">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

- Chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển.

- Phép so sánh cánh buồn “như mảnh hồn làng” có sức gợi rất sâu sắc, bởi rằng đối với những người làm nghề chài lưới thì cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một sự so sánh hữu hình và vô hình đã làm nên sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời.

- Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: conthuyền từ tư thế bị động thành chủ động.

- “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm”.  Con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi.

14 tháng 3 2021

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-8/chon-va-phan-tich-phep-so-sanh-nhan-hoa-trong-bai-que-huong-faq241515.html

tham khảo ở đó nha

23 tháng 10 2019

Chọn đáp án: A

14 tháng 3 2022

REFER

Biện pháp so sánh: Cánh buồm giương to (như) mảnh hồn làng .Cánh buồm trắng hình ảnh quen thuộc được so sánh như là linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã sự so sánh chiếc thuyền như tuấn mã đã giúp người đọc có cảm giác được sự mạnh mẽ của chiếc thuyền vượt qua mọi sóng gió biển cả. Động từ hăng được sử dụng thể hiện sự hiên ngang, sức sống mãnh liệt của chiếc thuyền.
5 tháng 8 2016

giá những hủ tục....cho đến...cho kì vụn nát mới thôi:Thể hiện lòng yêu thương mẹ của tác giả đồng thời tỏ thái độ muốn dẹp bỏ cổ tục lạc hậu của xã hội bấy giờ.haha

4 tháng 4 2021

tham khảo dàn ý

Mở bài

Giới thiệu về nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả Tế Hanh. Từ đó nêu lên tình yêu quê hương của bản thân em.  

Dẫn dắt được vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ

Thân bài

Giải thích khái niệm tình yêu quê hương đất nước 

- Là tình yêu của chúng ta với quê hương, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Đó là tình cảm gần gũi nhưng cũng là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của người

- Tình cảm thương nhớ quê hương của tác giả Tế Hanh  

    + Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả

    + Nhà thơ tái hiện lại bức tranh quê hương tươi đẹp, sống động về vùng quê ven biển miền Trung

- Tình yêu quê hương của mình gắn liền với tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, người thân… những điều bình dị gắn với cuộc sống thường nhật  

- Nêu biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương

- Nêu trách nhiệm bản thân

Tình yêu của thế hệ trẻ ngày nay được thể hiện:

- Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng trở thành người làm chủ đất nước, tương lai

- Xây dựng ý thức về độc lập dân tộc

KB: Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là tình cảm đẹp, nâng đỡ con người  

Trình bày rõ ràng, khoa học, bố cục mạch lạc, biết cách vận dụng thao tác lập luận  

8 tháng 3 2021

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắngCả thân hình nồng thở vị xa xămChiếc thuyền im bến mỏi trở về nămNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" Đây là những câu thơ em yêu thích nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đoạn thơ tả hình ảnh con thuyèn và con người trở về sau một ngày lao động vất vả. Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân.

8 tháng 3 2021

Câu thơ:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."

=> Với biện pháp so sánh đẹp đẽ, độc đáo "chiếc thuyền" với "con tuấn mã", cho thấy con thuyền lướt đi nhanh, mạnh, phơi phới trên mặt biển. Các động từ mạnh "phăng, hăng, vượt" thể hiện sức lực, niềm hăng say lao động của những người ngư dân. Chính họ là người đem lại sự giàu đẹp cho quê hương mình.

11 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Phép so sánh "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".

+ Phép so sánh là một câu văn dài, bao gồm nhiều vế, kết hợp với việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng theo mức độ tăng tiến "cắn", "nhai", "nghiến"

+ Cấu trúc hai vế, một vế là một vật trừu tượng, vô hình với một bên là những vật hữu hình, cụ thể có thể cầm, nắm và cảm nhận.

+ Phép so sánh này không chỉ diễn tả tâm trạng căm phẫn, tức giận của bé Hồng mà ẩn sau đó chính là tình yêu thương mẹ sâu sắc của bé Hồng.

- Phép so sánh "Nếu người quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc".

+ Phép so sánh mang ý nghĩa giả định, đầy mới lạ và có giá trị to lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật bé Hồng.

+ Bóng dáng, hình ảnh của người mẹ khi xuất hiện trước cặp mắt và nỗi niềm chờ mong trông đợi, mỏi mòn của đứa con cũng giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đang dần xuất hiện trước con mắt gần rạn nứt, tuyệt vọng của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khô hạn, oi ả và nóng nực.

+ Diễn tả rõ nét nỗi khao khát, chờ mong được gặp mẹ, khao khát tình mẹ đến tột cùng trong nỗi lòng của đứa trẻ mồ côi, đã suốt một thời gian dài không được gặp mẹ.

11 tháng 9 2021

Giúp em vs ạ!

Tế Hanh đã miêu tả quê hương bằng những hình ảnh vô cùng sinh động, hấp dẫn. Những chi tiết như "chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng",..cho ta thấy được một khung cảnh năng động, giàu sức sống về một vùng quê trài lưới. Tế Hanh sao có thể viết được một bài thơ sống động như thế? Đơn giản thôi vì đó là toàn bộ tâm tư, tình cảm mà tác giả dành cho nơi mình sinh ra, vùng đất mà đã khắc sâu vào tâm trí ông.Những người lần đầu đọc bài thơ có lẽ phải thốt lên: "Tế Hanh miêu tả sinh động thật!", quả đúng vậy, những gì ông tả như hiện ra trước mắt bạn đọc về một vùng làng trài thanh bình, nhộn nhịp,...Điều đó thể hiện tình yêu quê hương to lớn trong lòng ông.