vẽ ra mà để cho Xiu thuật lại, tạo sự hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc, càng làm nổi bật đức hy sinh của người họa sĩ già. Và người họa sĩ già đã chết vì viêm phổi, sau cái đêm giá lạnh phơi mình ngoài gió đông. Chiếc lá lặng im không rung rinh vì nó là một bức tranh, hay nó lặng lẽ trước cái tình đời và cái chết của người họa sĩ già với tấm lòng cao cả?
Văn bản "Ý nghĩa văn chương" (Hoài Thanh)