Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.
Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.
(Nguyễn Đình Thi)
1
nội dung chính là nói về cảnh đẹp của nùa xuân bên bờ sông Lương
2
a) Nhà văn đã miêu tả cảnh mùa xuân theo trình tự thời gian, từ khi mùa xuân bắt đầu đến cho đến khi đến hẳn rồi,
Qua những hình ảnh " hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất", "các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển mầu lốm đốm", những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà,... chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn., , từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, những đàn sâm cầm, những con giang, con sếu,
b) Từ ngữ diễn tả màu sắc: đỏ mọng, màu lúa non sáng dịu, đen xám, xanh um, lốm đốm, hung vàng, xanh rờn, daỹ núi biếc,
3
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương Chủ Ngữ Vị Ngữ
thuộc kiểu câu:
4
Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống..
CHÚC BẠ HỌC TỐT !!! ( mình ko giỏi văn nên giúp đc ít nhiều thôi)
5 NGƯỜI THÀNH 0 NGƯỜI CHỤI NHA NGHÊ ÓA GIỎI 10 ĐIỂM NHA

1. Vì hai thứ bánh của Lang Liêu có nhiều ý nghĩa: Bánh hình tròn là tượng Trời. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong ngụ ý đùm bọc nhau.
2.
a. Lỗi viết sai: Mị Nương, Phong Châu,
b. Các từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh.
3.
a. Động từ chỉ hành động của Sơn Tinh: bốc, dời, dựng, ngăn chặn, đánh nhau.
b. Vẻ đẹp dũng mạnh, không nao núng trước khó khăn.
c. Sơn Tinh kiên cường đánh bại từng đòn của Thủy Tinh.
4.
a. từng, từng -> miêu tả chi tiết quá trình đấu tranh.
b. các -> số lượng tướng lĩnh nhiều

đề 2. cái này mik tự làm ko hay lắm nha!
bài làm
mùa xuân, cây cối như bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài và cùng nhau khoe sắc dưới nắng xuân. Nhưng trong muôn vàn loài tươi thắm đó, em thích nhất là cây đào nhà em.
Cây được trồng ở góc vườn nhà em đã năm năm rồi. Thân cây sần sùi được bàn tay khéo léo của ông em uốn thành hình con ngựa đang phi nước đại. Nhánh cây vươn ra mọi phía. Có vài nụ đào mới nở. Chúng như những bóng đèn ngủ được bao bọc bởi một đài hoa xanh biếc. Những bông đào lúc đầu mới nở còn e ấp, bỡ ngỡ nhưng dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Cánh đào phô hồng nhỏ hơn cánh hoa mai một tí. Giữa hoa là một đốm nhụy vàng tươi tỏa hương thơm ngào ngạt. Vào sáng sớm, những giọt sương còn đọng trên là như những viên ngọc bích sáng long lanh. Chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua là những bông hoa chao động rung rinh. Thấp thoáng sau cánh hoa là cô chú chim sâu vừa chuyền cành vừa hót véo von. Các cô bướm vàng, bướm trắng thì chỉ bay rập rờn bên những cánh hoa mà không đậu, dường như chúng muốn lượn vòng trên tất cả các nụ hoa.
Vào những ngày đầu năm mới chính là lúc đào nở rộ nhất. Cả một khu vườn bừng lên một màu hồng thắm tươi. Những chiếc lá nhỏ xinh như những chiếc thuyền con giờ như e thẹn nhường chỗ cho hoa khoe sắc. Hương hoa thoang thoảng phảng phất khắp khu vườn. Càng làm cho cảnh mùa xuân thêm rực rỡ.
Ngắm nhìn hoa đào khoe sắc cả nhà em ai nấy đều rất vui mừng vì sắc hoa đã bào hiệu cho một năm mới ‘‘ An khang thịnh vượng’’, tràn đầy niềm vui mới. Em rất yêu quý cây đào này. Em sẽ cố gắng chăm sóc và tưới nước để cây luôn xanh tốt
Đề 1:
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là biểu cảm và nghị luận.
Câu 2: Qua lời dẫn của nhà văn Pháp, nhà văn Tô Hoài muốn khuyên người viết văn miêu tả rằng: hãy vượt qua cái nhìn hời hợt ban đầu để đi sâu vào sự quan sát tinh tế. Mặc dù trăm thân cây bạch dương hay trăm ánh lửa ửng hồng có vẻ giống nhau, nhưng thực chất mỗi cái đều ẩn chứa những nét riêng biệt. Điều quan trọng là người viết phải có khả năng phát hiện ra cái độc đáo, cái khác biệt ấy, thay vì chỉ miêu tả những đặc điểm chung chung, rập khuôn. Việc tìm thấy "mỗi người một khác nhau, không ai giống ai" chính là chìa khóa để bài văn miêu tả trở nên sống động, chân thực và giàu sức gợi, tránh được sự nhạt nhẽo, sáo rỗng.
Đề 2:
Câu 1: Đoạn trích tập trung miêu tả bức tranh thiên nhiên bờ sông Lương khi mùa xuân về.Tác giả Nguyễn Đình Thi đã khéo léo khắc họa sự thay đổi diệu kỳ của cảnh vật, từ những chùm hoa gạo đỏ mọng điểm trên cành cao, màu lúa non sáng dịu trải khắp mặt đất, đến sự biến chuyển lốm đốm của các vòm cây xanh um và những vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Không chỉ dừng lại ở thực vật, mùa xuân còn được cảm nhận qua sự xuất hiện của các loài chim: đàn chim én lượn vòng trên bến đò vào những buổi chiều nắng ấm, hay những con giang, con sếu cao lớn lững thững bước trong bụi mưa phùn, làm cho bức tranh mùa xuân thêm phần sinh động và đầy sức sống.
Câu 2: Các câu sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn trích là:
- "Các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển mầu lốm đốm, như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng"
- "...những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa"
Câu 3:
- Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa:
+ Chủ ngữ: Các vườn nhãn, vườn vải
+ Vị ngữ: đang trổ hoa
+ Kiểu câu: câu đơn.
+ Dùng để: Câu này được dùng để miêu tả sự vật (các vườn nhãn, vườn vải) với hành động đặc trưng của chúng trong mùa xuân (đang trổ hoa), góp phần khắc họa bức tranh mùa xuân đầy sức sống.
- Mùa xuân đã đến:
+ Chủ ngữ: Mùa xuân
+ Vị ngữ: đã đến
+ Kiểu câu: câu đơn.
+ Dùng để: Câu này được dùng để khẳng định một sự việc (mùa xuân đã đến) và nhấn mạnh sự hiện diện của mùa xuân, tạo điểm nhấn, cảm giác về một khởi đầu mới trong đoạn văn.