K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

An Tư công chúa

Huyền Trân công chúa

Ngọc Vạn công chúa

Ngọc Khoa công chúa

26 tháng 5 2021

Huyền Trân, An Tư, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa là 4 công chúa của các triều đại phong kiến Việt Nam được đánh giá ảnh hưởng nhất trong lịch sử.


học tốt

13 tháng 9 2016

Một số nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam:

- Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình).

- Nhà thờ Phú Nhai (Nam Định).

- Nhà thờ Phủ Cam (Thừa Thiên Huế).

- Nhà thờ Chánh toà Đà Nẵng.

- Nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh).

Một số nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt nam là :

1 Nhà Thờ lớn Hà Nội. Có tên chính thức là NT Saint Joseph, xây dựng trong những năm 1884-1886, chủ yếu là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi, khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887, NT lớn Hà Nội (Chánh toà) được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique, dài 64,5m, rộng 20,5m với hai tháp chuông cao 31,5m; trung tâm quảng trường phía trước NT có đài Đức Mẹ bằng kim loại; khu cung thánh trang trí theo nghệ thuật dân gian, chạm trổ, sơn son thiếp vàng rất độc đáo.

2. Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình. Quần thể NT Phát Diệm (Ninh Bình) được khởi công xây dựng từ năm 1875, trong đó NT Chánh toà xây dựng năm 1891, dài 80 mét, rộng 24 mét, được chống đỡ bởi những cây cột lim to lớn, mặt chính hướng ra phía hồ nước ở giữa có đảo nhỏ dựng tượng chúa Ki Tô. Năm 1889, xây dựng điện Trái tim Đức Mẹ dài 15 mét, rộng 9 mét, với vật liệu tất cả đều là đá (nên NT Phát Diệm còn được gọi là NT Đá). Nét độc đáo của quần thể NT này là mô phỏng theo lối kiến trúc đình, chùa Việt Nam và mặc dù xây dựng trên vùng đất bùn lầy, đã hàng trăm năm qua nhưng không hề bị lún.

3. Nhà thờ Phú Nhai - Nam Định. Tiểu Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai ở huyện Xuân Trường (Nam Định), xây dựng năm 1886, ngay sau khi vua Tự Đức của triều Nguyễn ký sắc lệnh tha đạo. Sau nhiều biến cố lịch sử, NT này được xây dựng lại, hoàn thành và xức dầu cung hiến thánh đường vào tháng 12-1933, từng được xem là lớn nhất Đông Dương, sau này có một số lần trùng tu.

4. Nhà thờ Phủ Cam - Thừa Thiên Huế. Khởi công từ đầu năm 1963 nhưng gần 40 năm sau, đến tháng 5 - 2000, trải qua ba đời giám mục, công trình xây dựng NT chánh tòa Phủ Cam (TP Huế) mới hoàn thành, phía trước có hai tượng thánh bổn mạng của giáo xứ là thánh Phêrô và thánh Phaolô. Lòng NT rộng, có thể chứa hàng nghìn người đến dự lễ, được cung cấp ánh sáng trời từ hai dãy cửa gương màu ở bên hông.

5. Nhà thờ chính tòa Nha Trang. NT Chánh tòa Đà Lạt (thường gọi là NT Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà), được xây dựng từ năm 1931 đến 1942; mặt bằng NT theo hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m; phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc NT châu Âu thời trung cổ. Ngoài NT này, còn có NT Con Gà khác, là NT Chánh toà Đà Nẵng.

6. Nhà thờ chánh tòa Đà Nẵng. Nằm trên đường Trần Phú, NT Chánh tòa Đà Lạt (thường gọi là NT Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà), được xây dựng từ năm 1931 đến 1942; mặt bằng NT theo hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m; phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc NT châu Âu thời trung cổ. Ngoài NT này, còn có NT Con Gà khác, là NT Chánh toà Đà Nẵng.

7. Được khởi công xây dựng từ năm 1877 phỏng theo NT Đức Bà ở Paris, khánh thành năm 1880 rồi vào năm 1894, hai tháp trên hai gác chuông được xây thêm và chiều cao của nhà thờ lên đến 57m, Tiểu Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn nằm trong số những NT công giáo lớn nhất, xưa nhất ở Việt Nam, là một trong những NT đẹp nhất Việt Nam, cả về mặt kiến trúc và vị trí toạ lạc, đến năm 1959 được nâng lên hàng “Vương cung Thánh đường”.

.8. Nhà thờ La Vang - Quảng Trị.

9. Nhà thờ Sở Kiện - Hà Nam.

10 . Nhà thờ đá Sapa. Ngoài ra, những ngôi NT “nổi tiếng thiên hạ” như NT Domain de marie ở Đà Lạt (Lâm Đồng), NT Phanxico Xavie (Cha Tam - Q.5, TPHCM) và các Tiểu Vương cung Thánh đường Sở Kiện (Hà Nam), La Vang (Quảng Trị), Sa Pa (Lào Cai)…

11. Nhà thờ Cao Mại ở Kiến Xương - Thái Bình.

12 . Nhà thờ Cam Ly - Đà Lạt.

13. Nhà thờ Du Sinh - Đà Lạt.

14 . Nhà thờ Bến Đá - TP Vũng Tàu.

15. Nhà thờ Đức Bà - TX Lagi, Bình Thuận.

2 tháng 10 2016

Câu 1:

undefined

3 tháng 10 2016

câu 1:  Hãy kể tên những thành tựu tiêu biểu nhất của Ấn Độ thời phong kiến 

34.b.jpg

câu 2: Triều đại phong kiến TQ nào đã xâm lược nước ta ? Hãy kể về một thất bại trong các cuộc xâm lăng mà em biết ?

Trong lịch sử, nước ta đã rất nhiều lần bị phong kiến phương Bắc xâm lược. So với ta, Trung Quốc luôn là gã khổng lồ và hung hăng. Song điều kỳ diệu là dù chúng mạnh tới đâu, kết cục cũng bị thua. Tài liệu lịch sử trong và ngoài nước đều ghi rõ ràng như vậy. Theo ông, cội nguồn sức mạnh của cả dân tộc ta ở đâu?

Từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay, không triều đại nào của Trung Quốc lại không đưa quân sang xâm lược nước ta. Họ đã dốc toàn lực để đánh, thậm chí còn kích động các lân bang đem lực lương phối hợp với họ để đánh.

Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị bóp nát là quá rõ nhưng về thực tiễn, sớm muộn tuy có khác nhau nhưng rốt cuộc, Trung Quốc luôn bị đại bại thảm hại. Trung Quốc không chỉ đem binh hùng tướng mạnh, lương thực đầy đủ, vũ khí dồi dào và thuốc men chữa trị rất chu tất, hơn thế nữa, họ còn huy động trí tuệ của các nhà thông thái vào hàng bậc nhất của Trung Quốc để bày mưu tính kế đánh ta.

Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị diệt vong rất khó tránh khỏi nhưng về thực tiễn, nói theo cách của Quang Trung Nguyễn Huệ thì "ta đã đánh cho muôn đời biết rõ rằng nước Nam anh hùng là có chủ", "không phải hễ ai muốn vào cứ vào, ai muốn ra cứ ra".

Cội nguồn sức mạnh của chúng ta kết tinh ở ý thức đoàn kết keo sơn vì nghĩa cả thiêng liêng là đánh giặc giữ nước. Giặc đến, Hoàng Đế và hoàng tộc ra trận, triều đình và văn võ bá quan ra trận, tất cả lực lượng vũ trang từ chính quy đến dân binh ra trận, người già ra trận, phụ nữ ra trận, trẻ em cũng ra trận...

Kẻ thù không phải chỉ đối đầu với các binh chủng chính quy bừng bừng khí thế mà thực sự chúng phải đối đầu với cả một dân tộc được tổ chức và động viên đến cao độ. Nhìn ở góc độ đó, chưa từng có lực lượng vũ trang nào trên hành tinh này lại hùng hậu như Việt Nam.

Trước thử thách lớn này, có lẽ tất cả chúng ta hãy cùng nhau ôn lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".

câu 3: Em có biết di sản văn hóa nào thể hiện sự ảnh hưởng của văn hóa TQ, Ấn Độ ?

cậu vào đây nha!

-/hoi-dap/bai-5-an-do-thoi-phong-kien.1534/

xong rùi bạn tự tìm câu trả lời cho câu hỏi của bạn mk tìm rùi có đấy

câu 4: Hãy sưu tầm tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ? 

Kết quả hình ảnh cho Hãy sưu tầm tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ?

Kết quả hình ảnh cho Hãy sưu tầm tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ?

Kết quả hình ảnh cho Hãy sưu tầm tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ? - bạn tự tìm thêm nhé!

câu 5: Hãy sưu tầm về Liễn men trắng xanh thời nhà Minh

Kết quả hình ảnh cho Hãy sưu tầm về Liễn men trắng xanh thời nhà Minh

Kết quả hình ảnh cho Hãy sưu tầm về Liễn men trắng xanh thời nhà Minh

Kết quả hình ảnh cho Hãy sưu tầm về Liễn men trắng xanh thời nhà Minh

- câu này mk cũng ko hiểu rõ lắm nha!

26 tháng 4 2016

Theo mình biết 6 tỉnh đó là :

_ Phiên An

_ Biên Hòa

_ Định Tường

_Vĩnh Long

_ An Giang

_ Hà Tiên

6 tháng 10 2016

1.Nhà Thờ lớn Hà Nội

  Nhà thờ đá Phát Diệm

 Nhà thờ Phú Nhai 

Nhà thờ Phủ Cam 

Nhà thờ chính tòa Nha Trang...

2.Có vì :

-, Nó bao hàm sự nở rộ của các nền văn học tiếng Latin cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sự phục hồi việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập.

-Trong chính trị, nó  đã đóng góp vào sự phát triển những hiệp ước ngoại giao, và trong khoa học là một sự quan tâm lớn hơn tới quan sát thực nghiệm.

 

 

 

3 tháng 10 2016

 

1 ko biết

2.có. bởi vì văn hóa phục hưng nhằm khôi phục những nét của thời cổ đại đã mất .Nhằm ổn định tại nền văn hóa , kinh tế , đất nước.

 

 

31 tháng 10 2023

Các công trình kiến trúc của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á hiện nay đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. Một số công trình nổi tiếng bao gồm:

  1. Tháp Chàm ở Việt Nam: Được xây dựng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13, Tháp Chàm là một ví dụ điển hình cho kiến trúc Chăm, một dân tộc có ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

  2. Angkor Wat ở Campuchia: Là một trong những công trình kiến trúc đáng ngưỡng mộ nhất thế giới, Angkor Wat có kiến trúc Hindu và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ.

  3. That Luang ở Lào: Đền That Luang là biểu tượng quốc gia của Lào và có kiến trúc Phật giáo, cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

  4. Shwedagon Pagoda ở Myanmar: Là một trong những ngôi đền Phật giáo quan trọng nhất ở Myanmar, Shwedagon Pagoda có kiến trúc đặc trưng và cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

Các công trình này đều mang trong mình những đặc điểm kiến trúc và điêu khắc đặc trưng của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.

3 tháng 10 2016

Câu 1: Lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc là những cuộc xung đột, chiến tranh, từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là các sự kiện nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Những xung đột đó được biết đến từ những truyền thuyết truyền miệng thời xa xưa, như truyền thuyết thời Hồng Bàng, quốc gia Văn Lang của Hùng Vương phải phòng vệ trước sự xâm lược của nhà Ân.

Nhà Tần sau khi thôn tính các quốc gia Trung Nguyên đã tiếp tục tràn xuống phía nam sông Trường Giang, xâm chiếm lãnh thổ các bộ lạc Bách Việt trong đó có Âu Lạc, Thục Phán đã lãnh đạo thành công cuộc chiến 10 năm bảo vệ lãnh thổ (218-208 TCN), nhưng sau đó bị mắc bẫy nên mất quyền cai trị đất nước vào tay nhà Triệu năm 179 TCN (hoặc 207 TCN). Từ đây vùng lãnh thổ độc lập của người Việt phải chịu tình trạng thuộc địa của các triều đại phương bắc Trung Quốc trong 10 thế kỷ (179 TCN- 905 hoặc 111 TCN - 905).[1] Các triều đại của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ thuộc Việt Nam ngày nay là Tây Hán (111 TCN-9),Tân (9-23), Đông Hán (23-220) (gián đoạn 40-43 khởi nghĩa Hai Bà Trưng), Đông Ngô (222-280), Tây Tấn (280-316), Đông Tấn (317-420), Lưu Tống (420-479), Nam Tề (479-502), Lương (502-557), Trần (557-589), Tùy (581-619), Đường(618-905).

Người Việt giành được độc lập tự chủ, kết thúc thời kì Bắc thuộc có thể từ năm 905 khi Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ, hay năm 938 khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán. Người Việt giành được tự chủ cho mình, nhưng trong suốt hơn 1000 năm tiếp theo cho đến hiện tại xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia.

 

12 tháng 10 2016

ban copy cau nay o wikipedia ak

5 tháng 2 2017

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn


Hơn bảy trăm năm trước, cả Á, Âu đang trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm về cái hoạ Tác-ta (giặc Mông), khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn phá hết nước này sang nước khác. Từ Thái Bình Dương đến tận bên bờ Địa Trung Hải khắp Á, Âu chưa có một danh tướng nào cản được. Giáo hoàng La Mã sợ hãi đến nỗi "... tuỷ khô, thân gầy, sức kiệt". Người Đức hằng ngày cầu nguyện: "Xin chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ Tác-ta!" Vó ngựa của chúng tới đâu cỏ cây đều không mọc được. Vậy mà ở miền đông nam Châu Á lũ giặc Tác-ta ấy đã phải kinh hồn, lạc phách trước ý chí chiến đấu và tài nghệ quân sự tuyệt vời của quân dân Đại Việt dưới sự chỉ đạo thiên tài của Quốc công tiết chế, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Công lao to lớn của người, ba lần tổng chỉ huy quân dân Đại Việt cản phá quân Nguyên - Mông hung bạo, đánh cho chúng thất điên bát đảo. Trấn nam vương Thoát Hoan phải chui vào ống đồng có người kéo qua biên ải mới thoát chết.

Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải

Trần Quang Khải (1240-1294) là con trai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) và Hoàng hậu Thuận Thiên.

Năm 1258 được phong tước Chiêu Minh Đại vương, khi 18 tuổi. Năm 1274, ông được giao chức Tướng quốc Thái uý. Năm 1282, dưới triều vua Trần Nhân Tông được cử làm Thượng tướng Thái sư, nắm toàn quyền nội chính.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và lần thứ ba, Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai, sau Quốc Công tiết chế Trần Quốc Tuấn và lập nhiều chiến công lớn. Trần Quang Khải đã chỉ huy đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và những trận then chốt nhằm khôi phục kinh đô Thăng Long vào cuối tháng 5/1285.

Trận đại thắng Chương Dương đã mở đường cho quân ta tiến nhanh đến thắng lợi cuối cùng, quét sạch giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi.

Chiêu văn Đại vương Trần Nhật Duật

Trần Nhật Duật (1253-1330) con trai thứ tư của Trần Thái Tông và Hoàng hậu Thuận Thiên. Từ bé đã nổi tiếng là ông Hoàng hiếu học và "sớm lộ thiên tài, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người".

Do miệt mài rèn luyện mà Trần Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng, uy tín và tiếng tăm của ông vang dội ra cả nước ngoài. Học tiếng Tống và tiếng Chiêm Thành, ông chẳng những chỉ sử dụng thành thạo các ngôn ngữ ấy mà còn am hiểu cả phong tục, tập quán của họ. Đối với các dân tộc trong nước, ông không chỉ hiểu tiếng mà còn hiểu cả về người.

Mới ngoài 20 tuổi, Trần Nhật Duật đã được vua Trần Nhân Tông giao đặc trách những công việc về các dân tộc có liên quan. Nhà vua thán phục, có lần nói đùa: "Chiêu Văn Vương có lẽ không phải người Việt mà là hậu thân của giống Phiên, Man". Tiếp xúc với các sứ thần triều Nguyễn, có lần Trần Nhật Duật vui vẻ, tự nhiên trò chuyện suốt cả một ngày, khiến cho sứ Nguyên khăng khăng cho rằng Trần Nhật Duật là người Hán ở Chân Định (gần Bắc Kinh) sang làm quan bên Đại Việt.

Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư

Trần Khánh Dư là con Thượng tướngTrần Phó Duyệt, nhân có công đánh giặc Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất được vua Trần Thái Tông nhận làm con nuôi và phong đến chức Phiên kỵ tướng quân rồi đến chức Thượng vị hầu. Sau Trần Khánh Dư mắc tội, bị triều đình giáng xuống làm dân thường phải đi bán than để kiếm sống ở Chí Linh.

Trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2, ông được vua Trần Thánh Tông phục chức, được phong là Phó đô tướng quân.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3, Trần Khánh Dư chịu trách nhiệm giữ vùng bờ biển, không chặn nổi thuỷ quân giặc, để chúng qua được cửa An Bang tiến về Vạn Kiếp, Thượng hoàng được tin, sai Trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh trị tội. Trần Khánh Dư xin với Trung sứ: "Lấy quân pháp mà xử, tôi xin cam chịu tội, nhưng xin khất hai ba ngày để mưu lập công rồi về chịu búa rìu cũng chưa muộn". Trung sứ theo lời.

Trần Khánh Dư liệu biết quân giặc đi qua, thuyền vận tải chở nặng tất theo sau, nên thu thập tàn quân đón chúng. Chẳng bao lâu thuyền vận tải quả nhiên đến, ông đưa quân ra đánh, lấy được lương thực, khí giới và bắt được tù binh nhiều không kể xiết, còn bao nhiêu thì đánh đắm xuống biển. Tướng giặc Trương Văn Hổ phải xuống chiếc thuyền con chạy trốn về đảo Hải Nam mới thoát chết.
Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng

Trần Bình Trọng vốn là hậu duệ của vua Lê Đại Hành, cha ông làm quan dưới triều vua Trần Thái Tông, có nhiều công lao được nhà vua ban quốc tính (họ Trần).

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2, ông đánh nhau với giặc ở bãi Đà Mạc (tức Thiên Mạc, nay là bãi Mạn Trù).

ông chiến đấu rất ngoan cường nhưng giặc quá đông bao vây vòng trong vòng ngoài, cuối cùng chúng bắt được ông.