Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo
♦ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản, chiếm 69,6% GDP, cơ cấu đa dạng, nhiều lĩnh vực có trình độ phát triển cao.
- Giao thông vận tải: phát triển hiện đại, đặc biệt là đường biển và đường hàng không, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
+ Vận tải biển có vị trí quan trọng với đội tàu biển trọng tải lớn. Các cảng biển lớn và hiện đại Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma,…
+ Giao thông hàng không phát triển mạnh với 176 sân bay, các sân bay quan trọng: Ha-nê-đa, Na-ri-đa, Ô-xa-ca,…
+ Hệ thống tàu điện ngầm hiện đại, tập trung ở các thành phố lớn.
- Ngành bưu chính viễn thông phát triển mạnh, đứng thứ 5 thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (2020), đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và cung cấp dịch vụ viễn thông cho một số nước trên thế giới.
- Du lịch:
+ Có nhiều phong cảnh đẹp và di tích lịch sử - văn hóa độc đáo,… là điều kiện phát triển du lịch.
+ Khách du lịch quốc tế tăng nhanh, đạt 31,8 triệu lượt người năm 2019, du lịch trong nước phát triển mạnh.
+ Hoạt động du lịch đóng góp hơn 7% vào GDP.
- Thương mại:
+ Ngoại thương có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 1500 tỉ USD. Xuất khẩu trở thành động lực tăng trưởng kinh tế, là nước xuất siêu.
+ Nội thương phát triển từ lâu đời và có hệ thống rộng khắp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Thương mại điện tử phát triển mạnh, thị trường tiêu dùng nội địa có nhu cầu lớn, là động lực của sự phát triển kinh tế.
- Tài chính ngân hàng:
+ Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển. Là một trong những nước có tài trợ vốn ODA lớn nhất thế giới.
+ Các ngân hàng lớn như: Mít-su-bi-shi, Mi-du-hô, Su-mo-tô-mô,…
+ Tô-ky-ô là trung tâm tài chính ngân hàng lớn của Nhật Bản.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Quy mô và sự gia tăng dân số:
- Hoa Kỳ là nước đông dân trên thế giới, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.
- Tác động:
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số thấp cũng đặt ra vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo:
Cơ cấu ngành:
+ Thương mại: đứng thứ 4 thế giới.
+ Giao thông vận tải biển: đứng thứ 3 thế giới, có vai trò đặc biệt quan trọng. Phát triển nhanh, chất lượng, áp dụng coong nghệ hiện đại bậc nhất.
+ Tài chính ngân hàng: đứng đầu thế giới.
+ Du lịch: Nhiều phong cảnh đẹp, thu hút du khách nhiều nơi đạt 31.8 triệu lượt khách vào năm 2019. Đứng thứ 7 thế giới.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo:
- Nét nổi bật về dân cư Mỹ La-tinh:
Là khu vực đông dân (năm 2020 là 652,3 triệu người) và có dân số tăng nhanh.
Quy mô dân số giữa các quốc gia có sự chênh lệch lớn. Bra-xin là quốc gia đông dân nhất khu vực, Mê-hi-cô đứng thứ hai.
Tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh qua các năm (năm 2020 là 0,94%) Có cơ cấu dân số trẻ
- Ảnh hưởng của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội:
Cơ cấu dân số trẻ.
Năm 2020, số dân trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm khoảng 67,2% tổng số dân. Đây là nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời cũng gây ra áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Mật độ phân bố dân số không đồng đều, tập trung chủ yếu ở ven biển.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo:
- Dịch vụ:
Ngày càng có vai trò quan trọng, được quốc gia khu vực chú ý phát triển:
+ Thương mại: Nội thương phát triển nhanh, thể hiện ở giá trị và khối lượng hàng hóa, hình thành các siêu thị, trung tâm thương mại,... Ngoại thương đóng vai trò then chốt với tất cả quốc gia trong khu vực.
+ Giao thông: Đường bộ được đầu tự, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuấ tăng nhanh. Đường sát, biển hàng không đang chú trọng phát triển.
+ Du lịch: Số lượng khách ngày càng tăng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế thu hut 393 tỉ USD vào GDP khu vực.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo!
- Sự gia tăng dân số đã tác động đến nền kinh tế nước này là:
+ Người nhập chủ yếu là người trẻ và có tri thức đã cung cấp nguồn lao động dồi dào cho đất nước mà nhà nước không cần mất chi phí đầu tư ban đầu cho con người;
+ Mở rộng được thị trường tiêu thụ;
- Người nhập cư đông tạo nên sự đa dạng về văn hóa, cung cấp lực lượng lao động dồi dào, có trình độ.
– Dân cư tại Hoa Kỳ tập trung chủ yếu tại ven bờ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng Đông Bắc.
+ Tại vùng núi phía Tây, vùng Trung tâm dân cư rất là thưa thớt.
+ Dân cư chủ yếu tập trung ở các thành phố , phần lớn thành phố vừa và nhỏ (91,8%).
+ Làm sự phát triển kinh tế bị chênh lệch giữa các khu vực.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo!
+ Cộng hòa Nam Phi có số dân khá đông, khoảng 60 triệu người, chiếm 4,3% số dân châu Phi (năm 2021).
+ Trong những năm qua, tỉ lệ gia tăng dân số ở quốc gia này có xu hướng giảm và duy trì ổn định.
+ Cộng hòa Nam Phi có mật độ dân số thấp, khoảng 50 người/km2 (năm 2021). Dân cư phân bố không đều, tập trung đông tại miền duyên hải ở phía đông và phía nam, các khu vực khai thác mỏ ở miền Đông Bắc; thưa thớt ở hầu hết các vùng còn lại.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Đặc điểm dân cư:
- Mỹ La-tinh có số dân 652 triệu người (năm 2020). Các nước đông dân nhất là Bra-xin (211,8 triệu người), Mê-hi-cô (127,8 triệu người); nhưng cũng có nước chỉ vài chục nghìn dân như Đô-mi-ni-ca-na.
- Trước đây khu vực Mỹ La-tinh có tỉ lệ tăng dân số thuộc loại cao, hiện nay đã giảm nhiều, tỉ lệ tăng dân số cả khu vực năm 2020 là 0,94% và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
- Mỹ La-tinh là một trong những khu vực có sự đa dạng về chủng tộc bậc nhất trên thế giới, bao gồm người Ơ-rô-pê-ô-it, người Môn-gô-lô-it, người Nê-grô-it và người lai giữa các chủng tộc.
- Mỹ La-tinh đang trong thời kì dân số vàng và có sự thay đổi theo hướng già hoá dân số, số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm 67,2% và số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 8,9% tổng số dân (năm 2020).
- Mật độ dân số trung bình của khu vực Mỹ La-tinh khoảng 32 người/km2 (năm 2020), thuộc loại thấp so với nhiều khu vực khác trên thế giới.
+ Dân cư tập trung đông ở các đảo lớn trong vùng biển Ca-ri-bê, các vùng ven biển, các đồng bằng màu mỡ,...
+ Ở các khu vực núi cao, rừng mưa nhiệt đới, vùng khô hạn,.. dân cư rất thưa thớt.
Phân tích ảnh hưởng:
- Thuận lợi: nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,...
- Khó khăn:
+ Phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế;
+ Nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ:
- Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao, thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ.
- Con nguời là khách hàng của ngành dịch vụ. Số dân, kết cấu tuổi, giới tính và sức mua của dân cư ảnh hưởng tới quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng, cơ cấu các ngành dịch vụ.
Ví dụ: Cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu về dịch vụ y tế, giáo dục, thời trang,...đa dạng và phức tạp hơn. Đối với quốc gia có tỉ lệ người già lớn, dịch vụ bảo hiểm, y tế lại được chú trọng.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Sự tập trung dân cư ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ rất đa dạng, tạo nên mạng lưới dịch vụ đa dạng.
Ví dụ: Các thành phố lớn ở nước ta đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn và phát triển nhất cả nước (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh). Tập trung nhiều trường học, trung tâm đào tạo, bệnh viện, nhà hàng...hàng đầu cả nước.
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán: ảnh hưởng tới hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
- Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ. Nơi có điều kiện tốt, đời sống nhân dân cao nhu cầu hưởng thụ, sử dụng các sản phẩm dịch vụ lớn hơn (nhà hàng, du lịch, ăn uống, giáo dục..). Ngược lại, ở vùng núi khó khăn nhân dân không có khả năng và nhu cầu lớn về các hoạt động dịch vụ này.
- Đối với sự hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân hố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng.
Dân cư mà bạn