K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(2 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình tượng bà má Hậu Giang trong văn bản trên.

Bài đọc:

     ​Má già trong túp lều tranh
Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô
     Một mình má, một nồi to
Cơm vừa chín tới, vùi tro, má cười...
  Chết! Có tiếng gì rơi sột soạt?
  Má già run, trán toát mồ hôi
     ​Chạy đâu? Thôi chết, chết rồi!
Gót giày đâu đã đạp rơi liếp mành.
  Một thằng cướp, mắt xanh mũi lõ
  Đốc gươm dài tuốt vỏ cầm tay
     ​Rung rinh bậc cửa tre gầy
Nghênh ngang một ống chân đầy lối đi!

  Hắn rướn cổ, giương mi, trợn mắt
  Như hổ mang chợt bắt được mồi
     ​Trừng trừng trông ngược trông xuôi
Trông vào bếp lửa: Một nồi cơm to.
  Hắn rống hét: “Con bò cái chết!
  Một mình mày ăn hết này sao?
     ​Đừng hòng che được mắt tao
Khai mau, du kích ra vào nơi đâu?
     ​Khai mau, tao chém mất đầu!”
Má già lẩy bẩy như tàu chuối khô
  Má ngã xuống bên lò bếp đỏ
  Thằng giặc kia đứng ngõ trừng trừng
     ​Má già nhắm mắt, rưng rưng
“Các con ơi, ở trong rừng U Minh
  Má có chết, một mình má chết
  Cho các con trừ hết quân Tây!”
     ​Thằng kia bỗng giậm gót giày
Đạp lên đầu má: “Mẹ mày, nói không?”
     ​Lưỡi gươm lạnh toát kề hông
“Các con ơi! Má quyết không khai nào!”
     ​Sức đâu như ngọn sóng trào
Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây
  Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!
  Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!
     ​Tao già không sức cầm dao
Giết bay, có các con tao trăm vùng!
     ​Con tao, gan dạ anh hùng
Như rừng đước mạnh, như rừng chàm thơm!
     ​Thân tao chết, dạ chẳng sờn!”
Thương ôi! Lời má lưỡi gươm cắt rồi!

     ​Một dòng máu đỏ lên trời
Má ơi, con đã nghe lời má kêu!
     ​Nước non muôn quỷ ngàn yêu
Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang.

(Bà má Hậu Giang, Tố Hữu)

0
"Đỗ Hạ Du!"Tiếng gọi với tần suất âm thanh khá lớn vang lên, kèm theo đó là một viên phấn bé bé xinh xinh phóng với vận tốc ánh sáng từ trên bục giảng xuống phía dưới gần góc lớp, dãy ngoài cùng cạnh cửa sổ khiến một bạn nữ sinh nào đó đang gục mặt xuống bàn ngủ ngon lành, vì bị tấn công bất ngờ mà giật mình ngẩng đầu dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh. Bắt gặp khuôn mặt đỏ tía...
Đọc tiếp

"Đỗ Hạ Du!"

Tiếng gọi với tần suất âm thanh khá lớn vang lên, kèm theo đó là một viên phấn bé bé xinh xinh phóng với vận tốc ánh sáng từ trên bục giảng xuống phía dưới gần góc lớp, dãy ngoài cùng cạnh cửa sổ khiến một bạn nữ sinh nào đó đang gục mặt xuống bàn ngủ ngon lành, vì bị tấn công bất ngờ mà giật mình ngẩng đầu dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh. Bắt gặp khuôn mặt đỏ tía vì giận dữ của cô chủ nhiệm, Hạ Du lập tức bật người đứng dậy lễ phép: "Dạ, cô gọi em!"

Cô chủ nhiệm giận dữ quát: "Giờ này là giờ ngủ à? Đây là lớp học, không phải chỗ cho em ngủ biết chưa?"

Hạ Du cúi đầu lí nhí: "Dạ, em biết rồi ạ!"

"Ngồi xuống!"

"Vâng!"

Hạ Du nhỏ giọng lễ phép rồi ngồi xuống chống cằm uể oải. Bình thường tới tiết sinh hoạt ngoài giờ vào thứ bảy hàng tuần thế này, cô chủ nhiệm lớp  Hạ Du toàn đi họp tới gần hết tiết mới về. Chẳng biết tại sao hôm nay lại không đi nhỉ? Cô còn đang định tranh thủ ngủ một chút, ai ngờ người tính không bằng trời tính.

"Như các em đã biết, nhà trường ra quyết định chia lại học sinh của các lớp để cân bằng học lực các môn, ra kế hoạch phụ đạo cho hợp lí. Những bạn bị chuyển lớp đều đã đi về lớp mới rồi, đồng nghĩa với việc sẽ có những bạn khác chuyển vào lớp chúng ta. Bây giờ tôi phải đi họp rồi, Một lát nữa các bạn ấy sẽ qua đây, lớp trưởng phụ trách sắp xếp lại chỗ ngồi cho các bạn. Tuyệt đối giữ trật tự, không được gây ồn ảnh hưởng tới các lớp bên cạnh có biết chưa?"

"Vâng ạ!" Cả lớp đồng thanh trả lời.

Không khí trong lớp vừa rồi còn im lặng đến ngộp thở, chưa đầy một phút sau khi cô chủ nhiệm đi khỏi liền lập tức oà lên như cái chợ vỡ.

"Ê, không biết những ai chuyển tới lớp mình nhỉ?"

"Không biết có ẻm nào xinh không nhỉ?"

"Gái lớp này đã đủ xinh rồi, không cần thêm nữa đâu. Trai đẹp lớp này thì không có lấy một mống. Hi vọng hốt được vài anh trai ngon ngon tí".

Lời bạn nữ vừa dứt thì một nhóm học sinh từ các lớp khác liền xuất hiện ngay trước cửa lớp. Tố Uyên, lớp trưởng lớp 12A4 liền chạy ra ngoài, lịch sự mời họ vào trong. Vừa nhìn rõ mặt những bạn học sinh mới, mấy cậu con trai trong lớp đứng bật dậy ồ lên tràng dài, khuôn mặt lộ rõ vẻ háo hức. Trái ngược lại, con gái thì mặt ai cũng tỏ vẻ thất vọng. Cả lớp lại được dịp nhốn nháo lên.

"Úi má ơi, gái đẹp kìa bay!"

"Đó không phải hot girl 12A6 à? Lớp trưởng ê, cho hot girl ngồi đây nè!" Một bạn nam vừa tươi cười nói, vừa nháy mắt với Tố Uyên rồi chỉ vào chỗ trống bên cạnh mình.

"Trời má, sao toàn con gái thế? Trai đâu hết rồi? Trai của tao đâu?"

"Trai tuyệt chủng hết rồi à?"

"La to vậy làm gì? Sợ người ta không biết mình thèm trai à?"

Trong nhóm học sinh mới, tất cả đều là nữ. Vì học chung trường nên cũng không quá xa lạ gì với nhau nữa. Có người còn rất thân thiết, vẫy tay niềm nở chào đón.
Tố Uyên thấy lớp bắt đầu ồn ào thì ra hiệu im lặng, nhẹ đập tay vào mặt bàn bên cạnh nói: "Thôi, lớp trật tự nhé. Cô biết thì không hay đâu".

Quay sang chỗ nhóm học sinh mới đang đứng ở một góc lớp, Tố Uyên nói tiếp: "Chào các bạn. Mình là Uyên, lớp trưởng lớp 12A4. Bây giờ Uyên sắp chỗ ngồi cho các bạn, mọi người ai nghe thấy tên mình thì đi vào chỗ nha. Bắt đầu từ dãy một, bàn thứ hai, Dung sẽ ngồi với bạn Hồ Ngọc Anh, chuyển từ 12A9 qua. Bàn ba..."

Giọng nói thánh thót của bạn lớp trưởng Tố Uyên vang lên đều đều. Tất cả các học sinh đều lần lượt ôm cặp sách di chuyển tới chỗ ngồi mới. Người thì buồn thiu vì bị chuyển lớp, người thì lại vui mừng vì được ngồi gần người họ quen.

Từ lúc cô chủ nhiệm đi khỏi, mặc cho cả lớp bàn tán xôn xao, Hạ Du thì ụp mặt xuống bàn chẳng thèm quan tâm sự đời. Nhưng bởi vì không khí trong lớp bây giờ chẳng khác gì cái chợ cho nên cô không tài nào ngủ nổi, mắt nhắm mà tai vẫn nghe rõ mồn một tiếng của từng người. Mãi tới khi Tố Uyên đọc tới dãy bàn cuối cùng xong, cô mới ngẩng đầu lên lèm bèm: "Xong chưa? Ồn quá, im lặng cho ngủ tí đi".

Cái bộ dạng này của Hạ Du cũng chẳng còn xa lạ gì đối với bạn bè trong lớp nữa.Đầu năm vào lớp mười, khi mà bốn mươi hai con người trong lớp đều còn là những kẻ xa lạ thì đa số các bạn nữ đều không thích cô cho lắm. Bởi vì cô của lúc đó có vẻ rất khó gần, lại ít nói chuyện với người khác nên thành ra bị xa lánh một thời gian đầu.

Sau này, họ chẳng hiểu sao Hạ Du đột nhiên lại khá thân và hay nói chuyện với đám con trai trong lớp, không rõ là nói chuyện gì nhưng hình như vui lắm, nhìn cứ như bạn thân lâu năm vậy. Rồi họ thấy tò mò, cũng lân la nói chuyện, tiếp xúc rồi mới phát hiện ra Hạ Du cũng khá hài hước và dễ gần, lại còn rất ga lăng nữa. Từ đó, cô được các bạn trong lớp đặt cho biệt danh là "soái ca" của A4. Cứ thế, gần ba năm trôi đi, cô nghiễm nhiên chiếm được rất nhiều tình cảm của bạn bè cả nam lẫn nữ.

"Soái ca hôm nay tâm trạng không được tốt, thôi để yên cho soái ca nạp năng lượng chút đi!"

"Okey, soái ngủ đi soái".

Mọi người đồng loạt đưa tay làm biểu tượng đồng tình rồi quay lại ngay ngắn im lặng, có nói chuyện cũng cố gắng tiết chế giọng một cách nhỏ nhất có thể.

Không gian yên bình được trả lại, Hạ Du gật gù gục đầu xuống bàn nhắm mắt ngủ, nhưng sau đó lại bị tiếng rù rì văng vẳng bên tai khiến cô cảm thấy vô cùng khó chịu. Cô vừa ngẩng đầu lên, định nói gì đó thì phát hiện mấy chục cặp mắt nhìn như hổ đói của đám con gái đang đồng loạt nhìn ra phía cửa lớp. Tự nhiên cô cũng thấy tò mò mới quay lại, nhìn theo xem rốt cuộc là có thứ gì lạ thường mà bọn họ nhìn đắm đuối như thế.

Ngoài cửa xuất hiện hai cậu con trai. Nếu nhìn bằng cặp mắt của những đứa con gái "bình thường" thì hai người kia chính xác là "nam thần" bước ra từ trong ngôn tình. Cao to, mắt hai mí, tóc đen cắt theo kiểu các anh thần tượng Hàn Quốc, mũi thẳng tắp,...tóm lại là chuẩn "nam thần". Còn dưới con mắt của Hạ Du, chỉ có thể hình dung bằng một câu: "Người gì cao như cây cột, đã vậy nhìn mặt còn búng ra sữa. Chắc chắn không phải trai thẳng rồi!"

Đột nhiên cô cảm thấy có cái gì đó sai sai thì phải. Bình thường thấy trai là đám con gái trong lớp cô phải ôm nhau hú hét các kiểu rồi chứ nhỉ? Sao hôm nay lại ngoan đột xuất thế?

Mà khoan đã, hình như cô cảm giác hai người kia đang nhìn mình thì phải. Còn ghé tai nhau thì thầm gì đó nữa chứ. Bộ trên mặt cô dính gì à? Hay nãy ngủ gật bị chảy nước dãi? Nghĩ vậy, cô liền đưa tay quẹt ngang miệng kiểm tra. Không có gì cả, sạch sẽ như thường. Sao hai người họ lại nhìn cô cứ như kiểu sinh vật ngoài hành tinh vậy nhỉ?

Vừa ngẩng đầu lên nhìn lại đã thấy có người đứng ngay bên cạnh. Hạ Du giật bắn người kêu lên một tiếng, chồm sang bên cạnh ôm lấy mặt bàn. Đến lúc định thần lại, ngẩng đầu lên liền bắt gặp khuôn mặt của bạn trai lạ vừa chuyển từ lớp khác qua đang nhìn cô với một nụ cười toả nắng.

Đám con gái đối diện thì cứ nhìn Hạ Du nháy mắt liên tục mà cô chẳng hiểu gì mới bực bội quát: "Bọn này, cái miệng để làm gì mà không chịu mở ra nói? Mắt biết nói à?"

Một bạn nữ chỉ chỉ vào sau lưng bạn trai lạ kia, rồi lại chỉ vào chỗ ngồi của mình nhìn Hạ Du gật gật đầu. Hạ Du vẫn chẳng hiểu gì hết, định hỏi lại thì bạn trai lạ lên tiếng trước: "Nhích vào bên trong một chút cho tôi ngồi chỗ này được không?"

Tất nhiên Hạ Du không thể từ chối. Chỉ còn duy nhất chỗ bên cạnh cô còn trống, nếu không cho cậu ta ngồi cùng thì chỉ có nước ngồi dưới đất. Mặc dù trong lòng rất không muốn cho ngồi, nhưng lại phải bất đắc dĩ gật đầu.

"Ngồi vào trong đi, tôi ngồi ngoài. Tránh sang một bên cho tôi ra ngoài rồi vào trong mà ngồi!"

Bạn nam kia liền đứng tránh sang một bên, đợi Hạ Du bước ra ngoài rồi mới ngồi vào bên trong. Khi Hạ Du vừa ngồi xuống bên cạnh, cậu ta liền khều tay cô, nhìn cô tươi cười: "Chào nha!"

Hạ Du nhíu mày nhìn cậu ta một cách khó hiểu: "Ủa? Có quen hả?"

Đọc xong cho mk ý kiến nhoa !

6
a;Phân tích bài thơ sau Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồiUng dung buồng lái ta ngồi,Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa, như ùa vào buồng láiKhông có kính, ừ thì có bụi,Bụi phun tóc trắng như người giàChưa cần rửa, phì phèo châm điếu...
Đọc tiếp

a;Phân tích bài thơ sau

 

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

b:Chỉ rõ giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung có trong bài thơ trên

c; Phân tích câu thơ cuối của bài thơ

d:Đừng chép sách hay chép mạng

3
27 tháng 10 2017

a) Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Với phong cách trẻ sôi nổi, hồn nhiên mà sâu sắc, những bài thơ viết về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua hình tượng những cô gái thanh niên xung phong và những anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến đã để lại trong người đọc ấn tượng sâu đậm. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài thơ như thế.

Những chiếc xe không có kính - hình ảnh thơ độc đáo đã khiến cho nhan đề bài thơ trở nên hết sức đặc biệt - tưởng chừng như tác giả sắp viết một câu truyện dài vậy. Hình ảnh ấy đã làm nổi bật lên hình tượng những người lính trẻ, những người lái xe ở thời kì đó: trẻ trung, sôi nổi và có gì đó ngang tàng, hóm hỉnh. Không biết nhà thơ đã bao giờ ngồi trong buồng lái hay trực tiếp cầm vô lăng chưa mà giọng thơ lại sôi động, tự nhiên và đầy hứng khởi đến vậy?

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Từ ngôn từ, phong cách, nội dung đến nhịp điệu thơ đều rất tự nhiên, mộc mạc, có sức gợi tả, gợi cầm. Câu thơ làm hiện lên trước mắt người đọc một hình ảnh lạ lùng: những chiếc xe không kính. Mặt khác, lời giải thích của tác giả về những chiếc xe đặc biệt ấy cũng rất đỗi chân thực đến gần như là lột trần ra một chiếc xe đã bị phá huỷ bởi bom giật, bom rung - những động từ mạnh làm nổi bật hình ảnh và ý thơ. Hai câu thơ thật tự nhiên, không có hình ảnh hoa mĩ, tráng lệ, không có hình ảnh tượng trưng, giọng thơ có chút gì đó ngang tàng tạo nên điểm khởi dầu đầy ấn tượng cho bài thơ. Rồi ở khổ cuối cùng của bài thơ, Phạm Tiến Duật lại một lần nữa tái hiện lại hình ảnh chiếc xe:

Không có kính rồi xe không có đèn

 Không có mui xe, thùng xe có xước,

Những chiếc xe ấy bị biến dạng, bị phá huỷ gần như là toàn bộ. Bom đạn, chiến tranh mới khốc liệt làm sao: sắt thép còn như thế nữa thì huống chi con người. Vậy mà, những chiếc xe ấy, dưới con mắt của Phạm Tiến Duật, vẫn hiện lên một cách rất độc đáo, rất có hồn, rất ngang tàng. Và vô hình trung, chúng đã trở thành biểu tượng đặc trưng của cuộc kháng chiến chông Mĩ. Và có lẽ vì thế, mà chúng dã làm nổi bật lên hình ảnh những người lính lái xe – thế hệ trẻ Việt Nam hiện lên trong cuộc kháng chiến trường kì. Thơ như lời nói, lời kể chân tình:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhịp thơ ngắn, nhanh, điệp từ nhìn lặp lại tạo nên tiết tấu hết sức sinh động cho câu thơ. Rồi sau đó, lại là lời kể về những sự vật được nhìn thấy trên đường:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

          Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

    Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

 Như sa như ùa vào buồng lái.

Những người lính lái xe vẫn ung dung, vẫn nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Lời thơ mà nhịp nhàng, sôi nổi như lời ca, tiếng hát, khiến không khí bài thơ thật vui tươi, sôi động.

Khi chiếc xe đã bị phá huỷ, nát tan đến như vậy thì biêt bao khó khăn đã nảy sinh cũng chỉ vì xe không có kính:

Không có kính, ừ thì có bụi,

      Bụi phun tóc trắng như người già

Không có kính, ừ thì ướt áo

        Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Thế nhưng, không có kính thì tác giả lại có bụi rồi có mưa tuôn, mưa xối. Cấu trúc thơ lặp đi lặp lại - ừ thì - đã làm toát lên thái độ bất chấp, không hề run sợ, coi thường mọi khó khăn. Những câu thơ như vang lên tiếng cười vui vẻ, cười để lạc quan yêu đời, để phớt lờ mọi khó khăn, để động viên mình và động viên đồng đội. Và niềm lạc quan ấy còn được thể hiện bằng hành động:

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Và:

   Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

 Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Giọng thơ âm vang rộn rã, tràn đầy sức sống sôi nổi của tuổi mười tám, đôi mươi. Những người lính trẻ ấy thật kiên cường và trẻ trung, hóm hỉnh. Không chỉ vậy, họ còn là những người đồng chí gắn bó keo sơn, khăng khít. Sự tụ họp lại của những chiếc xe đồng cảnh ngộ đã gắn kết những người lính lại với nhau và qua của kính vỡ họ làm quen với nhau:

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Chao ôi! Kì lạ làm sao! Những con người ấy vốn dĩ không hề quen biết vậy mà giờ đây, trong gian khổ, họ thân thiết gắn bó, họ chào nhau như những người bạn đã quen. Và rồi kỉ niệm như ùa về trong tâm trí nhà thơ. Có lẽ vì ông cũng là một người lính nên ông thấu hiểu, đồng cảm tình đồng đội, đồng chí:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Gia đình - hai tiếng thân thương gợi hình ảnh những con người cùng huyết thống. Họ, những người lính Trường Sơn ấy, cũng mang trong mình dòng máu nóng - dòng máu sôi sục khát vọng giải phóng miền Nam, giải phóng đất nước:

     Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Tuy chiếc xe có bị phá huỷ, nát tan đến mức nào, dù gian khổ khó khăn bao nhiêu, nhưng chỉ cấn trong xe có một trái tim. Đúng vậy! Chính tình yêu Tổ quốc đã cầm lái, đã là động lực thúc đẩy, giúp những người lính có thêm sức mạnh trước mỗi khó khăn. Lời thơ nhẹ nhàng như một lời khẳng định chắc nịch, ngắn gọn. Câu thơ kết của bài thơ có lẽ là câu thơ hay nhất đã kết lại sức mạnh của con người chính là ở tình yêu, tình yêu Tổ quốc, tình thương đồng bào và tình yêu hoá thành ý chí - kiên cường và vững bền. Nhưng đồng thời, nó cũng mở ra, gợi ra cánh cửa ánh sáng: miền Nam, nơi mà người dân đang trông ngóng cách mạng trong từng khoảnh khắc.

Phạm Tiến Duật với lời thơ, chất thơ trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm, có phần tếu táo đã làm cho bài thơ trở nên thật đặc biệt, rất có hồn. Ngôn từ giản dị, thơ mà có nhạc, trong nhạc có thơ, hình ảnh sáng tạo mà vẫn đầy chân thực... Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên dấu ấn đặc trưng cho tác phẩm - in sâu trong tâm trí người đọc một thế hệ trẻ anh hùng. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt.



 

5 tháng 11 2017

Giải như sau.

(1)+(2)⇔x2−2x+1+√x2−2x+5=y2+√y2+4⇔(x2−2x+5)+√x2−2x+5=y2+4+√y2+4⇔√y2+4=√x2−2x+5⇒x=3y(1)+(2)⇔x2−2x+1+x2−2x+5=y2+y2+4⇔(x2−2x+5)+x2−2x+5=y2+4+y2+4⇔y2+4=x2−2x+5⇒x=3y

⇔√y2+4=√x2−2x+5⇔y2+4=x2−2x+5, chỗ này do hàm số f(x)=t2+tf(x)=t2+t đồng biến ∀t≥0∀t≥0
Công việc còn lại là của bạn ! 

happy new year !!!chúc mừng năm mới, chúc mọi người khỏe mạnh,an khan , thịnh vượng , tiền vô như nước nha. Đây là câu thơ gửi mọi người mong mọi người vui vẻ Năm nay trông tết sao lâu thế...Một năm vất vả, bao vấn đề....Cơm, gạo áo, tiền...nhiều thứ khác..Hối hả, xoay vòng cũng hết năm...Năm nay đón tết...tiết kiệm...thôiKhông bên xa xỉ...đổ mồ hôi...Sống mà sỉ diện...thì có...
Đọc tiếp

happy new year !!!

chúc mừng năm mới, chúc mọi người khỏe mạnh,an khan , thịnh vượng , tiền vô như nước nha. Đây là câu thơ gửi mọi người mong mọi người vui vẻ 

Năm nay trông tết sao lâu thế...
Một năm vất vả, bao vấn đề....
Cơm, gạo áo, tiền...nhiều thứ khác..
Hối hả, xoay vòng cũng hết năm...

Năm nay đón tết...tiết kiệm...thôi
Không bên xa xỉ...đổ mồ hôi...
Sống mà sỉ diện...thì có chết...
Đừng có lãng phí...khổ khổ ngay...

Anh em gặp nhau..vui lắm thay....
Tay bắt mặt mừng...gầy xòng chiến...
Ăn thua bằng tiền...thì có biến...
Giao lưu vài ván... tết thêm vui...

Chúc tết bà con...luôn an khang...
Chúc cha chúc mẹ...luôn an nhàn...
Chúc bạn bè mình...luôn tươi trẻ...
Chúc cho đất nước...mãi vinh quang.\

cho xin nhận xét

7
30 tháng 1 2019

hay đấy

học tốt 

năm mới vui vẻ

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

30 tháng 1 2019

Happy New Year

Chúc mọi năm mới có nhiều tk hơn nhen

9 tháng 8 2018

a) sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu hoàn toàn trái ngược nhau : "năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi / hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi" nhưng bà dặn cháu nói với bố là " Ở đây vẫn được bình yên, không chuyện gì xảy ra hết"

ta thấy đã vi phạm phương châm về chất ( nói không đúng sự thật)

b) sự không tuân thủ ấy có ý nghĩa: người bà không muốn bố ở nơi chiến khu lo lắng về quê nhà, muốn bố chuyên tâm ở chiến khu kháng chiến bảo vệ quê hương đất nước, đồng thơi thể hiện tình yêu và sự hi sinh của bà  đối với quê hương đất nước

#cósaixótmongm.nbỏwa

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuốiVe râm ran xao xác cả khung trờiỒ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…Cớ sao mình nước mắt lại rơiTrận mưa đầu của ngày cuối chia phôiRơi ướt cả một bờ áo trắngVô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?Biết hay không hạ cuối đã về rồi?Tháng 6 mùa thiTa bỏ lại một thờiTrong...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối
Ve râm ran xao xác cả khung trời
Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…
Cớ sao mình nước mắt lại rơi

Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi
Rơi ướt cả một bờ áo trắng
Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?
Biết hay không hạ cuối đã về rồi?

Tháng 6 mùa thi
Ta bỏ lại một thời
Trong trắng như hoa
Hồn nhiên như cỏ
Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ
Cho những tháng ngày xanh biếc xanh.

Đôi mắt nào chiều ấy long lanh
Như muốn nói thật nhiều mà không thể
Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế
Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời.

Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời
Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng
Ai bật khóc trong chiều không bình lặng
Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.

(Hạ cuối, Dương Viết Cương)

Câu 1. Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện như thế nào qua các câu thơ: Tháng 6 mùa thi/Ta bỏ lại một thời/Trong trắng như hoa/Hồn nhiên như cỏ?”

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Đôi mắt nào chiều ấy long lanh/Như muốn nói thật nhiều mà không thể.

Câu 4. Điều Em  tâm đắc nhất trong bài thơ trên là gì?

1
27 tháng 4 2020

dài quá ngắn bớt đc ko b

chúc hok tốt

Hiền lành bị chửi là ngu!Khôn hơn thì bị chửi là đểu!Khốn khó các bạn không chơi!Biết ăn chơi các bạn bảo đú!Nhan sắc trời phú các bạn lại ghen!Xấu xí bon chen các bạn kêu bựa!Vì cuộc đời quá khựa nên biết sống sao cho vừa?Thôi thì cứ sống bừa cho chất!– Đời…* Lắm đứa giống C.H.Ó– Đời tạo ra nó…– Sao còn tạo ra chó…..* Để khó phân biệt…?!?* Đời quá chán nên tao...
Đọc tiếp

Hiền lành bị chửi là ngu!
Khôn hơn thì bị chửi là đểu!
Khốn khó các bạn không chơi!
Biết ăn chơi các bạn bảo đú!
Nhan sắc trời phú các bạn lại ghen!
Xấu xí bon chen các bạn kêu bựa!
Vì cuộc đời quá khựa nên biết sống sao cho vừa?
Thôi thì cứ sống bừa cho chất!

– Đời…
* Lắm đứa giống C.H.Ó
– Đời tạo ra nó…
– Sao còn tạo ra chó…
.
.
* Để khó phân biệt…?!?

* Đời quá chán nên tao chẳng ngán đứa nào! Cứ xông vô, tao sẽ cho mày đi ôtô ra nghĩa địa!

* Tử tế với mình thì mình tử tế lại.
Còn khốn nạn như vậy mà bắt mình tử tế ấy .. À ừ, tử đi rồi mình tế

* Cuộc sống!
– Luôn cần tình cảm của con người
– Chứ đéo cần nụ cười của con thú.

* Im lặng là đỉnh cao của sự khinh bỉ.

* Chó Hoang mà cứ nghĩ mình là Bà Hoàng của xã hội .

* Cái bản mặt của Bạn
– Mình đã Thấu
– Hay là do Bạn quá Xấu ?
– Nên phải dùng Mặt Nạ để che giấu

* Mình im
– Là để Mình xem Bạn diễn tiếp
– Và để xem Bạn làm Mình phát khiếp đến độ nào

* Sống trên đời này nhiều cờ hó
– Chưa ăn được thì nó săn.
– Ăn được rồi thì nó phắn.
– Ko ăn được thì nó cắn.
Đời quá bi hài

* Gia đình Tao á !
– Cũng bình thường thôi !
– Bố Tao ko nghiện.
– Mẹ Tao ko ăn diện.
– Nhà thì cũng chẳng phải điều kiện .
– Cho nên đương nhiên với Tao …
– Không bao giờ có khái niệm: quý nhau vì đồng tiền !

* Bạn bè …
– Thấy giàu thì nịnh .
– Thấy nghèo thì khinh.
– Cũng dễ hiểu thôii . . .
– Xã hội bây giờ.
– Cái vật chất đã hất đổ cái tinh thần mất rồi .

* Nếu có ai chửi bạn
. . . bạn kO nên tức giận mà hãy ngọt ngào mà nói rằng:
– Chửi mày… chỉ sợ mày không hiểu tiếng người.
– Còn đánh mày… Người ta bảo tao ngược đãi động vật

* Bạn bè ít thôi
– Vừa đủ dùng.
– Chứ đừnq để cả thùng.
– Rồi lâm vào đườnq cùng.
– Phút cuối cùnq nó mới đi cúng

* Xã hội đổi màu
– Làm người thì khó, làm chó thì dễ ..!!
– Sống phải biết nghĩ
– Cuộc sống phức tạp, xã hội bon chen !!
– Sống nghèo, sống khó chứ đừng sống CHÓ

* Đã tồn tại ở dạng 2 chân
– Thì đừng hành xử theo kiểu 4 cẳng

* Ừ, tao láo
– Nhưng tao biết điều .
– Còn hơn nhữg đứa nói nhiều .
– Mà không biết nhục.

* Không nói, không phải là câm
– Đơn giản vì, muốn lặng thầm, nhìn đời mà suy ngẫm…

* Tao không phải loại thù dai…
– Nhưng thuộc dạng nhớ lâu…
– Tao k thèm trả thù đâu…
– Nhưng còn lâu tao mới để yên cho mà sống…

* Tiếp xúc thì Hiểu
– Không chơi thì đừng Phát Biểu
– Là do tao Đanh Đá
– Hay do chúng mày Chó Má

* Cảm ơn đời
– Nếu không có sóng gió
– Ta sẽ không biết được đứa nào là: ” CHÓ hay là NGƯỜI “.

* Đừng tốt với ai quá khi chưa biết bản chất thật của họ!
– Để không phải ngỡ ngàng khi họ rớt mặt nạ ra !

* Tao có thể là Nai . Cũnq có thể là Cáo
– Chỉ tuỳ thuộc độ Bố Láo của mày thôi.

* Không xinh
– Không xấu
– Chẳng gấu
– Chẳng hiền
– Yêu thì đáp trả, bạc thì bạc gấp đôi

* Dẫm nát Hi Vọnq của tao
– Thì cũng có đứa khác đạp đổ Niềm Tin của mày.

* Đời dạy tao :
– Cứ giả khờ , giả ngu đôi khi lại được tiếp thu nhiều thứ.
– Đừng cố tỏ ra hiểu biết hết , vậy thì chẳng khác nào .. Cố tỏ ra nguy hiểm !

Tóm lại. . .
– Phải khôn tùy lúc và ngu tùy hoàn cảnh.

* Cứ làm ác qủy mà sống thật với bản thân
– Chứ đừng mang bộ mặt thiên thần mà tâm hồn dơ bẩn

* Bạn ơi sống thật đi
– Ác thì ác hẳn để Tao ghê
– Tốt thì tốt luôn cho Tao nể
– Chứ đừng có lúc này lúc khác như vậy biết đường đâu Tao né
– Đừnq có mở mồm ra nói tao chơi ko đẹp

Mà mày phải hỏi lại bản thân mày xem . . . Đã chơi đẹp với tao chưa ?

* Lùn thì sao?
– Cúi xuống mà nhìn tao.
– Đừng tưởng mày cao mà mày oai vs người thấp.
– Nói chuyện vs tao mày có dám vênh mặt lên không hay toàn phải cắm mặt xuống đất ?

* Chơi với tao
– Hiểu tao, thì đừng khiến tao nói chữ “TUỲ”
– Bởi một khi mày là thứ vô nghĩa trong tao
– Thì . . . “TÙY” là đỉnh cao của sự khinh bỉ….

* Toàn là dìm nhau để tồn tại
– Ai cũnq mún làm Bố Đời
– Mẹ Xã Hội
– Cha Giag Hồ
– Má Thiên Hạ
– Xin thưa sốnq thư thả cho đời nó yên ả
– Nếu đã là Cáo thì đừng tập diễn thành Nai
– Còn nếu đã cố gắng diễn hơp vai ..
– Thì về sau đừng lộ ra cái đuôi chồn giả tạo

* Tao ghét đứa nào thích bon chen và làm rối ren sự việc

* Mắt mù, tai điếc mà cứ thích vừa ngóng vừa liếc.

* 4 điều căn dặn anh em:
1. Là phải biết điềm tĩnh trước gái xinh và không giật mình trước gái xấu.
2. Không được đầu gấu với gái ngoan và ko cần nhẹ nhàng với gái dữ.
3. Không được tự tử nếu mất gái ngon và ko ngậm bồ hòn ôm gái nát.
4. Không được bộc phát thích gái teen và ko được ném mình vào gái ế.

Bản chất ngoan hiền!
-Chỉ văng tục khi bị sỉ nhục:)
-Bản chất không mất dạy!
-Chỉ chửi bậy trong lúc ức chế không chịu đựng được thôi
-Đã từng hư nhưng chưa từng hỏng
-Đã từng chơi ,nhưng không bao giờ xa đọa
-Tuy chửi,nhưng không bao giờ mất bản chất con người

Nếu có ai chửi bạn
. . . bạn kO nên tức giận mà hãy ngọt ngào mà nói rằng:
*Chửi mày… chỉ sợ mày không hiểu tiếng người
*Còn đánh mày… Người ta bảo tao ngược đãi động vật
ad: Lëë Ťấn

-màng trinh chưa chắc đánh giá được phẩm chất của người con gái anh à
-thế nên anh đừng đánh giá phẩm chất của người con gái bằng hai từ “màng trinh”
-vì pây giờ còn cả dịch vụ vá màng trinh nữa cơ =))

Mày đừng so sánh tao với nó
_vì nó là chó còn tao là người
_Mày đừng bật cười khi nghe điều đó
_vì cả mày và nó đều chó như nhau

*Chê người khác xấu, có làm bạn đẹp hơn không?
*Chê người khác ngu, có làm bạn thông minh hơn không?
*Xỉ nhục ai đó,có dúp bạn tăng giá trị văn hóa không?
*Làm đau khổ ai đó,có chắc bạn sẽ hạnh phúc hơn không?
….Bởi vậy, đừng cố tỏ ra mình hoàn hảo!

-Đừng đánh giá tao qua đôi mắt bé tí cuả mày Biểu tượng cảm xúc grin
-Thật sự tao rất KHINH những ai bắt đầu việc nhận xét tao bằng ba từ “NHÌN LÀ BIẾT”

Một khi đã ghét , thì chỉ muốn dẫm và đạp cho nát bét là xog
– Còn một khi đã khinh , thì chỉ lặg thinh và coi như đ|éo tồn tại =)))

Điều ngu ngốc nhất của một con
đàn bà là biết người ta không
còn yêu mình, nhưng vẫn cố
gắng lấy cái thể xác để giữ người
ta ở lại.

– Đời bắt mình diễn
– Thì ngại gì không nhận 1 vai
– Đúng thì nai mà sai thì cáo
– Cuộc đời nó láo
– Mình bát nháo để thêm vui
Add tú

Ăn cơm ruốc đi bàn chuyện tổ quốc.

* Nhan sắc có hạn mà lựu đạn có thừa.

* Ăn mắm mà còn bày đặt đánh rắm.

* Nhìn xa thì giống Thúy Kiều, nhìn gần mới bík… người yêu Chí Phèo.

* Đã ngu mà còn cố tỏ ra nguy hiểm.

* Chúng ta ko thể chống lại những ***** bởi vì chúng quá đông và nguy hiểm !!!

* Thà ngu vì thiếu i ốt còn hơn là có i ốt mà vẫn ngu.

* Cống rãnh đòi sánh vs đại dương.
Kênh mương đòi tương đương vs bể nước.

* Chó cỏ nhà quê mà tưởng mình là béc zê thành phố.

* Người thì như cái chậu mà nghĩ mình là hoa hậu.

Hay ko?

2
8 tháng 11 2017

hay quá sao bạn làm thơ hay vậy.

tui phục bạn luôn 

vừa nhiều vừa hay 

sao bạn làm đc vậy ?

Ai giúp mình bài này với ạ!Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:Mỗi nghề có một lời ruDở hay thầy cũng chọn ru khúc nàyLời ru của gió màu mây Con sông của mẹ đường cày của cha Bắt đầu cái tuổi lên ba Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! Thầy không ru đủ nghìn câu Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời Tuổi thơ em...
Đọc tiếp

Ai giúp mình bài này với ạ!

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây 
Con sông của mẹ đường cày của cha 
Bắt đầu cái tuổi lên ba 
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em 
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm 
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! 
Thầy không ru đủ nghìn câu 
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời 
Tuổi thơ em có một thời 
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây 
Thầy ru hết cả mê say 
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm 
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày 
Trong em hạt chữ xếp dày 
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm.    (Trích Lời ru của thầy, Đoàn Vị Thượng)

 Câu 1. Xảc định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

 Câu 2. Bằng “lời ru” của mình, người thầy trong bài thơ mong muốn gợi lên những đìều gì trong tâm hồn học trò?

 Câu 3. Chi ra và nêu hiệu quả của biện phảp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Tuổi thơ em có một thời/Ươ'c mơ thì rộng như trời, ngàn năm”

 Câu 4. Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ cùa em về thông điệp được gửi gắm trong hai câu thơ “Thầy không ru đủ nghìn câulBiểt con chữ cũng đứng sau cuộc đời”.

 

0
                                        Tiểu đội xe không kính     Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồiUng dung buồng lái ta ngồi,Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa, như ùa vào buồng láiKhông có kính, ừ thì có bụi,Bụi phun tóc trắng...
Đọc tiếp

                                        Tiểu đội xe không kính

     

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Dựa vào đây hãy viết một bài cảm nhận .
0
Bài 3: Cho em câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên (ghi chú tên bài thơ và tác giả).- Viết 1 đ.văn d.dịch khoảng 8 – 10 câu p.tích h.ảnh hàng tre trong khổ thơ em vừachép. Trong đoạn, có sử dụng 1 câu bị động.Trong một bài thơ, nhà thơ Viễn Phương viết:Mai về niền Nam thường trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa...
Đọc tiếp

Bài 3: Cho em câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên (ghi chú tên bài thơ và tác giả).
- Viết 1 đ.văn d.dịch khoảng 8 – 10 câu p.tích h.ảnh hàng tre trong khổ thơ em vừa
chép. Trong đoạn, có sử dụng 1 câu bị động.

Trong một bài thơ, nhà thơ Viễn Phương viết:
Mai về niền Nam thường trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

1. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
(1,5điểm)
2. Hình ảnh “cây tre trung hiếu” lặp lại ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì? (1 điểm)
3. Từ việc hiệu tấm lòng thành kính, biết ơn Bác Hồ của tác giả, của nhân dân ta trong
bài thơ trên, em nội hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy
nghĩ của mình về phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ” đang

được học sinh tham gia hưởng ứng nhiệt tình trong các nhà trường hiện nay. (1,5
điểm)

2
9 tháng 4 2020

1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh ấy có liên quan gì đến cảm xúc của nhà thơ?

Bài thơ ra đời tháng 4/1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lăng Bác vừa khánh thành. Tác giả là người con miền Nam, lúc này ông mới thực hiện được ước nguyện ra thăm lăng Bác.

Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác bài thơ này.

3. Từ những câu thơ đã chép, kết hợp với hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?

Cảm xúc trong bài thơ được thể hiện theo trình tự của một cuộc viếng thăm, thời gian kết hợp với không gian: Từ lúc đứng trước lăng, vào lăng và rời xa lăng Bác; cảm xúc của tác giả đan xen, có sự thay đổi trong quá trình đó.

Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên” vì: “thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. Đây là cách nói giảm, nói tránh làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời khẳng định Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim nhân dân Việt Nam. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” một lần nữa khẳng định: Trong sâu thẳm mỗi người, Bác chưa hề ra đi. Đây là một cuộc thăm hỏi, trở về của người con xa cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng mong ước bấy lâu.

4. Có ý kiến cho rằng: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác”. Hãy viết đoạn văn (10 – 12 câu) Tổng – phân – hợp để làm sáng tỏ ý kiến trên. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích)?

Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng được biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre, đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu.

ĐỀ 2. Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

1. Hình ảnh “mặt trời” nào là ẩn dụ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ đó trong việc thể hiện lòng ngưỡng mộ và biết ơn đối với Bác của tác giả?

Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là ẩn dụ. Đây là hình ảnh sáng tạo, độc đáo – hình ảnh Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lỗi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. “Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi ấm tình thương bao la trong lòng mỗi con người Việt Nam. Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người vừa bộc lộ niềm tự hào của Viễn Phương nói riêng và toàn dân tộc nói chung.

2. Chép lại hai câu thơ có hình ảnh “mặt trời” trong một bài thơ em đã học ở chương trình Ngữ văn 9 (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm) cũng dùng phép ẩn dụ như vậy?

Đó là câu thơ:

” Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

Trong bài thơ ” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm.

Đề 3. Cho khổ thơ:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

1. Người ta thường nói nghe thấy âm thanh nhưng ở đây Viễn Phương lại viết “Nghe nhói ở trong tim”. Em hãy lí giải điều tưởng chừng vô lí này?

Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” là một cách viết lạ, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí khi bộc lộ tâm trạng đau xót và tiếc nuối không nguôi trước sự ra đi của Bác. Sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đau xót tới đỉnh điểm. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt.

Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời.

2. Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp để phân tích khổ thơ trên?

Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ trong giấc ngủ bình yên, trang nghiêm cùng ánh sáng trong trẻo, dịu nhẹ của vầng trăng. Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng hình ảnh ẩn dụ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh – hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. Nhà thơ muốn nói rằng: Bác vẫn còn mãi với đất nước, dân tộc. Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu trái tim nhân dân Việt Nam vẫn đau xót và tiếc nuối khôn nguôi trước sự ra đi của Bác. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời. Cặp quan hệ ” vẫn – mà” diễn tả cảm giác mâu thuẫn, cảm xúc ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết ” trời xanh là mãi mãi “. Khổ thơ khép lại nhưng những tình cảm, những cảm xúc chân thành của nhà thơ trào dâng mạnh mẽ – đó là một tấm lòng chân thành, đáng yêu.

Đề 4. Cho câu thơ:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?

Ba câu thơ tiếp:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

2. Hình ảnh “cây tre” trong khổ thơ vừa chép đã được nhắc đến trong những câu thơ nào? Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa gì?

Hình ảnh “cây tre” đã được nhắc đến trong những câu thơ:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa: Hình ảnh “hàng tre” có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quang lăng Bác được lặp lại ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.

3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời Lăng.

Khổ thơ cuối trong bài thơ là cảm xúc lưu luyến bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời xa Lăng. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén được mà bộc lộ ra ngoài: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Câu thơ như một lời giã biệt, diễn tả tình cảm sâu lắng – một cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Mặc dù lưu luyến, muốn ở mãi bên Bác nhưng Viễn Phương cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và nhà thơ chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng Bác để được ở mãi bên Người. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên: “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem hương sắc điểm tô cho vườn hoa quanh lăng Bác. Đặc biệt, ước nguyện làm cây tre để nhập vào hàng tre bát ngát canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người, “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính  yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.

4. Chép lại một đoạn thơ cũng thể hiện ước nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa của tác giả khác trong chương trình Ngữ văn 9? Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả?

Đó là đoạn thơ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Đoạn thơ thuộc bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

17 tháng 4 2020

đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 

ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam 

bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

1 viếng lăng bác hcrđ cuộc kháng chiến chống MĨ đã kết thúc đất nước được thống nhất lăng bác cũng vừa được khánh thành tác giả từ miền nam ra thăm lăng basccho thỏa nỗi nhớ mong

2 cây tre trung hiếu thể hiện tấm lòng thành kính của tác giả đối với bác muốn được giữ cho bác giấc ngủ bình yên và nguyện đi theo con đường bác làm và những điều bác dạy.

Có vài cuộc gọi về nhà kết thúc sớm hơn, mẹ có khách. Tụi nhỏkhông phiền vì ngưng chuyện giữa chừng, lại mừng. Nghĩ khách tới chơi nghĩa làđời sống của mẹ ở quê không đến nỗi quạnh hiu, vắng con nhưng mẹ vẫn có nhiềuniềm vui khác. Ý nghĩ đó làm cho những đứa nhỏ xa nhà thấy nhẹ lòng, giờ nàymình thì tiệc tùng vầy, còn mẹ chỉ mình ên.(2) Hồi tụi nó còn ở nhà, mẹ cũng...
Đọc tiếp


Có vài cuộc gọi về nhà kết thúc sớm hơn, mẹ có khách. Tụi nhỏ
không phiền vì ngưng chuyện giữa chừng, lại mừng. Nghĩ khách tới chơi nghĩa là
đời sống của mẹ ở quê không đến nỗi quạnh hiu, vắng con nhưng mẹ vẫn có nhiều
niềm vui khác. Ý nghĩ đó làm cho những đứa nhỏ xa nhà thấy nhẹ lòng, giờ này
mình thì tiệc tùng vầy, còn mẹ chỉ mình ên.


(2) Hồi tụi nó còn ở nhà, mẹ cũng nhiều khách tới thăm. Một mình gánh ba
con, nhưng người đàn bà góa chồng chẳng cách nào làm cho duyên đừng sóng sánh
trong đi đứng, nói cười. Khí chất đã vậy, mặt nám tay chai cũng không ngăn nỗi
đàn ông theo đuổi. Có ông thầy giáo hay ghé nhà, nhẹ tựa mưa. Tròng trành ngồi
bên thềm ướt, nói chuyện ba khơi kiểu như Sáu ơi, ngoài vườn măng chắc sắp mọc
rồi, mà không hiểu sao nước sông mấy bữa nay đục quá. Lại có ông thợ rèn, tóc
tai bốc khói như đá trời vừa ngùn ngụt đi qua khí quyển trái đất. Không nói, chỉ
nhìn, cái nhìn như hóa lỏng người đàn bà mà ông thầm yêu. Một ông khác thì xộc
vào tận bếp, thay bóng đèn, đóng lại bản lề cánh cửa. Ông này thẳng đuột, bảo
Sáu ưng tôi đi, còn trẻ ở không chi cho phí. Lại có ông chống nạnh đứng ngoài
sân, nói tụi mình bạn bè từ hồi ở truồng tắm mưa, tánh nết đã thuộc lòng, Sáu
mà đi thêm bước nữa thì lấy tui cho đỡ mất công tìm hiểu.


Mẹ được nhiều người mê, tụi nhỏ cũng hưởng lợi. Khách hay
mang bánh kẹo, không thì cũng mấy trái mận, trái xoài. Ăn của người ta mà không
giúp cũng kỳ, nhưng tụi nhỏ cứ khen ông nào hay thì mẹ cũng gạt đi, mùa này xơ
ri chín rộ phải hái cho kịp, mương vườn cạn phơi đáy phải đào, đậu rồng đâm ngọn
phải làm giàn cho chúng, nói chung là lu bu lắm, đâu rảnh. Lần hồi, cho đến bữa
đứa con nhỏ nhất đón xe đò khăn gói xa nhà, mẹ vẫn một mình. Nhìn vào kiếng chiếu
hậu, là mẹ đứng sau đám bụi, chấm áo tím trên nền xanh gờn gợn.


May mà mẹ vẫn có khách tới chơi, tụi nhỏ hài lòng. Những người
sớt bớt nỗi cô độc của mẹ, chắc là mấy thím bên xóm hay để lại dấu răng trên những
câu chuyện dông dài ai đó chửa hoang ai đó bỏ vợ theo trai, ai đó vừa sinh bảy.
Họ hàng từ xa xôi cũng đổ lại, ngồi kiểm đếm coi chế ba chú bảy ai mất ai còn.
Mà biết đâu, mẹ vẫn còn nhiều ông mê lắm.


Một bữa tụi nhỏ về, chứng kiến mẹ dưng không ới lên rồi te te
đi mở cổng. Khách của mẹ là ba con vịt xiêm, bộ điệu khệnh khạng xem chừng ghé
chơi thường lắm. Ăn xong mớ đầu tép mẹ dành cho, bọn nó lại hể hả ngoáy đuôi ra
về.


Khách của mẹ còn có con mèo mướp, thường xuất hiện bất ngờ với
cái bụng chửa, rồi một bữa biến mất chẳng rõ đi đâu. Lá khô thì táo bạo hơn, xộc
vào đến tận góc buồng ngủ, chỗ mấy con dế thường đến gáy. Và mưa đêm, luôn để lại
những dấu chân trong suốt ngoài thềm.


Những người bạn láng giềng của mẹ lớp bán nhà dời đi chỗ
khác, lớp nằm đau. Xóm ngoại ô chóng mặt với những hàng quán mọc lên, những giọng
nói vùng miền xa lạ khác. Người thì đông hơn, nhưng không hẳn vui hơn. Tiếng cổng
đóng rền rĩ vào mỗi sáng. Nhà mẹ vắng dần tiếng người và mặt cười.


Hỏi sao không thấy mấy ông mê mẹ, bà nhẩm đếm hao hụt hơn một
nữa rồi. Ông thì đột quỵ, ông thì ôm trong bụng khối u (phải ôm một khối
tình, cũng đỡ). Còn mỗi ông thợ rèn mạnh giỏi, vừa rồi có ghé nhà, vẫn bốc
khói như rớt xuống từ trời. Gặp mẹ, ông hỏi cô Sáu có nhà không, nói một hồi mới
tin người muốn tìm đang ở trước mặt. Từ bữa tới giờ không thấy quay lại nữa, chắc
đang tiếc đôi cánh đã cháy rụi trong lúc bay đi gặp người xưa. Cánh không còn để
trở về trời, mà chỉ gặp mỗi một bà già teo héo.


Vừa kể mẹ vừa đi rửa mấy cái ly đầy bụi, rót nước râu bắp
bưng cho tụi nhỏ. Phổi của những đứa con như cứng lại, thấy khó thở với cái
cách mẹ đặt ly xuống bàn, xua tụi nó uống đi nước mát lắm, cách mẹ vừa lau mặt
bàn vừa phân trần như một thói quen, có một mình nên nhà cửa cứ tèm lem, bỏ qua
nghen.


Tụi nó, giờ làm khách của mẹ mình.


(Nguyễn Ngọc Tư, Khách)

 


a. Xác định lời dẫn trực tiếp hoặc gián
tiếp trong những ngữ liệu trong đoạn (2) và cho biết tác dụng.


b. Tác giả mở đầu tác
phẩm bằng câu: Có vài cuộc gọi về nhà kết
thúc sớm hơn, mẹ có khách. Theo anh/chị, “khách” của mẹ là những ai?
Từ những vị “khách” ấy, tác giả đã cho người đọc biết hoàn cảnh
sống của mẹ hiện nay ra sao?


c. Chi tiết: Vừa kể mẹ vừa đi rửa mấy cái ly đầy bụi, rót
nước râu bắp bưng cho tụi nhỏ cho người đọc thấy điều gì?


d. Xác định biện pháp tu
từ trong câu: Lá khô thì táo bạo hơn, xộc
vào đến tận góc buồng ngủ, chỗ mấy con dế thường đến gáy. Nêu tác dụng
của biện pháp tu từ ấy.

0