Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)Các từ láy là:mãi mãi,nhẹ nhàng,rạo rực,xao xuyến,bâng khuâng,nôn nao,hồi hộp,hốt hoảng.
b)học sinh,liên đội,chi đội,....
a)Các từ láy là:mãi mãi,nhẹ nhàng,rạo rực,xao xuyến,bâng khuâng,nôn nao,hồi hộp,hốt hoảng.
b)học sinh,liên đội,chi đội,....
Hcoj tốt
a)Văn bản Cổng trường mở ra .Đoạn trích người mẹ đang nói chuyện với con trong hoàn cảnh ngày mai là ngày đầu tiên con mình đến trường !!
b) Từ láy :nôn nao, hồi hộp,hốt hoảng,
c) Đồng nghĩa can đảm :hiên ngang ,dũng cảm ,....
d) Điều kì diệu mở ra trong câu nói của người mẹ khi nói về trường học là muốn nói tới:
Trường học sẽ cho ta tri thức, là hành trang để chúng ta bước vào cuộc sống. Nhà trường sẽ giáo dục cả nhân cách và những kĩ năng cần thiết, là nền tảng cho con người phát triển định hướng tương lai.Cổng trường mở ra sẽ cho chúng ta những người bạn mới, các thầy cô giáo luôn chăm lo, dạy dỗ. Đó là những người sẽ gắn bó với chúng ta suốt một chặng đường dàiCánh cổng trường mở ra còn giúp chúng ta thêm yêu và tự hào về dân tộc mình
a, Từ ghép: mùa hè, nhà trường,khai trường,học trò, bà ngoại,ngôi trường,cổng trường,cánh cổng,thế giới,con người
b, Từ láy âm: nhẹ nhàng, rạo rực, xao xuyến, nôn nao, hồi hộp, hốt hoảng
Từ láy vần: bâng khuâng,chơi vơi,
Láy toàn bộ: mãi mãi
a, Từ ghép:con người,mùa hè ,nhà trường, khai trường,học trò,bà ngoại,ngôi trường, cánh cổng,thế giới
b, Từ láy âm: nhẹ nhàng,rạo rực,xao xuyến,nôn nao, hồi hộp, hốt hoảng
Từ láy vần: bâng khuâng,chơi vơi,hoàn toàn
Từ láy toàn bộ:mãi mãi,
a, Từ ghép: mùa hè, nhà trường,khai trường,học trò, bà ngoại,ngôi trường,cổng trường,cánh cổng,thế giới,con người
b, Từ láy âm: nhẹ nhàng, rạo rực, xao xuyến, nôn nao, hồi hộp, hốt hoảng
Từ láy vần: bâng khuâng,chơi vơi,
Láy toàn bộ: mãi mãi
1. Cặp từ trái nghĩa: cầm - buông (tay)
2. Phương thức biểu đạt: Tự sự
Tham khảo
3. Thế giới kì diệu đó là thế giới của tri thức, là nơi chúng ta có thể học hỏi hàng ngàn điều mới lạ, thú vị, được học cách làm người. Đó cũng là thế giới nơi em được gắn bó với thầy cô bạn bè như những người thân trong gia đình.
4. Câu văn trước hết nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
GỢI Ý: Phần đọc-hiểu
ĐỀ 1:
Câu 1: Cặp từ trái nghĩa: đêm - ngày; cầm tay - buông tay
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: Tự sự
Câu 3: "Thế giới kì diệu" đó là:
- Là thế giới của những điều hay lẽ phải, thế giới của tình thương
- Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú
- Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp
- Là thế giới của những ước mơ, khát vọng,…
Câu 4:
* Ý nghĩa: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.
Chúc em học tốt!!!
I )
a) Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?
- Văn bản : Cổng trường mở ra
- Tác giả : Lý Lan
b) Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?
Từ láy : hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp , chơi vơi,
Tác dụng : làm nổi bật tâm trạng hồi hộp của người mẹ trong đêm khai trường đầu tiên của mẹ
c) Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ?
- Nhà nơi giáo dục trẻ
- Dạy trẻ kiến thức, nhân cách
- Nơi chắp cánh ước mơ, hoãi bão của trẻ
- Là ngôi nhà thứ hai của trẻ tràn ngập tình yêu thương
II )
Ông cha ta luôn dạy con cháu những nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc. Trong đó phải kể đến truyền thống biết ơn đối với những người đã mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúcqua câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Trước hết, để hiểu rõ đạo lí mà ông cha ta muốn nhắn gửi, chúng ta cần hiểu được nội dung của câu tục ngữ. Theo nghĩa đen, nghĩa của câu tục ngữ là khi ăn những trái ngon quả ngọt phải nhớ tới người chăm sóc, vun trồng nó. Theo nghĩa sâu xa thì “ăn quả” là người được hưởng thành quả do người khác tạo ra, còn “kẻ trồng cây” chỉ người tạo ra thành quả đó. Vì vậy, câu tục ngữ trên có nghĩa là khi được hưởng thành quả do ai đó tạo ra, ta phải luôn nhớ ơn người đó.
Lòng biết ơn là đức tính mà mỗi con người cần phải có. Lòng biết ơn cho ta thấy nhân cách của mỗi con người, giúp ta hoàn thiện bản thân, góp phần làm đẹp cho các mối quan hệ xã hội. Nhân dân ta đã và đang cố gắng giữ gìn và phát huy đạo lý tốt đẹp này. Hằng năm, nhân dân ta vẫn tổ chức các ngày lễ để tưởng nhớ những người có công với đất nước, những người góp phần mang lại hạnh phúc ngày hôm nay. Hay ngày 20/11 hàng năm là ngày mà mọi người tri ân các thầy cô giáo, dành tặng cho họ những bông hoa tươi thắm, những lời chúc tốt đẹp. Qua đó, ta thấy rằng, mọi người đều tích cực giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Vậy để phát huy truyền thống đó, chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân, trở thành công dân có ích cho xã hội, phải yêu thương ông bà, cha mẹ, có những hành động đền ơn đáp nghĩa thiết thực.
Có thể khẳng định rằng câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là nét đẹp truyền thống của dân tộc về lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người để thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.