Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
- Giáo dục:
+ Giáo dục theo lối Nho giáo.
+ Lập Văn Miếu, mở khoa thi. Dựng bia tiến sĩ.
- Văn học:
+ Gồm cả chữ Hán, Nôm.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.
+ Ca ngợi những chiến công, đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Kiến trúc Phật giáo, Nho giáo.
+ Điêu khắc: Mang nét độc đáo riêng, bản sắc riêng.
+ Nghệ thuật đậm tính dân gian truyền thống.
- Khoa học - Xã hội:
+ Sử học: Đại Việt Sử kí, Lam Sơn thực lục...
+ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
+ Bình thư yếu lực.
+ Đại thành toán pháp.
+ Súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.
- Đạo giáo:
+ Thời Lý - Trần hòa lẫn với các tĩn ngưỡng dân gian.
+ Thế kỉ XIV: suy yếu dần.
- Phật giáo:
+ Thời Lý, Trần phổ biến rộng rãi.
+ Thời Lê sơ bị hạn chế, thu hẹp.
- Nho giáo:
+ Thời Lý, Trần: Tư tưởng chính thống.
+ Thời Lê sơ: Nâng lên địa vị độc tôn.
- Còn về mở rộng phát huy thành tựu nào thì các mặt như giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học... đều có thể phát huy được nhé. Tùy vào thành tựu mà em thích để phân tích nhé!
Tham khảo
- Giáo dục:
+ Giáo dục theo lối Nho giáo.
+ Lập Văn Miếu, mở khoa thi. Dựng bia tiến sĩ.
- Văn học:
+ Gồm cả chữ Hán, Nôm.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.
+ Ca ngợi những chiến công, đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Kiến trúc Phật giáo, Nho giáo.
+ Điêu khắc: Mang nét độc đáo riêng, bản sắc riêng.
+ Nghệ thuật đậm tính dân gian truyền thống.
- Khoa học - Xã hội:
+ Sử học: Đại Việt Sử kí, Lam Sơn thực lục...
+ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
+ Bình thư yếu lực.
+ Đại thành toán pháp.
+ Súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.
- Đạo giáo:
+ Thời Lý - Trần hòa lẫn với các tĩn ngưỡng dân gian.
+ Thế kỉ XIV: suy yếu dần.
- Phật giáo:
+ Thời Lý, Trần phổ biến rộng rãi.
+ Thời Lê sơ bị hạn chế, thu hẹp.
- Nho giáo:
+ Thời Lý, Trần: Tư tưởng chính thống.
+ Thời Lê sơ: Nâng lên địa vị độc tôn.
Ý nghĩa của sự phát triển nông nghiệp đối với xã hội:
Kinh tế phát triển là điều kiện để xã hội ổn định.
Nhân dân được khai hoang mở rộng ruộng đồng, được phân chia ruộng công ở các làng xã. Đời sống nhân dân được cải thiện.
Chế độ phong kiến được củng cố.
* Sự phát triển nông nghiệp:
- Từ thời Đinh – Tiền lê, nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát triển nông nghiệp. Tiếp tục công việc đó, nhà Lý, nhà Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Nhà nước ban đầu lấy một số ruộng thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa chiền.
- Nước ta có nhiều sông ngòi. Lũ lụt thường xuyên xảy ra, tàn phá mùa màng, làng mạc. Kinh đô Thăng Long cũng thường bị nạn lụt đe dọa. Nhà Tiền Lê, nhà Lý đã chú ý cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê nhưng vẫn không hạn chế được bao nhiêu. Năm 1248, nhà Trần tổ chức một chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sông lớn. Từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê “Quai vạc”. Chỗ nào đê đắp vào ruộng củadân thì cho đo đạc, trả tiền. Lại đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc sửa đắp. “Từ đó, thủy tai không còn nữa và đời sống nhân dân được sung sướng”
- Thành tựu chung của nông nghiệp: Bên cạnh việc trồng lúa, khoai , sắn, nhân dân ta còn trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, trồng cây ăn quả, rau đậu…
* Nguyên nhân:
- Nhà nước rất chăm lo đến việc khai phá đất hoang để mở rộng diện tích canh tác , phát triển nông nghiệp.
- Nhà nước có những biện pháp động viên, khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp.
- Nhà nước rất chú ý đến công tác thủy lợi như đào kênh máng, đắp đê. Đặc biệt dưới thời Trần đã tổ chức chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sông lớn từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê “Quai vạc”.
Phân tích sự phát triển và vai trò của Nho giáo đối với nhà nước phong kiến Việt Nam trong thế kỷ X đến thế kỷ XV .Xã hội Việt Nam hiện nay có cần phát huy những yếu tố tích cực của nho giáo không? Tại sao?
Về sự phát triển của nho giáo tại Việt Nam
Sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam từ rất sớm (thế kỷ I TCN), tuy nhiên do quá trình chống Hán hóa, nên Nho giáo thời kỳ Bắc thuộc không xâm nhập mãnh mẽ vào xã hội Việt Nam, nó chỉ được ghi bởi dấu ấn một số cá nhân như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp.
Sau năm 938, nước ta hoàn toàn độc lập, từ đây Nho giáo có bước thăng tiến đáng kể. Thời kỳ Ngô, Đinh, Tiền Lê, nho giáo chưa thực sự mạnh mẽ, chỉ là một trong những hệ tư tưởng ở nước ta nhưng không có ảnh hưởng sâu rộng. Phật giáo và đạo giáo vẫn là những hệ tư tưởng, tôn giáo mạnh, trong triều đình luôn có 1 quốc sư phật giáo.
Sang thời Lý Trần, Nho giáo có bước tiến lớn, các vua nhà Lý và nhà Trần chú trọng quan tâm nho giáo (mở Văn miếu, lập Quốc tử giám)… đặc biệt các khoa thi đã được mở, tuyển chọn quan lại từ khoa bảng nho học. Tuy nhiên, thời kỳ này phật giáo và đạo giáo phát triển mạnh mẽ do được các vua Lý Trần chú trọng quân tâm, thời Lý là thời kỳ của 3 tôn giáo, hệ tư tưởng này cùng đồng hành, được gọi là Tam giáo đồng nguyên. Thời Trần, Nho giáo được phát triển mạnh hơn, các khoa thi được tổ chức quy củ hơn, định danh tước rõ ràng. Tuy nhiên tại các làng xã, nho giáo chưa có tác động sâu rộng.
Sang thời Lê sơ, Nho giáo được độc tôn và phát triển mạnh mẽ, nhà nước được xây dựng trên nền tảng nho giáo, quan lại được tuyển chọn qua con đường thi cử, các khoa thi có quy định, tổ chức rõ ràng, thời gian đều đặn. Đặc biệt, nho giáo đã bắt đầu ảnh hưởng đến các làng xã, có tác động nhất định đến đời sống làng xã Việt Nam.
Vai trò của nho giáo
- Thứ nhất, tạo ra một hệ tư tưởng góp phần ổn định xã hội.
- Thứ hai, hòa quyện vào văn hóa dân tộc, góp phần tạo nên văn hóa Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến.
- Thứ ba, giúp dân tộc ta trong quá trình mở rộng lãnh thổ.
- Thứ tư, góp phần xây dựng bộ máy chính trị nước ta ngày càng hoàn thiện hơn.
Ngày nay, chúng ta cần phát huy những giá trị tốt của Nho giáo như: đề cao lễ nghĩa, sự hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, đề cao lòng nhân từ trong cuộc sống, chữ tín trong làm ăn, đề cao trí tuệ, lòng dũng cảm…