K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2017

- Mình nghĩa câu a là vẽ biểu đồ miền á

2 tháng 10 2016

Hà Nội : chủ yếu là các ngành công nghiệp truyền thông và các ngành chuyên môn hóa .

TPHCM : các ngành công nghiệp chuyên môn hóa và luyện kim màu .

15 tháng 12 2016

Mk vừa ns xoq đấy pn ạ! Cạn lời...

5 tháng 5 2017

Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Nội thủy: vùng biển giáp bờ và ở phía trong đường cơ sở.

+ Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.
+ Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.


19 tháng 10 2017

Câu 1: Đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay
a) Đặc điểm nguồn lao động
* Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh (Năm 1998 là 37.4 triệu lao động. Mỗi năm tăng khoảng1.1 triệu lao động)
* Chất lượng:
- Các yếu tố truyền thống: cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Tuy vậy, còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao
- Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao (5 triệu lao động có trình độ chuyên môn kinh tế, trong đó có 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng đội ngũ lao động có chuyên môn kinh tế còn mỏng so với yêu cầu)

* Phân bố: Không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động. Ở đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động, nhất là lao động có chuyên môn kinh tế. Vùng núi và trung du thiếu lao động, nhất là lao động có chuyên môn kinh tế
b) Tình hình sử dụng lao động
* Trong các ngành kinh tế: Phần lớn ( 63.5% ) làm nông, lâm, ngư nghiệp và có xu hướng giảm. Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng ( 11.9% ) và trong khu vực dịch vụ ( 24.6% ) còn thấp, nhưng đang tăng lên
* Trong các thành phần kinh tế: đại bộ phận lao động làm trong khu vực ngoài quốc doanh, và tỉ trọng của khu vực này có xu hướng tăng. Khu vực quốc doanh chỉ chiếm 15% lao động ( 1985), giảm xuống còn 9% ( 1998)
* Năng xuất lao động xã hội nói chung còn thấp
* Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn là vấn đề xã hội gay gắt

19 tháng 10 2017

Câu 2: Vai trò của dịch vụ
Các ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân. Sự phát triển của các ngành dịch vụ còn cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người
Trên thế giới, số người hoạt động trong các ngành dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng trong mấy chục năm trở lại đây. Ở các nước phát triển, sơ người làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 đến 79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu). Ở các nước đang phát triển thì tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ thường chỉ trên dưới 30%. Ớ nước ta lao động trong khu vực dịch vụ mới chiếm hơn 23% lao động cả nước (năm 2003)

9 tháng 11 2017

Nếu chỉ nhận xét về cơ cấu thôi thì em quan sát biểu đồ xem giá tri của cột nào nhiều nhất, nhiều thứ hai.., và thấp nhất. Nếu đề bài có hỏi thêm về sự chuyển dịch cơ cấu thì em cần tính được xem giá trị nào tăng lên, giá trị nào giảm đi và tăng giảm bao nhiêu.

Ở đây ta thấy rằng cả 2 năm 1990 và 2002:

- Gia súc chiếm tỉ trọng lớn nhất (d/c)

- Sản phầm trứng, sữa có tỉ trọng lớn thứ hai (d/c)

- Tiếp theo đến gia cầm và chiếm tỉ trọng thấp nhất là phụ phẩm chăn nuôi (d/c)

Chúc em học tốt!

19 tháng 11 2017

Nhận xét

- Từ năm 1990 đến năm 2002 cho thấy

+ Tỉ trọng giá trị sản chăn nuôi gia súc có xu hướng giảm (từ 63,9% xuống 82,8% giảm 1,1%) nhưng vẫn còn rất cao, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất và chăn nuôi

+ Tỉ trọng giá trị chăn nuôi gia cầm có xu hướng tăng (từ 12,9% lên 17,3% tăng 4,4%)

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất sản phẩm sữa, trứng có xu hướng giảm (từ 19,3% xuống 17,5% giảm 1,8%)

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất sản phẩm phụ phẩm chăn nuôi có xu hướng giảm (từ 3,9% xuống 2,4% giảm 1,5%), chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất và chăn nuôi

1 tháng 4 2017

Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu thủy sản, làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó sẽ tác động mạnh đến:
+ Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt
+ Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng
+ Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững

Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu thủy sản, làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó sẽ tác động mạnh đến:
+ Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt
+ Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng
+ Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững