K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2018

a, Bài thơ Qua Đèo Ngang tác giả bà Huyện Thanh Quan có sử dụng cấu trúc đảo ngữ để làm nổi bật cảnh vật, con người và nhấn mạnh tình cảm của nữ nhà thơ khi đứng ở Đèo Ngang.

    b, Nhấn mạnh hình tượng rực rỡ, tươi sáng của anh bộ đội Cụ Hồ trong cảnh nắng chiều của núi rừng Tây Bắc.

    Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:

24 tháng 8 2023

1.có 8 câu,mỗi câu có 7 chữ                                       2.câu 1'tà' câu 2 'hoa' câu 4'chú' câu 6'gia' câu 8'ta'                                                                             3.cách ngắt nhịp 4/3                                                 4.cặp câu 3-4 'lom khom dưới núi (cảnh) đối với lác đác bên sông(cảnh) cặp câu 5-6 'nhớ nước đau lòng(tình) đối với thương nhà mỏi miệng (tình)                                                              5.

Trong câu 3 và 4 của bài thơ "Qua đèo Ngang", tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ để nhấn mạnh sự vắng vẻ của con người và cảnh vật ở đèo Ngang.

  • Câu 3:

    • Lom khom (hành động) được đảo lên đầu câu
    • Tiều vài chú (người) được đảo lên đầu câu
  • Câu 4:

    • Lác đác (trạng thái) được đảo lên đầu câu
    • Chợ mấy nhà (cảnh vật) được đảo lên đầu câu

Việc đảo ngữ trong hai câu này giúp cho nhịp điệu của bài thơ trở nên linh hoạt, uyển chuyển hơn, đồng thời nhấn mạnh sự vắng vẻ, thưa thớt của con người và cảnh vật ở đèo Ngang.

Trong câu 5 và 6 của bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh để thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà của mình.

  • Câu 5:

    • Nhớ nước đau lòng (nỗi nhớ) được so sánh với con quốc quốc kêu (hành động)
  • Câu 6:

    • Thương nhà mỏi miệng (nỗi nhớ) được so sánh với cái gia gia hót (hành động)

Việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong hai câu này giúp cho nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả trở nên cụ thể, sinh động hơn. Hình ảnh con chim quốc quốc và chim gia gia là những loài chim thường được nhắc đến trong văn học Việt Nam với ý nghĩa biểu tượng cho nỗi nhớ quê hương, đất nước. Tiếng kêu bi thương của những chú chim quốc quốc và chim gia gia như tiếng lòng của tác giả, thể hiện nỗi nhớ quê hương, đất nước da diết, khắc khoải.

Ngoài ra, trong hai câu này, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Hình ảnh con chim quốc quốc và chim gia gia được ẩn dụ cho nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả. Điều này thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả là nỗi nhớ da diết, khắc khoải, không thể nào dứt bỏ.

    share Google it
24 tháng 8 2023

tick cho mik ik

 

1. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật 

2. Thể thơ thuộc cả luật bằng cả luật trắc

3. Bạn theo phần sau để xác định nhé:

-Thanh bằng: các chữ có chứa thanh huyền hoặc không thanh

-Thanh trắc: các chữ chứa thanh sắc, ngã, hỏi, nặng.

4. +Cách gieo vần: cuối các câu 1, 2, 4, 6,

   +Câu 3 và 4 đối nhau, câu 5 và câu 6 đối nhau

5. 3/4, 4/3 

4 tháng 8 2023

b ơi câu 3 b lm cụ thể giúp mình với đc ko ạ

15 tháng 8 2019

Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực... thì còn mãi với thời gian. Có lẽ mãi mãi về sau, chúng ta vần gặp cảnh hoàng hôn và tâm sự u hoài trong hồn thơ nữ sĩ Thanh Quan qua áng văn trác tuyệt:

Bước tới Đeo Ngang bóng xế tà

 Cỏ cây chen đá, lá che hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước. Một mảnh tình riêng, ta với ta

Cha của nữ sĩ Thanh Quan là một nhà nho ở phường Nghi Tàm (Hà Nội). Dưới triều vua Minh Mạng, vốn hay chữ, giỏi thơ văn nên bà được vua triệu vào cung dạy các cung nữ, cung phi. Rời bỏ gia đình, chồng con, xa chốn kinh kỳ náo nhiệt, lòng nữ sĩ không khỏi u buồn.

Bà Huyện Thanh Quan được sống và được chứng kiến sự huy hoàng của triều đại nhà Lê. Hẳn trong lòng nữ sĩ không khỏi nuối tiếc cái vàng son ấy. Lời thơ của bà mang tâm sự hoài cổ. Ngay trong bài thơ Thăng Long thành hoài cổ ta thấy

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Lối xưa xe ngựa, nền cũ lâu đài, hơi hương ngự, nếp áo chầu... phảng phất u hoài trong hồn thơ trang nhã đài các.

Hầu hết trong các thi phẩm của bà đều mở đầu bằng hình ảnh hoàng hôn. Trong bài thơ Qua đèo ngang cũng không nằm ngoài mô tip đó — một tứ thơ quen thuộc:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá che hoa

Ở đây cảnh chiều tà được nữ sĩ chọn để xây dựng tứ thơ, không ồn ào, náo nhiệt mà lặng lẽ âm thầm như bức tranh thuỷ mặc cổ điển. Cũng nói về Đèo Ngang nhưng với Cao Bá Quát thì Hoành sơn vang vọng hải ca với những hình ảnh hùng tráng sóng bể trắng xoá bạc đầu, sấm ran chớp giật rợn người, gió táp xô vỡ thuyền... còn với Vũ Quần Phương thì Đèo Ngang hiện ra rất ấn tượng:

Đèo Ngang gánh hai đầu đất nước...

Đèo Ngang quay cuồng trong gió bão...

Đèo Ngang thật kỳ vĩ, hoành tráng biết bao. Ngược lại với Bà Huyện Thanh Quan, Đèo Ngang hiện ra hoang sơ vắng vẻ buồn bã. Cây lá chen chúc nhau vươn ra ánh sáng mặt trời, rậm rạp hoang sơ... Gợi nỗi buồn man mác trong cảnh chiều tàn sắp tắt. Hình ảnh trong bài thơ vừa mang tính ước lệ vừa chọn lọc gây ấn tượng cho người đọc. Nếu như chỉ dừng lại ở hai câu khai ta chỉ thấy không gian và cảnh vật mà chưa thấy hết cái hay của những câu sau. Đọc toàn bài, cảnh vật đan cài vào nhau, lẫn vào nhau như màu mực đậm, nhạt trong một bức tranh cổ điển. Và đằng sau những hình ảnh ấy là tình cảm bâng khuâng, nao nao của thi nhân.

Người xưa thường nói: thơ là cô đặc của ngôn từ hay ý tại ngôn ngoại. Cả bài thơ vẻn vẹn có năm mươi sáu chữ mà ý thì sâu sắc biết bao. Bài thơ mở ra bát ngát một vùng trời mênh mông sông nước và lồng vào đó là tâm hồn nữ sĩ chất chứa riêng tư.

Ta hãy chú ý hai câu cuối:

Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Cảnh vật được mở ra với trời, non, nước rồi bỗng se sắt lại lòng ta với ta. Đọc bài thơ Qua Đèo Ngang ta có cảm giác nhà thơ không tốn công sức để đẽo gọt gia công từ ngữ, câu văn giản dị trong sáng giàu sức biểu cảm, các thủ pháp tu từ sử dụng điêu luyện, nhuần nhuyễn. Ta không bàn đến niêm luật của bài thơ bởi đây là mẫu mực cho một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Mà chỉ cảm nhận cái nghệ thuật đặc sắc tả cảnh bốn câu thực và luận

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Cái hay của bốn câu này là giản dị, không phức hợp các mệnh đề. Đắt giá nhất phải kể đến nghệ thuật đảo trật tự cú pháp, lom khom, lác đác được sử dụng như những động từ mà lại đặt ở đầu câu, còn các chủ từ đặt cuối câu. Điều này nhăm nhấn mạnh sự vắng vẻ, tiêu điều của cuộc sống và con người chốn đèo Ngang. Ta hãy so sánh với cách viết thông thường:

Vài chú tiều lom khom dưới núi

Mấy nhà chợ lác đác bèn sông

Câu thơ trở nên thật tầm thường, mất hẳn cái hay, nét đặc sắc. Do vậy hai câu sau từ nhờ và thương được đặt lên đầu câu. Việc đưa hai từ đó lên đầu câu giúp cho người đọc đồng cảm ngay với cái tình của tác giả.

Ta nghe trong hai câu thơ đó có tiếng của thiên nhiên, của cuộc sông hay chính là tiếng lòng của thi nhân. Tiếng lòng ấy lại gặp chính nó ta với ta.

Gấp trang sách lại mà tâm hồn ta còn đang bâng khuâng cùng nữ sĩ. Thời gian cứ trôi đi vô tận, nhưng bài thơ Qua Đèo Ngang vẫn sẽ mãi mãi lắng đọng trong tâm hồn chúng ta.



 

15 tháng 8 2019

Bạn kia đã,

Copy mạng à

tại thấy mới 2 phút mà gõ sao nhanh như thánh z ?


 

14 tháng 7 2018

- Xác định đúng từ tượng hình: Lom khom, lác đác.

- Xác định từ tượng thanh: Quốc quốc, gia gia.

- Nghệ thuật sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh:

+ Làm cho bài thơ giàu sức biểu cảm, từ tượng hình gợi ra cảnh tượng thưa thớt nơi đèo ngang, từ tượng thanh biểu đạt tình cảm nhớ nước, thương nhà của tác giả qua đó bộc lộ tình cảm yêu nước thầm kín của nhà thơ.

13 tháng 7 2018

Ôn tập ngữ văn lớp 8

16 tháng 1 2018

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc (cuốc cuốc)
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
*********************
Các từ tượng hình như: chen đá, chen hoa, lom khom, lác đá trời, non, nước...
Các từ Tượng thanh như : quốc quốc, gia gia

Chúc bạn học tốt!!!!

14 tháng 7 2018

- Từ tượng hình: Lom khom, lác đác.
-> Tả dáng người, cảnh vật khi hoàng hôn xuống.
- Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.
-> Gợi âm thanh tiếng chim kêu thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà của nhân vật trữ tình.
=> Cách biểu hiện thời gian, không gian độc đáo của Bà Huyện Thanh Quan

NBài 1:Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ sau : a) Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn. b) Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích lũy. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời. (Nguyễn Đăng Mạnh – “Nhà văn Việt Nam – chân dung và...
Đọc tiếp

NBài 1:Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ sau :

a) Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.

b)
Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích lũy. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.
(Nguyễn Đăng Mạnh – “Nhà văn Việt Nam – chân dung và phong cách”)

c)
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
(Bà Huyện Thanh quan – “Qua Đèo Ngang”)

d) Rất đẹp hình ảnh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Nếu không đè nổ vai vươn tới

Lá nguỵ trang reo với gió đèo.

(Tố Hữu -Lên Tây Bắc)

e) Đẹp vô cùng , Tổ Quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè , đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô ,hô ô tiếng hát

Chuyển phà dào dạt bến nước bình ca .

I) Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Sáng lại trời thu tháng Tám

Trên đường ta về lại Thủ Đô

Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ .

(Ta đi tới -Tố Hữu )

1
13 tháng 8 2017

Ôn tập ngữ văn lớp 8Ôn tập ngữ văn lớp 8Ôn tập ngữ văn lớp 8Ôn tập ngữ văn lớp 8Bài :

20 tháng 4 2020

vì nó là tính từ

20 tháng 4 2020

 Hai câu trên sử dụng từ láy gợi hình, chỉ những sự vật có trong tầm mắt khi tác giả miêu tả là khung cảnh đèo ngang

Nhằm tăng sức sống, sự sinh động của con người

Biểu hiện khung cảnh đèo ngang đã thưa thớt có người ở

Biện pháp từ láy gợi hình để miêu tả hoạt động con người ở đó

 Ngoài ra còn sử dụng biện pháp đảo ngữ: đưa chủ chủ ngữ xuống cuối và vị ngữ lên đầu.