K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2021

Tham khảo:

Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Có lẽ, đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay học, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thực luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Chao ôi, ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

TP tình thái: Có lẽ,

TP cảm thán: Chao ôi,

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

27 tháng 11 2019

Chọn đáp án: A.

27 tháng 7 2019

Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là khác nhau về nội dung nghị luận.

Đáp án cần chọn là: A

 Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh...
Đọc tiếp

 Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc.

(Trích Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái)

a) Câu đầu tiên của đoạn trích trên nói lên điều gì ? Giống với câu thơ nào đã đc học ?

b) Từ câu "Từ đời...hết" gợi nhớ đến nội dung văn bản nào đã học

c) Viết đoạn văn trình bày theo lối quy nạp vs câu chủ đề : "Nước Nam mãi là của người Nam"

0

Hòa bình luôn là những gì mà ta luôn mong muốn, và ước ao có đc nó. Khi có hòa bình rồi thì ta luôn mong muốn rằng sự hòa bình đó luôn đc giữ vững. Và đó đc gọi là "Khát vọng hòa bình". Khát vọng hòa bình luôn là thứ mà ta luôn luôn tìm kiếm hằng ngày, qua từng ngày tháng thì ta ta có thể thấy đc nó qua nhiều khía cạnh khác nhau. Qua những sự áp bức, phân biệt chủng tộc thì đối vs họ hòa bình là đc sống vui vẻ với nhau, ko còn nạn phân chia chủng tộc và đối xử họ một cách ko có lương tâm như vậy nx. Còn đối với chúng ta trong tình hình xã hội hiện nay thì hòa bình có thể là mọi thứ trở về lại như cũ. Trong dịch bệnh covid hiện nay thì ta luôn muốn rằng nước ta có thể thoát khỏi dịch bệnh này và đưa mọi thứ trở về lại như cũ

26 tháng 9 2021

Khát vọng của mọi dân tộc là được sống trong hòa bình. Cách đây bảy mươi lăm năm, cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử loài người đã khép lại sau khi gây thương đau không kể xiết cho hàng trăm triệu người dân trên thế giới ,nhưng không một thế lực nào có thể dập tắt được khao khát cháy bỏng của mọi dân tộc được sống trong hòa bình và những giá trị chung của nhân loại. Khát vọng hòa bình đã trở thành lẽ sống của dân tộc Việt Nam và được bao thế hệ nối tiếp nhau không tiếc công sức và xương máu đề gìn giữ và bảo vệ. Ngọn lửa khát vọng độc lập, thống nhất đất nước của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân luôn bừng cháy trong tâm khảm mỗi người con đất Việt, thôi thúc chúng ta phát huy tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong công cuộc đổi mới hôm nay, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.