Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) Theo em, truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?
- Đã biết đắp đê và có ý thức chống lại bão lũ
2) Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí ( hình 31, 32 trong SGK lớp 6) nói lên điều gì?
- Các làng bản, bộ lạc có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
- Đồng là nguyên liệu chủ yếu không chỉ để chế tạo công cụ lao động mà còn để chế tạo các loại vũ khí.
Về ý nghĩa lịch sử, với chiến thắng ngày 30/4/1975, nhân dân ta đã vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của các nước đế quốc, vĩnh viễn thoát khỏi hoạ đất nước bị chia cắt, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, bảo vệ những thành quả bước đầu của cách mạng XHCN ở miền Bắc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc và CNXH; đưa dân tộc ta đứng vào hàng ngũ của quốc gia, dân tộc tiên phong trên thế giới.
a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), rồi từ Mê Linh tiến đánh, chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành. Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi, Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
Lên làm vua. Trưng Vương bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và xá thuế trong 2 năm liền cho nhân dân ba quận.
Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa được phong chức tước như Trần Thị Đoan, Lê Chân, Thiều Hoa, Ngọc Lâm, Vũ Thục Nương... Tổ chức chính quyền của Trưng Vương còn rất sơ khai nhưng là một chính quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta được ra đời sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi và đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc sau đó.
Mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thuỷ, bộ kéo vào xâm lược nước ta.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo rất anh dũng, nhưng do lực lượng yếu nên đã bị thất bại.
Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt ở Lãng Bạc. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Trưng Vương phải rút quân về cổ Loa Cổ Loa bị thất thủ, quân Trưng Vương lui về Hạ Lôi và từ Hạ Nội lui về giữ Cẩm Khê (vùng chân núi Ba Vì đến vùng chùa Hương - Hà Tây) Quân Mã Viện dồn sức đánh bại quân Hai Bà ở Cấm Khê. Hai Bà Trưng hi sinh. Đại quân của Hai Bà bị tan vỡ, số còn lại rút về chiến đấu ở Cửu Chân cho đến khi bị tiêu diệt.
+kết quả
chiến thắng Bạch đằng kết thúc thắng lợi
+ý nghĩa
chiến thắng bạch đằng năm 938 đã chấm dút hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của phong kiến phương bắc mở ra thời kì độc lập lâu dài cho tổ quốc.
Công lao của Ngô Quyền là : Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc. Ông góp công trong những buổi đầu xây dựng nền độc lập. Đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập.
Bài học lịch sử cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay, chúng ta phải nhớ ơn tổ tiên, anh hùng dân tộc đã hi sinh bảo vệ đất nước. Ghi nhớ những cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đoàn kết toàn dân. Học tập những tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú, giàu đẹp văn hóa đất nước ta...
1. Truyện cho chúng ta thấy từ thời xa xưa ông cha ta đã biết đắp đê (cụ thể là Thủy Tinh cho nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh cho núi cao lên bấy nhiêu) để chống lại lũ lụt.
4, Những lí do ra đời nhà nước thời Hùng Vương:
- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
- Mở rộng giao lưu và tự vệ.
5,Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
1.Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến đầu thế kỉ thứ X là thời kì Bắc thuộc vì nước ta liên tục bị triều đại phong kiến Phương Bắc đô hộ.
2.
STT | Tên người lãnh đạo | Thời gian tồn tại | Chống lại chính quyền |
1 | Hai Bà Trưng | 40 - 43 | nhà Hán |
2 | Bà Triệu | 248 | nhà Ngô |
3 | Lý Bí | 542 - 548 | nhà Lương |
4 | Mai Thúc Loan | đầu thế kỉ III | nhà Đường |
5 | PHùng Hưng | 776 - 791 | nhà Đường |
6 | Dương Đình Nghệ | 930 - 931 | Nam Hán |
7 | Ngô Quyền | 938 | Nam Hán |
cau 1:vi vao nam 179tcn an duong vuong de mat nuoc roi vao tay trieu da,sau hon 1000 nam dau tranh ko ngung nghi cuoi cung lai chien thang tren song bach dang do ngo quyen lanh dao da cham dut hon 1000 nam bac thuoc mo mang 1 thoi ki moi cho nuoc viet nam
Câu 1:
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước.
- Mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
- Kết thúc vĩnh viễn 1 nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Câu 2:
Bạn tự chọn lộc nha!!!
Vùng cửa sông Bạch Đằng thực sự là một địa danh đặc biệt bởi trong một không gian không mấy rộng nhưng lại gắn liền với 3 trận thủy chiến. Đó là những trận chiến biểu tượng cho tinh thần của một dân tộc anh hùng, chống lại những thế lực ngoại xâm lớn mạnh gấp bội lần.
Lần thứ nhất xảy ra năm 938, khi quân Nam Hán do Hoằng Tháo dẫn 2 vạn thủy quân theo đường biển xâm phạm nước ta. Nghe tin, Ngô Quyền bèn tập hợp tướng lĩnh, chuẩn bị mọi mặt để chống giặc. Ông bày kế cho chế cọc gỗ nhọn, đầu bịt sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng. Lúc thủy triều dâng, bãi cọc khuất hết, quân ta vừa đánh vừa nhử địch, đợi lúc thủy triều rút, mượn theo sức nước quân ta đánh thốc từ trên xuống.
Thuyền quân Hán lớn, mắc vào bãi cọc, Ngô Quyền cho dùng thuyền nhỏ, luồn lách đánh quân Hán thua tan tác. Sau trận này Ngô Quyền xưng vương, tái lập ra nhà nước của người Việt, nên chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất được coi như tuyên ngôn độc lập của nước ta, sau hơn nghìn năm bị người phương Bắc đô hộ.
Năm 981, giặc Tống xua quân xâm chiếm nước ta. Đạo quân thủy do tướng địch Hầu Nhân Bảo thống lĩnh vào đến Lục Đầu Giang thì thất trận, mới tháo chạy theo hướng Bạch Đằng. Lúc này, Lê Hoàn cho quân sỹ đóng cọc ở cửa sông, giăng bẫy đợi sẵn. Ngày 28/1, quân Tống đang thoái thủy thì bị chặn đánh, thấy quân ta ít, địch nghĩ có thể đánh một trận oai thù. Vừa khi thủy triều đổi hướng, quân ta giả thua bỏ chạy ra cửa biển, quân Tống thúc thuyền đuổi theo. Chiến thuyền của địch lao đầu vào bãi cọc, kẻ chết đuối, người bị truy kích, cả Hầu Nhân Bảo cũng chết trong đám loạn quân ấy. Đấy là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai, đưa tên tuổi vua Lê Đại Hành trở thành lừng lẫy.
Lần thứ ba, gắn liền với tên tuổi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, khi ông cùng vua tôi nhà Trần đánh tan giặc Nguyên Mông. Ấy là năm 1288, Mông Cổ là một đội quân hùng mạnh nhất thế giới bấy giờ, không chỉ chiếm được Trung Hoa, mà gót ngựa nhà Mông còn làm mưa làm gió ở châu Âu. Nhưng dù đã hai lần tràn xuống nước ta, quân Mông đều thua trận, cay cú, chúng quyết tâm khởi binh lần thứ ba.
Lần này, thủy tướng địch Ô Mã Nhi thống lĩnh 5 vạn quân tiến vào vùng sông Hải Phòng. Sử sách ghi lại rằng: “Thủy quân Đại Việt mai phục phía sau các hang ghềnh, lạch nhỏ, còn bộ binh bố trí ở hai phía bờ Quảng Yên và Tràng Kênh. Giáp trận, quân ta theo kế cũ nhử địch vào thủy trận, rồi ồ ạt tổng phản công khiến quân địch không kịp trở tay. Quân ta thu được hơn 400 chiến thuyền, bắt sống tướng địch Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ…”.
Văn hóa và văn minh hội tụ cùng lịch sử
Vĩ đại như vậy, nhưng có lẽ những di sản còn lại đến ngày nay chưa đủ để phản ánh về tầm vóc của 3 chiến thắng Bạch Đằng lịch sử. Nhận thức được những giá trị to lớn ấy, từ năm 2008, những người có tâm huyết đã quyết tâm tái dựng một quần thể, ghi lại dấu ấn hồn thiêng sông núi nước Nam.
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt công trình của khu di tích Bạch Đằng Giang đã được hình thành. Trước hết là quần thể 3 ngôi đền lần lượt gắn với tên tuổi 3 nhà cầm quân lẫy lừng của dân tộc: Vua Lê Đại Hành, Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đức Vương Ngô Quyền. Cả 3 ngôi đền đều được kiến trúc theo dáng cổ, với sự kết hợp kỳ công giữa gỗ và đá tự nhiên, tọa lạc dưới bóng cây rờm rợp, dọc theo triền núi ven sông, tạo thành một vùng sinh thái thơ mộng, trên bến dưới thuyền, sơn thủy hữu tình gắn quyện.
Mới đây nhất, ngoài bến sông Bạch Đằng có thêm con đường rộng thênh thang, dẫn lối tới những cầu đá nổi, được chạm khắc tinh xảo, tôn thêm vẻ hùng tráng đến kỳ vỹ của 3 pho tượng các bậc danh tướng, sừng sững ngự trên mặt sông. Phía dưới là bãi cọc, tái tạo chứng tích lịch sử ấn tượng một thuở non sông vang dội.
Theo thông tin từ Ban quản lý, tính trong nửa đầu tháng Giêng năm Đinh Dậu, khu di tích đã đón trên 11 vạn du khách, giữ miễn phí trên 6.000 ô tô, hơn 4 vạn lượt xe máy… mới thấy những con số đã nói lên sức thu hút đến nhường nào.
Cũng theo Ban quản lý, khu di tích sẽ tổ chức nhiều dịp lễ để đáp ứng nhu cầu du khách quanh năm, ngoài lễ hội đầu xuân, lễ khai ấn đền Trần 14 tháng Giêng, ngày giỗ vua Lê Đại Hành 18 tháng Giêng đã diễn ra, tính theo âm lịch tới đây còn có đại lễ Phật đản vào 15/4, lễ Vu Lan 15/7, ngày giỗ đại vương Trần Quốc Tuấn 20/8… Nhưng điều quan trọng, như đánh giá của đa số du khách được hỏi, thì tất cả những gì đang hiển hiện đã trọn nghĩa cho lời hẹn ngày trở lại và hấp dẫn những người chưa có dịp đến nơi này.