">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2018

Câu 1 (trang 127 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Điểm khác: Tình cảm quê hương trong bài thơ trên có điểm độc đáo:

   + Tên bài thơ gợi ra hoàn cảnh sáng tác của bài thơ thơ, cụ thể:

      • Rời quê đi lên kinh thành thi đỗ rồi làm quan suốt 50 năm mới trở về thăm quê. Tình huống bất ngờ xảy ra: ông bị đám trẻ nhỏ gọi là khách khiến ông xót xa cũng là duyên cớ để nhà thơ chắp bút

      • Ngẫu thư là ngẫu nhiên viết (không chỉ định viết) chứ không phải tình cảm ngẫu nhiên bộc lộ phát sinh

   + ẩn đằng sau đó là tình yêu quê hương sâu nặng như sợi đàn căng thẳng chỉ cần chạm nhẹ là ngân lên ngân mãi

Câu 2 (trang 127 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Phép đối được sử dụng trong hai câu đầu

   + Câu 1: Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

      • Số chữ tuy không cân xứng nhưng từ loại ngũ pháp vẫn đối rất chỉnh

   + Câu 2: Hương âm vô cải mấn mao tồi

      • Bộ phận : hương âm - mấn mao rất chỉnh cả về ý lẫn chữ

      • Bộ phận: vô cải - tồi tuy không chỉnh về chữ nhưng vẫn rất chỉnh về ý và chức năbg ngữ pháp (đều làm vị ngữ)

- Tác dụng : bộc lộ gián tiếp tình cảm với quê hương

   + Câu 1 : kể lại quãng đời xa quê và sự đổi thay của quê hương, hé mở tình cảm

   + Câu 2: là câu tả sử dụng yếu tố đổi thay (mấn mao - tóc mai) là bật yếu tố bất biến (giọng quê)

-> Hình ảnh tượng trưng nổi bật tình cảm với quê hương

Câu 3 (trang 127 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bảng phân loại

- Giải thích: phương thứ biểu đạt chính của bài là biểu cảm nhưng là biểu cảm gián tiếl qua tự sự và miêu tả

Câu 4 (trang 127 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Sự biểu hiện tình quê ở hai câu trên dưới có sự khác nhau về giọng điệu, cụ thể:

   - Sau bao năm xa quê trở về không chỉ tác giả thay đổi mà quê hương cũng đổi thay không ít

   - Tình cảm sâu đậm với quê hương không chỉ bộc lộ trong câu hương âm vô cải mấnmao tồimaf còn ở nỗi xót xa ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương

   - Nét đặc sắc về nghệ thuật là việc dùng các hình ảnh vui tươi để bộc lộ nỗi buồn đau xót:

      + Về quê chỉ có trẻ con ra đón những người cùng tuổi cùng thời giờ đã chẳng còn ai

      + Đã vậy dưới nhưng con mắt ngây thơ hồn nhiên vui của đám trẻ nhỏ ông chỉ là khách. Điều này khiến nhà thơ càng thêm xót xa

⇒ Phía sau hình ảnh vui tươi là giọng bi hài thấp thoáng ẩn hiện

14 tháng 11 2018

Cũng giống như Lí Bạch, Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa.

Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên hạ. Những năm tháng đó dù xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ dung triền mien quê nhà, nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người của ông bây giờ

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về nhà)

Một câu thơ sử dụng phép tiểu đối đầy chua xót và nuối tiếc. Lúc còn trẻ tác giả đã phải rời xa quê hương, khi đã có công danh sự nghiệp, đã có cuộc sống riêng tốt đẹp thì tuổi cũng không trẻ nữa. Lúc đó ông mới không còn bất cứ mối lo nào nên đã trở về quê hương tìm lại những gì thuộc về mình. Câu thơ như xát muối và chính tác giả, và xát vào lòng người đọc niềm thương cảm sâu sắc nhất. Sự tài tình của Hạ Tri Chương chính là sử dụng triệt để tính năng của phép tiểu đối để nhấn mạnh quãng thời gian xa quê, cũng đồng thời nhấn mạnh trái tim ông vẫn luôn hướng về cội nguồn.

16 tháng 11 2022

2.Quê hương em là một vùng đất thanh bình và tuyệt đẹp. Ở đó có những ngọn núi to lớn, có những dòng kênh xanh, có những bụi tre xanh rì rào trong gió. Đặc biệt, người dân ở quê em ai cũng hiền lành, chân chất. Mọi người yêu quý, đỡ đần, đùm bọc lẫn nhau. Phải sống ở đó rồi, thì mới thấm được cái tình làng nghĩa xóm quý báu ấy. Em thích nhất, là những tối mùa hè, được cùng các anh chị nằm trên cái chõng tre nghe ông kể chuyện. Rồi tíu tít đưa những bàn tay nhỏ bé chỉ lên những ngôi sao trên cao, vẽ ra đủ hình dáng kì lạ. Những kí ức, khoảnh khắc tuyệt vời về quê hương ấy, em sẽ khắc ghi mãi trong tim mình.

27 tháng 10 2016
Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, được xây dựng dựa trên một cái tứ độc đáo. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.
 
27 tháng 10 2016

Thất ngôn tứ tuyệt.

bảy chữ một dòng, 1 khổ 4 dòng, có vần thờ và lời nghịp nhất định.

20 tháng 11 2016
  1. Mở bài

Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê là một bài thơ viêt nhân ngày trở lại thăm quê cũ của Hạ Tri Chương. Bài thơ là lời tâm sự, là tâm trạng man mác buồn của người con xa quê đã rất lâu. Bởi ngày trở về, tóc đã bạc, cảnh xưa vẫn đây nhưng những người quen chẳng còn ai không ai còn nhận ra ông.

2. Thân bài

Câu 1:

+ Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối nghịch: ngày ra đi vẫn còn trẻ, ngày về đã già Thiếu tiểu – Lão đại.

+ Thời gian xa quê quá dài, quá nửa một đời người.

+ Tâm trạng man mác buồn, ngậm ngùi tiếc nuối.

Câu 2:

+ Thời gian xa cách quê hương chỉ có thể làm thay đổi hình dạng bên ngoài nhưng không làm thay đổi bản chất, tấm lòng của người con đối với quê hương.

+ Thể hiện tấm lòng thuỷ chung, gắn bó tha thiết với quê hương.

Câu 3:

+ Người quê xa quê lâu ngày trở về bỗng trở thành khách lạ.

+ Một nghịch lí và cũng là lẽ thường tình.

Câu 4:

+ Câu thơ có chút hóm hỉnh.

+ Gợi cho nhà thơ nỗi buồn bâng khuâng.

3. Kết bài

Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương đó là một tình cảm thuỷ chung, gắn bó, chân tình. Đồng thời thể hiện nỗi buồn của một người khao khát được về thăm quê vậy mà khi trở về chẳng ai còn nhận ra mình nữa.

4 tháng 12 2017

a. Mở bài - Giới thiệu tác phẩm: Hạ Tri Chương làm quan thời nhà Đường, ông sống biền biệt xa quê 50 năm, tới năm 86 tuổi mới trở về quê. Bài thơ này ra đời lúc ông mới đặt chân trở về quê nhà.

- Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm: Nghe thầy cô giáo giảng, mình tự soạn bài hoặc ngày trở về thăm quê.

b. Thân bài.

Những cảm xúc suy nghĩ trong bài thơ gợi lên:

- Cảm nghĩ về thời điểm ra đi và trở về của nhà thơ.

- Giữa các không đổi và cái thay đổi của nhà thơ

- tình cảm của người xa quê.

- Cảnh ngộ bi kịch của nhà thơ bị gọi là khách ngay trên quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về.

- Cảm thương cho hoàn cảnh của nhà thơ.

c. Kết bài

- Thông cảm với những người xa quê.

- Nỗi nhớ quê hương của chính bản thân do bài thơ gợi lên.

3 tháng 12 2019

Mở bài

Giới thiệu về Hạ Tri Chương và tác phẩm của ông

Thân bài

Cảm xúc, suy nghĩ về hình ảnh và xúc cảm của tác phẩm

- Hoàn cảnh viết bài thơ có nét độc đáo khác với chủ đề vọng nguyệt hoài hương của Lý Bạch

- Sự đối lập của các từ, ý thơ càng làm nổi bật trạng thái trẻ- già, đi xa- trở về, những thay đổi của tác giả (tóc mai rụng)

- Nhấn mạnh phân tích hình ảnh: giọng nói quê hương thay đổi, điều này thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê hương

- Cuộc gặp với trẻ con trong làng: Nhìn thấy nhau nhưng không biết nhau, sự xa lạ xuất hiện ngay trên mảnh đất quê hương

- Nhưng chua xót nhất chính là chi tiết những đứa trẻ coi tác giả như khách lạ tới làng. Việc cười hỏi hồn nhiên của những đứa trẻ làm tác giả trở về chạnh lòng

Kết bài

Cảm xúc bao trùm toàn bộ tác phẩm, sự linh hoạt trong cách thể hiện tình quê hương.

30 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

30 tháng 10 2021
15 tháng 10 2018

Đáp án: B