Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hành động dũng cảm của em Lê Thành Đạt (lớp 7C trường THCS Phan Đình Giót, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng về lòng dũng cảm, được nhiều bạn bè cảm phục.
Chúng tôi tìm đến gặp cậu học trò Lê Thành Đạt khi em đang học tại trường. Cứ nghĩ cậu học trò lớp 7 cứu được bạn học sinh lớp 9 phải khá to con, nhưng ngược lại, Đạt có thân hình nhỏ nhắn hơn bạn bè cũng trang lứa. Em chỉ cao 1m35 và nặng hơn 30 kg.
Đạt ngại ngùng kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện cứu bạn. Hôm đó vào khoảng hơn 6h30 ngày 6/10, trời mưa lớn trong nhiều ngày khiến các sông hồ tại xã Cẩm Quan nước dâng cao.
Do đây là khu vực nằm trũng, thêm vào đó nước từ các xã thượng nguồn đổ về nên tại khu vực cầu Tráo nước dâng cao gần 1 bánh xe, lấp luôn cả lòng cầu. Đây cũng là con đường đến trường của Đạt và nhiều học sinh khác.
Em Lê Thành Đạt có dáng người nhỏ nhưng cứu được bạn học sinh lớp 9
Sáng hôm đó, Đạt và chị gái là Lê Thị Diễm đến trường cùng bạn gái là Lê Thị Thơm (lớp 9C). Thơm đạp xe đi trước sát với mép cầu nên bị nước cuốn trôi cả người và xe ra xa cầu gần 2m.
Nhìn thấy bạn bị nước cuốn, Đạt bỏ cặp lại rồi vội vàng lao theo. Do nước chảy xiết, lại nhỏ con hơn bạn nên Đạt quyết định bơi ra phía sau, nắm lấy áo mưa của bạn rồi kéo bạn lên bờ.
Đưa bạn lên đến bờ Đạt cũng mệt nhoài nhưng vẫn cố gắng động viên bạn khỏi sợ hãi trong khi bản thân cũng đang run vì thoát nạn trong tích tắc.
Chia sẻ về khoảnh khắc ấy, Đạt cho biết: "Nhà em ở gần sông nên em biết bơi từ lúc học lớp 1. Khi thấy bạn bị nước cuốn, em cũng thấy rất sợ hãi vì nước chảy rất mạnh. Nhưng em sợ bạn gặp nguy nên chỉ biết nhảy xuống thật nhanh để đưa bạn vào bờ".
Đưa Thơm lên bờ, Đạt và chị lại tiếp tục đến trường nhưng do quần áo ướt sũng nên Đạt nhờ bạn xin cô giáo nghỉ học với lý do... bị ngã xuống nước.
Đến chiều cùng ngày, nước rút, chiếc xe đạp của em Lê Thị Thơm mới được người dân trong làng đưa lên. Cũng trong buổi chiều, gia đình Thơm đến cám ơn Đạt, lúc này mọi người trong nhà mới biết chuyện.
“Ngày hôm đó, nhiều học sinh cũng xin nghỉ học vì mưa to đường ngập.. Lúc đầu thấy các em báo cáo lại tôi cũng nghĩ Đạt nghỉ học cũng do vậy. Sau này, nhiều học sinh ở đó chứng kiến về kể lại ban giám hiệu nhà trường mới biết”, cô giáo Nguyễn Thị Hường – tổng phụ trách đội nhà trường cho biết.
Trước hành động dũng cảm đó, BGH nhà trường đã tổ chức tuyên dương Đạt trước toàn trường.
Ban Thường vụ Huyện đoàn Cẩm Xuyên đã tặng giấy khen và đang làm hồ sơ đề nghị Ban Bí thư TW Đoàn, Ban thi đua - khen thưởng TW Đoàn, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh xem xét tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho em Lê Thành Đạt.
Đạt là con út trong gia đình có 3 chị em. Cuộc sống của gia đình khá khó khăn nhưng bố mẹ Đạt luôn cố gắng để các con học hành đầy đủ. Không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ, kết quả học tập của Đạt luôn ở nhóm đầu trong lớp, Đạt cũng năng nổ tham gia nhiều hoạt động của trường lớp.
Cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Hồng tự hào khi nhắc đến cậu học trò nhỏ: “Trong lớp Đạt là lớp phó học tập rất gương mẫu. Các giờ học Đạt rất hăng say phát biểu, xây dựng bài. Em học khá toàn diện các môn nên bộ môn nào thầy cô đều có ấn tượng tốt về Đạt. Em đặc biệt có niềm đam mê với môn Toán, bên cạnh đó em còn có năng khiếu về đàn organ. Chỉ mới làm quen với cây đàn nhưng hè vừa qua, Đạt đã dành được học bổng của trường Cao đẳng Văn hóa Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) dành cho học sinh có năng khiếu”
Tháng 8 năm 1942, trên đường đi công tác từ Cao Bằng sang Trung Quốc, Bác Hồ đã bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam và bị giải qua mấy chục nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Chính trong thời gian bị tù đày này Bác Hồ đã viết tập thơ Ngục trung nhật ký (Nhật kí trong tù) với hơn một trăm bài thơ. Đọc tập thơ này, chúng ta thấy rất rõ tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác Hồ kính yêu.
Cuộc sống trong tù rất gian khổ. Bác đã ghi lại nỗi gian khổ đó trong nhiều bài thơ như: Cơm tù, Cái cùm, Giải đi sớm. Ghẻ lở, Bốn tháng rồi... Qua các bài thơ này ta thấy Bác đã bị xích xiềng, bị bệnh tật, bị đói khát:
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ
Cho nên
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thỏm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân
Tuy nhiên, giữa chốn địa ngục ở trần gian ấy, Bác vần giữ vững được tinh thần lạc quan, yêu đời, tin tưởng đó thể hiện ở thái độ ung dung ngắm trăng:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Ở tư thế hào hứng đón nhận cảnh bình minh:
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn quét sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng
Bác suy nghĩ về hoàn cảnh bị giam cầm của mình và thấy:
Ví không có cảnh đông tàn
Làm sao có cảnh huy hoàng ngày xuân?
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng
Bác coi gian khó, tù đày cũng như mùa đông lạnh giá. Mùa đông lạnh giá rồi cũng sẽ qua đi và mùa xuân rực rỡ tươi đẹp sẽ tới. Những ngày tối tăm tù ngục rồi cũng sẽ qua đi. Sẽ có ngày Bác lại được tự do đấu tranh cho cách mạng dân tộc và nhất định Người sẽ cùng cả đất nước Việt Nam đi tới thắng lợi như đi tới một mùa xuân mới.
Đó chính là lòng lạc quan, yêu đời, tin tưởng ở thắng lợi của Bác Hồ. Thực tế thắng lợi lớn lao của nhân dân Việt Nam đã chứng tỏ tinh thần lạc quan, tin tưởng của Người là có cơ sở thật vững chắc. Mỗi chúng ta đều cần phải học tập tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác để tiến lên.
Tháng 8 năm 1942, trên đường đi công tác từ Cao Bằng sang Trung Quốc, Bác Hồ đã bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam và bị giải qua mấy chục nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Chính trong thời gian bị tù đày này Bác Hồ đã viết tập thơ Ngục trung nhật ký (Nhật kí trong tù) với hơn một trăm bài thơ. Đọc tập thơ này, chúng ta thấy rất rõ tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác Hồ kính yêu.
Cuộc sống trong tù rất gian khổ. Bác đã ghi lại nỗi gian khổ đó trong nhiều bài thơ như: Cơm tù, Cái cùm, Giải đi sớm. Ghẻ lở, Bốn tháng rồi... Qua các bài thơ này ta thấy Bác đã bị xích xiềng, bị bệnh tật, bị đói khát:
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ
Cho nên
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thỏm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân
Tuy nhiên, giữa chốn địa ngục ở trần gian ấy, Bác vần giữ vững được tinh thần lạc quan, yêu đời, tin tưởng đó thể hiện ở thái độ ung dung ngắm trăng:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Ở tư thế hào hứng đón nhận cảnh bình minh:
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn quét sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng
Bác suy nghĩ về hoàn cảnh bị giam cầm của mình và thấy:
Ví không có cảnh đông tàn
Làm sao có cảnh huy hoàng ngày xuân?
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng
Bác coi gian khó, tù đày cũng như mùa đông lạnh giá. Mùa đông lạnh giá rồi cũng sẽ qua đi và mùa xuân rực rỡ tươi đẹp sẽ tới. Những ngày tối tăm tù ngục rồi cũng sẽ qua đi. Sẽ có ngày Bác lại được tự do đấu tranh cho cách mạng dân tộc và nhất định Người sẽ cùng cả đất nước Việt Nam đi tới thắng lợi như đi tới một mùa xuân mới.
Đó chính là lòng lạc quan, yêu đời, tin tưởng ở thắng lợi của Bác Hồ. Thực tế thắng lợi lớn lao của nhân dân Việt Nam đã chứng tỏ tinh thần lạc quan, tin tưởng của Người là có cơ sở thật vững chắc. Mỗi chúng ta đều cần phải học tập tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác để tiến lên.
Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp lều tranh và một cây khế đang sãi trĩu quả. Thì ra, là câu chuyện “ Cây khế”. Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc, được mấy năm thì bộ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Ỷ thế còn có vợ con ngừi anh chiếm hết tài sản chỉ để lại mọt túp lều và cây khế. người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hêt trái này đến trái khác.
Người em thấy vậy sôt ruột lắm, bèn nói với chim:
“Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu”
Thấy vậy chim bèn nói:
“Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”
Theo đúng lời của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh.Đến đo người em lếy đầy túi ba gang rồi theô chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả.
Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh lền đổi cả gia tài lấy cây khế. Ngày nào anh cúng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quae, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi con chim lạ.
Một hôm, vợ chồng ngườ anh thấy một con chim rất to đậu trên cây khế ăn quả. Sự việc diến ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người. người anh ì ạch vác túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Vì nặng quá nên chim phải vỗ cánh ba lần mới bay lên được. Lúc bay qua biển, một luồng gió mạnh làm chim lảo đảo hất người anh và túi vàng xuống biển. Đúng theo câu tục ngữ “Tham thì thâm”. Đây cũng là bài học cho mọi người không nên tham lam ích kỉ.
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
Ta đang là vua của đất nước Khơ-me rộng lớn và tươi đẹp. Vốn ta không phải con cháu dòng dõi vương giả gì, chỉ nhờ vào tính trung thực mà ta đã có được ngôi vị như ngày hôm nay. Chuyện là:
Hồi ấy, vương quốc Khơ-me nơi ta sinh sống do một vị vua anh minh cai quản. Sau bao nhiêu năm, vị vua ấy tuổi đã cao, người đã yếu, không đủ sức cai trị giang sơn. Ngài lại không có con trai nên phải tìm người nối ngôi. Ngài phát cho mỗi người dân trong vương quốc một thúng thóc, sai họ đưa về gieo trồng và giao hẹn ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không nộp thóc sẽ bị trừng phạt. Lúc ấy, ta cũng rất háo hức mang số thóc được phát ấy về nhà chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ, mong thóc nảy mầm để mình được lựa chọn làm hoàng đế. Nhưng thật kì lạ, dù ta bỏ bao nhiêu công chăm bẵm, tưới tắm mà những hạt thóc vẫn gan lì, không chịu nảy mầm. Ta buồn lắm mà không biết làm thế nào. Những nguời bạn khác của ta không hề quan tâm đến chuyện này, họ chỉ chờ đến ngày vua hẹn để mang những bao thóc đầy đã có sẵn trong kho ra dâng vua. Ta không thể đồng ý với việc làm đó của họ.
Ngày hẹn đã đến, mọi người trong vương quốc nô nức kéo đến kinh thành, đằng sau là những xe thóc vàng ươm, đầy ăm ắp. Ai cũng lớn tiếng khoe ta đây đã tận tâm chăm sóc nên mới có nhiều thóc lúa như vậy. Ta rất buồn và lo sợ mình đến tay không. Đắn đo suy nghĩ rất lâu, cảm thấy không thể dối gạt nhà vua, ta bèn quỳ trước mặt ngài mà nói:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Ta tưởng mình nói xong câu đó sẽ phải chịu một hình phạt nặng nề với tội danh làm trái ý vua. Nhưng lạ thay, nhà vua không hề tức giận, ngài còn hiền từ cười với ta và đưa tay đỡ ta dậy.
- Con tên là gì? Ngài hỏi.
Thấy thái dộ kì lạ của vua, mạnh dạn ta trả lời:
- Dạ! Muôn tâu bệ hạ, thần tên là Chôm. Thần đã cố gắng hết sức để chăm sóc thóc giống Bệ hạ ban nhưng không hiểu sao chúng không thể nảy mầm. Thần đáng tội chết ạ!
Ta vừa dứt lời, nhà vua cười lớn và phán:
- Không! Con không có tội. Trước khi phát thóc ta đã luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những se thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Ta và những người có mặt ở đấy vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết vì cớ gì mà nhà vua lại làm vậy. Trước khi kịp nghĩ ra thì nhà vua lại lên tiếng:
- “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này”. Ngài vừa nói vừa chỉ vào ta. Lúc ấy ta cảm thấy sung sướng vô cùng. Tưởng đâu mình đã chết vì tội khi quân, ngờ đâu ta lại là người được nhà vua truyền lại ngôi báu. Quả là đời có nhiều việc không thể ngờ tới. Chỉ cần có lòng dũng cảm và tính trung thực một chú bé nghèo như Chôm ta lại có ngày trở thành một vị vua cai quản đất nước Khơ-me rộng lớn.
Ta đang là vua của đất nước Khơ-me rộng lớn và tươi đẹp. Vốn ta không phải con cháu dòng dõi vương giả gì, chỉ nhờ vào tính trung thực mà ta đã có được ngôi vị như ngày hôm nay. Chuyện là:
Hồi ấy, vương quốc Khơ-me nơi ta sinh sống do một vị vua anh minh cai quản. Sau bao nhiêu năm, vị vua ấy tuổi đã cao, người đã yếu, không đủ sức cai trị giang sơn. Ngài lại không có con trai nên phải tìm người nối ngôi. Ngài phát cho mỗi người dân trong vương quốc một thúng thóc, sai họ đưa về gieo trồng và giao hẹn ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không nộp thóc sẽ bị trừng phạt. Lúc ấy, ta cũng rất háo hức mang số thóc được phát ấy về nhà chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ, mong thóc nảy mầm để mình được lựa chọn làm hoàng đế. Nhưng thật kì lạ, dù ta bỏ bao nhiêu công chăm bẵm, tưới tắm mà những hạt thóc vẫn gan lì, không chịu nảy mầm. Ta buồn lắm mà không biết làm thế nào. Những nguời bạn khác của ta không hề quan tâm đến chuyện này, họ chỉ chờ đến ngày vua hẹn để mang những bao thóc đầy đã có sẵn trong kho ra dâng vua. Ta không thể đồng ý với việc làm đó của họ.
Ngày hẹn đã đến, mọi người trong vương quốc nô nức kéo đến kinh thành, đằng sau là những xe thóc vàng ươm, đầy ăm ắp. Ai cũng lớn tiếng khoe ta đây đã tận tâm chăm sóc nên mới có nhiều thóc lúa như vậy. Ta rất buồn và lo sợ mình đến tay không. Đắn đo suy nghĩ rất lâu, cảm thấy không thể dối gạt nhà vua, ta bèn quỳ trước mặt ngài mà nói:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Ta tưởng mình nói xong câu đó sẽ phải chịu một hình phạt nặng nề với tội danh làm trái ý vua. Nhưng lạ thay, nhà vua không hề tức giận, ngài còn hiền từ cười với ta và đưa tay đỡ ta dậy.
- Con tên là gì? Ngài hỏi.
Thấy thái dộ kì lạ của vua, mạnh dạn ta trả lời:
- Dạ! Muôn tâu bệ hạ, thần tên là Chôm. Thần đã cố gắng hết sức để chăm sóc thóc giống Bệ hạ ban nhưng không hiểu sao chúng không thể nảy mầm. Thần đáng tội chết ạ!
Ta vừa dứt lời, nhà vua cười lớn và phán:
- Không! Con không có tội. Trước khi phát thóc ta đã luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những se thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Ta và những người có mặt ở đấy vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết vì cớ gì mà nhà vua lại làm vậy. Trước khi kịp nghĩ ra thì nhà vua lại lên tiếng:
- “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này”. Ngài vừa nói vừa chỉ vào ta. Lúc ấy ta cảm thấy sung sướng vô cùng. Tưởng đâu mình đã chết vì tội khi quân, ngờ đâu ta lại là người được nhà vua truyền lại ngôi báu. Quả là đời có nhiều việc không thể ngờ tới. Chỉ cần có lòng dũng cảm và tính trung thực một chú bé nghèo như Chôm ta lại có ngày trở thành một vị vua cai quản đất nước Khơ-me rộng lớn.
Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Nhưng dì ghẻ của Tấm là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.
Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: - "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!".
Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủnh đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:
- Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.
Bấy giờ Tôi đang ngồi trên tòa sen. Bỗng nghe tiếng khóc của Tấm liền hiện xuống hỏi:
- Con làm sao lại khóc?
Tấm kể sự tình cho Tôi nghe. Tôi bảo:
- Thôi con hãy nín đi! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?
Tấm nhìn vào giỏ rồi nói:
- Chỉ còn một con cá bống.
- Con đem con cá bống ấy về nhà thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn, con nhớ gọi như thế này:
Bống bống, bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
không gọi đúng như thế nó không lên, con nhớ lấy!
Nói xong là Tôi biến mất. Tấm theo lời Tôi thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày một lớn lên trông thấy.
Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình. Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe.
Tối hôm ấy mụ dì ghẻ bảo Tấm sáng mai dậy sớm chăn trâu, và dặn:
- Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.
Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà mẹ con con Cám mang bát cơm ra giếng, cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi. Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước. Mẹ con Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về làm thịt.
Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn uống xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng. Tấm gọi mãi nhưng chẳng thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy một cục máu nổi lên mặt nước. Biết có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Tôi lại hiện lên, hỏi:
- Con làm sao lại khóc?
Tấm kể sự tình cho Tôi nghe, Tôi bảo:
- Con bống của con người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi. Rồi về nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm.
Tấm trở về theo lời dặn của Tôi đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, bảo Tấm:
- Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!
Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì được xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn.
°
° °
Ít lâu sau, nhà vua mở hội luôn mấy đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài. Sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm:
- Con hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi có đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở, về không có gì để thổi cơm dì đánh đó.
Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường, Tấm ngồi nhặt một lúc mà chỉ mới được một nhúm, nghĩ rằng không biết bao giờ mới nhặt xong, buồn bã, bèn khóc một mình. Giữa lúc ấy Tôi hiện lên, hỏi:
- Con làm sao lại khóc?
Tấm chỉ vào cái thúng, thưa:
- Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.
Tôi bảo:
- Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp.
- Nhưng ngộ chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn.
- Con cứ bảo chúng thế này:
Rặt rặt (tức chim sẻ) xuống nhặt cho tao
Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết[1]
thì chúng sẽ không ăn của con đâu.
Tự nhiên ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Tôi lại hỏi:
- Con làm sao còn khóc nữa?
- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.
- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.
Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.
Tấm mừng qua vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.
Giữa lúc ấn thì đoàn xa giá cũng vừa tiến đến chỗ lội. Hai con voi ngự dẫn đầu đoàn đến đây tự nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống nước thử tìm xem; họ nhặt ngay được chiếc giày thêu của Tấm đánh rơi lúc nãy. Vua ngắm nghía chiếc giày không chán mắt, bụng bảo dạ: - "Chà, một chiếc giày thật xinh! Người đi giày này hẳn phải là trang tuyệt sắc".
Lập tức vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xe hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các vô chen nhau đến chỗ thử giày. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm thử một tý cầu may. Nhưng chả có một chân nào đi vừa cả. Mẹ con con Cám cũng trong số đó. Khi Cám và dì ghẻ bước ra khỏi lầu thì gặp Tấm. Cám mách mẹ:
- Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy!
Mụ dì ghẻ của Tấm bĩu môi:
- Con nỡm!
Chuông khánh còn chả ăn ai,
Nữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bờ tre.
Nhưng khi Tấm đặt chân vào giày thì vừa như in. Nàng mở khăn lấy chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước nàng vào cung. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con con Cám.
nguồn : sachhayonline
Tôi vốn là một nhà sư tu luyện nhiều năm trên đỉnh Thiên Sơn. Nhờ chuyên tâm tu luyện mà tôi có thể đi mây về gió để cứu khổ cứu nạn cho những ai gặp khó khăn. Ấy vậy nên mọi người xem tôi như vị thần cai quản hạ giới và kính cẩn gọi tôi là Bụt. Trong một lần đang cưỡi mây du ngoạn, tôi nghe thấy tiếng khóc nức nở của một cô thôn nữ...
- Nàng Tấm kể lại là đã bắt được một giỏ tôm tép đầy. Nhưng vì trót dại nghe theo lời cô em tên Cám nên đã lội xuống ao sâu tắm rửa nên đã mất hết cả giỏ
- Trong lúc nàng đang tập trung khóc, tôi lén bỏ vào trong giỏ nàng 1 con cá bống. Sau đó tôi dặn nàng đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi và tặng nàng câu gọi cửa miệng tôi vẫn hay dùng khi cho bống ăn.
- Về núi, tôi dùng giếng nước xem lai lịch của nàng, biết được nàng sớm mồ côi mẹ, cha tái giá và ko bao lâu cũng qua đời. Nàng sống với mẹ con dì ghẻ và hàng ngày đều phải làm việc cật lực hầu hạ mẹ con hai người ấy.
- Một thời gian sau, tôi lại nghe thấy nàng bật khóc.
- Sau một hồi nàng tường tận kể sự tình, tôi hiểu ra mẹ con nhà Cám đã làm thịt nó
- Vẫn có một chút nghi ngờ về nàng, tôi bảo nàng đi tìm xương bống để ktra xem tấm chân tình của nàng.
- Và khi thấy nàng thực tâm, tôi đã nhờ bạn gà đến giúp sức
- Vào một ngày đẹp trời, tôi dạo ngang qua cung cấm nghe vua đang ra lệnh viết chiếu chỉ mở hội. Lúc ấy, tôi nảy ra ý định tặng nàng Tấm một bộ trang phục. Tôi đã nhờ mẹ thiên nhiên làm nó. Và âm thầm đặt bộ y phục và một bạn ngựa thần vào những cái lọ mà tôi đã dặn với nàng trc đây.
- Tôi đã có mặt ở nhà nàng vào thời điểm hai mẹ con Cám vừa đi dự hội. Nhờ đó, tôi đã nhờ các bạn sẻ đến giúp nàng nhặt thóc và gạo để nàng có thể tham gia hội đúng giờ. Tôi đã tặng nàng câu thơ về sẻ để giúp nàng yên tâm. Và ko quên nhắc nàng đi đào lọ để nhận quà
- Vì được tôi dặn trc, khi đi ngang qua cầu đá, ngựa thần đã cố tình làm rơi đôi hài xuống nước. Và cả voi ngự của nhà vua giả vờ ko chịu bước tiếp cũng do tôi sắp xếp
- Đúng như dự định, nhà vua đã nhặt được chiếc hài ấy. Và đấng minh quân đã mê mẩn nó đến mức mở hội thử giày kén vợ. Và chủ nhân của nó đã đi vừa
- Tôi thầm chúc phúc cho nàng và nhân đêm tân hôn, tôi tặng nàng món quà cuối cùng. Đó là bốn lần hồi sinh theo ý thích nhưng ko đánh mất kí ức.
- ....
Bụt nhìn qua giếng thần để theo dõi hoạt động của Tấm nhưng toàn quyền cho nàng quyết định cuộc sống của chính mình.
P/s: Cái kết của câu chuyện này đúng của nó là nàng Tấm tha thứ cho Cám, mẹ con Cám hối lỗi và hai chị em cùng chung sống với vua. Hằng năm, hai người thường về thăm mẹ của Cám. Đến lúc bà đau yếu sắp qua đời, hai người thay phiên nhau về chăm sóc.... ^^
Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.
Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.
- Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?
- Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?
Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:
- Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:
Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...
Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.
Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.
Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.
- Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?
- Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?
Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:
- Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:
Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...
Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.
kham khảo
Nhà em có người mới ở nước ngoài về (cô, dì, chú, bác...) người đó tặng em một bộ đồ chơi lắp ráp ô tô rất đẹp. Hãy tả lại bộ đồ chơi đó
vào thống kê
hc tôt O_O chắc vại
Trước đây và bây giờ An-đrây-ca đã từng có một việc làm day dứt lương tâm của cậu.Để biết rõ hơn mời các bạn lắng nghe câu chuyện đó.Vài năm trước,An-đrây-ca có một người ông,ông của cậu bị một chứng bệnh rất nặng.Một buổi chiều nọ,ông của cậu nói với mẹ An-đrây ca:"Bố khó thở lắm !"...Mẹ liền thúc giục An-đrây-ca đi mua thuốc.Cậu bé vội vã chạy đi ngay,nhưng dọc đường cậu gặp những đứa bạn của mình đang chơi bóng đá rủ nhập cuộc.Chơi được một hồi,cậu sực nhớ ra lời mẹ dặn.Cậu vội chạy một mạch đến tiệm thuốc,nhưng...Đã quá muộn rồi,cậu chạy về,hốt hoảng khi thấy mẹ khóc nấc lên.Hóa ra ông đã qua đời,cậu ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết".Cậu oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:" Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà".Nhưng cậu lại không nghĩ thế,ngồi cạnh dưới gốc cây táo do ông vun trồng,cậu lại càng nức nở.Mãi sau này cậu vẫn nghĩ“Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
Thời thơ ấu của mỗi người là bến bờ tình yêu với biết bao nhiêu kỉ niệm. Những kỉ niệm đẹp đẽ lung linh đủ sắc màu đã ăn sâu vào trí nhớ của từng người. Đối với tôi, kỉ niệm sâu sắc nhất là ngày đầu tiên tôi bước chân vào Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm vì đó là ngày đầu tiên tôi được gặp người mẹ thứ hai của mình.
Khi mới qua khỏi cổng trường sơn xanh, tôi thấy sờ sợ vì bên trong có rất đông các bạn và các thầy cô giáo mới. Tôi níu chặt áo mẹ. Mẹ đang mải dỗ dành tôi thì cô xuất hiện, nhẹ nhàng, thướt tha trong bộ áo dài màu hồng phớt. Bây giờ, tôi thấy cô giống hệt một nàng tiên nhẹ nhàng bay tới. Cô cúi xuống, hỏi thăm tôi ân cần. Tôi bỗng cảm thấy mình rất tự tin, cảm giác lo sợ đã biến đâu mât. Cô tự giới thiệu với tôi tên cô là Thủy rồi dẫn tôi vào lớp.
Trong lớp, các bạn đang chơi đùa vui vẻ. Cô dẫn tôi về chỗ rồi đưa cho tôi một hộp bút màu và một tờ giấy trắng. Cô bảo: “Con hãy vẽ những gì mà con thích nhé!”. Trong bức tranh đầu tiên đó, tôi đã vẽ một cánh đồng toàn hoa cỏ và viết ở dưới là: “Tặng mẹ Thủy của con”. Cô đã rất cảm động và nói rằng cô sẽ giữ nó mãi mãi làm kỉ niệm. Tôi sẽ không bao giờ quên ánh mắt long lanh, hiền dịu của cô nhìn tôi lúc đó. Trong suốt năm năm học, tôi đã nhận được không biết bao nhiêu ánh mắt, nụ cười của các thầy cô nhưng ánh mắt cô Thủy có lẽ là bao dung, ân cần hơn tất cả. Trong suốt năm học ấy, tôi đã bao nhiêu lầm làm cô phải buồn, nhưng nhờ ánh mắt lúc thì nghiêm nghị, khi thì động viên, khích lệ mà tôi đã biết tự sửa chữa sai lầm để vươn lên. Sau này, khi tôi đã học lớp 4, lớp 5, mỗi lần gặp cô, tôi thấy ánh mắt cô vẫn dịu dàng, ân cần như ngày đầu tiên cô nhìn tôi trong ngày khai giảng năm nào.
Bây giờ, tuy đã lớn và đang học năm đầu tiên ở trường Trung học cơ sở, tôi vẫn nhớ về cô Thủy với những ánh mắt, nụ cười. Kỉ niệm về người mẹ thứ hai ấy là những kỉ niệm đẹp nhất trong thời học sinh của tôi.
@>@
Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua , bạn Hoa lớp 4B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động " nhặt được của rơi , trả lại người đánh mất " của bạn .
Theo lời thầy hiệu trưởng hôm đó kể lại thì ngày thứ năm của tuần trước , lớp 4B tan học sớm hơn các lớp khác . Và trên đường đi học về ( Tham khảo tiếp tại vndoc.vn )
Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé tên là Jack. Cậu sống với mẹ ở một ngôi nhà nhỏ trong làng. Gia đình Jack rất nghèo, tài sản duy nhất họ có là một con bò, mà nó đã già đến mức chẳng cho sữa được nữa. Một ngày kia, mẹ của Jack quyết định sẽ bán con bò đi. Mẹ bảo Jack mang con bò ra chợ phiên bán, cố gắng bán được giá tốt.
Trên đường đi ra chợ phiên, Jack gặp một ông già bí ẩn.Ông già nói:
– Ta sẽ đổi con bò của cháu lấy hạt đậu này.
– Sao cháu lại phải đổi cả con bò để lấy hạt đậu nhỏ xíu này?
– Đây không phải là hạt đậu thường đâu, mà là hạt đậu thần đó. Cháu hãy trồng nó vào tối nay và sáng mai nó sẽ mọc cao đến tận trời xanh.
– Điều này sao mà xảy ra được. Sao cháu phải tin lời ông chứ?
– Nếu lời ông nói mà không thành sự thật thì sáng mai ông sẽ trả lại con bò cho cháu
Jack không tin lời ông lão lạ mặt lắm, nhưng mà cậu cũng chả thấy mất gì nếu trao đổi với ông cả. Nên cậu đồng ý đổi con bò lấy hạt đậu thần như ông lão nói. Khi về nhà, mẹ cậu hỏi:
– Jack, con bán con bò được bao nhiêu tiền vậy?
– Con đã đổi nó lấy hạt đậu thần này mẹ ạ
– Sao vậy? Con dám đổi tài sản duy nhất nhà ta có lấy cái hạt đậu vô tích sự này sao? Sao con lại làm thế?
Mẹ của Jack rất giận dữ, bà mắng Jack và ném hạt đậu qua cửa sổ, hạt đậu rơi xuống khu vườn. Bà phạt Jack không được ăn tối hôm đó. Sáng hôm sau, khi Jack thức dậy và nhìn qua cửa sổ, cậu nhìn thấy một điều chưa bao giờ thấy trong đời. Một cái cây lạ lùng vươn lên cao tít đến tận trời xanh.
– Ôi, cái gì vậy?
– Có phải cây đậu thần của mình không?
Jack mừng rỡ trèo ra khỏi cửa sổ và nhảy sang cây đậu thần. “Ôi, lời của ông già đã trở thành sự thật rồi. Cây đã mọc đến tận trời cao rồi. Mình phải lên xem mới được”.
Jack tò mò leo lên trên cây. Leo mãi, leo mãi, cậu leo không ngừng. Leo đến hết ngày thì Jack đến tận trời. Trước mắt Jack lúc này là một khung cảnh kỳ diệu như trong mơ. giữa những đám mây trắng xóa là một tòa lâu đài nguy nga lộng lẫy. Jack mệt vì leo quá lâu, và cũng đói bụng vì cậu chưa ăn gì từ tối hôm qua, cậu gõ mạnh vào cánh cửa
– Xin chào, có ai ở đây không? Cháu có thể xin một ít đồ ăn được không ạ?
– Bỗng nhiên, cánh cửa lâu đài tự mở ra.
Jack ngạc nhiên, nhưng rồi cậu đánh bạo bước vào trong. Cảnh tượng bên trong rất lộng lẫy, đồ đạc sáng bóng. Jack đi đến căn bếp, cậu thấy có một lát bánh mì và một ít sữa. Cậu đói quá nên cầm lát bánh mì lên định ăn, thì cậu thấy có những tiếng động mạnh và cả tòa lâu đài rung lắc như trong cơn động đất vậy. Jack sợ hãi nấp dưới gầm bàn. Có một người khổng lồ dữ tợn bước vào phòng, trong tay ông ta có một túi vàng to. Hóa ra đây chính là lâu đài của người khổng lồ độc ác.
Người khổng lồ khịt mũi đánh hơi ầm ĩ. Fee, Fi, Fo, Fum, ta ngửi thấy có mùi người lạ. Hắn nhìn quanh tìm kiếm nhưng không thấy Jack vì chú quá bé và đang trốn dưới gầm bàn. Hắn tự nhủ “có lẽ đấy chỉ là mùi thịt gà tây mình ăn tối qua thôi”. Hắn ngáp dài mệt mỏi và quyết định đi ngủ. Người khổng lồ đặt túi vàng lên bàn rồi bỏ đi. Khi hắn ta ra khỏi phòng, Jack liền chui ra khỏi chỗ nấp và leo lên trên bàn. “Ôi, túi vàng mới to làm sao, mình sẽ giàu đây”.
Jack lấy túi vàng và nhảy khỏi cái bàn. Chú rón rén đi qua căn phòng, ra khỏi lâu đài của gã khổng lồ, và hết sức mang túi vàng đến chỗ cây đậu thần. Chú leo xuống cây đậu và mang túi vàng về cho mẹ. Chú kể với mẹ về chuyện cây đậu thần, về tòa lâu đài của gã khổng lồ và đưa mẹ xem túi vàng đã lấy được.
Vài hôm sau, Jack lại leo lên cây đậu thần để lên trên trời, quay lại chỗ tòa lâu đài hôm trước. Khi chú đang khám phá tòa lâu đài thì lại nghe thấy những bước chân rầm rầm của gã khổng lồ. Chú không kịp chạy đến nấp dưới gầm bàn, nên vội chui vào nấp trong tủ.Người khổng lồ mang một ổ gà mái ra trước cái tủ.
– Gà ơi, đẻ trứng vàng cho ta đi nào! Người khổng lồ nói. Úm ba la, trứng vàng nở ra.
Con gà kêu lên quang quác rồi mau mắn đẻ một quả trứng bằng vàng ròng. Người khổng lồ nhặt lấy quả trứng và đi ra khỏi phòng. Jack nhanh chóng ra khỏi chỗ nấp, chú lấy con gà và mang ra khỏi phòng, cố chạy thật nhanh trước khi người khổng lồ phát hiện ra. Jack mang con gà về nhà cho mẹ:
– Mẹ xem này, con gà này đẻ ra những quả trứng vàng thật đấy.
Chú bắt chước người khổng lồ nói “Gà ơi, đẻ trứng vàng cho ta đi nào! Úm ba la, trứng vàng nở ra”. Con gà kêu lên quang quác rồi lại đẻ ra một quả trứng bằng vàng ròng.
Mẹ Jack nói “jack, lấy trộm của người khác là không tốt đâu con. Con phải trao đổi một cách công bằng và sống lương thiện”
– Nhưng, mẹ xem, con gà này đẻ ra trứng vàng, mình sẽ không phải làm việc nữa mà vẫn đủ sống
Jack ngày càng trở nên tham lam, mỗi ngày chú lại quay lại tòa lâu đài và lấy trộm thêm nhiều đồ vật của người khổng lồ.
Một ngày kia, khi lẻn vào lâu đài, chú thấy người khổng lồ nói với cái đàn hạc:
– Úm ba la, hãy chơi nhạc cho ta.
Và cây đàn bỗng tự chơi những giai điệu du dương. Tiếng nhạc này làm ta buồn ngủ quá, ta phải đi ngủ thôi. Khi người khổng lồ về phòng ngủ, Jack lại trèo lên bàn và lấy trộm cây đàn hạc
Nhưng không ngờ, khi chú chạm tay vào cây đàn thì tiếng nhạc tự động vang lên. Cây đàn kêu lên: “ông chủ, ông chủ, có ai đang lấy trộm tôi”.
Nghe thấy tiếng cây đàn hạc kêu cứu, người khổng lồ thức dậy và bước ra khỏi phòng. Jack không kịp chạy trốn, cậu bị người khổng lồ bắt gặp với cây đàn trong tay.
– A, sao nhà ngươi dám ăn trộm cây đàn của ta? Chính là ngươi đã ăn trộm túi tiền vàng và con gà thần của ta, có đúng không?
Jack luồn qua chân người khổng lồ và cố sức chạy trốn. Người khổng lồ giận dữ đuổi theo. Jack sợ hãi trượt từ trên cây đậu xuống, cậu thấy tiếng gió rít bên tai mình. người khổng lồ cũng đang tụt xuống ngay sau lưng cậu.
Khi Jack chạm đất, cậu đi tìm ngay chiếc rìu và cố hết sức chặt cây đậu thần. Cây đậu bị đổ và ngã kềnh ra đất. Người khổng lồ bị tuột tay, rơi xuống đất và lăn ra chết.
Và Jack đã nhận được một bài học đích đáng, chú hiểu rằng không được tham lam lấy đồ của người khác, và phải lao động cần cù để có cuộc sống tốt đẹp.
Cậu bé Jack và cây đậu thần
Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé tên là Jack. Cậu sống với mẹ ở một ngôi nhà nhỏ trong làng. Gia đình Jack rất nghèo, tài sản duy nhất họ có là một con bò, mà nó đã già đến mức chẳng cho sữa được nữa. Một ngày kia, mẹ của Jack quyết định sẽ bán con bò đi. Mẹ bảo Jack mang con bò ra chợ phiên bán, cố gắng bán được giá tốt.
Trên đường đi ra chợ phiên, Jack gặp một ông già bí ẩn.Ông già nói:
– Ta sẽ đổi con bò của cháu lấy hạt đậu này.
– Sao cháu lại phải đổi cả con bò để lấy hạt đậu nhỏ xíu này?
– Đây không phải là hạt đậu thường đâu, mà là hạt đậu thần đó. Cháu hãy trồng nó vào tối nay và sáng mai nó sẽ mọc cao đến tận trời xanh.
– Điều này sao mà xảy ra được. Sao cháu phải tin lời ông chứ?
– Nếu lời ông nói mà không thành sự thật thì sáng mai ông sẽ trả lại con bò cho cháu
Jack không tin lời ông lão lạ mặt lắm, nhưng mà cậu cũng chả thấy mất gì nếu trao đổi với ông cả. Nên cậu đồng ý đổi con bò lấy hạt đậu thần như ông lão nói. Khi về nhà, mẹ cậu hỏi:
– Jack, con bán con bò được bao nhiêu tiền vậy?
– Con đã đổi nó lấy hạt đậu thần này mẹ ạ
– Sao vậy? Con dám đổi tài sản duy nhất nhà ta có lấy cái hạt đậu vô tích sự này sao? Sao con lại làm thế?
Mẹ của Jack rất giận dữ, bà mắng Jack và ném hạt đậu qua cửa sổ, hạt đậu rơi xuống khu vườn. Bà phạt Jack không được ăn tối hôm đó. Sáng hôm sau, khi Jack thức dậy và nhìn qua cửa sổ, cậu nhìn thấy một điều chưa bao giờ thấy trong đời. Một cái cây lạ lùng vươn lên cao tít đến tận trời xanh.
– Ôi, cái gì vậy?
– Có phải cây đậu thần của mình không?
Jack mừng rỡ trèo ra khỏi cửa sổ và nhảy sang cây đậu thần. “Ôi, lời của ông già đã trở thành sự thật rồi. Cây đã mọc đến tận trời cao rồi. Mình phải lên xem mới được”.
Jack tò mò leo lên trên cây. Leo mãi, leo mãi, cậu leo không ngừng. Leo đến hết ngày thì Jack đến tận trời. Trước mắt Jack lúc này là một khung cảnh kỳ diệu như trong mơ. giữa những đám mây trắng xóa là một tòa lâu đài nguy nga lộng lẫy. Jack mệt vì leo quá lâu, và cũng đói bụng vì cậu chưa ăn gì từ tối hôm qua, cậu gõ mạnh vào cánh cửa
– Xin chào, có ai ở đây không? Cháu có thể xin một ít đồ ăn được không ạ?
– Bỗng nhiên, cánh cửa lâu đài tự mở ra.
Jack ngạc nhiên, nhưng rồi cậu đánh bạo bước vào trong. Cảnh tượng bên trong rất lộng lẫy, đồ đạc sáng bóng. Jack đi đến căn bếp, cậu thấy có một lát bánh mì và một ít sữa. Cậu đói quá nên cầm lát bánh mì lên định ăn, thì cậu thấy có những tiếng động mạnh và cả tòa lâu đài rung lắc như trong cơn động đất vậy. Jack sợ hãi nấp dưới gầm bàn. Có một người khổng lồ dữ tợn bước vào phòng, trong tay ông ta có một túi vàng to. Hóa ra đây chính là lâu đài của người khổng lồ độc ác.
Người khổng lồ khịt mũi đánh hơi ầm ĩ. Fee, Fi, Fo, Fum, ta ngửi thấy có mùi người lạ. Hắn nhìn quanh tìm kiếm nhưng không thấy Jack vì chú quá bé và đang trốn dưới gầm bàn. Hắn tự nhủ “có lẽ đấy chỉ là mùi thịt gà tây mình ăn tối qua thôi”. Hắn ngáp dài mệt mỏi và quyết định đi ngủ. Người khổng lồ đặt túi vàng lên bàn rồi bỏ đi. Khi hắn ta ra khỏi phòng, Jack liền chui ra khỏi chỗ nấp và leo lên trên bàn. “Ôi, túi vàng mới to làm sao, mình sẽ giàu đây”.
Jack lấy túi vàng và nhảy khỏi cái bàn. Chú rón rén đi qua căn phòng, ra khỏi lâu đài của gã khổng lồ, và hết sức mang túi vàng đến chỗ cây đậu thần. Chú leo xuống cây đậu và mang túi vàng về cho mẹ. Chú kể với mẹ về chuyện cây đậu thần, về tòa lâu đài của gã khổng lồ và đưa mẹ xem túi vàng đã lấy được.
Vài hôm sau, Jack lại leo lên cây đậu thần để lên trên trời, quay lại chỗ tòa lâu đài hôm trước. Khi chú đang khám phá tòa lâu đài thì lại nghe thấy những bước chân rầm rầm của gã khổng lồ. Chú không kịp chạy đến nấp dưới gầm bàn, nên vội chui vào nấp trong tủ.Người khổng lồ mang một ổ gà mái ra trước cái tủ.
– Gà ơi, đẻ trứng vàng cho ta đi nào! Người khổng lồ nói. Úm ba la, trứng vàng nở ra.
Con gà kêu lên quang quác rồi mau mắn đẻ một quả trứng bằng vàng ròng. Người khổng lồ nhặt lấy quả trứng và đi ra khỏi phòng. Jack nhanh chóng ra khỏi chỗ nấp, chú lấy con gà và mang ra khỏi phòng, cố chạy thật nhanh trước khi người khổng lồ phát hiện ra. Jack mang con gà về nhà cho mẹ:
– Mẹ xem này, con gà này đẻ ra những quả trứng vàng thật đấy.
Chú bắt chước người khổng lồ nói “Gà ơi, đẻ trứng vàng cho ta đi nào! Úm ba la, trứng vàng nở ra”. Con gà kêu lên quang quác rồi lại đẻ ra một quả trứng bằng vàng ròng.
Mẹ Jack nói “jack, lấy trộm của người khác là không tốt đâu con. Con phải trao đổi một cách công bằng và sống lương thiện”
– Nhưng, mẹ xem, con gà này đẻ ra trứng vàng, mình sẽ không phải làm việc nữa mà vẫn đủ sống
Jack ngày càng trở nên tham lam, mỗi ngày chú lại quay lại tòa lâu đài và lấy trộm thêm nhiều đồ vật của người khổng lồ.
Một ngày kia, khi lẻn vào lâu đài, chú thấy người khổng lồ nói với cái đàn hạc:
– Úm ba la, hãy chơi nhạc cho ta.
Và cây đàn bỗng tự chơi những giai điệu du dương. Tiếng nhạc này làm ta buồn ngủ quá, ta phải đi ngủ thôi. Khi người khổng lồ về phòng ngủ, Jack lại trèo lên bàn và lấy trộm cây đàn hạc
Nhưng không ngờ, khi chú chạm tay vào cây đàn thì tiếng nhạc tự động vang lên. Cây đàn kêu lên: “ông chủ, ông chủ, có ai đang lấy trộm tôi”.
Nghe thấy tiếng cây đàn hạc kêu cứu, người khổng lồ thức dậy và bước ra khỏi phòng. Jack không kịp chạy trốn, cậu bị người khổng lồ bắt gặp với cây đàn trong tay.
– A, sao nhà ngươi dám ăn trộm cây đàn của ta? Chính là ngươi đã ăn trộm túi tiền vàng và con gà thần của ta, có đúng không?
Jack luồn qua chân người khổng lồ và cố sức chạy trốn. Người khổng lồ giận dữ đuổi theo. Jack sợ hãi trượt từ trên cây đậu xuống, cậu thấy tiếng gió rít bên tai mình. người khổng lồ cũng đang tụt xuống ngay sau lưng cậu.
Khi Jack chạm đất, cậu đi tìm ngay chiếc rìu và cố hết sức chặt cây đậu thần. Cây đậu bị đổ và ngã kềnh ra đất. Người khổng lồ bị tuột tay, rơi xuống đất và lăn ra chết.
Và Jack đã nhận được một bài học đích đáng, chú hiểu rằng không được tham lam lấy đồ của người khác, và phải lao động cần cù để có cuộc sống tốt đẹp.